Đề tài Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020

 Nước thải của các cơ sở sản xuất CN và TTCN

Theo quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố dự kiến đến năm 2020 là: 144,3ha.

Lượng nước thải phát sinh theo tiêu chuẩn đối với hoạt động công nghiệp là: 22m3/ha.ngày. Như vậy, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp là: 22 x 144,3 = 3.175m3/ngày.

 Nước thải y tế

Với số liệu, trung bình mỗi giường bệnh thải ra 300 lít/giường.ngày. Lượng nước thải y tế được tính toán dựa vào số giường bệnh.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Tiêu chuẩn giường bệnh dự kiến đến năm 2020 là 60 giường bệnh/vạn dân.

Như vậy, lượng nước thải từ bệnh viện là: 279m3/ngày ứng với 930 giường bệnh.

Tóm lại, diễn biến chất lượng môi trường nước trong tương lai phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần các loại nước thải khi đổ ra nguồn tiếp nhận. Do đó, việc xử lý các loại nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường là mục tiêu quan trọng nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước.

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà giai đoạn 2010 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với 58 giường bệnh trong Thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố các phòng khám tư nhân chiếm một lượng rất lớn. Theo điều tra cho thấy, lượng chất thải rắn không nguy hại khoảng 0,6 - 1,2 tấn/ngày, lượng chất thải rắn nguy hại khoảng 120 - 240kg/ngày. d. Các nguồn khác: - Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Tức là 0,51 tấn/ngày. - Lượng chất thải rắn từ các khu công cộng 10% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là 5,1 tấn/ngày. - Lượng chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 20% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là 10,2 tấn/ngày. Vậy tổng lượng chất thải được phát sinh trên thành phố Đông Hà trong một ngày là khoảng 80tấn/ngày. Nếu lấy tỷ trọng của rác là 0,5tấn/m3 thì tổng lượng rác thải ra của Thành phố là 160m3 rác thải/ngày. 2.3.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn a. Chất thải rắn sinh hoạt: Theo báo cáo Tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà, cuối năm 2008 Công ty đã thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, nhà hàng... đến bãi đổ thải với khối lượng khoảng 42.050m3/năm. Thực hiện quét rác đường phố 5.400ha/năm. Chất thải được thu gom bằng các xe đẩy tay, chuyển về các điểm tập kết rác quy định và sau đó chuyển sang các xe ép cuốn rác và đưa về tập kết tại bãi rác của Thành phố. Tần suất thu gom 1lần/ngày đối với khu vực nội thị và 1lần/3ngày đối với khu vực ngoại thị (chỉ thu gom rác thải vô cơ). Công ty Môi trường đô thị hiện có 230 xe đẩy tay, 11 xe ép cuốn rác với dung tích 6 - 9m3, trên 700 thùng rác các loại (đường phố 166 thùng, bao gồm các đường phố ở khu phố 7, khu phố 8 phường 1 như: Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Lê Thế Hiếu, Đào Duy Từ, Trần Hữu Dực, Nguyễn Huệ, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chế Lan Viên và các cơ quan, nhà hàng, trường học... khoảng 550 thùng) và 130 công nhân thu gom, quét rác. Các thùng rác lưu động bằng nhựa với dung tích 140 lít, 240 lít và 660 lít được sử dụng để lưu giữ rác tại các khu chợ, công sở và các nhà hàng. Rác trong các thùng hàng ngày sẽ được thu gom trực tiếp bằng các xe ép cuốn rác nói trên. Công ty hiện đã thu gom 9/9 phường với 14.000 hộ dân, 445 cơ quan, công sở và 2 nhà máy, xí nghiệp sản xuất (Dệt Hoà Thọ và Nhà máy xi măng Đông Hà). Tất cả rác thu gom trong các xe ép cuốn rác được chuyên chở trực tiếp đến bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố nằm trên diện tích 6,2ha cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, cách vùng dân cư khoảng 3km. Hơn 1ha đất này hiện đã chứa đầy rác. b. Đối với chất thải rắn nguy hại: Đối với chất thải rắn nguy hại công nghiệp, chưa được thu gom và xử lý riêng mà đang trộn lẫn với các loại rác thải khác. Trong thời gian tới Thành phố cần phải điều tra, đánh giá lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong hoạt động công nghiệp nhằm đề xuất hướng xử lý kịp thời. Đối với chất thải rắn y tế: Việc phân loại rác thải tại các cơ sở cơ bản đã được đầu tư thực hiện, tuy nhiên việc xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập. Trên địa bàn Thành phố chỉ có bệnh viện Đa khoa Tỉnh được đầu tư lò đốt với công suất 400kg rác/01 lần đốt. Hiện tại, bệnh viện vận hành lò đốt 03 lần/tuần, khối lượng rác thải mang xử lý khoảng 200kg/01lần đốt; lò đốt tương đối hiện đại, có 01 công nhân vận hành. Bệnh viện Thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tự xử lý rác tại bãi rác của thành phố Đông Hà bằng cách định kỳ vận chuyển đến bãi chôn lấp, đào hố cho rác vào và đốt bằng dầu. Tần suất xử lý như thế đối với Trung tâm Y tế dự phòng là 3- 6 tháng/lần và bệnh viện Thành phố là 01 tháng/lần. Bệnh viện Thành phố không xử lý bông băng theo phương pháp trên mà hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà thu gom và xử lý chôn lấp tại bãi rác Thành phố, 9 trạm y tế phường cũng xử lý tương tự như trên nhưng thực hiện trong khuôn viên của trạm. Hiện nay chỉ có 7 phòng khám tư nhân và bệnh xá Đông Trường Sơn có hợp đồng với bệnh viện tỉnh xử lý rác thải y tế với kinh phí 300.000/tháng (đối với khối lượng rác phát sinh nhỏ hơn 30kg/tháng). CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1.1. Căn cứ pháp lý - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; - Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; - Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/08/2009 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Chương trình hành động số 05/CTHĐ-TU ngày 26/7/2007 của Thị uỷ Đông Hà về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; - Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, xử lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; 3.1.2. Mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường Không ngừng bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Các mục tiêu bao gồm: - Phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, đặc biệt đối với các vùng đô thị hoá và công nghiệp hoá. - Từng bước cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, đất tại các khu dân cư trong đô thị và các khu công nghiệp, đặc biệt chú trọng đến vấn đề thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường - Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT, nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT. 3.1.3. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị Đông Hà đến năm 2020 a. Chỉnh trang, cải tạo khu vực đô thị cũ: - Mở rộng, nâng cấp và thông tuyến một số đường giao thông trong khu vực dân cư, giải quyết về cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường. - Kết hợp vừa cải tạo, vừa xây mới lại một số khu dân cư cũ, thấp tầng, mật độ nhà thưa, tổ chức quy hoạch thành các khu dân cư tập trung nằm xen kẽ trong các khu chức năng, được quy hoạch theo khuôn viên, xây dựng các công trình công cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, khu thể dục thể thao, các thiết chế văn hoá khu phố, các cơ sở thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở khai thác một số quỹ đất trống để làm vườn hoa, trồng cây xanh, tạo không gian mở, làm đẹp cảnh quan đô thị. - Định hướng cải tạo và xây mới hình thành 9 khu dân cư trên địa bàn 9 phường hiện nay. b. Xây dựng các khu vực đô thị mới: - Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới tại các địa điểm có không gian mặt bằng, gần các trục đường giao thông quan trọng, tạo điểm nhấn cho quá trình phát triển đô thị, mở rộng không gian nội thị. - Tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theo quy hoạch, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của một đô thị hiện đại, có đầy đủ dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và xã hội hoá đa dạng, tiện nghi, có khuôn viên cây xanh. - Các trục đường trong khu đô thị được quy hoạch đảm bảo lưu thông thuận tiện. - Xây dựng các trung tâm dịch vụ tổng hợp, có siêu thị, khách sạn, vườn hoa, các công trình văn hoá - thể thao, phúc lợi công cộng. - Xây dựng các toà nhà chung cư có hình thức kiến trúc cao tầng, hiện đại, tiện nghi; kết hợp bố trí nhà ở chia lô và biệt thự - vườn đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Dự kiến đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Đông Hà sẽ xây dựng một số khu đô thị mới gồm: + Khu đô thị Bắc Sông Hiếu: 128ha + Khu đô thị phía đông đường Trần Bình Trọng, phường 5: 43ha + Khu đô thị Bắc Quốc lộ 9 - Khoá Bảo: 20ha + Khu đô thị phường 5 - Đông Lễ: 40ha + Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 1, 2, 3: > 300ha. Bảng 3.1 - Bảng tổng hợp quỹ đất dành cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 TT Quỹ dất Diện tích (ha) 1 Dành cho phát triển công nghiệp 45,26 2 Dành cho phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp 2.000 3 Dành cho phát triển đô thị mới 531 3.1.4. Định hướng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020 a. Định hướng phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ: - Khai thác, phát huy lợi thế về vị trí địa lý kinh tế và các điều kiện về cơ sở hạ tầng đô thị, đẩy mạnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo trong Thành phố, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách trên địa bàn. - Xây dựng Đông Hà thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, có quy mô cấp vùng ở khu vực miền Trung và trên hành lang Đông - Tây. - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch, xây dựng mạng lưới chợ; hình thành một số cụm thương mại, dịch vụ; cụm du lịch sinh thái - công viên văn hoá, thể thao… - Phát triển đa dạng các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch. Chú trọng một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chất lượng cao như siêu thị, cửa hàng cao cấp, dịch vụ tài chính - ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật. - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt bình quân 12 - 13%/năm thời kỳ 2008 - 2010 và 14 - 15% thời kỳ 2011 - 2020; chiếm tỷ trọng 55 - 60% giá trị GDP toàn Thành phố, thu hút 59 - 60% lao động xã hội và đóng góp trên 70% thu ngân sách địa phương. b. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Mục tiêu phát triển - Phấn đấu tăng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN bình quân thời kỳ 2011 - 2020 tăng 21 - 22%. Nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chiếm 33 - 34% tổng GDP toàn Thành phố. - Ngành công nghiệp - TTCN thu hút, tạo việc làm cho 22 nghìn lao động tham gia vào hoạt động công nghiệp vào năm 2020, chiếm khoảng 31 - 32% tổng lao động xã hội. - Đến hết năm 2010 xây dựng hoàn thành và phấn đấu lấp đầy 60 - 70% diện tích các khu công nghiệp Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ, hoàn thành hạ tầng các khu công nghiệp phía Tây. Sau 2010, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp khác, đẩy mạnh thu hút cá c dự án đầu tư. Đến năm 2020, phấn đấu lấp đầy trên 80 - 90% diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu Trong giai đoạn 2008 - 2020, trên địa bàn Thành phố Đông Hà tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ đạo như: - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống - Công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí. - Công nghiệp dệt may, da giày. - Chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin. - Các ngành công nghiệp khác. - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Phát triển các khu, cụm công nghiệp Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn Thành phố đến năm 2015 - 2020. Bố trí để dành quỹ đất phát triển công nghiệp giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Định hướng đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có khu công nghiệp tập trung Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ, cụm công nghiệp khu phố 1 - phường 4, Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D. Bảng 3.2 - Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - TTCN STT Khu, cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha) I Khu công nghiệp tập trung tỉnh Quản lý 1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà Phường Đông Lương 99,03 II Các cụm công nghiệp Thành phố quản lý 1 Cụm công nghiệp Đông Lễ Phường Đông Lễ 10 2 Cụm công nghiệp khu phố 1, phường 4 Khu phố 1- phường 4 1,86 3 Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D 33,4 c. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: - Phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sản xuất hàng hoá. Từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo cung cấp nông sản, thực phẩm, rau xanh cho Thành phố Đông Hà và một phần hướng tới xuất khẩu. - Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý; đa dạng các loại cây trồng, trong đó xác định mũi nhọn là phát triển vùng rau xanh, cây ăn quả và lúa; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. - Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng trong nông nghiệp, tăng giá trị thu nhập, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông nghiệp. - Phát huy thế mạnh mỗi khu vực, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng có giá trị cao, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Gắn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với các cơ sở thu mua, tiêu thụ, chế biến nông sản, ổn định thị trường. - Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên đất, nguồn nước, môi trường sinh thái. 3.1.5. Những vấn đề môi trường tồn tại và yêu cầu giải quyết a. Những vấn đề môi trường cấp bách liên quan đến phát triển công nghiệp: Hiện tại, hầu hết các cơ sở công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đông Hà nằm rải rác, xen kẽ với các khu dân cư. Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải (chủ yếu là bụi và tiếng ồn), nước thải và chất thải rắn xảy ra trong khu dân cư ngày càng tăng. Các khu, cụm công nghiệp tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, trong tương lai với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp thì vấn đề xử lý chất thải công nghiệp ngày càng trở cấp bách hơn. b. Những vấn môi trường cấp bách liên quan đến quá trình đô thị hoá: Vấn đề chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Đông Hà tuy đã có mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng chỉ đáp ứng được một phần trong công tác thu gom chất thải rắn hiện nay. Đặc biệt, khi thành phố Đông Hà lên thành phố với việc cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị, đẩy mạnh tốc độ phát triển CN - TTCN theo hướng CNH - HĐH, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì mạng lưới thu gom và xử lý hiện tại càng không thể đáp ứng yêu cầu, do: tỷ lệ thu gom tại các phường ngoại thành thấp; phương tiện, nhân lực thu gom còn hạn chế; chất thải rắn xây dựng chưa được thu gom và xử lý thích hợp; chất thải rắn nguy hại ngày càng tăng; các điểm tập kết, tuyến thu gom chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu về BVMT; chưa có chế tài phù hợp và ý thức của người dân chưa cao trong vấn đề môi trường nói chung, thu gom xử lý chất thải rắn nói riêng. Trước thực trạng đó, cần phải có sự điều chỉnh, cải tạo mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện tại và phát triển tương lai. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn chung với hệ thống thoát nước mưa đô thị. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước chung cũng không đáp ứng được yêu cầu, nên nước thải hầu như tự chảy từ vùng cao đến vùng thấp. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và y tế không được xử lý hoặc xử lý không triệt để, đổ thẳng vào mương thoát nước chung, đặc biệt nước thải của các cơ sở nhỏ lẽ như nhà hàng, khách sạn, xưỡng sửa chữa ô tô... đổ thải trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường đất. Có thể thấy rằng thực trạng thoát nước của thành phố Đông Hà hiện nay còn nhiều bất cập và không có hệ thống mương thoát đồng bộ nên việc ngập úng cục bộ trong các khu vực thường xảy ra liên tục ngay cả sau khi xảy ra các trận mưa nhỏ và ngắn ngày. c. Một số vấn đề môi trường bức xúc khác: Giết mổ gia súc Trên địa bàn thành phố Đông Hà, ngoài một số cơ sở giết mỗ gia súc tâp trung ở phường 1 và phường Đông Lương, còn rất nhiều cơ sở giết mỗ nhỏ, quy mô hộ gia đình. Đây là hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư rất khó kiểm soát, cần phải nghiêm cấm hoạt động, di dời vào các khu vực giết mỗ tập trung hay xây dựng hầm biogas để giải quyết vấn đề môi trường. Khai thác tài nguyên Hiện nay, tình trạng khai thác cát sạn lòng sông để làm vật liệu xây dựng diễn ra rất phổ biến trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, các khu vực khai thác khai thác tự phát bao gồm: Cầu Đông Hà; Cảng Đông Hà; Đường Trần Nguyên Hãn, An Lạc (phường Đông Giang); Gần ngã 3 Gia Độ; đập ngăn mặn sông Vĩnh Phước; cách trạm bơm cấp nước 2km về phía thượng lưu và 1 điểm thuộc địa bàn phường 4 trên sông Hiếu. Các điểm tập kết này gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển. 3.1.6. Dự báo biến động môi trường đến năm 2020 a. Diễn biến chất lượng môi trường không khí: Với định hướng phát triển kinh tế như đã quy hoạch là thương mại - dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, công nghiệp giữ vai trò động lực sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học, gia tăng sự hoạt động của các phương tiện giao thông làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí của thành phố Đông Hà. Khí thải từ hoạt động giao thông và đô thị + Khí thải từ hoạt động giao thông: Các phương tiện giao thông sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, dầu... là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí bởi sự phát thải các loại khí như: Bụi, tiếng ồn, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu... Theo thống kê của Sở giao thông Vận tải năm 2009, số lượng các loại xe như sau: Bảng 3.3 - Tổng hợp các loại xe TT Loại xe Số lượng (xe) 1 Xe máy 35.416 2 Xe tải 2.669 3 Xe khách 1.516 Số liệu dự báo cho năm 2020 với mức tăng trưởng xe ôtô, xe tải hàng năm là 9% và xe máy là 16% (bằng tốc độ tăng trưởng năm 2008), ta có số lượng các loại xe như sau: Bảng 3.4 - Số liệu dự báo lượng xe TT Loại xe Số lượng (xe) 1 Xe máy 41.083 2 Xe tải 2.910 3 Xe khách 1.652 Mức độ ô nhiễm không khí không những phụ thuộc vào số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông mà còn phụ thuộc vào quảng đường di chuyển, chất lượng mặt đường. Bảng 3.5 - Bảng tổng hợp chiều dài các đoạn đường đô thị (trang 23) TT Loại đường Chiều dài (km) Chiều rộng quy hoạch (m) Nền Mặt 1 Đường Trung ương 20,5 12-53 12-25 2 Đường Tỉnh 53,25 11-32 3,5-10,5 3 Đường Thành phố 31,51 4-34 4-20 4 Đường Phường 53,41 4-15 4-7 Tổng cộng 158,7 Nguồn: [P9] Hệ số ô nhiễm trung bình không khí của từng loại xe được tính toán theo bảng sau: Bảng 3.6 - Hệ số ô nhiễm không khí trung bình của các loại xe (kg/1000km) Loại xe TSP SO2 NOx CO Xe máy 0,08 0,57 0,14 16,7 Xe tải 0,9 4,76 10,3 18,2 Xe khách 0,07 2.05S 1,19 7,72 Nguồn [7] Nếu tính lưu lượng xe chạy trong 1 ngày bằng khoảng 90% số xe có trong Thành phố và có 30% xe vãng lai thì lưu lượng xe cơ giới đường bộ thành phố Đông Hà năm 2020 được dự báo trong bảng sau: Bảng 3.7 - Lưu lượng xe cơ giới đường bộ TT Loại xe Số lượng (xe/ngày) 1 Xe máy 49.300 2 Xe tải 3.492 3 Xe khách 1.985 Giả sử đến năm 2020, số km đường (gồm đường Trung ương, đường tỉnh, đường thành phố) thường xuyên có các loại xe chạy là 150km. Như vậy, tải lượng ô nhiễm không khí dự báo đến năm 2020 theo bảng sau: Bảng 3.8 - Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông Loại xe Số lượng TSP (kg/ngày) SO2 (kg/ngày) NOx (kg/ngày) CO (kg/ngày) Xe máy 49.300 591,6 4215,2 1035,3 123496,5 Xe tải 3.492 471,4 2493,3 5395,1 9533,2 Xe khách 1.985 20,9 610,4 354,3 2298,6 Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông là tương đối lớn. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không khí phụ thuộc vào khả năng phát tán, lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt vào mùa hè với sự hoạt động của gió Tây Nam, mức độ phát tán càng nhanh. + Khí thải từ khu đô thị Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các nước đang phát triển, hệ số ô nhiễm do hoạt động dân cư được đưa ra trong bảng sau: Bảng 3.9 - Hệ số phát thải từ khu dân cư Chất đốt Thông số phát thải (kg/người.ngày) Bụi SO2 NOx CO THC Gas 1,5.10-6 1,83.10-7 5,16.10-5 1,06.10-5 4,26.10-5 Dầu 5,18.10-6 1,64.10-4 7,06.10-5 1,61.10-5 5,81.10-6 Than 4,444.10-6 1,73.10-4 7,97.10-5 2,81.10-5 4,8.10-7 Củi 7,65.10-6 1,07.10-4 9,17.10-6 4,58.10-4 2,32.10-4 Tổng 3,17.10-5 0,86.10-5 5,27.10-5 1,22.10-4 6,06.10-5 Nguồn [P10] Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020, dân số dự kiến của thành phố Đông Hà năm 2020 là 155.000 người. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động của dân cư là: Bảng 3.10 - Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động của dân cư Các chất gây ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO THC Hệ số phát thải (kg/người.ngày) 3,17.10-5 0,86.10-5 5,27.10-5 1,22.10-4 6,06.10-5 Tải lượng (kg/ngày) 4,92 1,33 8,17 18,91 9,39 + Khí thải từ hoạt động công nghiệp Hệ số phát thải khu công nghiệp như sau: Bảng 3.11 - Hệ số phát thải trung bình của khí thải công nghiệp Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/ha.ngày.đêm) Bụi 8,18 SO2 78,27 CO 2,42 NO2 5,11 Căn cứ vào quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đến 2020, tính toán và dự báo khí thải phát sinh ở các KCN, CCN như sau: Bảng 3.12 - Dự báo lượng khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp TT Khu CN Diện tích (ha) Tải lượng năm 2020 (kg/ngày) Bụi SO2 CO NO2 1 Khu công nghiệp Nam Đông Hà 99,03 810,1 7.751,1 239,7 506,1 2 Cụm công nghiệp Đông Lễ 10 81,8 782,7 24,2 51,1 3 Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D 33,4 273,2 2614,2 80,8 170,6 4 Cụm công nghiệp khu phố 1, phường 4 1,86 15,2 145,6 4,5 9,5 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp đến năm 2020 là khá lớn. Tuy nhiên, với mức độ lấp đầy các KCN, CCN như hiện nay thì các số liệu trên chỉ mang tính lý thuyết và thực tế đến năm 2020 tải lượng chất ô nhiễm sẽ thấp hơn nhiều so với con số dự báo. b. Diễn biến chất lượng môi trường nước: Nước thải ở thành phố Đông Hà chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đặc biệt khi sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp sẽ làm tăng lưu lượng nước thải do sự tăng dân số và tăng số lượng các nhà máy, xí nghiệp. Nước thải sinh hoạt Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến 2020, định mức cấp nước dự kiến đạt 150lít/người.ngày, lượng nước thải được tính bằng 80% nước cấp, như vậy lưu lượng nước thải năm 2020 được dự báo theo công thức sau: Q = A x P x 80/100, Trong đó: Q: Lưu lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày) A: Định mức cấp nước dự kiến (lít/người/ngày) Q = 18.600m3/ngày P: Số dân (155.000 người năm 2020) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (khi chưa qua xử lý) theo bảng sau: Bảng 3.13 - Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Trung bình Chất rắn lơ lửng 70 - 145 107 BOD5 45 - 54 50 COD 85 - 102 93 Tổng Nitơ (N) 6 - 12 9 Tổng Phospho (P) 0,6 - 4,5 2,6 Nguồn [P10] Trên cơ sở dự báo lưu lượng và tải lượng nước thải, có thể dự báo được nồng độ nước thải sinh hoạt như sau: Bảng 3.14 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Thông số Nồng độ (mg/l) năm 2020 TCVN QCVN 14:2008/BTNMT Chất rắn lơ lửng 892 100 BOD5 417 50 COD 775 - Tổng Nitơ (N) 75 - Tổng Phospho (P) 22 10 Ghi chú: TCVN QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nước thải của các cơ sở sản xuất CN và TTCN Theo quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố dự kiến đến năm 2020 là: 144,3ha. Lượng nước thải phát sinh theo tiêu chuẩn đối với hoạt động công nghiệp là: 22m3/ha.ngày. Như vậy, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp là: 22 x 144,3 = 3.175m3/ngày. Nước thải y tế Với số liệu, trung bình mỗi giường bệnh thải ra 300 lít/giường.ngày. Lượng nước thải y tế được tính toán dựa vào số giường bệnh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020: Tiêu chuẩn giường bệnh dự kiến đến năm 2020 là 60 giường bệnh/vạn dân. Như vậy, lượng nước thải từ bệnh viện là: 279m3/ngày ứng với 930 giường bệnh. Tóm lại, diễn biến chất lượng môi trường nước trong tương lai phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần các loại nước thải khi đổ ra nguồn tiếp nhận. Do đó, việc xử lý các loại nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường là mục tiêu quan trọng nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước. c . Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh : Lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt Lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt phụ thuộc vào quy mô dân số, mức độ phát triển, tỷ lệ phát sinh, thu gom chất thải rắn của đô thị. Đối với đô thị loại III, lượng chất thải rắn phát sinh 0,9kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom ³ 90%. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 là 140 tấn/ngày và lượng chất thải rắn thu gom được là 126 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh từ công nghiệp Khối lượng chất thải rắn công nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIEN_LUAN_IN.doc