MỤC LỤC
• MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3
1.1 Dịch vụ ngân hàng điện tử: 3
1.2.Các hình thái phát triển: 3
1.3 Một số số liệu thống kê 4
1.4 Những ưu điểm của ngân hàng điện tử: 4
2. CÁC DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 6
2.1 Các dịch vụ của ngân hàng điện tử: 6
2.1.1 Call center: 6
2.1.2 Phonebanking: 6
2.1.3 Mobile banking: 8
2.1.4 Homebanking: 8
2.1.5 Internet Banking: 10
2.2 Các sản phẩm: 10
2.2.1 Tiền điện tử: 10
2.2.2 Séc điện tử: 10
2.2.3 Thẻ thông minh: 11
3. NHỮNG RỦI RO NGÂN HÀNG CÓ THỂ GẶP PHẢI 11
3.1 Rủi ro hoạt động : 11
3.2 Rủi ro danh tiếng: 12
3.3 Rủi ro pháp luật: 12
3.4 Rủi ro khác 13
3.5 Vấn đề mang tính xuyên quốc gia: 13
4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO 14
4.1Xây dựng 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, vững chắc 14
4.2 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và quản trị nội bộ 14
4.3 Xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ và chuẩn hóa giao dịch 14
• Kết luận 15
Tài liệu tham khảo: 16
• PHỤ LỤC: 17
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng điện tử, rủi ro và định hướng giải quyết rủi ro đối với ngân hàng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng điện thoại
Tra cứu số dư tài khoản: khách hàng có thể tra cứu số dư tài khoản của mình như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Tra cứu lịch sử giao dịch: khách hàng truy vấn thông tin giao dịch cuối cùng của tài khoản, bao gồm giao dịch tiền đi và giao dịch tiền đến.
Truy vấn thông tin chung: thông tin về các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chương trình khuyến mại ...
Quản lý người sử dụng:
Cho phép/huỷ bỏ quyền truy cập hệ thống PBS.
Thêm/bớt người sử dụng.
Điều chỉnh hồ sơ khách hàng...
Cơ chế PhoneBanking kết nối với hệ thống dữ liệu của ngân hàng: Thông tin tài khoản khách hàng cũng như lịch sử giao dịch có thể dược thực hiện theo một trong hai cách thức sau:
Online: Hệ thống PhoneBanking có thể được truy nhập trực tiếp online với cơ sở dữ liệu ngân hàng qua liên kết.
Offline: Định kỳ thông tin trong CSDL ngân hàng được chuyển sang CSDL offline của PhoneBanking.
2.1.3 Mobile banking:
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua điện thoại di động, hình thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ.
Nhiệm vụ của Mobile banking là:
Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gởi thanh toán.
Biết thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Thông tin hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm…
Trích tiền từ tài khoản thanh toán sang thẻ (Visa Electron, Master Electronic, Citimart)…
Ngoài ra, tùy vào từng ngân hàng mà có các nhiệm vụ có thể linh hoạt khác nhau.
Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp các thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. Sau đó khách hàng được cung cấp một mã số định danh(ID). Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua điện thoại di động.M - Banking không cần dùng tiền mặt, có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
Dịch vụ Mobile - Banking là tiện ích của ngân hàng cung cấp cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có thể dùng tiền trên tài khoản của mình thanh toán hóa đơn dịch vụ, mua sắm hàng hóa dịch vụ đơn giản, an toàn, mọi lúc mọi nơi không dùng tiền mặt. Khách hàng có thể lựa chọn thêm các tiện ích như thông báo số dư tài khoản khi có phát sinh giao dịch giúp khách hàng giám sát liên tục số dư , tình hình hoạt động trên tài khoản của mình. Tham gia giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống Mobile - Banking khách hàng có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán, theo dõi số dư chứng khoán tại công ty chứng khoán, tình hình biến động giá chứng khoán.
Ví dụ: Để đăng ký ở Ngân hàng ACB cần: Đến ngân hàng gần nhất để nhận mã số truy cập và mật khẩu. Mật khẩu có thể thay đổi trên Phone Banking hoặc Internet Banking.
Khách hàng gửi tin nhắn đăng ký đến tổng đài 997 theo mẫu. Nếu muốn tham gia, khách hàng đến chi nhánh ACB để đăng ký hoạt động sử dụng dịch vụ thanh toán Mobile Banking và được cấp mật mã sử dụng thanh toán trên hệ thống Mobile banking.
Nhưng cũng lưu ý là: Mật khẩu sử dụng để kiểm tra số dư, yêu cầu là số từ 6 đến 20 ký tự. Mật mã sử dụng để thanh toán hóa đơn. Mã số truy cập và mật mã có thể dùng chung với các dịch vụ của Ngân hàng điện tử khác như: Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking…
Tuy nhiên để tham gia vào dịch vụ M-banking khách hàng cần tuân thủ một số quy tắc do ngân hàng đặt ra.
2.1.4 Homebanking:
Được gọi là ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Để sử dụng được dịch vụ homebanking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này với được kết nối với hệ thống Home Banking của ngân hàng.
Thông qua dịch vụ homebanking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngay ở tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng bao gồm:
Chuyển khoản (Funds transfer): Cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác.
Thanh toán hóa đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hóa đơn thanh toán cước phí điện, nước, điện thoại, internet,... đã được đăng ký trước với Ngân hàng
Chuyển tiền (Money transfer): Khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác hoặc chuyển tiền đến người nhận tiền mặt bằng CMND, passport, thẻ ...trong hoặc ngoài hệ thống.
Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign exchange): Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ của mình sang tài khoản tiền gửi thanh toán Việt nam đồng.
Khách hàng có thể tra cứu thông tin như xem số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch trên tài khoản
Một trong những tiện dụng nhất của HB đối với các công ty xuất nhập khẩu là bạn có thể lập chứng từ mở L/C ngay tại văn phòng. Khi truy cập vào trang web của NH có dịch vụ HB, khách hàng sẽ được hướng dẫn khai báo L/C theo mẫu rồi chuyển cho phía NH xem trước. Nếu có sai sót, NH sẽ gửi lại bản thông báo chi tiết những chỗ cần sửa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót cho DN khi mở L/C. Khi mẫu này đã chuẩn, DN chỉ việc in ra và mang thẳng đến NH.
Về bản chất, Home Banking chủ yếu phục vụ giao dịch giữa cá nhân với Ngân Hàng ngay tại gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số hộ kết nối Internet còn ít, thêm vào đó, người dân chưa quen với dịch vụ của ngân hàng (chủ yếu cất giữ tại gia đình). Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền cho mỗi lần giao dịch không lớn nên Home Banking là rất phù hợp. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh của Ngân Hàng có triển khai dịch vụ.
Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại chi nhánh, mỗi khách hàng sẽ được hệ thống Home Banking của Ngân Hàng cung cấp hai loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau, được phân quyền như sau: 1 user được phép soạn thảo lệnh nhưng không được phép xác nhận lệnh (thường cấp cho kế toán trưởng) và 1 user được phép xác nhận lệnh nhưng không được soạn thảo lệnh (thường cấp cho giám đốc). Việc xác nhận của user được thực hiện qua chữ ký số (đã đăng ký với Ngân Hàng). Các giao dịch được chấp nhận là giao dịch phải có đủ hai chữ ký. Trường hợp lệnh chuyển tiền chưa được lãnh đạo xác nhận, nhân viên kế toán có thể xóa lệnh. Trường hợp lệnh chuyển tiền đã xác nhận xong nhưng Ngân Hàng chưa xử lý, cấp lãnh đạo có thể xóa lệnh. Điều này đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa kế toán trưởng, giám đốc và Ngân Hàng.
Ngoài ra, Ngân Hàng sẽ thống nhất với Doanh Nghiệp một số quy định khác nhằm đảm bảo sự an toàn cho tài khoản như: hạn mức giao dịch (bao nhiêu lần/ngày; số tiền/giao dịch); số người xác nhận lệnh...
So với Internet Banking, Home Banking có tính bảo mật cao bởi 2 yếu tố:
Thứ nhất là mô hình kết nối trực tiếp vào mạng của ngân hàng qua số điện thoại và mã số truy nhập
Thứ hai là việc áp dụng chữ ký số trong các giao dịch của Home Banking.
2.1.5 Internet Banking:
Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của Ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, thu thập thông tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng có thể truy cập vào website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng.
Internet Banking là một kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng. Khách hàng với máy tính kết nối Internet có thể truy cập vào Internet Banking ở bất cứ nơi nào và bất kỳ lúc nào sẽ được cung cấp, hướng dẫn đầy đủ tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Khách hàng có tài khoản tại ngân hàng với mã số truy cập và mật khẩu do ngân hàng cấp có thể xem số dư tài khoản của mình và liệt kê phát sinh giao dịch trên tài khoản của mình.
Thông qua Internet Banking khách hàng có thể gởi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng sẽ trả lời và giải quyết mọi thắc mắc, góp ý của khách hàng.
2.2 Các sản phẩm:
2.2.1 Tiền điện tử:
Là một phương thức thanh toán trên Internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử yêu cầu tới Ngân hàng. Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân của Ngân hàng và được mã hóa công khai của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác định người phát hành, địa chỉ Internet, số lượng tiền, số series, ngày hểt hạn. Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể. Khách hàng cất giữ tiền điện tử trên máy tính cá nhân. Khi thực hiện một giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện tử được mã hóa công khai của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Nhà cung cấp dùng khóa riêng của mình để giải mã thông điệp đồng thời kiểm tra tính xác thực của thông điệp thanh toán này với Ngân hàng phát hành cũng bằng mã hóa công khai của Ngân hàng phát hành và kiểm tra số sêri điện tử.
2.2.2 Séc điện tử:
Cũng giống như séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là Séc này được ký điện tử. Khi ngân hàng của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu Séc, họ sẽ đánh dấu lên thông điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hóa bởi mã hóa công khai của Ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này.
2.2.3 Thẻ thông minh:
Là một loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý. Người sử dụng thẻ nạp tiền vào trong thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền được ghi trong thẻ sẽ trừ sẽ được trừ lùi cho tới zero. Lúc đó chủ sở hữu có thể nạp lại tiền hoặc vứt bỏ thẻ. Thẻ thông minh được sử dụng trong rất nhiều loại giao dịch như ATM, internet banking, home banking, phone banking hoặc mua hàng trên Internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết nối vào máy tính cá nhân.
3. NHỮNG RỦI RO NGÂN HÀNG CÓ THỂ GẶP PHẢI
Nếu ai đã sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng Á Châu chắc hẳn không quên sự cố tê liệt mạng online trên toàn hệ thống Ngân hàng ACB- ngân hàng được xem là phát triển công nghệ vào loại hàng đầu ở Việt Nam vào ngày 17-9-2007. Hôm đó khách hàng của ACB đã không thể rút tiền, thanh toán các khoản chi tiêu, đầu tư. Toàn bộ giao dịch của hệ thống ACB bị chết trong gần 4 giờ đồng hồ đã gây hao tổn thời gian của nhiều người và của cả ngân hàng. Không chỉ ngân hàng ACB, sự cố tê liệt mạng trên toàn bộ hệ thống cũng xảy ra tại ngân hàng VietcomBank hay Incombank. Theo ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ACB, nguyên nhân là do hệ thống máy chủ của ACB bị trục trặc kể từ đầu giờ làm việc. Đây chỉ là một trông số nhiều rủi ro mà các ngân hàng gặp phải khi xây dựng hệ thống e-banking. Những rủi ro có thể là: rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý …
3.1 Rủi ro hoạt động :
Rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng thất thóat tiềm tàng do sự thiếu hoàn chỉnh và độ tin cậy của hệ thống. Các ngân hàng có thể bị tấn công từ bên ngoài cũng như từ bên trong đối với hệ thống và các sản phẩm điện tử của mình. Rủi ro hoạt động cũng có thể phát sinh từ việc nhầm lẫn của khách hàng…
Rủi ro về mặt an toàn bảo mật:
Liên quan đến việc truy cập vào hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống kế toán của ngân hàng, những thông tin mà ngân hàng trao đổi với các đối tác khác. Kiểm soát việc truy cập hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp do khả năng của máy tính, phân bố địa lý của các điểm truy cập, việc sử dụng các đường dây liên lạc, kể cả các mạng thông tin công cộng như Internet ngày càng được phát triển. Việc kiểm soát không tốt có thể dẫn đến tình trạng những người chuyên lấy trộm dữ liệu trên mạng thực hiện thành công những hành động bất hợp pháp. Bên cạnh những vụ bị tấn công từ bên ngoài hệ thống, các ngân hàng còn có thể phải gánh chịu những rủi ro có liên quan đến hành vi lừa đảo của chính những nhân viên của mình. Các lỗi không cố ý của nhân viên cũng có thể gây tổn hại đến hệ thống của ngân hàng.
Thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống:
Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro khi hệ thống được lựa chọn không được thiết kế hay lắp đặt một cách hoàn hảo. chẳng hạn, một ngân hàng có thể gặp rủi ro hệ thống điện tử bị gián đoạn hay trì trệ do hệ thống này không phù hợp với nhu cầu người sử dụng.
Tuy nhiên, việc dựa vào các nguồn cung cấp từ bên ngoài lại đặt ngân hàng vào rủi ro hoạt động. Các nhà cung cấp các dịch vụ có thể không có đủ kỹ năng chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ mà ngân hàng mong muốn hoặc cập nhật được kiến thức từ công nghệ của mình theo thời gian.
Hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể gián đoạn do sự đổ vỡ hệ thống hoặc các khó khăn về tài chính gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chuyển giao sản phẩm và dịch vụ tài chính tới khách hàng. Tốc độ thay đổi nhanh chóng và liên tục là đặc trưng của công nghệ thông tin khiến cho ngân hàng đối mặt với rủi ro hệ thống điện tử bị lỗi thời, cũng đồng nghĩa với việc các nhân viên ngân hàng không cập nhật được kiến thức từ công nghệ mới mà ngân hàng đang sử dụng. và chính yếu tố này dẫn đến rủi ro hoạt động đối với hệ thống mới hoặc hệ thống đã được cập nhật.
Sự nhầm lẫn trong sử dụng các sản phẩm và dịch vụ điện tử của khách hàng cho dù là vô tình hay cố ý thì những nhầm lẫn này cũng là một loại rủi ro hoạt động. Rủi ro có thể ngày càng cao khi ngân hàng không thực hiện việc truyền bá chính thức cho khách hàng của mình một cách thích hợp về ý thức an toàn bảo mật.
Ngoài ra, nếu thiếu các biện pháp đúng đắn trong việc xác minh các giao dịch thì khách hàng có thể bác bỏ những giao dịch mà họ ủy quyền thực hiện trước đó, gây ra các thiệt hại về tài chính cho ngân hàng. Các khách hàng sử dụng những thông tin cá nhân (như các mật mã, số thẻ tín dụng, số tài khoản …) trong hoạt động chuyển phát điện tử không cẩn trọng khiến cho bọn tội phạm có khả năng truy cập vào tài khoản của khách hàng. Kết quả là ngân hàng phải chịu những thiệt hại tài chính do những giao dịch mà không phải do khách hàng không ủy quyền thực hiện.
3.2 Rủi ro danh tiếng:
Khi nào ngân hàng của bạn bị người ta chê trách là một “ ngân hàng bất tiện” thì lúc đó là lúc cần xem lại vấn đề về danh tiếng của ngân hàng. Rủi ro danh tiếng có thể kéo theo quan niệm không tốt trong dân chúng về ngân hàngdẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. Rủi ro danh tiếng có thể kéo theo những hành động gây nên tình trạng kéo dài quan niệm không tốt trong dân chúng về hoạt động chung của ngân hàng, và như vậy khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng sẽ trở nên khó khăn.
Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh khi hệ thống hoặc sản phẩm không hoạt động đúng theo mong muốn và tạo ra những phản ứng tiêu cực của chúng. Sự vi phạm trầm trọng hệ thống an toàn bảo mật do sự tấn công từ bên ngoài hay ngay từ bên trong vào hệ thống điện tử của ngân hàng đều có thể làm “xói mòn” lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.
Rủi ro danh tiếng cũng có thể phát sinh khi các khách hàng gặp phải trở ngại đối với các dịch vụ mới nhưng do không được cung cấp đầy đủ thông tin về việc sử dụng và thủ tục giải quyết những khó khăn. Các sai lầm, vi phạm, yếu tố lừa đảo do một bên thứ ba gây ra có thể khiến một ngân hàng rơi vào trạng thái rủi ro danh tiếng. Rủi ro danh tiếng cũng có thể phát sinh từ những khó khăn thuộc hệ thống viễn thông khiến cho các khách hàng không thể truy cập được thông tin khách hàng hay nguồn tiền của họ, đặc biệt là khi không có những phương tiện thay thế. Sự thiệt hại do sai lầm của tổ chức khác đưa ra cùng một loại dịch vụ hay sản phẩm ngân hàng điện tử cũng có thể khiến cho khách hàng nhìn nhận sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng một cách nghi ngại. Rủi ro danh tiếng cũng có thể phát sinh từ những vụ tấn công một cách cố ý đối với ngân hàng. Một kẻ “tin tặc” thâm nhập trái phép vào trang Web của ngân hàng, thay đổi làm sai lệch các thông tin về ngân hàng và các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.
3.3 Rủi ro pháp luật:
Rủi ro có thể phát sinh từ các vi phạm hay sự không tuân thủ các luật, các quy chế, các quy định hoặc các thông lệ hoặc khi các quyền lợi cũng như nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong một giao dịch đã được thiết lập. Đó là các rủi ro liên quan đến việc tiết lộ thông tin khách hàng và việc bảo mật cá nhân. Một kẻ xâm nhập trái phép có thể sử dụng mạng được kết nối để lừa gạt một khách hàng và ngân hàng khi đó có thể là đối tượng khiếu kiện của khách hàng này.
Ngoài ra, rủi ro luật pháp cũng có thể phát sinh nếu ngân hàng tham gia vào một hệ thống xác nhận mới trong khi các quyền và nghĩa vụ không được quy định rõ trong hợp đồng…
3.4 Rủi ro khác
Những rủi ro khác của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường cũng có thể phát sinh từ hoạt động ngân hàng điện tử.
Rủi ro tín dụng:
Là rủi ro phát sinh khi đối tác không thanh toán một khoản nợ với đầy đủ giá trị, cho dù là điều này xảy ra vào thời điểm nợ đến hạn hoặc bất kỳ một thời điểm nào sau đó. Các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử có thể thực hiện các khoản tín dụng thông qua những kênh không phải là truyền thống và cũng có thể mở rộng thị trường của mình vượt ra ngoài những ranh giới địa lý.
Những thủ tục không phù hợp trong việc xác định độ tín nhiệm của những người vay tiền thông qua cơ chế cho vay từ xa cũng có thể làm tăng độ rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng thanh toán chứng từ điện tử có khi phải đối mặt với các rủi ro tín dụng nếu như một bên trung gian thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ về việc thanh toán. Các ngân hàng mua tiền điện tử từ một nhà phát hành nhằm mục đích bán lại cho các khách hàng của mình cũng sẽ rơi vào trạng thái rủi ro tín dụng trong trường hợp nhà phát hành không thực hiện nghĩa vụ thu hồi tiền điện tử.
Rủi ro thanh khoản:
Phát sinh khi ngân hàng không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình khi đến hạn, mặc dù cuối cùng ngân hàng cũng có thể thực hiện các nghĩa vụ đó. Rủi ro thanh khoản có thể rất đáng kể đối với các ngân hàng chuyên môn hóa vào hoạt động tiền điện tử nếu họ không thể chắc chắn rằng họ có đủ mức vốn để thu hồi vốn điện tử và đáp ứng những nhu cầu thanh toán vào một thời điểm nhất định. Ngoài ra, việc không đáp ứng được nhu cầu thu hồi tiền điện tử một cách đúng lúc cũng có thể dẫn đến tình trạng xảy ra khiếu kiện chống lại ngân hàng và như vậy, danh tiếng của ngân hàng sẽ bị hủy hoại.
Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất được hiểu là trạng thái rủi ro tài chính phát sinh do biến động lãi suất trên thị trường đảo ngược xu hướng dự kiến. Các ngân hàng chuyên môn hóa trong việc cung cấp dịch vụ tiền có thể gặp phải rủi ro lãi suất trầm trọng khi có biến động lãi suất ngược chiều xảy.
Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trường là rủi ro thiệt hại của các trạng thái nội bảng và ngoại bảng phát sinh từ những biến động giá cả thị trường, kể cả biến động tỷ giá hối đoái. Các ngân hàng nhận ngoại tệ trong việc thanh toán tiền điện tử chính là đối tượng của loại rủi ro này.
3.5 Vấn đề mang tính xuyên quốc gia:
Sự mở rộng thị trường ngân hàng có thể vượt qua biên giới quốc gia và chính vì vậy mà làm tăng rủi ro nhất định. Một số vấn đề cần quan tâm là; vấn đề pháp lý hay quản lý khi giao dịch với các ngân hàng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, sự bất ổn định về luật pháp ở một số quốc gia, trách nhiệm của các cơ quan quyền lực ở các quốc gia khác nhau… Những vấn đề đó có thể đặt ngân hàng vào trạng thái rủi ro nhất định như không tuân thủ luật và quy định của các quốc gia khác, kể cả luật bảo vệ người tiêu dùng, các quy định về báo cáo và ghi chép sổ sách, các nguyên tắc bảo mật cá nhân và luật chống rửa tiền. Rủi ro hoạt động khi các ngân hàng giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ có trụ sở tại một quốc gia khác, và cũng chính vì yếu tố này mà các ngân hàng rất khó kiểm soát được rủi ro…
4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
4.1Xây dựng 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, vững chắc
Công nghệ ngân hàng vừa thiếu vừa chưa đáp ứng yêu cầu của kinh doanh. 80% Các ngân hàng Việt nam đã triển khai Core Banking, nhưng hầu hết công nghệ đã cũ và không đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Vì vậy cần thay đổi nâng cấp Core Banking là 1 việc hết sức quan trọng ( Core banking được ví như là “TRÁI TIM” của ngân hàng) nhưng cũng rất khó khăn vì tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Cần nâng cấp công nghệ kỹ thuật 1 cách đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến các phần mềm ứng dụng, từ trụ sở chính đến các chi nhánh con nhằm tạo ra 1 hệ thống chuẩn mực, hoạt động thông suốt, hạn chế tối đa những lỗi do sự khác biệt công nghệ gây ra.
4.2 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và quản trị nội bộ
Đào tạo cán bộ nhằm tăng cường khả năng vận hành và quản lý nghiệp vụ ngân hàng điện tử và tiền điện tử. Có sẵn sàng thực hiện các giao dịch điện tử và sau đó là để đội ngũ này vận hành và quản lý hiệu quả hoạt động ngân hàng điện tử. Nếu việc đào tạo đội ngũ cán bộ đi chậm hơn quá trình hiện đại hóa ngân hàng thì khả năng hấp thụ công nghệ sẽ hạn chế và đi kèm với tình trạng đó là những rủi ro có thể xảy ra trong hệ thống ngân hàng.
Cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực là nâng cao khả năng quản trị cấp cao để tăng năng suất lao động và giữ chân nhân viên.
4.3 Xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ và chuẩn hóa giao dịch
Luật Giao dịch điện tử, các giao dịch điện tử đó được chi phối bởi nhiều Nghị định, Thông tư nên nó vẫn mang tính chất nội ngành (liên ngành), chưa thể mở rộng ứng dụng rộng rãi phục vụ cho mọi nhu cầu phát sinh của đời sống kinh tế toàn xã hội.
Trong bối cảnh thiếu hành lang pháp lý như vậy, nhiều khi các giao dịch chỉ thực hiện được ở mức bán tự động, đóng khung trong nội bộ ngân hàng:
Luật chưa rõ ràng gây ra các khúc mắc,khó khăn trong giao dịch dẫn đến những hạn chế trong sự phát triển của ngân hàng điện tử nói riêng và thương mại điện tử nói chung.
Chuẩn hóa các giao dịch ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro. Hoạt động ngân hàng điện tử là những giao dịch diễn ra chủ yếu ở chế độ trực tuyến. Do đó việc quy chuẩn hoạt động ngân hàng theo một cách thức nào đó như dưới dạng định sẵn hay quy định rõ về quy trình nghiệp vụ sẽ tránh được tình trạng làm việc tùy tiện trong các khâu nghiệp vụ hoặc các sai sót,… và qua đó hạn chế được rủi ro đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế.
Kết luận
Nhìn chung, trong quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, cùng với ngân hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại đua nhau hiện đại hóa hệ thống thanh toán của mình. Đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuạt, công nghệ tin học mà bước đầu là tạo ra mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình. Và các ứng dụng về mặt sản phẩm trên nền tảng đó, giúp khác hàng có thể giao dịch một cách đa dạng và thuận tiện. đến nay, các dịch vụ ngân hàng điện tử bắt đầu có cơ sở hình thành và được sử dụng.
Có thể thấy rằng mặc dù ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới được xây dựng song đã có những bước chuyển mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, tạo được sự hài lòng với khách hàng. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại hệ thống trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ mới dừng lại ở mức cung cấp thông tin về thông tin tài khoản, các thông tin dịch vụ của ngân hàng còn các giao dịch thực thụ vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục người sử dụng…
Bên cạnh việc hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ truyền thống, các ngân hàng luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử phong phú, đa dạng, thuận tiện cho khách hàng… nhưng những lỗ hổng, rủi ro trong giao dịch điện tử luôn luôn là 1 vấn đề cần được đặc biết quan tâm. Các dịch vụ ngân hàng điện tử có phát triển thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng hạn chế rủi ro của mỗi ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Tài liệu tham khảo:
T.S NGUYỄN MINH KIỀU – Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại.NXB Lao Động – Xã Hội (2007)
www.acb.com
www.lobs.ueh.net
www.sbv.gov.vn
www.vcb.com
www.vietnamnet.com.vn
www.thanhnienonline.com.vn
www.tuoitre.com.vn
THÀNH VIÊN NHÓM:
1/ NGÔ THỊ BÍCH
2/ LÊ HUY CÔNG
3/ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
4/ MAI THU PHƯƠNG (*)
5/ NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
PHỤ LỤC:
CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢNSỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Trước khi sử dụng Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, xin vui lòng đọc kỹ Các điều kiện và điều khoản sử dụng Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (sau đây gọi tắt là Các điều kiện và điều khoản) dưới đây về nghĩa vụ của Ngân hàng đối với Khách hàng và nghĩa vụ của Khách hàng đối với Ngân hàng. Khi sử dụng Dịch vụ ngân hàng qua điện thọai di động, Khách hàng được xem là đã chấp nhận và đồng ý bởi Các điều kiện và điều khoản này.
Trong bản Các điều kiện và điều khoản này, trừ khi ngữ cảnh yêu cầu khác, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: (a) Dịch v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích ngân hàng điện tử.doc