Đề tài Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG MỘT. DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC

PHÙ MỸ QUA BA LẦN KHAI QUẬT. 5

1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu . 5

1.2. Lịch sử phát hiện. 7

1.3. Kết quả khai quật di chỉ Phù Mỹ. 9

1.3.1. Cuộc khai quật lần thứ nhất (1998). 9

1.3.2. Cuộc khai quật lần thứ hai (2006) .14

1.3.3. Cuộc khai quật lần thứ ba (2007) .18

1.4. Nhận xét . 34

CHƯƠNG HAI. ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ

VĂN HÓA CỦA DI CHỈ PHÙ MỸ . 35

2.1. Về đặc trưng văn hóa. 35

2.1.1. Đặc trưng di tích .35

2.1.2. Đặc trưng di vật .38

2.1.3. Niên đại và chủ nhân .45

2.2. Di chỉ Phù mỹ và những mối liên hệ văn hóa . 50

2.2.1. Di chỉ Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Tây Nguyên .50

2.2.2 Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ .51

2.3. Nhận xét . 54

KẾT LUẬN . 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 58

PHỤ LỤC . 59

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn đúc 2 mang. Hiện vật mang kí hiệu 07.PM.H2.L2.C6:17 được chế tác từ đá sa thạch hạt mịn, màu hồng gạch, bên ngoài phủ lớp patin màu xám vàng nhạt. Tiêu bản là mảnh vỡ của một khuôn đúc hai mang, mặt lưng cong vồng, mặt giáp khuôn có dấu vết tạo gờ nổi hình vòng cung. Thiết diện ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 5,2 x rộng 3,9 x dày 2,0. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.C6:18 là một mảnh khuôn đúc được chế tác từ đá sa thạch hạt mịn, xương đá màu nâu nhạt, quanh thân phủ lớp patin màu xám hồng. Mặt lưng của mảnh khuôn đúc được mài nhẵn, cạnh mài cong tròn. Mặt giáp khuôn nhẵn, có dấu khắc của vật đúc. Thiết diện ngang thân hình chữ nhật. Kt (cm): Dài 7,1 x rộng 4,7 x dày 2,7. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.D7:19 là một mảnh khuôn đúc mũi nhọn, được chế tác từ đá sa thạch hạt hơi thô, xương đá màu nâu nhạt, bên ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Mặt còn lại là mặt giáp khuôn có đường rãnh nông (0,2 cm) chạy hơi xéo so với cạnh mài, chưa xác định rõ loại hình vật đúc trên khuôn. Đây là mảnh của khuôn nhiều mang. Mặt cắt khuôn hình bán nguyệt. Kt (cm): Dài 6,8 x rộng 5,1 x dày 1,7. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A1:21 phác vật khuôn đúc được làm từ đá sa thạch hạt mịn, xương đá màu nâu nhạt, bên ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Tiêu bản còn lại có dạng hình gần chữ nhật, hai mặt và hai cạnh được mài nhẵn, một mặt cong tròn, mặt đối diện và hai cạnh bên tương đối bằng phẳng, hai cạnh còn lại bị vỡ. Mặt cắt ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 6,6 x rộng 7,1 x dày 3,3. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.D4:22 được làm từ đá sa thạch hạt mịn, xương màu nâu nhạt, bên ngoài phủ lớp patin màu xám vàng. Tiêu bản là mảnh vỡ của khuôn đúc hai mang. Mặt lưng được mài láng, cong tròn vào cạnh mài. Mặt giáp khuôn bị vỡ chỉ còn vết lõm hình chữ V của họng tra cán. Mặt cắt ngang thân của tiêu bản hình bán nguyệt. Kt (cm): Dài 5,3 x rộng 4,7 x dày 2,2 (Bản vẽ 15, tr. 81). Hạch đá cũng như khuôn đúc, đều thu được ở hố KQ 2. Các hạch đá đều có dạng hình hộp chữ nhật, khá vuông vức. Chày nghiền: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.E8:37 là đá quart tương đối cứng, vỏ đá màu nâu đỏ, xương đá màu trắng đục. Hiện vật là một chày nghiền còn nguyên có dáng dài, ba mặt của tiêu bản có những nhát ghè lớn, toàn thân gồ ghề, thô ráp. Tiêu bản có một đầu thuôn nhọn dùng để cầm nắm, một đầu cong tròn, có những vết lỗ chỗ do nghiền hạt (?), trên một rìa có vết ghè để tạo thành dáng cong. Mặt cắt ngang thân gần hình thang. Kt (cm): Dài 14,2 x rộng 8,4 x dày 4,9. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.A5:38 chất liệu đá sa thạch, xương đá màu xám. Hiện vật bị gãy mất tay cầm, một cạnh bên cũng đã bị vỡ, vết vỡ ăn sâu vào thân. Đầu chày nghiền cong tròn, mặt nghiền thô ráp do vết sử dụng để lại. Mặt cắt ngang thân hình gần bầu dục. Kt (cm): 9,2 x 6,1 x 4,3 (Ảnh 3-4, tr. 88). Công cụ cuội ghè đẽo: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C8:13 được chế tác từ một viên cuội có hình bầu dục, chất liệu đá basalte. Bên ngoài phủ một lớp patin màu xám trắng. Tiêu bản được ghè đẽo tạo rìa lưỡi dọc kiểu Sơn Vi với ba vết ghè lớn (dài khoảng 3 cm) và hai vết ghè nhỏ tu chỉnh tạo phần rìa lưỡi sắc. Mặt đối diện chỉ có một vết ghè lớn ăn sâu vào thân nằm gần phần đốc. Đốc công cụ ghè vát xéo. Trên một mặt có các vết ghè nhỏ tu chỉnh. Kt (cm): Dài 13,3 x rộng 7,1 x dày 3,0 (Bản vẽ 12 tr. 80). Công cụ mảnh tước: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.D7:39 là một công cụ mảnh tước đá opal, có màu trắng đục và xám đen. Mặt lưng còn u ghè tạo thành sống cao. Mặt bụng có một vết ghè lớn tạo rìa lưỡi sắc mỏng, hai rìa cạnh có vết ghè tu chỉnh nhỏ. Diện ghè còn giữ được lớp vỏ opal, phần lưỡi vết sử dụng mòn nhẵn và hơi cong lõm ở giữa, diện sử dụng dài 3,3 cm. Kt (cm): Dài 5,3 x rộng3,0 x dày 0,4. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.E6:40 là mảnh tước đá opal, phần trên có màu xám trắng, phần lưỡi có màu trắng đục. Phần lưng cao gồ, có hai vết ghè từ ngoài vào. Mặt bụng tương đối phẳng và chỉ có một vết ghè tu chỉnh nhỏ. Phần lưỡi được tạo hình chữ V, vết sử dụng mòn nhẵn, dài 4,8 cm. Kt (cm): Dài 2,7 x rộng 4,8 x dày1,0. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.B4:41, là đá opal, có màu trắng đục và có vân màu xanh đen. Đây là một mảnh tước được gia công (có công dụng làm lưỡi cưa?). Mặt bụng được tu chỉnh với ba vết ghè lớn hướng từ ngoài vào, trong đó một vết ghè lớn diện ghè hình vòng cung tạo nên phần rìa lưỡi sắc mỏng. Mặt lưng còn rõ u ghè và tia ghè, ở giữa hơi lõm vào. Hai rìa cạnh và phần lưỡi có những vết tu chỉnh nhỏ khá tỉ mỉ tạo nên độ mỏng sắc và vết răng cưa li ti. Phần đốc là diện ghè và hơi vát, diện phẳng. Mặt cắt ngang thân hình elip. Kt (cm): Dài 5,4 x rộng 5,3 x dày1,2. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A1:139 chế tác từ chất liệu đá opal, có hai màu trộn lẫn là màu nâu đỏ và màu gan gà. Phần lưng cong tạo thành sống trâu và vẫn giữ được một phần lớp vỏ đá opan. Phần rìa lưỡi và hai rìa cạnh đều có vết ghè. Phần bụng hơi lõm vào thân và tương đối nhẵn. Rìa lưỡi được sử dụng mòn nhẵn. Phần đốc vát nhọn rất thuận tiện cho cầm nắm khi sử dụng. Mặt cắt ngang thân hình tứ giác. Kt (cm): Dài 3,0 x rộng 5,0 x dày 0,8 (Bản vẽ 13 tr. 81). + Đồ gốm Có thể nhận thấy rằng, các di vật đồ gốm thu được ở Phù Mỹ có số lượng áp đảo so với các loại hình di vật khác bao gồm: 98 hiện vật gốm và 9478 mảnh gốm. Gốm Phù Mỹ đều làm từ đất sét pha cát hoặc một ít bã thực vật với áo gốm màu xám vàng, hồng gạch hay xám đen, xương gồm chủ yếu màu xám đen hoặc nâu nhạt với độ cứng chắc không cao. Sưu tập đồ gốm Phù Mỹ nhiều về số lượng nhưng có thể phân biệt thành các loại bao gồm: bàn xoa gốm, con kê, dọi xe sợi, đồ gốm sinh hoạt và gốm mảnh. Bàn xoa gốm: Trong tổng số 98 di vật đồ gốm thì sưu tập bàn xoa gốm hình nấm chiếm số lượng là 65 tiêu bản gồm 9 hiện vật nguyên, 56 hiện vật gãy, vỡ (Ảnh 16-17, tr. 96). Bàn xoa gốm mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C1:14 được làm từ đất sét pha cát pha ít bã thực vật, lớp áo bàn xoa dày khoảng 0,3 cm có màu hồng, xương màu xám đen. Bàn xoa gốm có hình nấm còn khá nguyên vẹn (chỉ vỡ mất lớp áo ở phần chuôi). Chuôi bàn xoa dạng hình trụ, đầu chuôi có lỗ độ sâu đo được 0,3 cm. Phần nấm được loe dần tạo thành hình chỏm cầu, rìa cạnh bị mài mòn. Kt (cm): Dài 6,0; đk (đk) chuôi 3,5; đk nấm 5,5. Bàn xoa gốm mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C1:15 được làm từ đất sét pha cát pha ít bá thực vật, lớp áo bàn xoa dày khoảng 0,2 cm có màu hồng ½ thân bàn xoa, phần còn lại có màu xám đen, xương màu xám đen. Bàn xoa gốm có hình nấm còn khá nguyên vẹn. Chuôi bàn xoa dạng hình trụ, có lỗ sâu khoảng 1,8 cm. Phần nấm được loe dần tạo thành hình chỏm cầu, rìa cạnh và mặt nấm bị mài mòn. Kt (cm): Dài 8,2; đk chuôi 3,8; đk nấm 6,3. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.C7:22 là một phần chuôi của bàn xoa gốm (?), được làm từ đất sét pha cát hạt thô lấm tấm trắng, lớp áo có màu xám hồng, xương màu xám đen. Trên thân của chuôi có bốn núm khoảng cách tương đối đều nhau, khoảng cách từ đầu chuôi xuống các núm khoảng 3,3 cm, mỗi núm được tạo là do dấu vết của bốn ngón tay, khoảng cách giữa các núm là 2,5 cm. Chuôi có hình trụ, phần đầu chuôi phẳng và được tạo ghờ dày khoảng 0.8 cm. Phần chuôi cũng có lỗ độ sâu khoảng 2,5 cm. Kt (cm): dài 7,9; đk chuôi 4,0 (Ảnh 20-21, tr. 98-99). Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.B4:62 làm từ đất sét pha cát hạt mịn, lớp áo gốm màu xám tro và đã bị bong lớp áo phần chuôi, xương màu xám đen ở phần chuôi và ½ nấm, phần còn lại của nấm màu hồng. Phần chuôi có dạng hình trụ thuôn dài, đầu chuôi bằng phẳng, không có lỗ. Chuôi nấm thuôn và loe dần tạo thành phần nấm hình chỏm cầu nhưng hơi lõm ở giữa, rìa mép bị mòn nhiều (có một vết cuốc bổ trong khi khai quật). Kt (cm): dài 9,2; đk chuôi 3,3; đk nấm 6,4. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A3:84 được làm từ đất sét pha cát mịn, áo gốm màu hồng gạch, xương gốm màu xám đen. Chuôi bàn xoa có dạng hình trụ, đầu chuôi cong tròn, có lỗ. Phần chuôi loe dần tạo thành phần nấm hình chỏm cầu với rìa mép bị mài mòn nhiều. Kt (cm): dài 8,5; đk chuôi 3,7; đk nấm 5,8. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.E8:85 là một bàn xoa gốm còn khá nguyên vẹn, được làm từ đất sét pha cát, áo gốm màu hồng gạch, xương gốm phần đầu chuôi màu xám đen, phần còn lại màu nâu nhạt. Phần chuôi có dạng hình trụ không tròn đều, đầu chuôi có lỗ khá to, loe dần ở nơi tiếp giáp với phần nấm hình chỏm cầu với rìa mép bị mài mòn nhiều và vỡ một mảng nhỏ. Kt (cm): dài 5,5; đk chuôi 3,0; đk nấm 4,2. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.B6:88 là một bàn xoa gốm được chế tác từ đất sét pha cát, gốm màu đỏ gạch, xương màu nâu đen. Phần chuôi của tiêu bản có dạng hình trụ không thẳng, đầu chuôi bị vỡ một mảng nhỏ, bằng phẳng, có lỗ. Chuôi loe dần tạo thành nấm hình chỏm cầu, bị vỡ một mảng trên mặt nấm, rìa mép bị mài mòn nhiều, phần nấm vỡ một phần rìa cạnh và bị mòn nhiều để lộ xương gốm màu xám đen. Kt (cm): dài 9,2; đk chuôi 4,1; đk nấm 7,5. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.B5:93 được chế tác từ đất sét pha cát mịn, áo gốm đã bị mòn nhiều, màu hồng nhạt nhưng ở phần đầu chuôi gốm áo màu nâu đen, xương gốm màu xám đen. Chuôi bàn xoa có dạng hình trụ, đầu chuôi tương đối phẳng và có lỗ. Phần chuôi loe dần tạo thành phần nấm hình chỏm cầu với rìa mép bị mòn nhiều. Kt (cm): dài 10,4; đk chuôi 3,7; đk nấm 7,9. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.A5:94 là một bàn xoa gốm được làm từ đất sét pha cát mịn, áo gốm màu hồng gạch chỉ còn loang lổ, xương màu xám đen. Chuôi hiện vật có dạng hình trụ, đầu chuôi lõm, có lỗ, loe dần tạo thành nấm hình chỏm cầu. Phần nấm bị vỡ 1,3 cm rìa cạnh và ăn sâu vào thân nấm, rìa mép được vuốt nhọn nhưng bị mòn nhiều. Kt (cm): dài 7,7; đk chuôi 3,4; đk nấm 5,9. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.D3-4:96 được làm từ đất sét pha cát, lớp áo màu hồng gạch, xương gốm màu xám đen. Tiêu bản có phần chuôi dạng hình trụ nhỏ dần về phía đầu chuôi, đầu chuôi bằng phẳng và có lỗ. Đầu còn lại của chuôi loe dần tạo thành nấm hình chỏm cầu. Bề mặt nấm có một vết vỡ, rìa cạnh bị mòn nhiều và có hai vết vỡ nhỏ do tác động khi khai quật. Bàn xoa gốm Phù Mỹ thường có phần chuôi hình trụ hơi thuôn nhỏ một đầu. Ơû phần đầu chuôi thường cong và có hiện tượng soi lỗ, một số hiện vật có soi lỗ lệch tâm. Đk soi lỗ giao động trong khoảng từ 0,4 – 0,5 cm. Phần nấm hình chỏm cầu với đk và độ cong lồi khác nhau. Kích thước bàn xoa xê dịch: Dài 5,5 – 10,8; đk chuôi 3,0 – 6,4; đk nấm 4,2 x 8,6 (cm). Toàn thân bàn xoa để trơn, không có hoa văn trang trí, chỉ duy nhất có một chuôi bàn xoa có những núm gốm xung quanh đầu chuôi. Con kê: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L3.C1:36 là một con kê được làm từ đất sét pha nhiều bã thực vật, ít cát. Con kê có hình trụ. Lớp áo gốm có màu xám, xương gốm màu đen, đế của tiêu bản có đk 2,3 cm và loe dần lên phần còn lại đk 2,5 cm, giữa thân thắt nhẹ (Ảnh 19, tr. 97). Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.C4:105 là một con kê được làm từ sét pha cát, áo gốm màu xám hồng nhưng đã bị mòn nhiều, xương màu nâu nhạt có lốm đốm trắng. Hiện vật có dạng hình trụ thuôn dài, một đầu thuôn nhỏ và loe lớn sang đầu còn lại. Một đầu nở và bo tròn, đầu còn lại thô ráp và tiếp xúc với hiện vật khi nung. Kt (cm): cao 4,1; đk nhỏ 1,4; đk lớn 1,6. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.E2:106 được làm từ sét pha cát, áo gốm màu xám hồng, xương màu xám đen. Hiện vật có dạng hình trụ. Một đầu bằng phẳng và vẫn giữ được lớp áo gốm, một đầu hơi loe ra có bề mặt tương đối phẳng, đầu còn lại thô ráp và tiếp xúc với hiện vật khi nung. Kt(cm): cao 2,7; đk 1,6. Dọi xe sợi là một loại hình di vật phổ biến ở di chỉ Phù Mỹ, đều được tìm thấy trong ba lần khai quật: năm 1998 thu được 11 tiêu bản, năm 2006 cũng có 11 tiêu bản và trong lần khai quật năm 2007 thu được 7 tiêu bản. Dọi xe sợi Phù Mỹ đều được làm từ đất sét pha cát, áo gốm màu hồng gạch, xương màu xám đen lốm đốm trắng (có thể do được pha vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ). Cá biệt có 1 dọi xe sợi có ngấn ở mặt trên được làm từ loại đất sét thuần, mịn, màu áo và xương là màu nâu xám. Các tiêu bản dọi xe sợi đều có dạng hình nón cụt và có lỗ xuyên tâm với đk dao động trong khoảng 0,3 – 0,6 cm (Bản vẽ 16, tr. 82). Đồ gốm gia dụng: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C2:38 là một chân đèn có lớp áo gốm màu hồng tươi, ½ chân đèn đã bị bóc mất lớp áo gốm, xương gốm có màu xám đen. Chân đèn có hình trụ được đắp nổi hai vành hoa văn dày 0,6 cm, đường đắp nổi thứ nhất cách đế 2,8 cm và cách vành hoa văn thứ hai 2 cm, vành hoa văn thứ hai cách tiếp giáp vành miệng. Kt (cm): Cao 13,0; đk trên 4,8; đk dưới 4,1 (Ảnh 24-25, tr. 102-103). Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.B3:41 là một chân đế ngắn đã mất hết phần thân và miệng, được làm từ đất sét pha lẫn nhiều bã thực vật và ít cát. Lớp áo có màu xám trắng, thô mặt trong, đã bị bóc mòn nhiều và có màu xám đen. Kt(cm): cao 2,0; đk 4,6. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.B1:42 là chân đế được làm từ đất sét pha cát rất ít bã thực vật. Lớp áo gốm cả trong và ngoài đều có màu hồng gạch, xương gốm màu xám hơi đen. Đây cũng là một chân đế đã bị mất phần thân và miệng. Kt (cm): Cao 3,1; đk 5,9. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C2:43 là một chân bát bồng và đã bị vỡ thành nhiều mảnh nhưng đã được phục chế. Tiêu bản được chế tác từ đất sét pha cát và bã thực vật, lớp áo gốm đã bị bóc nhiều, mặt trong có màu hồng, mặt ngoài có màu xám hồng, xương gốm màu xám đen. Chân đế cũng không còn nguyên vẹn. Kt (cm): Cao 3,8; đk trên 9,7; đk dưới 12,2. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.C7:44 là phần thân của cốc, chân đế và miệng đã bị mất, lớp áo có màu hồng gạch, xương gốm màu đen lấm tấm trắng pha nhiều bã thực vật và rất ít cát. Mặt trong của cốc có màu xám trắng, giữa thân cốc phình lớn như được tạo ghờ, đk 5,6 cm và thắt xuống phần đế và miệng. Kt (cm): Cao 3,3; đk trên 4,7; đk dưới 4,1. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.E6:107 là chân đế bị vỡ, được làm từ đất sét pha cát, áo màu xám hồng đã bị tróc gần hết, xương màu nâu đen lốm đốm trắng. Hiện vật bị vỡ ½, bên ngoài bị bong gần hết áo gốm, bên trong còn giữ được màu áo nhưng bề mặt xù xì. Kt (cm): cao 2,9; đk thân 5,9. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.C7:108 được làm từ đất sét pha cát, hạt thô. Hiện vật là chân đế, có dạng choãi như một chiếc bát lật úp. Phần đáy tiếp xúc với phần thân trên bị vỡ một mảng lớn ở giữa. Phần rìa mép được vuốt tròn và bị vỡ hai mảnh lớn. Bên ngoài thô ráp do lớp áo gốm bị bong tróc nhưng vẫn thấy rõ màu áo đỏ. Bên trong gồ ghề, mất hết lớp áo. Kt (cm): cao 3,2; đk dưới 12,3; đk trên 7,6. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.E4:109 được làm từ đất sét pha cát, hạt thô. Hiện vật là chân đế, có dạng choãi như một chiếc bát lật úp. Phần đáy tiếp xúc với phần thân trên bị vỡ một mảng lớn, phần rìa mép được vuốt tròn và nở ra. Bên ngoài vỏ gốm thô ráp do lớp áo gốm bị bong tróc. Bên trong gồ ghề, mất hết lớp áo. Kt (cm): cao 4,8; đk dưới 12,7; đk trên 7,8. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.C1:110 là một mảnh miệng, hiện vật đã bị vỡ nhưng còn nhận diện được hình dáng. Tiêu bản được làm từ đất sét pha cát, áo gốm màu nâu đỏ, xương màu nâu nhạt. Mép miệng loe mạnh và gần bẻ ngang. Phần cổ còn nguyên và thuôn nhẹ xuống phần tiếp giáp thân, cổ được trang trí hoa văn với 04 đường tròn nổi song songquanh thân, đường hoa văn nổi cao khoảng 0,1 cm. Mặt ngoài và mặt trong được miết láng. Kt (cm): cao (từ mép đến tiếp giáp thân) 5,9 x đk mép 16,0, đk (tiếp giáp thân) 11,6, xương gốm dày 0,8. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.C7:111 là chân bát bồng (?) được làm từ sét pha cát mịn. Lớp áo gốm đã bị bóc gần hết nhưng vẫn còn nhận thấy có màu nâu nhạt, xương màu xám đen. Mặt ngoài và mặt trong thô ráp vì phần thân đã bị tróc lớp áo gốm. Dáng chân đế gần đứng. Hiện vật đã bị vỡ một mảng theo chiều dọc thân và bị nứt nhưng đã phục chế. Kt (cm): cao 5,5; đk dưới 8,0; đk trên 6,2. Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.E3:118 được làm từ đất sét pha cát và nhiều bã thực vật, áo gốm ngoài màu nâu nhạt: trong màu xám hồng, xương gốm màu xám đen. Tiêu bản có dạng hình trụ dài hơi loe về phía miệng. Phần đế và miệng đã bị vỡ chỉ còn lại phần thân. Lớp áo gốm thô ráp vì đã tróc nhiều. Trên thân bị vỡ một mảng lớn, vết vỡ ăn sâu 2/3 xuống đáy. Hiện vật có lòng sâu, hẹp, đk 4,1 cm. KT (cm): cao 7,7; xương dày 0,7. Gốm mảnh là di vật chiếm số lượng áp đảo so với các hiện vật thu được tại các hố khai quật, với 9378 mảnh. Việc phân loại và thống kê về mặt loại hình đã cho thấy đa số mảnh gốm của Phù Mỹ là mảnh thân của các đồ gốm gia dụng phần nhiều có đáy tròn, một số ít có chân đế. Chân đế chủ yếu là loại chân ngắn (thấp) hơi loe. Ơû hố 2, số lượng mảnh thân chiếm tới 81,81%, còn ở hố 1 là 90,38% (Aûnh 27, tr. 114). Thông qua việc phân tích số lượng gốm mảnh thu được trong hố khai quật có thể thấy sự thống nhất của đồ gốm Phù Mỹ về chất liệu, loại hình cũng như hoa văn. Về chất liệu, những mảnh gốm này đều được làm từ gốm thô (đất sét pha cát và bã thực vật hay vỏ nhuyễn thể) với độ nung không cao. Aùo gốm bên ngoài thường có màu xám vàng nhưng bị bong tróc nhiều. Một số ít mảnh gốm có màu áo khác nhau như màu đỏ, nâu đen. Xương gốm thường có màu xám đen hay nâu nhạt. Xương đỏ không nhiều. Hoa văn rất ít, chỉ tồn tại dạng văn chải. Việc phân loại và thống kê về mặt loại hình đã cho thấy đa số mảnh gốm của Phù Mỹ là mảnh thân của các đồ gốm gia dụng phần nhiều có đáy tròn, một số ít có chân đế. Chân đế chủ yếu là loại chân ngắn (thấp) hơi loe. Ơû hố 2, số lượng mảnh thân chiếm tới 81,81%, còn ở hố 1 là 90,38%. Qua các mảnh miệng có thể nhận dạng và xử lý được thì thấy rằng gốm Phù Mỹ có độ đa dạng không cao nếu không muốn nói là đơn điệu. Về cơ bản có thể phân biệt thành 4 loại cơ bản (Phụ lục tr. 71-75). Loại 1: Miệng loe, mép miệng hơi khum, thành miệng dài, cổ gần cong gãy, gốm dày hơn 1 cm. Loại 2: Miệng loe, mép miệng mỏng, cổ hơi cong, có đường gờ nổi ben ngoài (3 – 4 đường), gốm có độ dày 0,5 – 1 cm, đk miệng trung bình, đk thân lớn. Loại 3: Miệng loe, mép miệng gần bẻ ngang, thành miệng gần thẳng đứng. Gốm có độ dày trung bình, cổ gãy. Loại 4: Cổ cong, miệng loe, đk trung bình. Như vậy thông qua việc phân tích về loại hình đồ gốm có thể thấy việc chế tạo gốm Phù Mỹ chú trọng việc phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Việc trang trí hoa văn cũng như tạo kiểu dáng cho đồ gốm không còn là tâm điểm trong tư duy thẩm mỹ của cư dân Phù Mỹ. Có thể trong giai đoạn này đồ đồng chiếm một vị trí quan trọng và có sức hấp dẫn hơn với khả năng sáng tạo của người xưa. + Di vật khác: Thổ hoàng: Trong lần khai quật thứ ba chúng tôi đã thu được 16 hiện vật thổ hoàng. Một số hiện vật có vết mài quanh thân có thể được sử dụng vào việc tô đồ gốm. Sỉ sắt: Có 2 tiêu bản nhưng chưa được giám định. 1.4. Nhận xét: Ba lần khai quật do các cơ quan khác nhau chủ trì nhưng kết quả thu được là thống nhất. Ngoài các hiện vật thường gặp như khuôn đúc, bàn xoa gốm, dọi xe chỉ, rìu đá, bàn mài, mỗi cuộc khai quật đều có những phát hiện mới. Cái mới của cuộc khai quật năm 1998 là phát hiện khuôn đúc rìu ‘nghi trượng’, một loại hình hiếm gặp ở Việt Nam. Cái mới của cuộc khai quật năm 2006 là phát hiện rìu đồng và hạt chuỗi, vòng trang sức. Năm 2007, các nhà khảo cổ đã lưu ý đến dấu vết lò đúc, mộ táng và phát hiện đá cuội ghè đẽo kiểu Sơn Vi, mảnh tước đá opal. Những phát hiện mới này góp phần quan trọng trong việc phác thảo đặc trưng văn hóa của di chỉ Phù Mỹ. CHƯƠNG HAI ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ VĂN HÓA CỦA DI CHỈ PHÙ MỸ Sau 3 lần khai quật với diện tích tổng cộng là 397m2 (Chưa tính diện tích các hố thám sát), dù các hố khai quật và thám sát ở vị trí khác nhau, số lượng hiện vật thu được không giống nhau, nhưng bổ sung cho nhau và có sự thống nhất cao về đặc trưng di tích và di vật, thể hiện ở các điểm dưới đây. (Sơ đồ 1, tr. 61) 2.1. Về đặc trưng văn hóa 2.1.1. Đặc trưng di tích: Toàn bộ di chỉ Phù Mỹ rộng khoảng 8000 m2. Di chỉ nằm trên một bãi bồi bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc địa phận thôn 3, xã Phù Mỹ, Cát Tiên; chiều đông tây, giới hạn từ dốc Đá Mài tới ngã ba Phù Mỹ, dài khoảng 200m; chiều bắc nam, giới hạn từ con đường tỉnh lộ 721 tới bờ sông rộng từ 50-100m. Di chỉ nằm trải dài theo chiều đông tây và cách mép sông khoảng 25-50m. Đối diện với di chỉ, bên tả ngạn là địa phận xã Đắc Lua, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, thuộc khu vực vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Aûnh 1-2, tr. 87). Phù Mỹ có một số đặc trưng nổi bật là di chỉ cư trú ngoài trời, thuộc loại hình thềm sông. Cấu trúc địa tầng của các hố khai quật di chỉ Phù Mỹ đều là tầng phù sa cổ khá dày của sông Đồng Nai, trung bình khoảng 1,5m. Lớp mặt là phù sa hiện đại có độ dày trung bình 80cm, được bồi phủ nhiều lần. Tương ứng với mỗi lần bồi phủ, địa tầng có một màu sắc. Từ trên xuống là các lớp đất màu nâu xẫm, lớp màu nâu nhạt và lớp màu vàng. Tầng đất phù sa này là dấu tích những lần tràn ngập của sông Đồng Nai. Tầng văn hóa cũng là phù sa, có màu nâu đen, dày trung bình 30 đến 40cm. Lớp dưới cùng là sinh thổ, là phù sa, đôi nơi bị laterit hóa, có màu nâu nhạt. Trong tầng văn hóa di chỉ Phù Mỹ đã tìm thấy dấu tích bếp, lò nung và mộ. Bếp ở Phù Mỹ thường là khu vực tập trung than tro, màu đen, có lẫn những mảnh đá, mảnh gốm trong một phạm vi gần tròn, đuờng kính 40-60cm. So

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAOCAONGHIEMTHU.pdf
  • pdfphuluc.pdf
  • pdfphulucbanve.pdf
Tài liệu liên quan