Đề tài Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I. Giới thiệu chung 1

1. Vị trí địa lí 1

2. Diện tích - dân số 2

3. Các đơn vị hành chính 2

II. Lịch sử hình thành và phát triển của Cà Mau 3

III. Phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh 4

1. Địa hình 4

2. Khí hậu 5

3. Tài nguyên đất 5

4. Tài nguyên nước 6

5. Tài nguyên sinh vật 7

6. Tài nguyên khoáng sản 8

IV. Đặc điểm về mặt nhân văn của tỉnh 9

1. Dân số - lao động 9

2. Cơ sở hạ tầng 10

3. Dân trí, mức sống 13

V. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của tỉnh 14

1. Cơ cấu kinh tế 14

2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh 15

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên của tỉnh). Loại rừng này co diện tích 100.000ha, có nhiều loài chủ yếu là đước và mắm. *. Thảm thực vật úng phèn Rừng tràm Là thảm rừng hỗn giao được hình thành trên địa bàn ngập úng trong mùa mưa. Thảm rừng hỗn giao này gồm một số loài cây có sản lượng ưu thế:tràm, năng, sậy… Rừng tràm có giá trị kinh tế to lớn không kém rừng ngập mặn. Trữ lượng gỗ trong quần hợp tràm, dớn,chuội ở tuổi 15 có thể đạt 3003/ha gấp 2 lần năng suất sinh học trong rừng ngập mặn. Rừng tràm còn là chiếc nôi của hàng trămloài động vật.Nó có giá trị kinh tế và có giá trị rất lớn đối với môi trường. b. Động vật: Động vật hoang dã có nhiều loài với số lượng cá thể đông, địa bàn cư trú đa dạng. Động vật trên cạn: Có thú, bò sát, hàng trăm loài khác, tập chung nhiều ở rừng tràm và rừng ngập mặn. Động vật dưới nước: Cà Mau là vùng giàu nguôn lợi thuỷ sản,với 251km đường biển, gần 100.000 km2 vùng biển chủ quyền, trữ lượng cá nổi ước tính khoảng 262ngàn tấn, cá đáy biển khoảng 450 ngàn tấn thuộc 661 loài, 319 giống,13 họ. Vùng biển Cà Mau có nhiều loài có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao:cá đường, tôm biển cá thu, cá gộc, cá hồng, cá dứa. Cà Mau có nhiều ngư trường đánh bắt cho năng suất cao ở cả hai biển Đông và Tây đều có những bãi cá nổi, cá đáy. Ngoài biển là ngư trường lớn, Cà Mau còn có thuỷ lực nội địa với diện tích hơn 15 ngàn ha. Trong vực nước chảy có các loài huỷ sản nước lợ: tép đất, cá trẽm, tôm càng, cá ngát…trong vực nước đọng có các loài cá đen:lóc, trê, rô, lươn… trữ lượng và năng suất cao. Động vật nuôi: có trâu,vịt heo, thuỷ sản…gần đây việc nuôi thuỷ sản nước lợ cho giá trị kinh tế cao. 6. Tài nguyên khoáng sản a. Dầu khí:Kết quả thăm dò phát hiện trong vùng biển Cà Mau có trữ lượng dầu khí khá lớn nhiều triển vọng kinh tế và phát triển công nghiệp dầu khí.Hiện nay trung ương đã đầu tư khu công nghiệp khi-điện-đạm Cà Mau b. Than bùn: ở rừng U Minh hạ có trữ lượng than bùn rất lớn nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện nay dự tính lượng than bùn chỉ còn khoảng gần 5.000ha. Than bùn U Minh có thể sửdụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các phế phẩm khác.Hiện mới khai thác được khoảng 2.900ha. c. Emelit cũng được phân bố ở dọc ven biển Cà Mau và nó cũng là một trong những khoáng sản ít nhiều có giá trị. IV. Đặc điểm về mặt nhân văn của tỉnh 1. Dân số - lao động a. Dân số. Dân số Cà Mau tính đến cuối năm 2004 là 1.201.110 người. Mật độ dân số trung bình của Cà Mau là 230 người/km2 thấp hơn so với MĐDSTB của cả nước,và bằng hơn một nửa MĐTB của ĐBSCL,so với các tỉnh của ĐBSCL, MĐDSSTB của Cà Mau vào loại thấp. Dân số của Cà Mau phân bố không đều giữa các huyện và thành phố, dân số tập chung chủ yếu ở thành phố Cà Mau,huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi, huyện Thới Bìnhvà ít nhất là ở huyện Năm Căn (68 người). Trên địa bàn cư trú của tỉnh Cà Mau có hơn 20 dân tộc sinh sống nhưng đông nhất là người Kinh:97,16%;người Khơme chiếm 1,86% cònlại là người hoa và cấc dân tộc ít người khác như người Mường ,Tày,Thái,Chăm,Nùng….. b. Lao động. Đội ngũ lao động của tỉnh hiện nay còn lớn nhưng chất lượnglao động còn thấp.Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người chiếm 60% dân số, đa số họ là những lao động trẻ, cần cù. Lực lượng lao động hoạt động tong nền kinh tế là 610.000 người chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động tronmg độ tuổi. Chất lượng lao động của tỉnh xét theo học vấn và chuyên môn kĩ thuật còn thấp. Số lao động được đào tạo và có tay nghề, kĩ thuật khoảng 110.000 người chiếm 18% so với lực lượng lao động, trong đó sơ cấp học nghề có 30.000 người, trung học chuyên nghiệp có 5.000 người, cao đẳng, đại học, trên đại học có 6.500 người. Tỉ lệ lao động ở khu vực I là 74%,khu vực II là 11%, khu vực III là 15%.Lực lượng lao động đào tạo qua mỗi năm cũng trên 20.000 người nhưng chủ yếu là truyền nghề, những người được đào tào kĩ thuật hệ chính qui cũng có nhưng ít,chưa đáp ứng được yêu cầu phất triển kinh tế-xã hội của tỉnh và khu vực hiện nay. Một vấn đề xảy ra với tỉnh là khi đưa lao động đi làm việc ở các tỉnh, thành phố bạn hoặc nước ngoài, hầu hết là nhận việc làm chân tay,thu nhập thông qua đồng lương còn quá thấp. Vấn đề này cần có hướng giải quyết nhanh, phù hợp để nâng cao mức sống của người dân, cải thiện đời sống. Cà Mau là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn nó đã tạo nên một Cà Mau đa văn hoá, giàu bản sắc và là điều kiện thúc đẩy phát triển u lịch văn hoá, nhân văn nhưng nó cũng gây ra bất đồng trong cộng đồng làm mất ổn định chính trị tình hình trong nước và nhà nước cũng phải đầu tư chi phí lớn về nguồn ngân sách để có thể nâng cao dân trí tạo thế cân bằng cho cả nước. 2. Cơ sở hạ tầng Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nhưng Cà Mau vẫn là một tỉnh nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp kemso với mức trung bình của cả nước. Hiện nay Cà Mau đã quan tâm đầu tưnhiều vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng: giao thông , thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp học,bệnh viện,lưới điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… Hệ thống giao thông vận tải Cà Mau là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông phẩm tươi sống, vận tải không chỉ tham gia quá trình sản xuất mà còn quyết định chất lượng,giá trị sản phẩm, gắn liền với đời sống và quốc phòng. *. Hệ thống giao thông đường thuỷ Cà Mau có 1886 sông, kênh rạch với tổng độ dài gần 60.000km, trong đó hơn 700km có tải trọng từ 50 tấn trở lên, có hơn 88.000 phương tiện giaothông đường thuỷ gồm 6.414 chiếc vận tải hàng hoá,2.920 chiếc vận chuyển hành khách có trọng tải từ 10 người trở lên, 78.651 xuồng máy có trọng tải chở dưới 10 người, trong đó 94% phục vụ sinh hoạt gia đình, đối với canô có 450 chiếc, trong đó có 71 chiếc canô tải. các con sông lớn cung là những tuyến đường thuỷ quan trọng: tuyến đường thuỷ phía nam từ Cần Thơ về thành phố Cà Mau rồi về Năm Căn-Mũi Cà Mau, Cà Mau- Sông Đốc, Cà Mau- cửa Gành Hào. Giao thông đường thuỷ ở Cà Mau phát triển mạnh và là một đặc thù ông nước Cà Mau, từ Cà Mau có thể đi đến tất cả các trung tâm, huyện lị, thị trấn, xã,các cụm dân cư bằng đường thuỷ. Hiện nay Cà Mau đang xây dựng những bến cảng lớn làm dịch vụ hậu cần cho nghề cá, vừa thông thương đường biển để trực tiếp giao lưu với bên ngoài như cảng Năm Căn, cảng cá Cà Mau,cảng cá Hòn Khoai,cảng cá sông Đốc…Từ đây có thể đi thẳng ra nước ngoài, các tỉnh miền Trung, miền Bắc bằng đường biển rất thuận lợi. *Giao thông đường bộ . Giao thông đường bộ Cà Mau còn chưa phát triển, tổng chiều dài là 2.177km, chièu rộng bình quân 4m, trong đó có 100km đường nhựa và 291km đường bê tông-nhựa. Tuyến quốc lộ 1A trên địa phận Cà Mau là tuyến quan trọng nhất, dài gần 70kmchạy từ cửa ngõ phía Đông thành phố Cà Mau về tới huyện Năm Căn, từ đây có nhiều tuyến liên huyện và nhánh rẽ đi các huyện , xã, thị trẩn,trong tỉnh. Tuyến đường quốc lộ 63(thành phố Cà Mau –Kiên Giang) là tuyến đường quan trọng ở phía Bắc tỉnh Cà Mau. Nay trên địa bàn tỉnh có 475 ôtô vận tải hàng hoá, 747 ôtô vận tải hành khách và sinh hoạt, hơn 82.000 xe gắn máy các loại, trong đó chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình. *Đường hàng không. Có sân bay Cà Mau ,hiện nay có tuyến bay Cà Mau –thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động nhằm phục vụ đi lại và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. *. Hệ thống điện nước. Hệ thống điện năng của tỉnh trong thời gian qua không ngừng phát triển, điện khí hoá nông thôn được quan tâm đầu tư. Điện lưới quốc gia đã đi tới các xã. Tỉ lệ số hộ được sử dụng điện tăng từ 7,2% năm 1995 lên 46% năm 2002 và 80% năm 2005.Tỉnh đã có nhà máy điện dự phòng với công suất 2.100kw.Khi tổ hợp công trình khí điện đạm Cà Mau hoàn thành sẽ có đủ khả năng cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của tỉnh và các tỉnh của khu vực. *. Hệ thống cung cấp nước sạch. Cũng luôn được cải tạo và nâng cấp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Khả năng cung cấp nước tại khu vực thành phố Cà Mau nâng lên mức 12triệu m3/năm vào 2005-2006 và xây dựng trạm cung cấp nước độc lập cho khu điện khí đạm và khu đô thịmới Khanh An công suất giai đoạn I là 12.000m3/ ngày đêm. Ở các huyện lị nước sinh hoạt đã cung cấp với tổng công suất là 15.500m3/ngày đêm. Những năm uqa hệ thống cấp nước sinh hoạt thành thị và nông thôn đã được cải thiện, riêng nông thôn đã có 68% số hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt . *. Về bưu chính,viễn thông. Cùng xu hướng chungc ủa cả nước Cà Mau cũng đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kĩ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tê ven biển đều đã được phue sóng điện thoại di dộng. Bưu điện Cà Mau đã có dủ các dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa,điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát hành báo chí của tỉnh đã có 50 bưu cục các loại, 18 điểm bưu điện văn hoá xã. Toàn tỉnh hiện có 914 km đường thư với 51 tuyến được nối liền với các tỉnh và huyện trong tỉnh. Mạng viễn thông được phát triển nâng cao chất lượng theo thời gian: mạng điện thoại cố định, di động, mạng truyền dẫn,internet… hiện nay mạng Viettel Mobifone đanmg phát triển nhanh phục vụ tốt cho khách hàng. Máy điện thoại hiện có hơn 160.000 máy, đạt mật độ trung bình 13 máy/ 100 dân. *. Hệ thống thuỷ lợi. Được đầu tư tập chung phát huy hiệu quả nhanh. Những công trình thuỷ lợi trọng điểm như đê biển, đê xung yếu, nạo vét, đào mới một ssó kênh trục được nhà nước đầu tư, cùng với phong trào nhân dân làm thuỷ lợi, thuỷ nông nội cụ, xây dựng cống thời vụ,đã tạo điều kiện thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích lúa, rau màu, và phục vụ nuôi tôm. *. Hệ thống trường học, trạm y tế. Được đầu tư tập chung, phát huy hiệu quả nhanhnhững thiệt hại sau cơn bão số 5. Có 100% số trạm y tế, 75% số trường học được xây dựng cơ bản, bán cơ bản, trong đó 38 trường tầng xây dựng mới, với gần 400 phòng học, chủ yếu trường tiểu học, trung học cơ sở, xây dựng mới trường trung học sư phạm với 3000 giáo sinh, đang đào tạo 1500 giáo sinh. Nhiều công trình văn hoá, phúc lợi công cộng ở thành phố, thị trấn nhất là thành phố Cà Mau được ưu tiên đầu tư như đường nội ô, hệ thống cấp thoát nước, đèn đường, công viên, cây xanh…… 3. Dân trí, mức sống Trong những năm qua cùng thời gian Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực tình hình văn hoá kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể. a.Tình hình văn hoá-xã hội: Hoạt động khoa học công nghệ và môi trường được các cấp, ngành quan tâm và có chuyển biến đáng kể. Kinh phí đầu tư cho việc triển khai các công trình nghiên cứu ứng dụng khoa học đã được quan tâm( thực hiện 6 công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học với 36 đề tài được đầu tư chiếm 1,1% ngân sách). Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng các chương trình khoa học công nghệ đã tác động tích cực đeens quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, nâng cao hiẹu quả sản xuất, kinh doanh, cung cấp luận cứ khoa học để lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nổi bật là các ứng dụng công nghệ sinh học, tin học. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật được đào tạo tốt hơn. Gioá dục đào tạo có chuyển biến tích cực. Số lượng học sinh các ngành học.cấp học đều tăng, đáng kể là bậc trung học và loại hình giáo dục thường xuyên: Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện được coi trọng. Độ chênh lệch chất lượng giữa giáo dục nông thôn và thành thị từng bước được khắc phục. Trường lớp, trang thiết bị dạy và học được đầu tư khá mạnh, nhất là vùng nông thôn. Năm 2000,tỉnh được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, vượt trước kế hoạch hai năm.Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được đẩy mạnh.Cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở bậc tiểu học.Đã thu hút được đội ngũ giáo viên ngoài tỉnh(297 giáo viên -2000). Nguồn nhân lực đạt trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng bình quân có 39 người/10.000 dân . Năm 2005, đã triển khai xây dựng 1.259 phòng học kiên cố hoá, đã có 9 trường học được công nhận là đạt chuẩn quốc gia, 83 xã, phường,thị trấn và 4 huyện, thành phố được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung hòc cơ sở. Vấn đè báo chí, xuất bản đã được chú ý đã thông tin kịp thời những chủ ttrương, chính sách của Đảng, nhà nước, các nhiệm vụ trọng tâm, sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước và địc phương. Công tác chắmóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều tién bộ. Công tác truyền dân số, kế hoạch hoá gia đình,bảo vệ, chắmóc và giáo dục trẻ em, phòng chống các bệnh xã hội nguy hiểm được coi trọng và thực hiện có kết quả. Năm 2005, 95% trẻ em được tiêmchủng mở rộng, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22%, 46 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trong những thập ki qua, từ sau khi đổi mới, tăng trưởng kinh tế nhanh đã góp phần nâng cao thu nhập dân cư trong tỉnh. Thu nhập bình quân đâù người năm 2000 tương đương 350 USD, năm 2004:520 USD tăng 48% so với năm 2004. Năm 2005, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá cố định 1994 đạt 7.740 tỷ đồng, tăng 12,4%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong vòng 5 năm qua. Bình quân đầu người là 584USD, tăng 66,8 % so vói năm 2000. V. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của tỉnh 1. cơ cấu kinh tế Cơ cáu kinh tế của tỉnh Cà Mau đang có sự chuyển dịch theo hướng phát triển dần tỷ trọng cấc ngành khu vực II và khu vực III, giảm nhanh tỷ trọng các ngành khu vực I. Từ năm 2000 tỉnh đẩy nhanh thực hiện theo nghị quyết 09 của chính phủ. Đó là sự chuyển dịch phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, làm tiền dề đi lên CNH-HĐH. Các ngành khu vực I(Nông-lâm- ngư nghiệp): 73,26% năm 1991 68,24% năm 1995 59,27% năm 2000 54,12% năm 2004 53% năm 2005 Các ngành khu vực II(Công nghiệp-Xây dựng): Năm 1991:13,21% 1995:16,70% 2000:20,24% 2004:22,14%. 2005:25% các ngành khu vực III(Dịch vụ): Năm 1991 :13,53% 1995: 15,05% 2000:20,24% 2004:22,14% 2005: 22%. 2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh a. Nông nghiệp: *. Trồng trọt: Cây lúa: Sản xuất lúa nước tỉnh Cà Mau khá phát triển. Sản lượng lúa tăng lên qua từng năm, năm 1997 đạt 634 ngàn tấn, năm 1999 đạt 800 ngàn tấn. Từ cuối năm 2000 mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp giảm do chuyển đổi trên 100.000ha sang nuôi trồng thuỷ sản nhưng sản lượng lúa năm 2004 vẫn đạt 400 ngàn tấn. Lúa là cây trồng chính trong ngành trồng trọt, diện tích canh tác lúa thường chiếm 96% tổng diện tích cây trồng hàng năm của tỉnh.Thực hiện ngọt hoá bán đảo Cà Mau, diện tích gieo trồng lúa tăng từ 186.700 ha năm 1995 lên 248.200ha năm 2000; tăng bình quân 5,8%/năm thời kì 1996-2000. Từ cuối năm 2000 tỉnh Cà Mau thực hiện chủ trươngv của chính phủ chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã chuyển 125.000 ha đất trồng lúa sang nuôi tôm; diện tích canh tác lúa giảm còn 131.570ha năm 2001 đến năm 2004 giảm còn 95.000ha. Hệ số sử dụng đât đã tăng từ 1,0 lần năm 1995 lên 1,6lấn vào năm 2000. Cơ cấu mùa vụ chuyển đổi theo hướng tăng nhanh diện tích lúa Đông Xuân , lúa hè thu. Sản lượng lúa năm 2000 đạt 850.400 tấn, tăng 321.000 tấn so vói năm 1995; tốc độ tăng sản lượng đạt gần 10%/ năm trong cùng thời kì. Năm 2001 sản lượng giảm còn 418.452 tấn và năm 2004 giữ mức 400.000 tấn. Lương thực bình quân đàu người tăng từ 502 kg/ ngươi năm1995 tăng lên 743 kg/ người năm 2000; tốc đọ tăng bình quân 8,2%/ năm thời kì 1996-2000. Đến năm 2004, còn 210 kg/ người/ năm. Cây công nghiệp, cây ăn quả: 1998 diện tích là 34.460ha bằng 13,1% diện tích trồng trọt của toàn tỉnh trong đó cây dừa trong những năm gần đây diện tích dừa không ổn định và có xu hướng giảm do thiếu thị trường, hiệu quả không cao, nhân dân chuyển sang nuôi tôm nhiều. 1995 toàn tỉnh có 22.517 ha , Tới năm 1997 tăng lên 26.559 ha. Năm 1998 là 21.248 ha nhưng tới năm 2000 giảm xuống còn 20.102 ha và tới năm 2005 chỉ còn 9.195 ha. Bên cạch đó diện tích trồng mía lại có xu hướng tăng để đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy đường. Năm 1995 có 339.000 ha tới năm 2000 tăng lên 5665 ha ,tốc độ tăng bình quân 10,8%/ năm trong khi đó mía được trồng nhiều ở một số huyện như: Thới Bình , Trần văn Thời và huyện U Minh. Năm 2005 sản lượng mía đạt 355.000 tấn. Tuy nhiên do thiếu nước ngọt nên mía đường trồng vào mùa mưa gây khó khăn trong vấn đề rải vụ. Do vậy năm 2005 diện tích trồng mía giảm xuống còn 3.340 ha. Cây ăn trái trên đất Cà Mau chủ yếu là chuối, khóm, năm 2001 diện tích chuối đạt 8000 ha là thời điểm cao nhất nhưng tới năm 2005 chỉ còn 4.500 ha. Sản phẩm chuối chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, cây khóm giảm nhanh trong những năm gần đây từ 320 ha năm 1995 hiện nay giảm xuống còn 70 ha, nguyên nhân chính là do giá cả và thị trường không ổn định làm cho hiệu quả sản xuất không cao. Bên cạch đó một số cây trong tỉnh đang có xu hướng tăng như : xoài, cam,mận,bưởi và một số cây công nghiệp khác như cây lát để dệt chiếu(292 ha), cây đay(81 ha) có nhiều ở huyện Thới Bình, Đầm Dơi. Cây công nghiệp , cây ăn quả ở Cà Mau tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, đồng thời nhăm tận dụng nguồn lực đất và lao động cũng như tanưg thu nhập cho nhân dân trong tỉnh. *. Chăn nuôi. ậ Cà Mau chăn nuôi phát triển chậm và không ổn định, chủ yếu là gia cầm và heo. Đàn gia cầm không ổn định từ 2 triệu con năm 1995 lên 2,9 triệu con năm 2000, tốc đọ bình quân 7,8 %/năm thời kì 1996-2000. Đến năm 2001 giảm xuống còn 1,5 triẹu con và tới năm 2004 giảm xuống còn 0,82 triệu con. Tổng đàn heo luôn biến động, tăng từ 222.700 con năm 1995, tới năm 2000 tăng lên là 285.800 con nhưng tới năm 2001 giảm xuống còn 187.800 con , tới năm 2004 tăng lên 240.000 con. Việc chăn nuôi ở Cà Mau mang tính tự phát,thiếu đầu tư chiều sâu và các biện pháp hỗ trợ về kinh tế, vốn và thị trường tiêu thị do vậy mà chăn nuôi phát triển không ổn định. *. Lâm nghiệp. Rừng ở Cà Mau có hai loại chính: Rừng ngập mặn và rừng ngập úng phèn(rừng tràm). Cà Mau có 97.187 ha rừng, gồm rừng phòng hộ ven biển chiếm 10,3%, rừng đặc dụng 11,9% và rừng sản xuất là 77,86%. Rừng có giá trị rất lớn trong việc duy trì sinh thái và bảo tồn nguồn gen tạo cân bằng cho môi trường phát triển bền vững toàn khu vực. Rừng cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển du lịch. Trong những năm qua Cà Mau đã thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển lâm nghiệp như chương trình 327, 661. các tổ chức quốc tế Đan Mạch đã và đang hỗ trợ đầu tư phát triển rừng ven biển Cà Mau. Do vậy mà quỹ rừng được tăng lên , đời sống của nhân dân lao động nghề này được tăng lên. diện tích trồng tái sinh rừng hàng năm tăng không đèu nhưng cũng đạt bình quân 3000 ha/năm. Năm 2004 diện tích trồng rừng đạt 5.100 ha. Đối với rừng sản xuất tỉnh đã thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng, đổi mới quản lí rừng và đất lâm nghiệp. Từ năm 2003 đến 2005 các lâm trường đã khai thác và tỉa thưa rừng , mỗi năm trên 4000 ha rừng, doanh thu lâm sản đạt trên 30 tỷ đồng/năm. Kinh tế rừng đang phát triển tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân trong các lâm trường. Tình trạng phá rừng vi phạm luật lệ rừng đã giảm đáng kể. Năm 2005 đã trồng mới được 2618 ha, nâng cao diện tích đất rừng lên trên 101.000 ha chiếm tỉ lệ 19,4% độ che phủ so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh. *.Ngư nghiệp. Đây là ngành trọng điểm của tỉnh. Năm 1998 thu hút gần 100.000 lao động với 38.000 hộ sấp xỉ 200.000 nhân khẩu. Giá trị sản xuất bằng 34,13 % tổng sản phẩm trong vùng chiếm 1/3 GDP toàn tỉnh. Ngành nuôi trồng thuỷ sản trở thành ngành kinh té có giá trị kinh tế cao trong tỉnh, nó cung cấp thực phẩm thường xuyên chonhân dân trong tỉnh và là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, gần đay ngành thuỷ sản tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Năm 1995 diện tích nuôi thuỷ sản là 160.000 ha trong đó diện tích nuoi tôm là 104.800 ha , Tới năm 1998 diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 161.598 ha chiếm 31% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. So với năm 1997 diện tích thuỷ sản tăng từ 4 đên 8 % . Nuôi trồng tập chung ở Ngọc Hiển với 54.394 ha chiếm 34,7% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh, Đầm Dơi là 39.668 ha chiếm 24,5 %. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm1998 đạt 42.363 ha. Trong đó U Minh đạt 12.059 tấn, Đầm Dơi đạt 8.935 tấn, Ngọc Hiển đạt 7.237 ha. Năm 2000 diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 204.000 ha trong đó diện tích tôm là 153.000 ha, đầu năm 2005 lên tới 280.000 ha tăng 1,75 lầnẩtong đó diện tích nuôi tôm là 248.000 ha. Nuôi trồng thuỷ sản ở Cà Mau đa dạng về địa bàn tập chung ở ao, đàm, kênh, rạch, ruộng ngập nước, nuôi xen kẽ trong rừng ngập mặn, ngập úng, nuôi trong lồng. Sản phẩm đa dạng phong phú như tôm sú, càng xanh, cá chép cá mè, cá chê , cá phi, cua ếch…. Trong đó tôm sú giữ vai trò chủ lực, năng suất tôm trong toàn tỉnh khoảng 320 kg/ ha trong đó nuopoi công nghiệp đạt 3- 4 tấn/ha, diện tích khoảng 600 ha, một số mô hình nuôi kết hợp đã được áp dụng như nuôi cá nước ngọt , nuôi dưới chân rừng tràm, nuôi cá kết hợp với trồng lúa trong các ao hồ, nuôi các loài thuỷ sản nước mặn, nước lợ khác như cua, cá , sò, huyết. Sản xuất tôm giống cũng tăng, toàn tỉnh có trên 900 trại tôm giống trung bình mỗi năm sản xuất đựợc 6 tỷ con, đáp úng trên 50% nhu cầu nuôi thả của nhân dân trong tỉnh. Năm 2004 cơ cấu nông ngư nghiệp.Năm 2004 sản lượng tôm đạt 91.100 tấn tăng 85% so với năm 2000. Năm 2005 kinh tế thuỷ sản của tỉnh tiếp tục tăng trên 4 lĩnh vực: kinh tế biển, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản đạt 260.000 tấn tăng 7,8%, trong đó sản lượng tôm nuôi là 83.860 tấn tăng 18%. Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào mà các nhà máy chế biến thuỷ sản thu được 75.200 tấm tăng 12% nổi bật là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 520 triệu USD tăng 10,87% góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của cả nước. Trong đó mặt hàng chủ lực là tômđã có mặt ở nhiều thị trường thế giới và được khách hàng tín nghiệm. Công nghiệp Cà Mau . Công nghiệp chiếm 18,4% tổng sản phẩm GDP thu hút trên 17.000 lao động (1998) công nghiệp đã tạo nhiều sảnhững phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho sảnhững xuất và đời sống. Công nghiệp đã thực sự thúc đẩy các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh (thuỷ sản nông sản) phát triển giúp khai thác có hiệu quả các tiềm những năng của ngành. Công nghiệp chế biến LTTP, nó như một nhịp cầu nhữngối liền ccá vùng sản những xuất với thị trường. Nó làm tăng giá thị các loại nông sản. Cà Mau xa các trung tâm kinh tế và các trung tâm tiêu thụ lớn dẫn tới việc phát triển công nghiệp chế biến LTTP là rất cần thiết, hiện trạng chế biến LTTP gồm: chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, chế biến các loại nông phẩm khác như : dừa đường mía, hoa quả …Năm 1998 tổng số cơ sở chế biến LTTP là 710, tổng số lao động là 10.815 người chiếm 62,6% dân số lao động toàn nghành. Ngành này tập trung chủ yếu ở thành phố Cà Mau. Trong đó chế biến thực phẩm là quan trọng nhất. Giá trị xuất khẩu những năm 1998 là: 2.036.043 triệu đồng bằng 99% giá trị sản xuất của ngành chế biến LTTP. Nhiều xí ngiệp được đổi mới công nghệ, đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp thiết bị, nhằm tạo sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Sản phẩm chủ yếu: Tôm đông lạnh 18.958 tấn, tôm khô 212 tấn, ghẹ là 182 tấn, mực 678 tấn. Năm 2004 CN chế biến hàng thuỷ sản tăng toàn tỉnh có 24 nhà máy đã chế biến được 67.000 tấn trong đó có 55.000 tấn tôm đông, giá trị chế biến hàng hoá chế biên xuât khẩu đạt 490 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu trung bình năm 1999 là 140 triệu USD khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước được nâng cao công nghiệp chế biến lương thực chủ yếu là xay xát lúa gạo nhưng có quy mô nhỏ phân tán sản phẩm năm 1998 là 326.490 tấn gạo xay xát, giá trị sản xuất đạt 22.822 triệu đồng. các ngành công nghiêp khác: công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước, cơ khí, chế biến gỗ, dệt may Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước từ năm 1991 tỉnh đã có mạng lưới điện quốc gia 110 KV nối liền từ Bạc Liêu đến Cà Mau. Nay điện đã về đến các xã trong tỉnh song tỉ lệ hộ dân được dùng điện còn thấp nó đạt xấp xỉ 30%. Công nghiệp cơ khí: chủ yếu là cơ khí sửa chữa cho ngành vận tải, ngành công ngiệp đánh bắt thuỷ sản có khoảng 200 cơ sở giá trị sản xuất đạt 23.397 triệu đồng (1998). Công nghiệp chế biến gỗ: tập trung chủ yếu ở thành phố, một số thị trấn. Sản phẩm là gỗ xây dựng, đồ gỗ gia dụng. Toàn tỉnh có 1.600 cơ sở sản xuất với gần 5000 nlao động, giá trị sản xuất năm 1998 là 26.783 triệu đồng. Ngoài ra Cà Mau còn có ngành công nghiệp dệt may sản xuất vật liêu xây dựng, hoá chất dược phẩm, sủa chũa điện tử, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, in, nước đá…ngành sản xuất nước đá khá phát triển nhằm phục vụ nhu cầu ngành thuỷ sản. Ngoài ra còn có ngành thủ công công truyền thống như ngề dệt chiếu là phát triển nhất. Thương mại và dịch vụ: Hệ thống ngành dịch vụ gồm : thương mại, vận tải, thông tin, ngân hàng du lịc khach sạn, y tế, giáo dục trong đó dịch vụ thương mại giữ vai trò quan trọng. Nó được coi như ngành sản xuất vật chất, nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định đời sống nhân dân. Hệ thống thương mại gồm: nội thương và ngoại thương. Hoạt động thương mại gồm: quốc doanh, tư doanh, đại lý, của hàng, chợ nông thôn. Trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh là TP Cà Mau. Cà Mau có quan hệ buôn bán với nhiều địa phương trong khu vực của cả nước và mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDLy (2).doc