CHƯƠNG 1 . 3
1.1. TổNG QUAN Về QUY HOạCH MÔI TRƯờNG . 3
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch môi trường . 3
1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung cơ bản của quy hoạch môi trường . 3
1.1.2.1. QHMT phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây . 3
1.1.2.2. QHMT ở bất kỳ cấp nào đều phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: . 4
1.1.2.3. Các nội dung chính của QHMT bao gồm: . 4
1.1.3. Các hoạt động triển khai về quy hoạch môi trường trên Thế giới và ở
Việt Nam . . 4
1.1.3.1. Quy hoạch môi trường trên Thế giới . 4
1.1.3.2. Quy hoạch môi trường ở Việt Nam . 7
1.1.4. Các phương pháp và công cụ dùng trong quy hoạch môi trường . 7
1.1.4.1. Các phương pháp . 7
1.1.4.2. Các công cụ . 8
1.2. TổNG QUAN Về ĐIềU KIệN Tự NHIÊN – KINH Tế Xã HộI VùNG BãI
BồI VEN BIểN HUYệN KIM SƠN - TỉNH NINH BìNH . 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh
Bình . 9
1.2.1.1. Vị trí địa lý . 9
1.2.1.2. Đặc điểm khí hậu . 10
1.2.1.3. Đặc điểm thuỷ, hải văn . 12
1.2.1.4. Đặc điểm địa hình . 15
1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên. 15
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 22
1.2.2.1. Dân cư . 22
1.2.2.2. Hoạt động kinh tế . 23
1.2.2.3. Văn hoá xã hội . 24
1.2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất . 25
CHƯƠNG 2 . 28
PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU . 28
2.1. PHƯƠNG PHáP phân tích và kế thừa các tư liệu thế giới và việt nam về
quy hoạch môi trường . . 28
2.2. PHƯƠNG PHáP KHảO SáT, ĐIềU TRA Về MÔI TRƯờNG Và ĐI ềU
KIệN Tự NHIÊN, KINH Tế Xã HộI. 28
2.3. phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý hệ thống thông tin địa lý . 29
2.4. PHƯƠNG PHáP ĐáNH GIá và dự báo biến động MÔI TRƯờNG . 29
2.4. PHƯƠNG PHáp lập bản đồ quy hoạch môi trường . 30
chương 3 . . 31
kết quả nghiên cứu biến động tài nguyên môi trường và các định hướng quy
hoạch khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Ninh Bình . 31
3.1.1.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm . 44
3.1.2. Hiện trạng môi trường đất. 47
3.1.2.1. Thành phần các nguyên tố vi lượng . 47
3.1.2.2. Thành phần dư lượng thuốc bảo vệ thực vật . 48
3.2. Dự BáO XU HƯớNG BIếN ĐộNG MÔI TRƯờNG . 51
3.2.1. Các nhân tố gây biến động môi trường . 51
3.2.1.1 Nhân tố tự nhiên . 51
3.2.1.2. Nhân tố nhân sinh . 56
3.2.2. Dự báo biến động môi trường . 59
3.2.1.1. Các biến đổi địa hình, cảnh quan khu vực nghiên cứu . 59
3.2.1.2. Biến động môi trường nước . 59
3.2.1.3. Biến động môi trường đất . 60
3.2.1.4. Các biến động sử dụng đất . . 60
3.3. ĐịNH HƯớNG và các giải pháp quy hoạch sử dụng tài nguyên khu vực
bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, ninh bình . 61
3.3.1. Định hướng quy hoạch môi trường khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình . 61
3.3.2. Các giải pháp khả thi để sử dụng bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi
ven biển huyện Kim Sơn, Ninh Bình . 66
Kết luận và kiến nghị . 69
I. KếT LUậN . 69
II. KI ếN NGHị . 71
74 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất quy hoạch môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oli khá cao,
đạt 920 và 23 con/100 ml, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép về ô nhiễm đối
với nước mặt (TCVN: 5.000 con/100ml). Một số chỉ tiêu khác như sulfur, sắt tổng,
tổng P, silic cũng đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép.
- Nước sông Đáy lúc triều xuống và triều mới lên: độ pH từ 7,6 - 7,75; tổng
độ cứng từ 203 - 280 mg /l; tổng độ khoáng hoá đạt 0,164 - 0,269 g/l; lượng oxi hoà
tan trong nước sông khá tốt từ 4,72 - 5,2 mg/l. Lượng tiêu hao oxi sinh hoá hơi cao
(hàm lượng COD đạt 14,76 mg/l, BOD5 đạt 10 mg/l). Hàm lượng tổng Nitơ trong
nước sông rất thấp, đạt 0,77 mg/l. Hàm lượng Nitrat thấp, đạt từ 0, 09 - 3,39 mg/l.
Hàm lượng Nitrit khá cao, đạt tới 0,14 mg/l, vượt 14 lần TCVN (TCVN: 0,01 mg/l).
Hàm lượng NH4
+ trong nước sông từ nhỏ hơn 0,01 mg/l đến 0,3 mg/l (TCVN: 0,05
mg/l). Một số chỉ tiêu khác như sulfur, sắt tổng, tổng P, silic cũng đều nằm trong
giới hạn chỉ tiêu cho phép.
- Trong nước sông Đáy còn có mặt hầu hết các kim loại nặng và các nguyên
tố vi lượng khác (Cr, Zn, Cu, Sn, Pb, As…) nhưng hàm lượng của chúng thường rất
thấp. Riêng hàm lượng Ni lúc triều đứng vượt TCVN 2,4 lần; hàm lượng Cd lúc
triều đứng vượt TCVN 4,3 lần.
Như vậy nếu so sánh với TCVN 5942 - 1995 về tiêu chuẩn đối với nước mặt
thì nước sông Đáy trong khu vực nghiên cứu bị nhiễm mặn lúc triều đứng, bị nhạt
lúc triều xuống và triều mới lên. Nước sông chưa bị nhiễm bẩn ngoài hai chỉ tiêu Ni
và Cd lúc triều xuống. Có thể lý giải hiện tượng mặn, nhạt của nước sông Đáy theo
chế độ thuỷ triều như sau: Khi triều xuống, dòng chảy của nước biển cùng chiều với
dòng chảy của sông, đồng thời do sông Đáy có lưu lượng dòng chảy lớn, áp lực
dòng chảy của sông đã đẩy nước mặn ra xa vùng cửa sông, nước sông lúc này có vị
nhạt. Khi thuỷ triều bắt đầu lên, dòng chảy của nước biển ngược chiều với dòng
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
33
chảy của sông, nhưng do sông Đáy có lưu lượng dòng chảy lớn, nước sông có tỷ
trọng nhỏ hơn nước biển nên áp lực dòng chảy của sông đã tạo thành một lớp nước
nhạt chảy ở phần trên mặt theo hướng từ đất liền ra biển. Nước biển có tỷ trọng lớn
hơn, dưới áp lực của thuỷ triều đã tạo thành một lớp nước mặn chảy ở phần dưới và
ven hai bên bờ, ngược chiều với dòng chảy của sông. Nước sông lúc này, ở lớp trên
và giữa sông có vị nhạt, ở lớp đáy và hai ven bờ có vị mặn.
Nếu so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
theo quyết định số 682/BXD – CSXD - 1996 của bộ Xây Dựng (QCXDVN I) thì
nước sông Đáy lúc triều đứng không đạt tiêu chuẩn dùng cho cấp nước sinh hoạt.
Lúc triều xuống và triều mới lên, nước sông nhạt, có thể dùng cho nước cấp sinh
hoạt nhưng cần phải được xử lý.
b/ Sông Càn
Trên sông Càn đã lấy và phân tích hai mẫu nước lúc triều đứng và triều
xuống nằm tại khu vực ngoài đê Bình Minh 2. Số liệu phân tích trong Bảng 5.
Bảng 5: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước sụng Càn
Thuỷ triều M g/l
Độ
cứng
mg /l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NO2-
mg/l Nhận xét
Đứng 9,356 3.866 12 2 - - 0,34 Nước rất cứng, mặn, nhiễm bẩn hữu cơ
Xuống 13,22 4.840 10,25 7 34 2 0,16 Nước rất cứng, mặn, nhiễm bẩn hữu cơ
TCVN-
5942 10 4 5.000 0,01
Tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt
QCXDVN
I 0,5 500 4 2 0 0 0
Tiêu chuẩn cấp nước
sinh hoạt
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Nước sông Càn vào mùa khô có độ pH từ 7,55 - 7,76; tổng độ cứng từ 3.866
- 4.840 mg/l; độ tổng khoáng hoá từ 9,356 - 13,216 g/l, thuộc loại nước mặn, khá
trong, có tính kiềm yếu, rất cứng. Thành phần hoá học chính của nước là clorur -
natri. Nước sông Càn có tổng lượng cặn sấy khô rất cao, đạt tới 11837,07 mg/l;
lượng cặn lơ lửng trung bình; lượng oxi hoà tan hơi thấp; lượng tiêu hao oxi sinh
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
34
hoá hơi cao; tổng hàm lượng các hợp chất chứa Nitơ thấp nhưng hàm lượng Nitrit
cao, vượt từ 16 - 34 lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng vi khuẩn coliform và
fecalcoli trong nước sông Càn khá thấp, chỉ đạt 34 và 2 con/100 ml. Một số chỉ tiêu
khác như sulfur, sắt tổng, tổng P, silic đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép.
Trong nước sông Càn còn có mặt hầu hết các kim loại nặng và các nguyên tố vi
lượng khác (Cr, Zn, Cu, Pb, As…) nhưng hàm lượng của chúng rất thấp.
Nếu so sánh với TCVN 5942 - 1995 về tiêu chuẩn đối với nước mặt thì nước
sông Càn trong khu vực nghiên cứu vào mùa khô bị nhiễm mặn, nhiều cặn, chưa bị
nhiễm bẩn nhưng bắt đầu có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn hữu cơ. Nếu so sánh với
tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quyết định số
682/BXD – CSXD - 1996 Bộ Xây dựng (QCXDVN I) thì nước sông Càn không đạt
tiêu chuẩn dùng cho cấp nước sinh hoạt về độ mặn và cặn sấy khô.
Như vậy có thể nói nước sông trong vùng nghiên cứu vào mùa khô thường
bị nhiễm mặn, nhiều cặn, rất cứng; có tính kiềm yếu, lượng oxy hoà tan trong nước
thường khá thấp. Lượng tiêu hao oxy sinh hoá hơi cao; tổng các hợp chất chứa N
trong nước sông tuy rất thấp nhưng hàm lượng nitrit thường cao vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Nước sông Càn bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm bẩn hữu cơ. Nước các sông
không bị nhiễm bẩn vi sinh và kim loại nặng.
2/ Nước kênh tiêu ngọt
Hệ thống kênh nước ngọt trong khu vực nghiên cứu có nhiệm vụ chính là
cung cấp nước ngọt phục vụ cho nhu cầu trồng cây nông nghiệp, thau chua rửa mặn
cho các cánh đồng lúa. Kết quả phân tích các mẫu nước tại 4 kênh nước ngọt chính
vào mùa khô trong Bảng 6.
Bảng 6: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước kênh tiêu ngọt
Kênh M g/l Độ
cứng COD BOD5
Coli Fecal NH4+ NO2- Nhận xét
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
35
mg /l mg/l mg/l mg/l mg/l
Cầu
Trắng 0,77 382 45 35 13.000 26 0,04 0,08
Nước cứng,
nhạt, nhiễm
bẩn hữu cơ
và vi sinh
Kiểm
lâm 3,19 1.128 62 35 11 2 0,01 0,22
Nước rất
cứng, mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ
Chợ
Kim
Đông
6,13 2.100 - - - - 0,5 0,27
Nước rất
cứng, mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ
Nông
trường
Bình
Minh
0,59 450 - - - - 1,2 1,05
Nước cứng,
nhạt, nhiễm
bẩn hữu cơ
TCVN-
5942 10 4 5.000 1 0,01
Tiêu chuẩn
chất lượng
nước mặt
QCXD
VN I 0,5 500 4 2 0 0 0 0
Tiêu chuẩn
chất lượng
nước sinh
hoạt
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Các kết quả phân tích mẫu nước mùa khô cho thấy nước các kênh này có độ
pH biến đổi từ 7,45 - 7,91, thuộc loại nước có tính kiềm yếu; nước kênh trước trạm
Kiểm lâm và chợ Kim Đông thuộc loại rất cứng, bị mặn, nhiều cặn; các kênh còn lại
nước nhạt, rất mềm. Thành phần hoá học chính của nước các kênh này là clourur –
bicarbonat - natri. Nước các kênh tiêu ngọt có tổng lượng cặn lơ lửng biến đổi từ
1,32 - 42,49 mg/l; lượng oxi hoà tan của các kênh Kiểm lâm và Cầu trắng hơi thấp,
biến đổi từ 1,8 - 2,26 mg/l; các kênh còn lại có lượng oxi hoà tan trung bình, biến
đổi từ 4,4 - 5,8 mg/l; lượng tiêu hao oxi sinh hoá rất cao: COD biến đổi từ 45 - 62
mg/l, BOD đạt 35 mg/l, nước bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ. Tổng hàm
lượng các hợp chất chứa N thấp (biến đổi từ 0,14 - 0,17 mg/l) nhưng hàm lượng
Nitrit cao, biến đổi từ 0,08 - 1,05 mg/l, cao nhất vượt tới 105 lần tiêu chuẩn cho
phép; hàm lượng NH4
+ biến đổi từ 0,04 - 1,3 mg/l cao nhất vượt tới 26 lần tiêu
chuẩn cho phép. Điều này cho thấy nước các kênh bị nhiễm bẩn hữu cơ. Một số chỉ
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
36
tiêu khác như sulfur, sắt tổng, tổng P, silic đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho
phép. Hàm lượng vi khuẩn Coliform và Fecalcoli trong nước kênh Cầu Trắng rất
cao, đạt tới 13.000 con và 26 con/100 ml, vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Trong
nước các kênh còn có mặt hầu hết các kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng khác
nhưng hàm lượng của chúng rất thấp, thường nằm trong giới hạn cho phép. Riêng
hàm lượng Br khá cao, đạt tới 64,56 - 84,68 mg/l; hàm lượng I từ 5,94 - 8,91 mg/l.
Như vậy nếu so sánh với TCVN 5942 - 1995 về tiêu chuẩn đối với nước mặt
thì nước các kênh nước ngọt vào mùa khô bị nhiễm bẩn hữu cơ và vi sinh; nước
kênh Kiểm Lâm và Kim Đông còn bị mặn và nhiều cặn. Nếu so sánh với tiêu chuẩn
vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quyết định số 682/BXD –
CSXD - 1996 của Bộ Xây dựng (QCXDVN I) thì nước các kênh này không đạt tiêu
chuẩn dùng cho nước cấp sinh hoạt.
3/ Nước kênh tiêu mặn
Hệ thống kênh tiêu mặn trong khu vực nghiên cứu có nhiệm vụ chính là cung
cấp nước mặn phục vụ cho nhu cầu nuôi thuỷ hải sản và tiêu thải nước thải từ các
đầm nuôi tôm cua trong khu vực. Các kết quả phân tích mẫu tại 4 kênh tiêu mặn
chính trong Bảng 7.
Các kết quả phân tích mẫu mùa khô cho thấy nước các kênh này thuộc loại
có tính kiềm yếu (pH: 7,47 - 7,77), có nhiều cặn, bị mặn; trừ nước kênh nội đồng xã
Kim Hải mềm, các kênh còn lại nước rất cứng. Thành phần hoá học chính của nước
các kênh này là clorur - natri. Nước các kênh tiêu mặn có lượng cặn lơ lửng biến đổi
từ 1,1 - 14,83 mg/l; lượng oxi hoà tan của kênh C10 rất thấp, chỉ đạt 1,17 mg/l; các
kênh còn lại có lượng oxi hoà tan trung bình thấp, biến đổi từ 3,66 - 6,1 mg/l; lượng
tiêu hao oxi sinh hoá rất cao: COD từ 25 - 45 mg/l, BOD từ 8,0 - 25 mg/l, nước bị
nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các hợp chất chứa N thấp
(biến đổi từ 0,13 - 0,5 mg/l) nhưng hàm lượng Nitrit cao, biến đổi từ 0,07 - 0,57
mg/l, cao nhất vượt tới 57 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng NH4+ biến đổi từ
0,02 - 0,34 mg/l cao nhất vượt tới 7 lần tiêu chuẩn cho phép, điều này cho thấy
nước các kênh bị nhiễm bẩn. Một số chỉ tiêu khác như sulfur, sắt tổng, tổng P, silic
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
37
đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép. Hàm lượng vi khuẩn coliform từ 26 - 300
con/100 ml và fecalcoli từ 2 - 23 con/100 ml; hàm lượng Br trong nước khá cao, đạt
34,62 - 82,33 mg/l; hàm lượng I từ 2,97 - 5,2 mg/l. Trong nước các kênh còn có mặt
hầu hết các kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng của
chúng rất thấp, thường nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 7: Một số thành phần ô nhiễm chính trong kênh tiêu mặn
Kênh M g/l DO mg/l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NH4+
mg/l
NO2-
mg/l
Nhận
xét
Đê BM3 9,98 4,87 51,0 8,0 300 23 0,16 0,57
Nước
mặn,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi thấp
Đê BM2 7,8 3,66 25,0 20,0 170 6 0,28 0,17
Nước
mặn,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi thấp
Cống C10
Kim Hải 3,7 1,17 45,0 25,0 26 2 0,02 0,19
Nước
mặn,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi rất
thấp
Kim Hải 3,79 6,10 - - - - 0,34 0,07
Nước
nhiễm
mặn
TCVN-
5943 5,0 10,0 4,0 1.000 0,5 0,01
Tiêu
chuẩn
nước
mặt ven
bờ
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Như vậy nếu so sánh với TCVN 5942 - 1995 về tiêu chuẩn đối với nước mặt
thì nước các kênh tiêu mặn vào mùa khô nhiều cặn, mặn, bị nhiễm bẩn hữu cơ. Nếu
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
38
so sánh với tiêu chuẩn nước biển ven bờ thì nước các kênh này có lượng oxi hoà tan
thấp, khi sử dụng vào mục đích nuôi thuỷ sản cần phải sục khí.
4/ Nước các kênh lạch triều
Hệ thống kênh lạch triều trong khu vực nghiên cứu có nhiệm vụ chính là
cung cấp nước mặn phục vụ nhu cầu nuôi thuỷ hải sản trên các đầm tôm cua trong
khu vực. Kết quả phân tích mẫu nước tại 3 kênh lạch triều chính trong Bảng 8.
Bảng 8: Một số thành phần ô nhiễm21 chính trong nước kênh lạch triều
Kênh M g/l DO mg/l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NH4+
mg/l
NO2-
mg/l Nhận xét
CT2* 5,565 4,11 13 10 14 2 0,12 0,22
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, lượng
oxi thấp
CT2** 12,11 4,91 16 4 14 2 6,05 1,1
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, lượng
oxi thấp
Ngánh
đứt 2** 7,87 3,13 21,8 5 17 2 0,04 0,06
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, lượng
oxi rất thấp
Ngánh
đứt 2* 10,36 5,7 14,76 1 17 2 0,01 0,46
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, lượng
oxi tốt
Ngánh
303** 10,44 3,16 - - - - 0,01 1,21
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, oxi
rất thấp
Ngánh
303* 11,21 1,4 - - - - 2,6 0,001
Nước mặn,
nhiễm bẩn
hữu cơ, oxi
rất thấp
TCVN-
5943 5 10 4 1000 0,5 0,01
Tiêu chuẩn
nước mặt ven
bờ
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Ghi chú: *mẫu lấy lúc thuỷ triều xuống, **mẫu lấy lúc thuỷ triều lên
Kết quả phân tích các mẫu nước mùa khô cho thấy nước các kênh này thuộc
loại nước mặn, có tính kiềm yếu (pH: 7,47 - 7,77), rất cứng (tổng độ cứng từ 2177 -
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
39
4829 mg/l). Thành phần hoá học chính của nước là clorur - natri. Nước các kênh
lạch triều có tổng cặn sấy khô lớn, lượng cặn lơ lửng biến đổi từ 3,21 - 90,22 mg/l;
lượng oxi hoà tan từ rất thấp đến trung bình thấp, biến đổi từ 1,4 - 5,7 mg/l; lượng
tiêu hao oxi sinh hoá cao: COD từ 14,76 - 21,8 mg/l, BOD5 từ 1,0 - 10 mg/l, nước
có hàm lượng các chất hữu cơ hơi cao. Tổng hàm lượng các hợp chất chứa N thấp
(biến đổi từ 0,18 - 0,59 mg/l). Một số chỉ tiêu khác như sulfur, sắt tổng, tổng P, silic
đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép. Hàm lượng vi khuẩn Coliform từ 14 - 17
con/100 ml và fecalcoli là 2 con/100 ml; hàm lượng Br trong nước khá cao, đạt từ
80,47 - 100,12 mg/l; hàm lượng I từ 15,6 - 47,53 mg/l; hàm lượng F từ 0,52 - 1,398
mg/l. Trong các kênh còn có mặt hầu hết các kim loại nặng và các nguyên tố vi
lượng khác nhưng hàm lượng của chúng rất thấp, thường nằm trong giới hạn tiêu
chuẩn cho phép, ngoại trừ nước tại ngánh Đứt 2 lúc triều xuống có hàm lượng Cu
đạt 0,024 mg/l, vượt 2,4 lần tiêu chuẩn cho phép.
Như vậy nếu so sánh với TCVN 5943 - 1995 thì nước các kênh lạch triều vào
mùa khô không bị nhiễm bẩn nhưng có lượng oxi hoà tan thấp, cần phải sử dụng
các biện pháp sục khí.
5/ Nước biển ven bờ
Lấy và phân tích 4 mẫu nước biển ven bờ tại Đông Cồn Đen, Đỉnh Cồn Đen,
Tây Cồn Đen, và Tây bãi bồi Kim Sơn, kết quả phân tích các mẫu nước cho thấy:
nước biển ven bờ vào mùa khô có độ pH từ 7,26 - 7,77; độ đục từ 1 - 6 NTU; tổng
độ cứng từ 2.880 - 7.450 mg/l; tổng lượng cặn sấy khô từ 9034,69 - 18325,34 mg/l;
độ tổng khoáng hoá từ 9,986 - 21,624 g/l. Thuộc loại nước mặn, trong, có tính kiềm
yếu, nhiều cặn, rất cứng. Thành phần hoá học chính của nước là clorur - natri. Nước
biển ven bờ có lượng cặn lơ lửng biến đổi từ 12,57 - 119,77 mg/l, trong đó phần lớn
là vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN: 50 mg/l); lượng oxi hoà tan rất tốt, biến đổi từ
5,4 - 7,0 mg/l; lượng tiêu hao oxi sinh hoá tốt: COD đạt 10,66 mg/l, BOD5 từ 1,0 -
3,0 mg/l, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các hợp
chất chứa N thấp (biến đổi từ 0,27 - 0,46 mg/l). Một số chỉ tiêu khác như amoniac,
sulfur, sắt tổng, tổng P, silic đều nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép. Lượng
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
40
coliform trong nước rất thấp, chỉ có từ 2 - 11 con/100 ml và fecalcoli là 2 con/100
ml; hàm lượng Br trong nước khá cao, từ 61,75 - 158,13 mg/l; hàm lượng I từ 23,77
- 96,55 mg/l; hàm lượng F từ 0,5 - 1,526 mg/l. Trong nước các kênh còn có mặt hầu
hết các kim loại nặng và nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng của chúng rất
thấp, thường nằm trong giới hạn chỉ tiêu cho phép.
Như vậy nếu so sánh với TCVN 5943 - 1995 về tiêu chuẩn đối với nước biển
ven bờ thì nước biển ven bờ trong khu vực nghiên cứu không bị nhiễm bẩn, ngoại
trừ cặn lơ lửng khá cao.
6/ Nước ao cá
Diện tích ao nuôi cá nước ngọt trong khu vực nghiên cứu rất nhỏ, phân bố
chủ yếu từ Nông trường Bình Minh đến đê Bình Minh 2. Kết quả phân tích 4 mẫu
nước ao nuôi cá trong Bảng 9.
Kết quả phân tích cho thấy: nước ao cá khá trong; độ pH từ 7,54 - 7,95; tổng
độ cứng từ 304 - 360 mg/l; lượng cặn sấy khô từ 242,88 - 596,47 mg/l; độ tổng
khoáng hoá từ 0,359 - 0,665 g/l. Thuộc loại nước nhạt, có tính kiềm yếu, hơi cứng.
Thành phần hoá học chính của nước là clorur – bicarbonat - natri. Lượng oxi hoà
tan trong nước ao rất thấp, biến đổi từ 2,5 - 4,86 mg/l không thích hợp cho nuôi
thuỷ sản, cần có biện pháp sục khí. Lượng oxi tiêu hao sinh hoá rất cao, COD là
48,4 mg/l, BOD5 từ 10 - 30 mg/l, nước bị nhiễm bẩn hữu cơ. Hàm lượng tổng P và
N rất thấp nhưng riêng ao cá Kiểm lâm có NH4+ và NO2- khá cao, nước ao này đang
bị nhiễm bẩn hữu cơ. Nước ao cá Đoàn 500 tại Kim Đông có lượng coliform rất
cao, đạt tới 90.000 con/100 ml và fecallcoli là 33 con/100 ml, nước ao này bị nhiễm
khuẩn. Trong nước ao có mặt hầu hết các nguyên tố kim loại nặng và vi lượng khác
nhưng hàm lượng rất thấp, đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
Như vậy có thể nói nước ao trong khu vực nghiên cứu vào mùa khô có lượng
oxi hoà tan thấp, khi nuôi cá cần có biện pháp sục khí. Nước các ao bị nhiễm bẩn
hữu cơ. Riêng ao nuôi cá Đoàn 500 còn bị nhiễm khuẩn. Nước ao cá không đủ tiêu
chuẩn cho cấp nước sinh hoạt.
Bảng 9: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước ao cỏ
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
41
Kênh M g/l DO mg/l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NH4+
mg/l
NO2-
mg/l Nhận xét
Đoàn 500 0,66 3,59 48,4 10 90.000 33 0,01 0,04
Nước nhạt,
nhiễm bẩn
hữu cơ, vi
sinh, lượng
oxi rất thấp
Xóm 2
Kim Đông 0,36 4,45 48,4 30 70 13 0,01 0,1
Nước nhạt,
nhiễm bẩn
hữu cơ,
lượng oxi
thấp
Kiểm lâm 0,69 25 - - - - 1,12 0,16
Nước nhạt,
nhiễm bẩn
hữu cơ, oxi
rất thấp
Khối 3
Bình.Minh 0,45 4,86 - - - - 0,52 0,001
Nước nhạt,
nhiễm bẩn
hữu cơ,
lượng oxi
thấp
TCVN-
5942 - 6 10 4 5000 - 1 0,001
Tiêu chuẩn
nước mặt
QCXDVN
I 0,5 - 4 2 0 0 0 0
Tiêu chuẩn
nước cấp
sinh hoạt
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
7/ Nước đầm tôm cua
Phần lớn các ao, đầm trong khu vực nghiên cứu đều đang được sử dụng làm
đìa nuôi tôm, cua. Khảo sát thực địa cho thấy, nước đầm tôm cua rất trong, có màu
xanh, không mùi, vị mặn. Kết quả phân tích các mẫu nước đầm trong Bảng 10.
Kết quả phân tích cho thấy: nước khá trong; độ pH từ 7,64 - 8,09; tổng độ
cứng từ 154 - 13240 mg/l; lượng cặn sấy khô lớn nhất đạt tới 7004,8 mg/l; độ tổng
khoáng hoá từ 1,008 - 11,694 g/l. Thuộc loại nước lợ đến mặn, có tính kiềm yếu, từ
mềm đến rất cứng. Thành phần hoá học chính của nước là clorur - natri. Lượng oxi
hoà tan trong nước đầm biến đổi từ 1,02 - 6,9 mg/l, giá trị thường gặp là 3,22 - 3,86
mg/l, nhiều nơi không thích hợp cho nuôi thuỷ sản. Lượng oxi tiêu hao sinh hoá
trong nước rất cao, COD từ 17,3 - 94,6mg/l, BOD5 từ 9 - 17 mg/l, nước bị nhiễm
bẩn hữu cơ. Hàm lượng tổng P và N rất thấp; lượng chất rắn lơ lửng từ 1,07 - 40,7
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
42
mg/l; một số chỉ tiêu khác như amoniac, sulfur, sắt tổng, silic đều nằm trong giới
hạn chỉ tiêu cho phép. Nước đầm có lượng coliform khá thấp, chỉ từ 9 - 50 con/100
ml và fecalcoli từ 2 - 7 con/100 ml, nước không bị nhiễm khuẩn. Trong nước đầm
có mặt hầu hết các nguyên tố kim loại nặng và vi lượng khác nhưng hàm lượng rất
thấp, đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 10: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước đầm tôm cua
Kênh M g/l DO mg/l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NH4+
mg/l
NO2-
mg/l
Nhận
xét
Xóm 1
Kim Hải 3,99 2,61 17,3 3,5 3,5 7 0,15 0,31
Độ mặn
thấp,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi rất
thấp
BM2 Kim
Tiến 6,3 1,02 - - - - 0,08 1,12
Độ mặn
tốt,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi quá
thấp
Xóm 5
Kim Trung 7,37 3,56 42 17 17 6 0,68 1,09
Độ mặn
tốt,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi rất
thấp
BM2 Kim
Trung 11,69 4,31 - - - - 0,1 0,09
Độ mặn
tốt,
lượng
oxi rất
thấp
BM2 Kim
Đông 7,06 4,9 19,2 9 9 2 0,01 0,04
Độ mặn
tốt,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi thấp
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
43
Xóm 6
Kim Đông 1,77 1,97 - - - - 0,44 0,03
Độ mặn
quá thấp,
lượng
oxi quá
thấp
BM2 Kim
Đông 6,51 5,55 36 10 17 2 0,06 0,06
Độ mặn
tốt,
nhiễm
bẩn hữu
cơ,
lượng
oxi tôt
BM2 Kim
Đông 9,93 6,8 - - - - 0,01 0,39
Độ mặn
tốt,
lượng
oxi rất
tốt
Ngánh
Bom 3,97 3,22 - - - - 0,1 0,03
Độ mặn
thấp,
lượng
oxi rất
thấp
BM2 Kim
Đông 1,1 7,5 - - - - 0,01 0,001
Độ mặn
quá thấp,
lượng
oxi rất
tốt
TCVN
5943 5 10 4 1.000 0,5 0,01
Tiêu
chuẩn
nước
mặt ven
biển
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Như vậy có thể nói nước đầm tôm cua trong khu vực nghiên cứu vào mùa
khô có lượng oxi hoà tan khá thấp, khi nuôi tôm cua cần có biện pháp sục khí. Một
số đầm có hàm lượng muối trong nước thấp. Nước ở phần lớn các đầm bị nhiễm
bẩn hữu cơ, cần phải được thường xuyên xử lý.
8/ Nước mưa
Trong 3 mẫu có 2 mẫu được lấy tại 2 bể chứa nước mưa ở xã Kim Hải và
một mẫu hứng trực tiếp. Kết quả phân tích 3 mẫu nước này cho thấy: Nước mưa rất
trong, thuộc loại nước siêu nhạt (0,018 - 0,124 g/l), rất mềm (8 - 104 mg/l), có tính
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
44
kiềm yếu (pH = 7,35 - 7,96). Thành phần hoá học chính của nước là bicarbonat -
calci. Nước không bị nhiễm bẩn, đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt.
3.1.1.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm
1/ Nước giếng đào
Do các tầng chứa nước của Hệ tầng Thái Bình và Hệ tầng Hải Hưng bị
nhiễm mặn nên hệ thống các giếng đào dân dụng trong khu vực nghiên cứu không
phát triển mạnh. Các giếng đào dân dụng thường được đào gần các ao nước ngọt
hoặc kênh tiêu ngọt và tập trung chủ yếu ở phần Tây xã Kim Hải. Kết quả phân tích
mẫu nước trong Bảng 11.
Bảng 11: Một số thành phần ô nhiễm chính trong nước giếng đào
Vị trí M g/l Độ cứng mg/l
COD
mg/l
BOD5
mg/l Coli Fecal
NH4+
mg/l
NO2-
mg/l Nhận xét
Xóm 3
Kim
Hải
2,5 999 26 10 17 2 0,28 1,96
Nước bị
mặn, rất
cứng,
nhiễm bẩn
hữu cơ, vi
sinh
Xóm 1
Kim
Hải
5,2 1.339 - - - - 9,8 0,01
Nước mặn,
rất cứng,
nhiễm bẩn
hữu cơ
TCVN
5944 500 10 4 3 0 1 0,001
Tiêu chuẩn
nước ngầm
QCXD
VN I 0,5 500 4 2 0 0 0 0
Tiêu chuẩn
cấp nước
sinh hoạt
Nguồn: Báo cáo tổng quan Dự án điều tra cơ bản huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm 2003
Kết quả phân tích cho thấy nước hai giếng đào này khá trong, độ pH từ 7,51 -
7,75; tổng độ cứng từ 999 - 1339 mg/l; tổng khoáng hoá từ 2,505 - 5,211 g/l, thuộc
loại nước lợ đến mặn, rất cứng và có tính kiềm yếu. Thành phần hoá học chính của
nước là clorur - natri. Lượng oxi hoà tan trong nước rất thấp, chỉ đạt từ 0,82 - 1,12
mg/l. Lượng oxi tiêu hao sinh hoá khá cao, nước chứa nhiều hợp chất hữu cơ. Hàm
lượng tổng N thấp nhưng hàm lượng NH4
+ và NO2- rất cao, chứng tỏ nước đang bị
nhiễm bẩn hữu cơ. Tổng lượng cặn sấy khô 2346,48 mg/l, không đạt TCVN
Nguy n Th Thu Trang-Cao h c K13 Lu n v n t t nghi p
xu t quy ho ch môi tr ng vùng bãi b i ven bi n huy n Kim S n, t nh Ninh
Bình
45
(TCVN: 750 - 1.500 mg/l). Lượng coliform 17 con/100 ml, không đạt tiêu chuẩn vệ
sinh về vi khuẩn (TCVN là 3 con). Trong nước giếng đào có mặt hầu hết các kim
loại nặng và nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng của chúng rất thấp, đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Như vậy nước giếng đào không đạt tiêu chuẩn nước ngầm cũng như tiêu
chuẩn nước cấp cho sinh hoạt về các phương diện: độ tổng khoáng hoá, hàm lượng
clo, tổng độ cứng, tổng cặn sấy khô, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng NH4+, NO2-
và vi khuẩn.
2/ Nước giếng khoan
Do tầng chứa nước Plestocen Hệ tầng Hà Nội phân bố khá rộng rãi nên hệ
thống các giếng khoan UNICEF và giếng khoan dân dụng trong khu vực nghiên cứu
phát triển rất mạnh. Độ sâu các giếng khoan phụ thuộc hoàn toàn vào độ sâu của
mái tầng chứa nước như: ở Nam Nông trường Bình Minh thường sâu 60 - 62m, ở
Đông Bắc xã Kim Hải sâu 48 - 54m; ở Đông Nam xã Kim Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất quy hoạch môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình.pdf