LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHNNVN. 3
1. Mục đích ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 3
2. Tóm tắt quá trình phát triển: 3
a. Thời kỳ 1951 - 1954 5
b. Thời kỳ 1955 - 1975 5
c. Thời kỳ 1975 - 1985 5
d. Thời kỳ 1986 đến nay 5
3. Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam 7
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHNNVN. 9
1) Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 9
2) Tư cách pháp nhân: 12
3) Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13
4) Nhiệm vụ và quyền hạn 14
5) Nhận xét chung: 17
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN 19
1. Hoạt động của NHNN 19
a. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 19
b. Phát hành tiền 20
c. Hoạt động tín dụng 20
2. Đối với việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ 21
3. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối 22
4. Hoạt động thông tin báo cáo 23
5. Các hoạt động khác 24
a) Tài chính, hạch toán, kế toán và báo cáo của ngân hàng nhà nước 24
b) Thanh tra ngân hàng, tổng kiểm tra của ngân hàng nhà nước 25
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 27
1. Thực trạng hoạt động của NHNN 27
2. Tính độc lập của NHTW 28
3. Các tiêu chí hoàn thiện NHNN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Văn bản pháp luật 33
Giáo trình-Bài báo khoa học 34
Đường link trang web 35
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”
Nhìn chung các qui định của luật NHNNVN 2003 và luật NHNNVN 2010 đều đã xác định rõ các chức năng của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Qua đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung ương. Cụ thể là:
Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội của nhà nước: Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ khác cùng với NHNN trình CP dự án kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước.
Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ.
Xây dựng các dự án luật, pháp luật và các dự án khá về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng trừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận, chia, tách, hợp nhất của các tổ chức tín dụng.
Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng nhà nước về thanh toán quốc tế, hoạt động đối ngoại…
Chức năng ngân hàng trung ương:
Phát hành tiền và cung cấp vốn cho nền kinh tế, cho các tổ chức tín dụng
Hỗ trợ thông tin về hoạt động ngân hàng để đảm bảo an toàn cho hệ thống.NHNN thường xuyên có những thông tin về hoạt động để phát hiện kịp thời và đưa ra những chính sách phù hợp
Thực hiện điều chuyển tiền trong tài khoản của các tổ chức tín dụng để điều hòa lưu thông tiền tệ
Tuy nhiên các chức năng nhiệm vụ của ngân hàng NN hiện nay được qui định theo hướng quá coi trọng chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng trong khi đó chức năng ngân hàng trung ương không được quan tâm thỏa đáng. Ví dụ như: tại khoản 2 điều 10 Luật NHNN 2003 quy định: “Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của ngân hàng nhà nước do chính phủ quy định.” Tại khoản 1 điều 11 Luật NHNN 2003 quy định: “Thống đốc ngân hàng Nhà nước là thành viên chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành ngân hàng nhà nước.”
Trên thế giới, pháp luật về ngân hàng trung ương của các nước rất ít khi đề cập đến chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng của cơ quan phát hành tiền quốc gia mà chủ yếu đề cập đến hoạt động này dưới danh nghĩa là chức năng giám sát về kiểm soát an toàn của hệ thống ngân hàng.Vì vậy chúng em cho rằng chức năng NHTW cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa trên cơ sở phân tích nêu trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thứ nhất theo điểm c khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và khoản 1 điều 4 luật NHNN 2010 thì NHNN có nhiệm vụ đầu tiên là Điều hành chính sách tiền tệ được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
Ổn định giá trị đồng tiền:
Được biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng và các công cụ, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
Bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
Hoạt động của các tổ chức tín dụng có những tác động lớn đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là các trung gian tài chính, tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn rất lớn trong xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ tổ chức tín dụng, gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân và đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như của cả nền kinh tế. Do vậy, Luật NHNN 2003 và đặc biệt là luật NHNN 2010 đã có nhiều quy định để nâng cao nhiệm vụ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
Như vậy so với các qui định trong luật NHNN 2003 thì luật NHNN 2010 đã xác định rõ được thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống tổ chức tín dụng.
Bảo đảm sự an toàn của hệ thống thanh toán
Thứ hai, theo điểm a khoản 1 điều 5 luật NHNN 2003 và theo khoản 2 điều 4 Luật NHNN 2010 đều qui định NHNN có nhiệm vụ tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng
Thứ ba theo điểm c khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 4 điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật
Thứ tư theo khoản 5 điều 4 luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ xây dưng chỉ tiêu lạm phát hằng năm trình Chính phủ và để Chính phủ trình quốc hội. Như vậy, Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Đây là qui định khá cụ thể so với điểm b khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 qui định NHNN có nhiệm vụ “Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam”
Thứ năm theo điểm a khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 7, 8 điều 4 Luật NHNN 2010 thì NHNN sẽ tổ chức và điều hành phát triển tiền tệ, thực hiện công tác thống kê , dự báo, in đúc bảo quản vận chuyển tiền; phát hành , thu hồi, thay thế tiêu hủy tiền
Thứ sáu theo khoản 9 điều 4 Luật NHNN 2010 đã qui định cụ thể hơn về việc Cấp sửa đổi bổ sung giấy phép hoạt động của các tổ chức tín dụng so với Luật NHNN 2003 ( theo điểm d khoản 1 điều 5).Cụ thể là :
“Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”
Thứ bảy theo khoản 10 điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN thực hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các tổ chức tín dụng. Đây là qui định mới so với luật NHNN 2003
Thứ tám điểm đ khoản 2 điều 5 luật NHNN 2003 và khoản 17 điều 4 luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, thực hiện quản lí nhà nước về ngoại hối, quản lý việc cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.
Chính sách ngoại hối là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, vì vậy NHNN được giao nhiệm vụ quản lý ngoại hối và việc tổ chức kiểm tra thực hiện. NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổ chức thực hiện và kiểm tra. NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỉ gía hối đoái của đồng Việt Nam.
Tuy nhiên so với luật NHNN 2003 thì Luật NHNN 2010 có qui định mới về nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối ( theo khoản 18 điều 4 ). Chúng ta biết rằng việc sử dụng dự trữ ngoại hối vào mục đích chi tiêu thuộc phạm vi ngân sách cần thiết phải do Quốc hội quyết định, để bảo đảm đúng chức năng, nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước của Quốc hội. Tuy nhiên, do điều kiện hiện nay Quốc hội chưa họp được thường xuyên, chỉ họp hai kỳ trong một năm, đề nghị Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định vấn đề này để xử lý một cách kịp thời các yêu cầu sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách. Kể từ khi hình thành vào năm 1991 đến nay, dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam được Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước quản lý luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước.
Dự trữ ngoại hối là một hạng mục tài sản có trong Bảng cân đối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được coi là một tài sản bảo đảm cho giá trị tiền trong lưu thông. Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá trị đồng tiền thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng. Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước được quản lý dưới nhiều hình thức như tiền gửi, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ các nước G7…để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ của nền kinh tế, vừa để sinh lời, đảm bảo giá trị của Quỹ.
Việc quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của Chính phủ là phù hợp với pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối. Trong trường hợp việc sử dụng Dự trữ ngoại hối làm thay đổi dự toán Ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách.
Thứ chín Quản lí hệ thống thông tin tín dụng và nhiều nhiệm vụ quyền hạn khác theo qui định
Ngoài ra so với luật NHNN 2003 thì luật NHNN 2010 có những qui định mới như sau:
Theo khoản 12 điều 4 luật NHNN 2010 có qui định “ Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng”
Hoặc khoản 13 qui định NHNN có nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền”
Hoặc khoản 14 qui định NHNN “Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”
Hoặc khoản 25 qui định NHNN có nhiệm vụ “Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh”
Nhận xét chung:
Các qui định trong Luật NHNN 2003 về nội dung của các điều luật còn khá khái quát, không bảo đảm yêu cầu đặt ra cho việc áp dụng. Vì vậy để phân định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN thì chúng ta có thể tách Điều 5 ra thành 2 phần: một phần quy định về nhiệm vụ; một phần nói về quyền hạn. Việc tách biệt 2 nội dung nhiệm vụ và quyền hạn không chỉ có ý nghĩa làm rõ nhưng việc NHNN phải làm mà quan trọng hơn là khẳng định NHNN có những quyền hạn gì một cách rõ ràng nhất.Việc bố trí các khoản trong Điều 5 cần bố trí theo hướng quy định từ nhiệm vụ, quyền hạn cao nhất.
Mặt khác việc qui định chung chung như Luật NHNN 2010 cũng sẽ không phân định được một cách rõ tràng về nhiệm vụ quyền hạn của NHNN tương ứng với từng chức năng cụ thể.
Ngoài ra chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng quy định rõ hơn nữa trách nhiệm giải trình, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết định trong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN
Hoạt động của NHNN:
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Theo điều 15 LNHNNVN 2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hằng năm trình Chính Phủ.
Điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các công cụ.
Các công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Công cụ tái cấp vốn (điều 17 LNHNNVN ):
Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Được ngân hàng sử dụng dưới hình thức cho vay theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu theo phương thức thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Công cụ lãi suất (điều 18 LNHNNVN):
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Lãi suất cơ bả : lãi suất căn cứ vào đó ngân hàng thực hiện cho vay nằm trong biên độ +- 5% để điều hành chính sách tiền tệ chống nạn cho vay nặng lãi
Tỷ giá hối đoái (điều 19 LNHNNVN):
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.
Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường và nhu cầu điều tiết của nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
Dự trữ bắt buộc (điều 20 LNHNNVN):
Áp dụng đối với các tổ chức tín dụng. Để duy trì hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro thì các tổ chức tín dụng phải thành lập quỹ dự phòng. Để đáp ứng nhu cầu chi trả thanh toán đột xuất và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, tổ chức tín dụng phải gửi tại ngân hàng nhà nước một số tiền gửi theo mức từ 0 – 20 % tổng số dư tiền gửi ở tổ chức tín dụng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi và tổ chức tín dụng khác nhau phụ thuộc vào mức độ rủi ro.
Nghiệp vụ thị trường mở (điều 21 LNHNNVN):
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn: tín phiếu kho bạc , chứng chỉ tiền gửi…
Phát hành tiền: (điều 23 LNHNNVN):
Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán. Chỉ có NHNN là cơ quan duy nhất mới có quyền phát hành tiền bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Mọi hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do NHNN phát hành đều bị coi là bất hợp pháp
Hoạt động tín dụng :
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước khác biệt về bản chất so với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bởi vì hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng. Thông qua các hình thức: bảo lãnh; cho vay; tạm ứng cho ngân sách nhà nước; góp vốn, mua cổ phần.
Cho vay (điều 30 LNHNNVN):
Là hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay này thể hiện vai trò của ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng. Trường hợp đặc biệt, NHNN cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD khi được Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý.
Bảo lãnh (điều 31 LNHNNVN):
Được xem là hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước nhưng chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính Phủ. Không bảo lãnh cho tổ chức cá nhân vay vốn.
Tạm ứng cho ngân sách nhà nước ( điều 32 LNHNNVN):
Là hình thức hoạt động tín dụng của NHNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước cho vay hoặc tạm ứng cho ngân sách nhà nước tức là cung ứng thêm tiền cho lưu thông sẽ gây ra lạm phát và ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ.
Nước ta trong tình hình nền kinh tế chuyển đổi nên nguồn chi rất lớn mà nguồn thu lại có hạn nên ngân sách nhà nước thường gặp tình trạng thiếu hụt tạm thời, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước sẽ rất khó khăn. Vì vậy cần phải có quy định tạm ứng cho ngân sách nhà nước và khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách trừ trường hợp đặc biệt do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định.
Góp vốn, mua cổ phần (điều 33 LNHNNVN):
NHNN không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác.
Đối với việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ:
Luật quy định rõ khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia để làm cơ sở xây dựng thẩm quyền của các cơ quan (Quốc hội, Chính phủ, NHNN) đối với chính sách tiền tệ. Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, Luật cụ thể hóa được vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ. Cụ thể là: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền cụ thể của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ:
Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Về công cụ lãi suất, Luật đã quy định lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để NHNN điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãi suất cơ bản theo hướng lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh mà làm cơ sở cho việc phòng, chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Theo quy định của Luật này, NHNN quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. Thẩm quyền của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền đã được nâng cao hơn.
Bên cạnh đó, NHNN tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo qui định của pháp luật; chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; NHNN tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; Thống đốc NHNN có quyền thành lập các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của NHNN; Hoạt động của NHNN được qui định rộng hơn trong trường hợp cho vay đặc biệt đảm bảo có thể can thiệp sớm hơn, hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng…
Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối :
Nhiệm vụ quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối của NHNN đã qui định tại khoản 17 Điều 4 và mục 5 trong phần các hoạt động của NHNN trong LNHNN 2010, chính điều này càng thể hiện chức năng của NHNN trong việc vai trò quản lý của nhà nước thông qua các nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
Như chúng ta đã biết quản lý ngoại hối là hoạt động rất nhạy cảm đối với hoạt động của nền kinh tế, với chức năng kiểm soát lượng tiền lưu thông trong xã hội cùng việc bảo đảm cán cân thương mại. NHNN cần kiểm soát chặt chẽ ngoại hối và hoạt động ngoại hối nhằm có sự điều chỉnh phù hợp khi có sự biến động trên thị trường ngoại hối.Với chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước, NHNN có những thầm quyền nhất định đề thực hiện nhiệm vụ của mình như tồ chức và phát triền thị trường ngoại tệ nhằm mở rộng thị trường trao đổi ngoại tệ thích hợp xu hướng mở cửa hội nhập của nước ta. Bên cạnh đó để đảm bảo cho an ninh tài chinh, tiền tệ Quốc gia, NHNN luôn phải theo sát tình hình hoạt động để có thể trình Chính Phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối. Nhằm tạo sự vận hành thuận lợi cho hệ thống các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngoại hối, NHNN chịu trách nhiệm trong việc cấp phát, thu hồi giấy phép hoạt động của các tổ chức này. Nhiệm vụ này bắt buộc NHNN phải có những hoạt động thanh tra, giám sát nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời cũng như ngăn chặn được những khó khăn xảy ra đối với các tổ chức trên. Ngoài ra, NHNN thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối Quốc Gia, so với Luật NHNN năm 2003, luật năm 2010 mở rộng thêm về dự trữ ngoại hối Quốc Gia bao gồm thêm quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Qũy tiền tệ quốc tế. Với chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối quốc gia phòng trừ khi xảy ra những nhà nước có những nhu cầu cấp bách. Trước đây, NHNN phải báo cáo tình hình hoạt động trước Thủ tướng Chính phủ và UBTVQH nhưng hiện nay chỉ phài báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ. Qui định có thấy sự thống nhất trong cơ cấu quản lý, tạo thuân lợi trong việc quy trách nhiệm nếu có sai sót trong quá trình quản lý của NHNN vì thực tế NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ theo Điều 2 LNHNN 2010.Bộ tài chính là cơ quan thực hiện việc kiểm tra quản lý dự trự ngoại hối nhà nước do NHNN thực hiện theo qui định của pháp luật tạo thuận lợi trong quá trình kiểm tra Bộ tài chính có thể đóng góp ý kiến để NHNN hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Song song với chức năng quản lý, NHNN còn tham gia vào việc mua bán ngoại hối ở thị trường trong và ngoài nước thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng Trung ương theo qui định của Thủ tướng Chinh phủ. Với mục tiêu bảo đảm cho chính sách tiền tệ quốc gia vận hành hiệu quả, một trong những nhiệm vụ chính của NHNN.
Hoạt động thông tin báo cáo:
Những qui đinh về các hoạt động thông tin báo cáo được thể hiện tại mục 6 phần các hoạt động của NHNN theo LNHNN năm 2010, gồm 7 điều từ điều 33 đến điều 41. Với nội dung thể hiện trong các điều luật thì trách nhiệm cung cấp các thông tin, dữ liệu thuộc về các cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng, những chủ thể thực hiện các chính sách tiền tệ do NHNN điều hành. Là các đối tượng trực tiếp chịu sự thanh tra, kiểm tra, đánh giá của NHNN nên trách nhiệm báo cáo kịp thời, chính xác, nhanh chóng và trung thực các thông tin quan trọng cho NHNN phục vụ cho công tác thống kê, phân tích, dự báo giúp bảo đảm cho chính sách tiển tệ quốc gia và công tác quản lý ngoại hối phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ. Với sự biến động liên tục nên những thông tin được cung cấp tạo thuận lợi cho hoạt động dự báo tình hình thay đối trên thị trường tiển tệ, kiểm soát được lượng tiền ngoại tệ và nội tệ lưu thông trong nền kinh tế. Bảo đảm cán cân thanh toán và yêu cầu xây dưng Bảng cân đổi tiền tệ. Bên canh trách nhiệm của các tổ chức tín dụng thì NHNN cũng thực hiện các nhiệm vụ của mình về hoạt động thông tin. Với chức năng quản lý của mình NHNN là tổ chức thu nhận thông tin từ phía các tổ chức tín dụng và các tổ chức liên quan và sử dụng các nguồn này vào công tác xây dựng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lu3.doc