MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH 2
1. Vị trí địa lý 2
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 3
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4
1. Địa hình 4
2. Khí hậu 5
3. Tài nguyên đất 6
4. Về tài nguyên nước 8
5. Tài nguyên khoáng sản 10
6. Về tài nguyên rừng 11
III. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 12
1. Dân số 12
2. Lao động và việc làm 12
3. Giáo dục – y tế 14
VI. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH 16
1. Nhận định chung 16
2. Về cơ cấu theo thành phần kinh tế 17
3. Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 18
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 18
1. Về nông, lâm ngư nghiệp 18
2. Thành tựu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được 25
3. Công nghiệp 26
3. Dịch vụ 32
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 37
1. Trong nông, lâm ngư nghiệp 37
2. Trong công nghiệp 38
3. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc 39
VI. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Song mức tăng dân số ở khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau, xu hướng chung là tốc độ gia tăng ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, mức chênh lệch giữa hai khu vục trên là 0,5% và chênh lệch chủ yếu ở tỉ xuất sinh. Trong những năm tới, Bình Dương cần tăng cương chính sách chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống giảm mức sinh ở khu vực này.
2. Lao động và việc làm
Do kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động Bình Dương tương đối dồi dào và gia tăng khá nhanh. Số người trong độ tuổi lao động năm 1997 là 348.424người, chiếm 51,3% dân số của tỉnh. Đến năm 2002 số người trong độ tuổi lao đọng là 509.700 người, chiếm 62,9%. Tỉ lệ dân số có khả năng lao động cao và chiếm 98% tổng số dân trong độ tuổi lao động. Đây là một lợi thế của tỉnh trong việc đảm bảo nhu cầu lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chất lượng lao động trẻ từ 15 – 35 chiếm trên 64,8% , cao hơn mức trung bình của cả nước ( 50,2% ) và Đông Nam Bộ ( 50,9% ). Lực lượng lao đọng trung niên 34 - 35 tuổi chiếm 31,6%, và lực lượng lao động cao tuổi 54 - 55chiếm 3,6%. Đây là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc nâng cao trình độ của người lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật của Bình Dương tăng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1997, chỉ có 12,1% lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Năm 2002 tỉ lệ này tăng lên 32% ( trong khi cả nước 19% và Đông Nam Bộ 30% ). Trong 5 năm, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng 20%.
Là tỉnh có tốc độ phát tiển công nghiệp cao, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh. Tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 21,8% năm 1997 ( 57,9% )xuống còn 35,2% năm 2002, thấp hơn nhiều so với cả nước 60,9%.Tỉ lệ lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng 26% ( 1997 ) lên 44,2% năm 2002.Tỉ lệ lao động dịch vụ tăng từ 16,1% năm 1997 lên 20,7% năm 2002. Bình Dương là tỉnh có diện tích và dân số thuộc loại nhỏ so với cáctỉnh trong vùng và trong cả nước, song mật độ dân số trung bình năm 2002 là 301 người / km2, cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng vẫn thấp hơn mật độ trung bình của vùng Đông Nam Bộ. Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân bố không đều giã các huyện thị. Sự chênh lệch mật độ dân số giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 15 lần. Dân cư tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Nam, giáp thành phố Hồ Chí Minh vàtỉnh Đồng Nai. Mật độ dân số các huyện Dĩ An , Thuận An và thị xã THủ Dầu Một dao động từ 1600-2000 người/ km2, gấp 5 - 6 lần mật độ trung bình toàn tỉnh.Trong khi đó một số huyện còn lại như Phú Giáo… dân cư thưa thớt hơn chỉ khoảng 120 người/ km2 – 200 người/ km2.
Là một trong những tỉnh có có tốc độ phát triển công nghiệp cao trong cả nước, tỉ lệ dân thành thị Bình Dương tăng lên khá cao trong những năm gần đây. Năm 2002 tỉ lệ dân thành thị của tỉnh tăng và đạt 29,6% cao hơn mức trung bình của cả nước 25,1%. Như vậy mức độ đô thị hoá của tỉnh đạt 1,8% năm nơi có tỷ lệ dân thành thị cao nhất là thị xã Thủ Dầu Một 63,6% sau đó là huyện Thuận An ( 36,6% ). Đó Là những huyện thị phát triển công nghiệp mạnh và đô thị hoá nhanh .
Bình Dương có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Pháp với chiến khu D đã đi vàolịch sử như một thành trì kiên cố của vùng Đông Nam Bộ .Qua chín năm kháng chiến chống Pháp, chiến khu D đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về bảo vệ an toàn cán bộ và nhân dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ trước sự tấn công tìm diệt của kẻ thù, đồng thời cũng dáng cho chúng những trận đòn chí tử. Truyền thống lịch sử của Bình Dương còn được biết đến cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An và công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống pháp của nhân dân cả nước. Địa đạo Tây Nam được xây dựng trên địa bàn huyện Bến Cát sau phong trào Đồng Khởi năm 1960, với chiều dài 70km là một chứng tích lịch sử truyền thống cách mạng kiên cường, thông minh, sáng tạo của nhân dân tỉnh Bình Dương trong kháng chiến... Phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước, ngày nay Bình Dương đang tập trung sức lực cho phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vao công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước.
3. Giáo dục – y tế
Giáo dục với phương châm coi sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, công tác giáo dục của Bình Dương trong những năm qua đã phát triển khá mạnh. Về giáo dục phổ thông đến nay Bình Dương đã hình thành hệ thống các trường mầm non, tiểu học và trung học chuyên nghiệp ở moi xã phường thị trấn. Mạng lưới các trường, lớp các ngành học đã phát triển rộng khắp ở các xã phường trong tỉnh, cả vùng sâu vùng xa, đáp ứng nhu cầu giáo dục trên từng địa bàn. Qui mô các trường tất cả các cấp học đều tăng. Năm học 2002 - 2003, tổng số trường trên địa bàn tỉnh là 276, trong đó có 86 trường mầm non , 116 trường tiểu học, 44 trường trung học cơ sở và 30 trường trung học phổ thông. Hệ thống ngoài công lập có 13 trường bán công, 2 trường dân lập và 1 trường mầm non tư thục… Qua các năm học số giáo viên đứng lớp ngày càng tăng và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Về giáo dục trung học chuyên nghiệp, năm 2002 Bình Dương có 5 trường với 120 giáo viên và 3.402sinh viên. Đối với giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp có 2 trường trung ương và một trường địa phương với 267 giáo viên và 5.345 sinh viên.
Nhìn chung, ngàng giáo dục Bình Dương được coi trọng, đầu tư mạnh mẽ, đã đạt được kết quả to lớn và có bước phát triển mới trên nhiều mặt. Bình Dương là một trong số các tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông sớm nhất cả nước.
Y tế: Chăm sóc và cải thiện sức khoẻ cộng đồng được sác dịnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương. Đến năm 2002 toàn tỉnh có 9 bệnh viện và 3 phòng khám đa khoa, 79 trạm y tế xã, với 1.326 giường bệnh, đạt tỉ lệ 16 giường/ vạn dân. Đến năm 2002, 100% các xã phường thị trấn đều có trạm y tế với trang thiết bị đảm bảo cho việc cấp cứu và khám bệnh, điều trị hệ thồng y tế tỉnh còn có 1 trường trung học y tế, phòng giám định y khoa và một công ty dược vật tư y tế .
Về lực lượng cán bộ, đến năm 2002, toàn tỉnh có 1625 cán bộ ngành y, trong đó bác sỹ là 354 người chiếm 21,8%, bình quân 4,37 bác sỹ/ vạn dân. Số còn lai gồm 492 y sỹ, kĩ thuật viên, 568 y tá và hộ lí. Tỉ lệ xã có bác sỹ đạt 54,4% tăng 14% so với năm 2001. Trong ngành dược Bình Dương có 54 dược sỹ cao cấp, 190 dược sỹ trung cấp và 127 dược tá. Công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng được tăng cường. Vì thế tỉ lệ suy dinh dưỡng đến nay thấp chỉ còn 12,67%.
Trong chiến lược phát triển 2005 - 2010, Bình Dương đặt ra 3 mục tiêu chính: xã hội hoá hoạt động y tế ở trinh độ cao, lấy y tế dụ phòng làm lòng cốt, và hoàn thiện hệ thống mạng lưới cơ sơ y tế. Đồng thời tỉnh cũng coi trọng công tác đào tạo cả về chuyên môn và quản lí nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
VI. Tình hình phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh
1. Nhận định chung
Ngay sau khi tái thành lập tỉnh Bình Dương đã phát huy lợi thế (thiên thời, địa lợi, nhân hoà) nhanh chóng tiến hành xây dựng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Từ năm 1997, kinh tế Bình Dương luôn đạt mức độ tăng trưởng cao và khá phát triển. Thành tựu phát triển kinh tế chung:
1/ Tổng sản phẩm trong tỉnh ( GDP ) tăng 15,2% ( kế hoạch năm 2004 là 15% )
tỷ trọng các ngành trong GDP:
Công nghiệp: 63,3% ( năm 2003 : 62% ;kế hoạch 2004: 63,5% )
Dịch vụ: 26,7% ( năm 2003: 26%; kế hoạch 2004: 26,5% )
Nông nghiệp: 10,0% ( năm 2003: 12%; kế hoạch 2004: 10,0% )
GDP bình quân / người đạt 13 triệu 100 ngàn đồng, tăng 12,2 so với năm 2003
2/ Giá trị sản suất công nghiệp tăng 34,1% ( năm 2003: 36,1% ; kế hoạch 34% )
3/ Giá trị sản suất nông nghiệp tăng 5,7% ( năm 2003 : 6,5% ; kế hoạch 5,5 - 6% )
4 / Giá trị dịch vụ tăng 15,1% ( năm 2003: 15,0% ; kế hoạch : 15% )
5/ Kim ngạch xuất khẩu tăng 38,8% ( năm 2003: 36,8%; kế hoạch :36%)
6/ Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 657,5 triệu USD ( năm 2003 đạt 458 triệu USD, kế hoạch năm 2004 đạt 300-350 triệu USD )
7/ Tổng thu mới ngân sách tăng 27 % ( năm 2003 là 34%; kế hoạch : 21% )
8/ Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 100% xã phưòng đạt chuẩn về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.
9/ Tỉ lệ giảm sinh 0,8% 0 ( năm 2003 là 0,8% ;kế hoạch 0,6 - 0,7% )
10/ Tỉ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia : 50 %, tỉ lệ trạm y tế có bác sỹ là 82%, kế hoạch đạt 92% )
11/ Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22% ( kế hoạch là 22% )
12/ Tỉ lệ hộ dân nông thôn dùng nước sạch là 81% ( kế hoạch là 78,4%)
13/ Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 95% ( kế hoạch là 95-96%)
14/ Tỉ lệ hộ dân sử dụng máy điện thoại đạt 18,6 máy/ 100 dân
15/ Tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm là 1,98% kế hoạch là dưới 2%
16/ Giải quyết việc làm cho 33 nghìn lao đông kế hoạch là 30 nghìn lao động.
Các chỉ tiêu phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Bình Dương đã và đang phát triển mạnh mẽ. Điểm nổi bật của kinh tế Bình Dương ttrong những năm qua là hướng mạnh sang sản xuất công nghiệp. Thành tựu đáng kể nhất của tỉnh là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Cơ cấu GDP của Bình Dương giai doạn 1996 - 2002 ( % )
Khu vực
1996
1998
2000
2002
Nông lâm, ngư nghiệp
26,2
21,1
16,9
13,5
Công nghiệp và xây dụng
45,5
52,3
58,0
60,6
Dịch vụ
28,3
26,6
25,1
25,9
Quá trình chuyển dịch kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ chỉ trong 6 năm cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực.
2. Về cơ cấu theo thành phần kinh tế
Bình Dương đã khai thác và phát huy thế mạnh nội lực cùng với thu hút nguồn lực bên ngoài làm động lực phát triển kinh tế. Đến hết năm 2002, kinh tế nhà nước chiếm 22,7%, ngoài quốc doanh chiếm 45,3% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32%. GDP bình quân đầu người năm 2002 đạt sấp sỉ 10 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm trước. Mức thu nhập bình quân này tuy thấp hơn của vùng Đông Nam Bộ, song cao hơn mức trung bình của cả nước.
3. Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh đã được xây dụng kinh tế trang traị phát triển nhanh đã tác động tích cực kinh tế nông thôn. Nhiều vùng trắng đã được thay bằng các trang trại cao su, hồ tiêu, cây ăn quả… Chỉ sau 5 năm, gần 1.800 trang trại các loại đã được hình thành, sử dụng 18,3 nghìn ha, tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động.
Trong lĩnh vực công nghiệp, Bình Dương đã trở thành một địa phương có nghành công nghiệp phát triển với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bình Dương đã trở thành một địa phương có ngành công nghiệp phát triển với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Đến nay, Bình Dương trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước có tỉ trọng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp và dịch vụ cộng lại. Trong những năm tới, Bình Dương tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đầu tư theo chiều sâu, mở rông thu hút đối tác với công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh lâu dài. Đồng thời tỉnh cũng quan tâm khắc phục những vấn đề nảy sinh như lao động nhập cư, ô nhiễm môi trường... nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Về nông, lâm ngư nghiệp
a.Trong nông nghiệp: mặc dù nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, song những năm gần đây giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tăng tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 1997 - 2002, nông nghiệp Bình Dương đã đạt những kết quả đáng kể cả về tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu. Riêng năm 2002 tăng 5,6% so với năm trước, trong đó giá trị nghành trồng trọt tăng 4,1%, chăn nuôi tăng 12,7%, thủy sản tăng 9,8% và dịch vụ nông nghiệp tăng 1,3%. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao – một nền nông nghiệp sạch gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh cây cao su, cây điều, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Giá trị (triệu đồng )
1996
1999
2002
1.143.820
1.465.003
1.854.931
941.278
1.105.925
1.377.913
180.661
319.972
429.155
21.881
39.106
47.863
Cơ cấu (%)
1996
1999
2002
100,0
100,0
100,0
82,3
75,5
74,3
15,8
21,8
23,1
1,9
2,7
2,6
Trong công tác phát triển hạ tầng nông thôn, Bình Dương đã chú trọng công tác giao thông nông thôn đến tận các khu dân cư, vùng sản xuất, phát triển và nâng cấp lưới điện, thông tin liên lạc, kiên cố hóa kênh mương... Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp như khuyến nông, khuyến lâm... Hiện nay, toàn tỉnh có 9 hợp tác xã nông nghiệp, 3.114 tổ kinh tế họp tác, thực hiện triển khai một số loại hình dịch vụ: tưới tiêu, tín dụng, cung ưnng phân bón, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm... Trong tỉnh thành lập 101 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và 79 cơ sở sản xuất giống vật nuôi, đáp ứng nhu cấu sử dụng giống mới của người chăn nuôi và các trang trại. Bình Dương cũng rất quan tâm tới việc gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .
Mục tiêu đối với nông nghiệp trong tỉnh những năm tới là đảm bảo tốc độ tăng trương bình quân năm 5,5 - 6%, trong đó chăn nuôi tăng hơn 10% hàng năm và trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn với việc mở rộng và hình thành các vùng chuyên canh cũ và mới, gắn công nghiệp chế biến, sơ chế, dịch vụ tiêu thụ nông sản, đầu tư theo chiều sâu (cơ khí hóa, điện khi hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ) nhằm nâng cao chất lượng, năng xuất, hiệu quả, tạo thế ổn định và sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa của tỉnh.
Về trồng trọt: trong cơ cấu nông nghiệp tỉ trong GDP của ngành trồng trọt có giảm vào những năm gần đây, song vẫn giữ vai trò chủ đạo. Diện tích các loại cây trồng toàn tỉnh tăng từ 193,5 nghìn ha ( 1996 ) lên 202,2 nghìn ha ( 2002 ) trong đó các chỉ số tương ứng của cây hàng năm là 54,9 nghìn ha 57 nghìn ha, cây lâu năm138,6 nghìn ha và 145,2 nghìn ha. Nhìn chung, trong 6 năm qua, cơ cấu diện tích hai nhóm cây này tương đối ổn định.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp của Bình Dương :
Năm
Tổng số
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Diện tích (nghìn ha)
1996
1999
2002
193,5
201,1
202,2
54,9
59,1
57,0
138,6
142,0
145,2
Cơ cấu (%)
1996
1999
2002
100,0
100,0
100,0
28,4
29,4
28,2
71,6
70,6
71,8
Hiện nay, diện tích cây công nghiệp lâu năm ngày cang được mở rộng, từ 96,7 nghìn ha ( 1996 ) lên 113,2 nghìn ha ( 2002 ), tăng 17%. Đây là nhóm cây trồng ưu thế của Bình Dương ( năm 2002 chiếm 56% diện tích các loại cây trồng và 78% diện tích cây lâu năm của tỉnh ).
Trong đó, cao su là cây trồng chủ đạo trong số các cây công nghiệp lâu năm của tỉnh. Diện tích cao su tăng khá ổn định, khoảng 34% sau 6 năm và luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các cây công nghiệp lâu năm của tỉnh ( 87,4% năm 2002 ). Đến năm 2002, diện tích cao su toàn tỉnh đạt 94,6 nghìn ha, chiếm trên 1/ 3 diện tích Cao su của vùng Đông Nam Bộ. Cao su của tỉnh được trồng nhiều ở vùng đất xám thuộc vùng đồi núi thấp . Huyện Dầu Tiếng và Bến Cát là hai huyện có diện tích trồng cao su lớn nhất ( 34,4 nghìn ha và 30 nghìn ha ).Mỗi huyện chiếm trên 1/ 3 diện tích cao su của tỉnh. Diện tích còn lại phân bố rải rác ở các huyện Phú Giáo, Tân Uyên.
Cây Điều là cây công nghiệp lâu năm lớn thứ hai trong tỉnh, song chiếm tỉ trọng nhỏ so với toàn vùng ( 9,2% ). Diện tích Điều giảm đi trong những năm gần đây do ảnh hưởng của giá rét, thời tiết không thuận lợi, việc đầu tư cải tạo giống cũng như thâm canh chưa cao nên năng xuất Điều giảm, nhiều nơi chuyển sang trồng cây khác. Dầu Tiếng là huyện có diện tích trồng điều lớn nhất trong tỉnh (5.000 ha), sau đó là các huyện Tân Uyên, Phú Giáo... Hiện nay, các giống Điều cao sản đang được thay thế sẽ là động lực kích thích việc trồng cây Điều theo hướng thâm canh mới.
Cây Hồ tiêu: là cây công nghiệp dài ngày của tỉnh và thực sự được tăng mạnh vào năm 1999 do có giá trị xuất khẩu cao. Diện tích Hồ tiêu tăng từ 175 ha (1996) lên 884 ha ( 2004). Hồ tiêu được trồng nhiều ở huyện Bến Cát ( chiếm 1/ 3 diện tích trồng cả tỉnh) còn lại trồng rải rác ở các huyện Tân Uyên, Phú Giáo...
Diện tích , sản lượng cây công nghiệp lâu năm của Bình Dương
Năm
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Diện tích (ha)
1996
1999
2000
2001
2002
126
491
615
574
554
73.740
92.174
94.585
98.108
98.970
175
262
786
890
884
22.231
15.113
13.849
12.208
12.487
Sản lượng (tấn )
1996
1999
2000
115
297
705
34.661
62.392
74.658
294
334
688
5.707
2.282
3.252
Ngoài ra, Bình Dương còn trồng cà phê, song diện tích tương đối nhỏ dao động từ 126 ha ( 1996 ) đến 554 ha ( 2002 ). Cà phê được trồng chủ yếu ở huyện Tân Uyê , Phú Giáo... Bên cạnh cây công nghiệp lâu năm Bình Dương còn có diện tích cây công nghiệp ngắn ngày bao gồm các loại cây như mía, lạc, thuốc lá...
Lạc là cây có diện tích lớn hơn cả, tuy nhiên trong những năm gần đây có chiều hướng giảm diện tích từ 9752 ha ( 1996 ) xuống còn 7.072 ha do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh. Diện tích lạc tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Uyên – chiếm 70% diện tích toàn tỉnh và trồng nhiều ở các huyện khác trong tỉnh .
Mía: là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích lớn thứ hai trong tỉnh là loại cây có nhiều biến động do ngành sản xuất mía đường có nhiều bước thăng trầm. Năm 2002 Bình Dương đã trồng được 3564 ha Mía và đạt sản lượng 162,3 nghìn tấn. Huyện Phú Giáo có diện tích lớn nhất và tăng khá ổ định, chiếm 40% diện tích cả tỉnh. Diện tích còn lại được trồng dải rác ở một số huyện còn lại. Ngoài ra, Bình Dương còn trồng thuốc lá nhưng diện tích không đáng kể...
Về cây lương thực: ngành trồng cây lương thực không phải là thế mạnh, song Bình Dương cũng tận dụng triệt để diện tích đất đai có thể trồng được đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ. Diện tích cây công nghiệp của tỉnh năm 2003 là 25,13 nghìn ha, đạt sản lượng 69,24 nghìn tấn. Sản lượng lương thực bình quân của tỉnh đật 85,5 kg/ người / năm .
Như vậy, về mặt diện tích, nhóm cây lương thực chiếm địa vị thứ yếu. Tỉ trọng của nó trong tổng diện tích gieo trồng 2002 đạt 12,4%. Trong cơ cấu diện tích cây lương thực cây lúa lại chiếm ưu thế, khoảng trên dưới 70%. Cây lương thực gieo trồng ở tất cả 7 huyện thị, song nhiều nhất ở huyện Tân Uyên ( chiếm 9,6 nghìn ha năm 2003 – 38% diện tích gieo trồng của tỉnh ), Bến Cát 5,7 nghìn ha và 22,7%, và huyện Dầu Tiếng 4,4 nghìn ha và 17,5%, còn lại diện tích được gieo trồng ở các huyện còn lại .
Cây lúa là cây lương thực chủ yếu ở tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên diện tích đang có xu hướng giảm. Về cơ cấu mùa vụ, Bình Dương gieo trồng 3 vụ trong một năm. Đó là vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa. Vụ mùa là vụ chính với diện tích 13,6 nghìn ha ( 2002 ) tiếp theo là vụ đông xuân và cuối cung là vụ lúa mùa. Năng xuất lúa của tỉnh nhìn chung là thấp 28,7tạ / kg năm 2002, cao nhất là vụ đông xuân, thấp nhất là vụ mùa. Cây lúa mặc dù phân bố ở khắp nơi nhưng chủ yếu tập chung ở các huyện Tân Uyên, Bến Cát...
Cây Ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa, diện tích Ngô dao động 1,2 - 1,3 nghìn ha. Năng xuất ngô thấp 18,3 tạ/ ha, sản lượng rất khiêm tốn .
Cây Sắn được trồng nhiều ở Bình Dương với diện tích khoảng 6,9 nghìn ha năm 2002 và sản lượng 128,5 nghìn tấn năm 2002. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn trồng Khoai Lang với diện tích vài trăm ha.
Các nhóm cây khác: trong đó quan trọng nhất là cây thực phẩm gồm rau, đậu các loại. Trong vài năm gần đây phát triển mạnh do nhu cầu tăng do nhu cầu của người dân ở các đô thị và trung tâm công nghiệp. Diện tích cây thực phẩm tăng từ 9,1 nghìn ha ( 1996 ) lên 9,8 nghìn ha ( 2000 ) và đạt 10,1 nghìn ha năm 2002 .
Rau, đậu phân bố rộng rãi nhung chủ yếu được trồng nhiều ở huyện Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một. Sản lượng hàng năm đạt 90 - 100 nghìn tấn ( 2002 đạt 103.707 tấn ).
Bình Dương là một trong những huyện nổi tiếng trông cây ăn quả, nhiều vùng cây ăn quả được cả nước biết đến là vùng cây ăn trái Lái Thiêu ( Thuận An ) và những miệt vườn với các loại cây ăn quả có giá trị cao như xoài nhãn, vải, cam, bưởi, sầu riêng... Năm 2002 tỉnh có 10,1 nghìn ha cây ăn quả, tăng gần 3 lần so với 1996. Cây ăn quả được trồng nhiều ở các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng .
Về chăn nuôi: là ngành có vai trò thứ yếu trong nông nghiệp, tỉ trọng giá trị của nó trong sản xuất nong nghiệp liên tục tăng, năm 2002 đạt 23,1% . Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển thông qua các chương trình dự án ( lai tạo giống mới, phát triển đàn bò sữa, bò lai sin... ). Vì vậy, các giống vật nuôi cho năng suất cao đang được triển khai đại trà, trên 90% đàn lợn, 80%đàm bò thit ,100 đàn bò thịt và gia cầm. Hiện nay chăn nuôi theo hướng công nghiệp đã bao trùm 65% tổng đàn lợn, 58% tổng đàn gia cầm của tỉnh .
Trong tổng số đàn vật nuôi, đàn lợn có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. So với năm 1995, đàn lợn tăng hơn 3lần năm 2003. Đàn gia cầm có tốc độ tăng khá, nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đã bị chững lại .
2. Thành tựu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được
Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã đạt được 1.386 tỷ một trăm triệu đồng năm 2002 đạt101,3% kế hoạch, trong đó gí trị ngành trồng trọt tăng 13,1%, thủy sản tăng 9,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 2,5% năng suất các loại cây tăng, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ cây trồng kèm hiệu quả năng suất thấp sang trồng cây ăn quả năng suất cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định đầu tư có lãi cao thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và tổ chức kinh tế tăng qui mô đầu tư sản xuất.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 56.053 ha đạt 98,4%. Đàn gia súc gia cầm tiếp tục phát tiển thông qua các chương trình dự án đàn bò sữa, bò lai sin, chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Công tác chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm chiđao thực hiện, đã tổ chức được 177 điểm trình diễn mô hình sản xuất, 619 lớp tập huấn, hội thảo về kĩ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và chăm sóc cây trồng. Triển khai tốt việc giao đất giao rừng, công tác làm thủy lợi, tiếp tục thục hiện các dự án đấu tư hỗ trợ cho đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa.
b.Về lâm nghiệp:
Có vị trí rất nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua ngành này đã chuyển sang bảo vệ rừng trồng và tận thu lâm sản. Giá trị của ngành đã tăng từ 37,4 tỷ đồng ( 1996 ) lên 49,3 tỷ đồng ( 2002 ). Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp, hoạt động khai thác và chế biến gỗ chiếm ưu thế và dao động khoảng 75 - 76%. Hoạt động trồng rừng có ý nghĩa quan trọng và có chiều hướng gia tăng .
c.Về ngư nghiệp:
Thủy sản là ngành có ít có ý nghĩa trong nền kinh tế của Bình Dương. Tuy giá trị sản xuất của ngành tăng từ 7,4 tỷ đồng ( 2000 ) lên 9 tỷ đồng ( 2002 ). Về cơ cấu, ngành thủy sản bao gồm hoạt động khai thác , nuôi trồng và dịch vụ . Trong giá trị sản xuất của ngành, ưu thế nghiêng về hoạt động đánh bắt thủy sản nước ngọt (48,4 năm 2002) , tiếp sau là hoạt động nuôi trồng (40,3%) và dịch vụ thủy sản (11,3). Về đánh bắt, sản lượng thủy sản dao động trong khoảng 200 tấn năm 2002 trong đó 60% là cá. Sản lượng đánh bắt tăng lên nhanh trong những năm qua.
3. Công nghiệp
a.Tình hình phảt triển và cơ cấu :
Bình Dương là một tỉnh công nghiệp, trong cơ cấu GDP tỷ trọng của công nghiệp chiếm tới 60,6% năm 2002 và 62% năm 200, với tốc độ tăng trưởng rất cao . Thời kì 1997-2001 tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình năm tăng lên đến 31,7% và trở thành tỉnh có chỉ tiêu tăng trưởng cao nhất cả nước ( trong đó, Đồng Nai 16,7%, Thành phố Hố Chí Minh 14%... ). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 42.536tỷ 200 triệu đồng ( 2005 ), tăng 32,85 năm 2004 đạt 101,6% kế hoạch năm. Trong đó doanh nghiệp nước ngoài tăng 8,9%, doanh nghiệp khu vực quốc dân tăng 20,9%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,8% .
Tình hình đấu tư và phát triển các khu công nghiệp : thành lập 4 khu công nghiệp mới với diện tích 1.281 ha ( khu công nghiệp Mỹ Phước II - 427 ha, khu công nghiệp Nam Tân Uyên -330,5 ha, khu công nghiệp Rạch Bắp Thới Hòa ). Như vậy ,đến nay tỉnh đã có 16 khu công nghiệp cho phép hoạt động với tổng diện tích 3241 ha, Có 13 khu công nghiệp đi vào hoạt động . Các chủ đầu tư tiếp tục đầu tư gần 700 tỷ đồng để đi vào hoàn thiện xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở sử lí nước thải, hệ thống thoát nước , đường giao thông ...Tính đến cuối tháng 11/2004 công nghiệp thu hút thêm 118 dự án với tổng số vốn đầu tư 473 triệu USD và trên 160 tỷ đồng. Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 25.000 lao động .Khu liên hiệp công nghiệp – dịch vụ đô thị Bình Dương với diện tích 4.196 ha đang đựoc xây dựng và hoàn thiện .
Năm 2002 cả tỉnh có3.807 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 3.411 cơ sở thuộc khu v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (0).doc