LỜI NÓI ĐẦU Trang
1
MỤC LỤC 2
Chương 1:
Lịch sử về TTDĐ và Nguyên lý thông tin tổ ong
9
I. Lịch sử về TTDĐ 9
1. Thế hệ thứ nhất 9
2. Thế hệ thứ hai 9
3. Thế hệ thứ ba 9
4. Thế hệ thứ tư 10
II. Nguyên lý thông tin tổ ong 10
1. Tổng quan 10
2. Các thành phần mạng 10
3. Tần số ấn định cho GSM 11
4. Ô vô tuyến 13
4.1. Ô và sự hình thành ô vô tuyến 13
4.2. Phân loại ô 13
4.2.1. Ô vô hướng 13
4.2.2. Ô rẻ quạt 14
4.2.3. Ô trùm 14
4.3. Kích thước ô 15
4.4. Các thông số của ô 16
5. Mẫu sử dụng lại tần số 16
6. Chuyển mạch và điều khiển 17
Chương 2:
Cấu trúc các thành phần của mạng TTDĐ GSM
18
I. Giới thiệu về mạng GSM 18
II. Các thành phần của mạng GSM 19
112 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ trả tiền trước của mạng Vinaphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bit được mật mã hóaChuỗi đồng bộ Các bít được mật mã hóa TB GB
3 39 bit 64 bit 39 bit 3 8,25
Hình-26: Cụm đồng bộ
2.4. Cụm thâm nhập (AB-Access Burst)
Cụm AB này có thời gian ngắn hơn nhiều so với các loại cụm khác. Và cụm AB còn phục vụ MS thâm nhập hệ thống ngẫu nhiên hay chuyển giao cụm thâm nhập có 36 bit tin được mật mã hóa và khoảng bảo vệ dài 68.25 bit tương ứng với 252 ms để dành cho việc phát cụm từ MS vì MS lần đầu tiêm thâm nhập mạng không biết định trước thời gian hay sau khi chuyển giao tới BTS mới.
0 1 2 3 4 5 6 7
TB Chuỗi đồng bộ Các bit được mật mã hóa TB GB
3 41bit 36bit 3 8,25
Hình-27: Cụm thâm nhập
2.5. Cụm giả (DB-Dummy Burst)
Được sử dụng khi không có thông tin được mang trên các khe thời gian không được sử dụng của sóng mang BCCH (chỉ dùng cho hướng xuống). Cụm giả này được phát đi từ các BTS, trong một số trường hợp xắp xếp các kênh logic thì cụm này không mang thông tin và có khuôn mẫu giống như cụm bình thường.
vi. Mã hóa kênh
1. Chống và phát hiện lỗi
Để bảo vệ kênh logic khỏi các lỗi truyền dẫn xuất hiện do đường truyền vô tuyến, nhiều lược đồ mã hóa khác nhau được sử dụng. Sơ đồ ở dưới minh họa quá trình mã hoá thoại, kênh điều khiển và số liệu.
Lược đồ cài xen và mã hóa dựa vào loại kênh logic được mã hóa. Tất cả các kênh logic yêu cầu một vài thủ tục mã hóa vòng xoắn, nhưng vì sự cần thiết bảo vệ là khác nhau, nên tỷ số mã hóa cũng có thể khác nhau.
20 ms 0,577 ms
Khối thông tin Các cụm thông tin
Thoại (260 bit) Thoại (8 cụm)
Điều khiển (184 bit) Điều khiển (4 cụm)
Số liệu (240 bit) Số liệu (22 cụm)
Hình-28: Phương pháp chống và phát hiện lỗi
Mã cài
Hóa xen
Ba lược đồ mã hóa chống lỗi như sau:
- Mã hóa kênh thoại: thông tin thoại trong một khối thoại 20 ms được chia thành 8 cụm GSM. Việ này đảm bảo rằng nếu các cụm bị mất do giao thoa qua giao diện vô tuyến thì thoại có thể vẫn được tái sinh lại một cách chính xác nhất.
- Mã hóa kênh điều khiển chung: 20ms thông tin qua giao diện vô tuyến sẽ mang 4 cụm thông tin điều khiển, ví dụ là BCCH. Việc này tạo điều kiện cho các cụm được chèn vào một đa khung TDMA.
- Mã hóa kênh số liệu: thông tin số liệu được trải ra 22 cụm, có việc này bởi vì mọi bít thông tin số liệu là rất quan trọng. Vì vậy khi số liệu được tái xây dựng lại ở máy thu; nếu một cụm bị mất, chỉ một phần rất nhỏ khối số liệu 20ms bị mất. Cơ chế mã hoá chống lỗi sau đó sẽ tạo điều kiện cho số liệu bị mất trước đó được xây dựng lại.
2. mã hoá các kênh
2.1. Mã hóa kênh thoại:
Lớp 50 bit Lớp 132 bit Lớp 78 bit
50 3 132 4
Các bit đuôi
378 78
Mã hóa vòng xoắn
Kiểm tra
Chẵn Lẻ
260 bit
456 bit
Hình-29: Mã hóa kênh thoại
BTS thu thoại đã được chuyển mã qua giao diện Abis từ BSC. ở thời điểm này thoại được tổ chức thành các kênh logic riêng bởi BTS. Các kênh thông tin này sau đó được mã hoá thành kênh trước khi được phát đi qua giao diện vô tuyến. thông tin thoại đã chuyển mã được thu thành các khung, mỗi khung bao gồm 260 bit. Các bit thoại được chia thành 3 lớp theo độ nhạy lỗi:
- Lớp 132 bit: lớp này không được kiểm tra chẵn lẻ nhưng chúng được đưa cùng với bit lớp 50 bit và bit chẵn lẻ tới bộ mã hoá vòng xoắn. 4 bit đuôi được thêm vào để thiết lập các thanh ghi của máy thu về trạng thái được hiểu dành cho mục đích giải mã.
- Lớp 50 bit: 3 bit chẵn lẻ xuất phát từ lớp này; lỗi truyền dẫn trong các bit này là thảm hoạ cho tính dễ hiểu của thoại; vì vậy bộ mã hoá thoại có thể phát hiện các lỗi không sửa được trong các bit lớp này. Nếu có lỗi bit lớp này thì toàn bộ khối luôn bị bỏ qua.
- Lớp 78 bit: ít quan trọng nhất nên không được bảo vệ.
2.2. Mã hóa kênh điều khiển:
Hình-30 trình bày nguyên lý chống lỗi cho kênh điều khiển. Hình này được sử dụng cho tất cả các kênh báo hiệu logic, kênh đồng bộ (SCH) và kênh truy cập ngẫu nhiên (RACH).
184 bit
180 40 4
456 bit
Fire Code
Các bit chẵn lẻ
Các bit đuôi
Mã hóa vòng xoắn
Hình-30: Mã hóa kênh điều khiển
Khi thông tin điều khiển được thu bởi BTS, nó thu giữ như một khối 184 bit. Các bit này đầu tiên được bảo vệ bằng mã khối chu kỳ của một lớp được biết tới như là ‘Fire Code’. Mã này thích hợp với việc phát hiện và hiệu chỉnh các lỗi cụm vì nó sử dụng 40 bit chẵn lẻ.
Trước khi mã hoá vòng xoắn, 4 bit đuôi được thêm vào để thiết lập các thanh ghi máy thu về tình trạng được hiểu là dành cho mục tiêu mã hoá. Đầu ra từ quá trình mã hoá mỗi khối số liệu báo hiệu 184 bit là 456 bit chính xác như đối với thoại. Khối 456 bit kết quả sau đó được cài xen trước khi gửi qua giao diện vô tuyến.
2.3. mã hoá kênh số liệu:
Hình-31 trình bày nguyên lý chống lỗi cho kênh số liệu 9.6 kbps; Các kênh số liệu khác ở tốc độ 4.8 kbps và 2.4 kbps mã hoá khác nhau nhưng nguyên lý giống nhau.
Kênh số liệu được mã hoá chỉ sử dụng mã vòng xoắn. Với số liệu 9.6 kbps một số bit được mã hoá cần phải được ngắt bỏ đi trước khi cài xen, để giống với kênh điều khiển và thoại nó bao gồm 456 bit mỗi 20ms.
Kênh lưu lượng số liệu yêu cầu tốc độ trước mã hoá cao hơn tốc độ truyền dẫn thực tế của chúng. Ví dụ, dịch vụ 9.6 kbps sẽ yêu cầu 12 kbps bơỉ vì tín hiệu tình trạng cũng phải được phát. (như RS-232_DTR-Data Terminal Ready-Đầu Cuối Số Liệu Sẵn Sàng).
Đầu ra từ quá trình mã hoá mỗi khối 240 bit lưu lượng số liệu là 456 bit, chính xác như thoại và điều khiển. Khối 456 bit kết quả sau đó được cài xen trước khi được phát đi trên giao diện vô tuyến.
Chú ý: Qua đường truyền PCM 240 bit được phát trong 20 ms bằng với tốc độ truyền dẫn 12 kbps. Số liệu gốc 9.6kbps và thông tin báo hiệu
2.4 kbps. thông tin điều khiển được mã hoá bây giờ chiếm 456 bit nhưng được phát trong 20ms vì vậy tăng tốc độ truyền dẫn lên 22.8
kbps.
240 bit
240 4
488 bit
456 bit
Ngắn bớt đi
Mã hóa vòng xoắn
Các bit đuôi
Hình-31: Mã hóa kênh số liệu
Chương 4: tổng quan về mạng
thông tin di động VinaPhone
I. Các loại hình TTDĐ ở Việt Nam
1. mạng Call Link
Là mạng TTDĐ đầu tiên ở Việt Nam. mạng sử dụng kỹ thuật analog trên cơ sở hợp tác kinh doanh giữa BĐ-tp.HCM và Singapore Telecom International với vốn đầu tư là 5 triệu USD với địa bàn phục vụ là tp.HCM và Vũng Tầu.
2. mạng MobiPhone
Là mạng TTDĐ số đầu tiên dựa theo tiêu chuẩn GSM được đưa vào sử dụng năm 1993 cho đến nay đã phủ sóng 53/61 tỉnh thành/toàn quốc. mạng do Công ty TTDĐ (VMS-VietNam MobilePhone Telecom Service) khai thác và quản lý, hoạt động theo cơ sở hợp tác kinh doanh giữa BĐ Việt Nam (VNPT) và hãng Comvik (Swe), sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp là ERICSSON và ALCATEL với số vốn đầu tư ban đầu là 350 triệu USD. Tính đến tháng 12 - 1999, số thuê bao trong mạng là hơn 220 ngàn (PP_MS và PPS_MS)
3. mạng VinaPhone
Năm 1996, mạng TTDĐ số thứ 2 - VinaPhone cũng dựa theo tiêu chuẩn GSM được đưa vào hoạt động với vùng phủ sóng 61/61 tỉnh thành phố. mạng do Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC-GSM) quản lý, khai thác và hoạt động trên cơ sở vốn đầu tư của Việt Nam là 40 triệu USD; sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp SIMENS và MOTOROLA; hiện nay mạng có khoảng 160 ngàn thuê bao (12-1999, cả PP_MS và PPS_MS).
II. Tổng quan về mạng TTDĐ VinaPhone
1. Giới thiệu về mạng TTDĐ VinaPhone:
Ngày 26 - 06 - 1996, mạng TTDĐ VinaPhone sử dụng công nghệ GSM-900 được đưa vào hoạt động. Hiện nay, sau hơn 3 năm hoạt động mạng VinaPhone đã phủ sóng trên toàn quốc. mạng VinaPhone do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cấp vốn đầu tư và Công ty GPC được giao nhiệm vụ quản lý và khai thác mạng này. Đến nay, mạng VinaPhone đã lắp đặt được hơn 200 trạm thu phát vô tuyến gốc.
Về dải tần số, trong hệ thống GSM-900 các băng tần (thu và phát) có độ rộng là 25 MHz và được chia làm 124 kênh tần (mỗi kênh cách nhau 200 KHz). mạng VinaPhone hiện nay được Cục Quản Lý Tần Số cấp cho 40 kênh tần số đầu tiên tức là từ kênh 1 đến kênh 40 (40 kênh này được tái sử dụng theo mẫu 4/12).
Về thiết bị, phần chuyển mạch VinaPhone sử dụng thiết bị do hãng SIEMENS (Đức) là một trong những nhà sản xuất tổng đài nổi tiếng nhất thế giới cung cấp. Phần vô tuyến, VinaPhone sử dụng thiết bị của hãng MOTOROLA cung cấp.
Sự quản lý mạng VinaPhone chia làm 3 khu vực:
- Khu vực Miền Bắc (Hà Nội là trung tâm).
- Khu vực Miền Nam (tp. HCM là trung tâm).
- Khu vực Miền Trung (tp. Đà Nẵng là trung tâm).
2. Cấu trúc hiện tại của mạng TTDĐ VinaPhone
- Hình_32: Cấu trúc của mạng VinaPhone (tháng 12-1999) .
- Hình_33: Sơ đồ vùng phủ sóng mạng VinaPhone .
2.1. Hệ thống khai thác và bảo dưỡng - OMS
Trong mạng VinaPhone không sử dụng OMC_trung tâm quản lý mạng; mà chỉ sử dụng OMC_trung tâm khai thác và bảo dưỡng có chức năng quản lý toàn bộ mạng ở mức cao nhất. Bao gồm:
- OMC_R: quản lý phân hệ vô tuyến BSS.
- OMC_S : quản lý thiết bị chuyển mạch MSC.
2.2. hệ thống chuyển mạch mạng
Hiện nay mạng có 3 tổng đài MSC:
- MSC_1: đặt tại Giáp Bát-Hà Nội với dung lượng 60000 ngàn thuê bao được nối với các tổng đài cố định như: AXE (VTI), OCB (Từ Liêm), AXE-10 (tp. HCM), NEAX-61 E (Hà Nội), TDX (VTN), AXE-10 (Dà Nẵng).
- MSC_2: đặt tại 125 Hai Bà Trưng-tp. HCM với dung lượng 60000 ngàn thuê bao được nối với một số tổng đài cố định như: AXE-10 (VTN-Đà Nẵng)
AXE-10 (tp. HCM), TDX-10 (tp. HCM), EWSD (tp. HCM).
- MSC_3: đặt tại 64 Trần Phú-tp. Đà Nẵng với dung lượng là 10000 ngàn thuê bao.
MSC_1 nối với MSC_2 bằng 4 luồng E1.
MSC_3 nối với MSC_1 và MSC_2 bằng 1 luồng E1.
Kết nối trong mạng VinaPhone dùng báo hiệu C7, kết nối ra mạng cố định dùng báo hiệu C7 và R2. Ngoài ra trong mạng không sử dụng thiết bị EIR.
2.3. hệ thống trạm gốc
ã Hiện tại mạng VinaPhone có 7 TRAU (Transcoder Rate Adaption Unit_Đơn vị thích ứng tốc độ và chuyển mã)
- TRAU_1, TRAU_2, TRAU_5 được nối vào MSC_1.
- TRAU_3, TRAU_4, TRAU_6 được nối vào MSC_2.
ã mạng VinaPhone có 11 BSC:
- BSC_1, BSC_2, BSC_7, BSC_8 được nối vào MSC_1.
- BSC_3, BSC_4, BSC_9, BSC_10, BSC_11 được nối vào MSC_2.
- BSC_5, BSC_6 được nối vào MSC_3.
Kiểu báo hiệu các luồng truyền dẫn và kết nối cụ thể trong mạng VinaPhone được trình bày ở hình vẽ-31.
+ Sự điều khiển của các BSC:
- BSC_1 tại Giáp Bát-Hà Nội điều khiển 16 BTS.
- BSC_2 tại Hải Phòng điều khiển 16 BTS.
- BSC_3 tại tp. HCM điều khiển 18 BTS.
- BSC_4 tại 125-Hai Bà Trưng-HCM điều khiển 17 BTS.
- BSC_5 tại Đà Nẵng điều khiển 20 BTS.
- BSC_6 tại Quy Nhơn điều khiển 20 BTS.
- BSC_7 tại C2-Hà Nội điều khiển 37 BTS.
- BSC_8 tại Giáp Bát-Hà Nội điều khiển 22 BTS.
- BSC_9 tại tp. HCM điều khiển 22 BTS.
- BSC_10 tại Biên Hoà-Đồng Nai điều khiển 11 BTS.
- BSC_11 tại Cần Thơ điều khiển 26 BTS.
Chú ý:
+ Các BTS được kết nối đến BSC theo kiểu kết nối ‘hình sao’ và một số trạm được kết nối theo kiểu ‘drop insert’. truyền dẫn được sử dụng trong mạng hiện nay là viba, cáp quang và gần đây là kết hợp cùng Bưu Điện Hà Nội đưa vào thử nghiệm hệ thống truyền dẫn HDSL.
+ Các BTS của mạng hiện nay có dùng các cấu hình sau:
- Omni 1(2,3): trạm dùng Angten vô hướng với 1(2,3) khối thu phát (TRX)
- Sector 1/1/1(2/2/2, 3/3/3...): trạm dùng Angten dải quạt cho ba hướng,
hướng có 1(2,3) khối thu phát (TRX).
- Ngoài ra trong mạng còn dùng một số cấu hình khác như 1/1, 2/2...
2.4. Trung tâm dịch vụ khâch hàng
ABC_Aministrative Billing Centre
Trung tâm ABC bao gồm một hệ thống máy tính chủ mạng LAN được bố trí tại Hà Nội. hệ thống máy tính chủ của trung tâm ABC làm việc trên cơ sở hệ điều hành UNIX, hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE và hệ thống phần mềm ứng dụng INTERBIS.
Trung tâm ABC là nơi duy nhất lưu giữ và quản lý số liệu về khách hàng, xử lý số liệu cước thanh toán cước, quản lý Simcard, thống kê và đánh giá chất lượng dịch vụ, tổng hợp và báo cáo dịch vụ trên toàn mạng VinaPhone.
Trung tâm ABC được kết nối với mạng VinaPhone để thu thập số liệu cước và cung cấp các số liệu về Simcard, thuê bao; quản lý thuê bao. Ngoài ra, trung tâm ABC được kết nối với các thành phần trong mạng VinaPhone và với các chi nhánh ABC, các điểm dịch vụ khách hàng VinaPhone qua mạng thoại.
Trung tâm ABC do Công ty GPC quản lý và còn có các chi nhánh ABC là các trạm làm việc từ xa của trung tâm ABC được bố chí tại Hà Nội, tp. Đà Nẵng, tp. HCM; Chi nhánh ABC thống kê theo dõi tình hình doanh thu, thanh toán cước, phát triển và quản lý thuê bao, chất lượng dịch vụ trong vùng của mạng VinaPhone nhằm hỗ trợ các Bưu Điện tỉnh kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
2.5. Các dịch vụ trong mạng TTDĐ VinaPhone
- Dịch vụ thoại (TS_Telephone Service).
- Dịch vụ cuộc gọi khẩn (EC_Emergency Call).
- Dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS_Short Massage Service).
- Dịch vụ Fax/Data.
- Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (CD_Call Divert).
- Dịch vụ chờ cuộc gọi (CW_Call Wait).
- Dịch vụ hiện số chủ gọi/cấm hiện số chủ gọi.
CLIP/CLIR_Calling Line Identification Presentation/CLI Restriction.
- Dịch vụ chặn cuộc gọi (CB_Call Baring).
- Dịch vụ tính cước nóng (HB_Hot Billing).
- Dịch vụ hộp thư thoại (VMS_Voice Mail Service).
- Dịch vụ trả tiền trước (PPS_PrePaid Service).
2.6. Vùng phủ sóng của mạng TTDĐ VinaPhone
Tính đến tháng 5 năm1999, mạng TTDĐ toàn quốc VinaPhone đã phủ sóng toàn bộ 61\61 tỉnh thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp. Tổng số trạm thu phát vô tuyến gốc của mạng là 225 BTS. Vị trí lắp đặt trạmạng BTS cụ thể ở 61 tỉnh thành được thống kê như sau:
2.6.1. Khu vực I:
Bao gồm BSC_1, BSC_2, BSC_7, BSC_8.
+ BSC_1 tại Giáp Bát-Hà Nội điều khiển 16 BTS
BTS_1
Đặng Dung
BTS_9
C2 Nguyễn Chí Thanh
BTS_2
NVH Ba Đình
BTS_10
CTIN
BTS_3
Bờ Hồ
BTS_11
Trường Chinh
BTS_4
Bộ Nội Vụ
BTS_12
Cửa Nam
BTS_5
Cảm Hội
BTS_13
Trần Nhật Duật
BTS_6
Mỹ Lan
BTS_14
Ô Chợ Dừa
BTS_7
Ks.EDEN
BTS_15
Nguyễn Du
BTS_8
Kim Liên
BTS_16
Phùng Hưng
+ BSC_2 tại Hải Phòng điều khiển 16 BTS.
BTS_1
Hải Dương
BTS_9
Cảng Mới
BTS_2
Hải Phòng
BTS_10
Kim Môm
BTS_3
Lạy Chay
BTS_11
Kiến An
BTS_4
Bãi Cháy
BTS_12
Uông Bí
BTS_5
Hòn Gai
BTS_13
Thuỷ Nguyên
BTS_6
Móng Cái
BTS_14
Đồ Sơn
BTS_7
Cẩm Phả
BTS_15
Cửa Ông
BTS_8
Kẻ Sặt
BTS_16
+ BSC_7 tại C2-Hà Nội điều khiển 37 BTS.
BTS_1
Hà Đông
BTS_19
Sầm Sơn
BTS_2
Bỉm Sơn
BTS_20
Phổ Yên
BTS_3
Lạng Sơn
BTS_21
Từ Sơn
BTS_4
Tiên Sơn
BTS_22
Tam Đảo
BTS_5
Việt Trì
BTS_23
Phủ Lý
BTS_6
Thái Nguyên
BTS_24
Mê Linh
BTS_7
Bắc Ninh
BTS_25
Yên Bái
BTS_8
Nam Định
BTS_26
Bắc Cạn
BTS_9
Thái Bình
BTS_27
Hoà Bình
BTS_10
Ninh Bình
BTS_28
Vinh
BTS_11
Thanh Hoá
BTS_29
Kim Liên
BTS_12
Sơn Tây
BTS_30
Hiệp Hoà
BTS_13
Nghi Lộc
BTS_31
Lạng Giang
BTS_14
Đồng Đăng
BTS_32
Phong Châu
BTS_15
Bắc Giang
BTS_33
Thái Thuỵ
BTS_16
Cửa Lò
BTS_34
Hải Hởu
BTS_17
Hà Tĩnh
BTS_35
Tam Điệp
BTS_18
Lao Cai
BTS_36
Hồng Lĩnh
BTS_37
Hưng Yên
+ BSC_8 tại Giáp Bát-Hà Nội điều khiển 22 BTS.
BTS_1
Tuyên Quang
BTS_12
Thượng Đình
BTS_2
Sơn La
BTS_13
Từ Liêm
BTS_3
Điện Biên
BTS_14
Tây Hồ
BTS_4
Hà Giang
BTS_15
Thăng Long
BTS_5
Cao Bằng
BTS_16
Nội Bài
BTS_6
Sóc Sơn
BTS_17
Thanh Xuân
BTS_7
Đông Anh
BTS_18
Bưởi
BTS_8
Thuỷ Lợi
BTS_19
Liễu Giai
BTS_9
Gia Lâm
BTS_20
Hoàng Cầu
BTS_10
Thanh Trì
BTS_21
Thái Thịnh
BTS_11
Giáp Bát
BTS_22
Ngọc Khánh
2.6.2. Khu vực II:
Bao gồm BSC_3, BSC_4, BSC_9, BSC_10, BSC_11.
+ BSC_3 tại tp. HCM điều khiển 18 BTS
BTS_1
Ks.Song Long
BTS_10
Bx.Miền Đông
BTS_2
Epco
BTS_11
Hàng Xanh
BTS_3
Hai Bà Trưng
BTS_12
Paster
BTS_4
Metropol
BTS_13
Chợ NVT
BTS_5
Thanh Nghĩa
BTS_14
Phú Nhuận
BTS_6
Hàng Hải
BTS_15
Đài TH
BTS_7
Hữu Nghị
BTS_16
Sun Hotel
BTS_8
Xóm Chiếu
BTS_17
Hoàng Phượng
BTS_9
An Phú
BTS_18
Cầu Calmetter
+ BSC_4 tại 125 Hai Bà Trưng-tp. HCM điều khiển 17 BTS
BTS_1
Gò Dầu
BTS_10
Bà Rịa
BTS_2
Củ Chi
BTS_11
Vũng Tàu
BTS_3
Hooc Môn
BTS_12
Tân An
BTS_4
Sông Bé
BTS_13
Đồng Phú
BTS_5
Thuận An
BTS_14
VTI
BTS_6
Thủ Đức
BTS_15
Dĩ An
BTS_7
Bến Cát
BTS_16
BTS_8
Tây Ninh
BTS_17
BTS_9
Bến Được
+ BSC_9 tại tp. HCM điều khiển 22 BTS
BTS_1
Tân Sơn Nhất
BTS_12
Ks Đệ Nhất
BTS_2
Bình Điền
BTS_13
Tân Thuận
BTS_3
Ngã Bảy
BTS_14
Phú Mỹ Hưng
BTS_4
Minh Phụng
BTS_15
Phú Thọ
BTS_5
Hậu Giang
BTS_16
Bx Chợ Lớn
BTS_6
Quận 8
BTS_17
Tân Phú
BTS_7
Gò Vấp
BTS_18
Bầu Cát
BTS_8
Chí Hoà
BTS_19
Ct Điện Thoại
BTS_9
Hạnh Long
BTS_20
Huệ Mỹ
BTS_10
Thị Nghè
BTS_21
Song Kim
BTS_11
Rạch Ông
BTS_22
Bà Kẹo
+ BSC_10 tại Biên Hòa-Đồng Nai điều khiển 11 BTS
BTS_1
Biên Hoà
BTS_7
Hố Nai
BTS_2
Gia Khiêm
BTS_8
Bảo Lộc
BTS_3
Thống Nhất
BTS_9
Long Thành
BTS_4
Xuân Lộc
BTS_10
BTS_5
Phan Rang
BTS_11
BTS_6
Phan Thiết
+ BSC_11 tại Cần Thơ điều khiển 26 BTS
BTS_1
Cần Thơ
BTS_14
BTS_2
Thốt Nốt
BTS_15
Bến Tre
BTS_3
Ô Môn
BTS_16
Trà Vinh
BTS_4
Cao Lãnh
BTS_17
Mỹ Tho
BTS_5
Châu Đốc
BTS_18
Cai Lậy
BTS_6
Vĩnh Long
BTS_19
Châu Thành
BTS_7
Long Xuyên
BTS_20
Giá Rai
BTS_8
Sóc Trăng
BTS_21
Gò Công
BTS_9
Cà Mau
BTS_22
Long Phú
BTS_10
Bạc Liêu
BTS_23
Ngọc Hiển
BTS_11
Rạch Giá
BTS_24
Tân Châu
BTS_12
Kiên Lương
BTS_25
Thanh Trì
BTS_13
Hà Tiên
BTS_26
Trà Nóc
2.6.3 Khu vực III:
Bao gồm BSC_5, BSC_6.
+ BSC_5 tại Đà Nẵng điều khiển 20 BTS
BTS_1
Trần Phú
BTS_11
Hoà Cầm
BTS-2
Bắc Mỹ An
BTS_12
Hội An
BTS_3
Hoà Khánh
BTS_13
Núi Vung
BTS_4
Tam Kỳ
BTS_14
Hương Thuỷ
BTS_5
Huế
BTS_15
Hải Vân
BTS_6
Thanh Bình
BTS_16
Điện Bàn
BTS_7
Dốc Sỏi
BTS_17
Đông Hà
BTS_8
Quảng Ngãi
BTS_18
Dung Quất
BTS_9
Thanh Khê
BTS_19
Bình Sơn
BTS_10
Đồng Hới
BTS_20
+ BSC_6 tại Quy Nhơn điều khiển 20 BTS
BTS_1
Quy Nhơn
BTS_11
Diêu Trì
BTS_2
Phú Yên
BTS_12
Diên Khánh
BTS_3
Nha Trang
BTS_13
Plây-Cu
BTS_4
Đà Lạt
BTS_14
BTS_5
Hà Thanh
BTS_15
BTS_6
Kon Tum
BTS_16
BTS_7
Hoài Nhơn
BTS_17
BTS_8
Hà Lan
BTS_18
BTS_9
Hoà Thắng
BTS_19
BTS_10
Ban Mê Thuột
BTS_20
III. Tổng quan về mạng TTDĐ MobiPhone
1. Giới thiệu về mạng TTDĐ MobiPhone
+ Mạng MobiPhone là mạng TTDĐ số đầu tiên tại Việt Nam, mạng ra đời vào năm 1993. Mạng MobiPhone dựa theo tiêu chuẩn công nghệ của GSM, hiện nay mạng đã phủ sóng 53\61 tỉnh thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Mạng do Công ty TTDĐ khai thác và quản lý (VMS-VietNam Mobile Telecom Service); hoạt động theo cơ sở hợp tác kinh doanh giữa Bưu Điện Việt Nam (VNPT) và hãng Comvilk của Thụy Điển, sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp là ERICSSON và ALCATEL. Hiện nay mạng có số thuê bao hơn 220000 (cả thuê bao trả tiền trước và thuê bao trả tiền sau).
+ Sự quản lý mạng MobiPhone được chia làm 3 khu vực
- Khu vực I: ở Miền Bắc (Hà Nội là trung tâmạng).
- Khu vực II: ở Miền Trung (Đà Nẵng là trung tâm) .
- Khu vực III: ở Miền Nam (tp. HCM là trung tâm).
2. Các sơ đồ
- Hình_34: Vùng phủ sóng của mạng MobiPhone.
- Hình_35: Cấu trúc mạng TTDĐ MobiPhone
3. So sánh giữa mạng VinaPhone và MobilePhone
3.1. Giống nhau:
Mạng VinaPhone và MobiPhone đều dựa theo tiêu chuẩn của GSM và cũng đều dưới sự quản lý của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.
3.2. Khác nhau:
Mạng MobiPhone ra đời sớm hơn mạng VinaPhone, do vậy cơ sở mạng MobilePhone mạnh hơn mạng VinaPhone (ví dụ: dung lượng, MSC, BSC, BTS, MS...)
Nhưng mạng VinaPhone có ưu điểm là phủ sóng 61\61 tỉnh thành so với mạng MobilePhone là 53\61 tỉnh thành.
Về đầu tư: mạng MobilePhone có số vốn đầu tư là 340 triệu USD so với 40 triệu USD của VinaPhone.
Về dịch vụ: mạng MobiPhone phát triển dịch vụ trả tiền trước (PPS) trước mạng VinaPhone. Nhưng mạng VinaPhone có lợi thế là rút ra nhiều kinh nghiệm từ mạng MobilePhone (ví dụ: mở rộng vùng phủ sóng, và đang phát triển dịch vụ chuyển vùng quốc tế).
Chương 5: dịch vụ trả tiền trước trong
mạng TTDĐ VinaPhone
I. Giới thiệu về các dịch vụ trong mạng TTDĐ VinaPhone (pps-prepaid service)
1. Các dịch vụ cơ bản:
1.1. dịch vụ thoại (TS-Telephone Service)
TS là dịch vụ căn bản nhất cho phép một thuê bao di động có thể thực hiện được một cuộc đàm thoại với bất kỳ một máy cố định thuộc mạng PSTN, một máy di động cùng mạng hay khác mạng.
1.2. dịch vụ cuộc gọi khẩn (EC-Emergency Call)
EC là dịch vụ cho phép từ máy di động VinaPhone được gọi các số có tính chất như y tế, cứu hỏa cấp cứu, công an, giải đáp số điện thoại, hỏi giờ, gọi sửa máy.
1.3. dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS-Short Message Service)
SMS cho phép thuê bao di động có thể soạn và chuyển một bản tin ngắn cho một máy di động khác thuộc mạng VinaPhone.
1.4. dịch vụ Fax\Data
Dịch vụ Fax\Data là dịch vụ cho phép thuê bao có thể chuyển một bản Fax\Data từ một thuê bao di động đến một máy cố định hoặc đến một máy di động khác cũng đăng ký dịch vụ Fax\Data.
Chú ý: Muốn chuyển dữ liệu đi được phải thiết lập chế độ chuyển Fax\Data trên thuê bao di động.
2. Các dịch vụ cộng thêm
2.1. dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (CD-Call Divert)
CD cho phép thuê bao di động có thể chuyển tiếp cuộc gọi đến máy di động sang bất kỳ một máy khác.
2.2. dịch vụ chờ cuộc gọi (CW-Call Wait)
CW là dịch vụ cho phép ta nhận được cuộc gọi thứ 2 trong khi đang đàm thoại với một thuê bao khác. ở đây, ta có thể từ chối hay chấp nhận cuộc gọi bằng cách tạm dừng cuộc gọi đang tiến hành nhờ dịch vụ giữ cuộc gọi (CH-Call Hold) để đàm thoại với thuê bao mới tiếp tục trở lại hoặc luân phiên đàm thoại với 2 thuê bao.
2.3. dịch vụ hiện số chủ gọi\cấm hiện số chủ gọi
CLIP-Calling Line Identification Presentation
CLIR-Calling Line Identification Restriction
Dịch vụ CLIP là dịch vụ cho phép thuê bao biết được số máy gọi đến (số máy sẽ hiện trên màn hình của thuê bao bị gọi nhưng dịch vụ này chỉ được thực hiện khi thuê bao đăng ký dịch vụ này).
Dịch vụ CLIR cho phép thuê bao chủ gọi cấm không cho số máy của mình hiện trên số máy bị gọi.
2.4. dịch vụ chặn cuộc gọi (CB-Call Barring)
Dịch vụ CB là dịch vụ cho phép thuê bao di động có khả năng chặn các cuộc gọi đến hay gọi đi theo yêu cầu cá nhân. Chủ thuê bao di động là người duy nhất có thể kích hoạt hoặc huỷ bỏ việc chặn cuộc gọi bằng mật khẩu riêng.
3. Các dịch vụ cộng thêm không phải GSM
3.1. dịch vụ tính cước nóng (HB-Hot Billing)
Dịch vụ tính cước nóng là dịch vụ có thể cung cấp cước nóng cho từng thuê bao bất kỳ mà không làm ảnh hưởng đến việc ghi cước của một thuê bao khác. ở đây thông tin cước nóng sẽ được chuyển từ tổng đài đến hệ thống xử lý số liệu trong hệ điều hành và từ đó sẽ chuyển tới thuê bao MS.
3.2. dịch vụ hộp thư thoại (VMS-Voice Mail Service)
Dịch vụ hộp thư thoại cho phép thuê bao di động trong những trường hợp không thể trả lời được cuộc gọi đến thì có thể chuyển vào hộp thư thoại.
3.3. dịch vụ trả tiền trước (PPS-PrePaid Service)
PPS là dịch vụ không hợp đồng thuê bao, không phí hoà mạng, không phí thuê bao tháng, trả trước tuỳ theo khả năng. Có nghĩa là trả tiền trước rồi sử dụng dịch vụ: khách hàng được cấp một ‘tài khoản’ trong hệ thống và giá trị tài khoản bị trừ dần khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
II. Các giải pháp kỹ thuật cung cấp dịch vụ PPS
1. Những thuận lợi của dịch vụ PPS
1.1. Đối với nhà khai thác
- Hạn chế cước nợ đọng (đây là một vấn đề quan trọng trong việc kinh doanh của mạng TTDĐ).
- Giảm bớt sự quá tả trong việc quản lý các thuê bao, thu cước và quản lý cước, phát hành hoá đơn cước...
- Giảm tỷ lệ thuê bao sử dụng gian lận trốn cước.
- Tăng doanh thu của nhà khai thác dịch vụ, thúc đẩy nhanh thời điểm thu tiền.
1.2. Đối với khách hàng
- Tiện lợi việc sử dụng, tiết kiệm thời gian.
- Giảm bớt các thủ tục đăng ký.
- Không phải trả cước thuê bao tháng.
- Kiểm soát được mức cước dùng.
- Tiện lợi khi có nhu cầu sử dụng trong một thời gian ngắn.
2. Những yêu cầu cơ bản của dịch vụ PPS
Để có thể cung cấp được dịch vụ PPS ta phải có các yếu tố sau:
- Simcard: phải cung cấp cho khách hàng các Simcard đã được cài đặt sẵn (có thể dùng được ngay sau khi mua). Simcard phải liên quan tới một trị số tín dụng đặc trưng bởi số tiền do khách hàng trả khi mua Simcard. Trị số này có thể được ghi vào Simcard hoặc vào mạng, dùng để trừ dần theo thời gian hoặc khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Tính cước: Việc tính cước cho dịch vụ PPS phải được thực hiện đồng thời hoặc ngay sau khi kết thúc nối mạch của từng cuộc gọi.
- Thời gian tồn tại của từng thuê bao: Phải có một phương thức thích hợp khấu trừ ‘trị số tín dụng’ của khách hàng. Trị số tín dụng bị giảm dần qua thời gian (cước cơ bản) và qua sử dụng dịch vụ (cước dịch vụ) của khách hàng. Thuê bao bị loại ra khỏi mạng khi trị số tín dụng đã hết.
- Mạng: dịch vụ PPS chỉ liên quan đến phần chuyển mạch trong mạng GSM. Mạng phải có khả năng cung cấp một số dịch vụ như thông bámột số liệu cước, tính cước tức thời hoặc tính cước nhanh.
3. Các giải pháp kỹ thuật cung cấp dịch vụ PPS trong mạng VinaPhone
3.1. Giải pháp sử dụng dịch vụ tính cước tức thời
HB_Hot Billing
3.1.1. Nguyên tắc của dịch vụ tính cước tức thời
Dịch vụ này là một dịch vụ cộng thêm của mạng GSM được tiêu chuẩn hoá, dịch vụ này được quản lý tập trung và được khai báo tại HLR cùng các số liệu khác của SIM. MSC cần có phần mềm tính năng HB và giao diện cung cấp số liệu cuộc gọi một cách tức thời cho hệ thống tính cước. Hệ thống này có thể được dùng chung với trung tâm tính cước dịch vụ khách hàng ABC để in nhanh hoá đơn tính cước cho khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN227.doc