MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
ĐIỂM NHÌN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỀ PHƯƠNG DIỆN 3
LÝ THUYẾT 3
1. Tên gọi và quan niệm 3
2. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện 3
2.1. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp 3
2.2. Điểm nhìn trong truyện 4
3. Điểm nhìn của văn bản 5
4. Người kể chuyện và các điểm nhìn 7
CHƯƠNG II 10
TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ VÀ TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN” 10
1. Khái quát về tác giả 10
2. Tiểu thuyết “Tắt đèn” 14
CHƯƠNG III 19
ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ THỂ HIỆN TRONG “TẮT ĐÈN” 19
1. Điểm nhìn của văn bản 19
2. Điểm nhìn nghệ thuật 21
3. Điềm nhìn nhân vật 29
4. Ý nghĩa tư tưởng và những hạn chế của tác phẩm 37
4.1. Ý nghĩa tư tưởng 37
4.2. Hạn chế 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đáng là một “áng văn mới mẻ nhất về loại văn chương xã hội ngày nay”, “một thiên kiệt tác hoàn toàn phụng sự dân quê… khiến người đọc phải có những tư tưởng cải tạo xã hội”, một trong những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng. Ngay từ khi mới ra đời, Tắt đèn đã được dư luận và báo chí tiến bộ đánh giá cao ở giá trị hiện thực: mô tả “những sự tàn bạo ghê gớm, những chuyện hà lạm hèn mạt, những cảnh đói nghèo tai hại”; ở nghệ thuật tiểu thuyết: “không còn là những điều biện giải khô khan của luân lý mà nó đã gắn liền được vào cái nghệ thuật uyển chuyển của một tiểu thuyết gia”, “Ngô Tất Tố đã dùng được đắc sách cái phương pháp khách quan, phương pháp rất mới mà “chỉ nhà văn xã hội theo phương pháp duy vật biện chứng mới có mà có một cách đầy đủ”. Một số ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến lập trường, cách nhìn nhận đúng đắn của Ngô Tất Tố: “Trái với Tự lực văn đoàn khi nói tới quê nhà: một đằng là chế giễu những ngớ ngẩn và thi vị hoá cảnh quê, một đừng là nói những cái bất bình nhìn từ con mắt của chính một người nông dân nhìn ra. Suốt trong sáu thập kỷ qua. Tắt đèn đã được tái bản nhiều lần, và giá trị của cuốn tiểu thuyết ngày càng được khẳng định vững chãi hơn, ở những tầng vỉa giá trị hiện thực và nhân văn cao sâu hơn. Hàng chục bài viết của các nhà văn: Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng… và các nhà nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức, Như Phong, Hồng Chương… từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đều đi tới khẳng định giá trị đặc sắc của Tắt đèn, “đỉnh cao” của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào hình tượng nhân vật chị Dậu “cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn” (Nguyễn Tuân), vào nghệ thuật xây dựng nhân vật chị Dậu và nghệ thuật “kể chuyện, cách dựng truyện” tài tình của Ngô Tất Tố, một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự “rung động”, sức hấp dẫn và giá trị của cuốn tiểu thuyết.
Hơn nữa thế kỷ qua, tên tuổi Ngô Tất Tố trước hết và gần như bao quát là gắn với Tắt đèn, “một tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy”, theo cách nói của tác giả Giông tố, Số đỏ. Nhà văn đã hoàn thành tác phẩm ngay chính trên làng quê của mình, đã đào xới vào tận các tầng sâu nỗi khổ của người dân như trên các luống cày của đất quê, trên số phận của những người thân kẻ sơ một vùng quê không xa ánh sáng thành thị là mấy, mà cứ như hun hút ngập vào đêm đen Trung cổ. Tắt đèn có tất cả mọi cung bậc một tiếng nói tố khổ quyết liệt cho số phận người nông dân trong xã hội cũ, dường như bất dịch, không thay đổi hàng nghìn năm, cho đến khi có “ông Tây”; và đến lúc có ông Tây rồi, tình cảnh người nông dân vẫn chẳng có bao nhiêu thay đổi. Một xã hội nối dài từ các “việc làng”, chung quanh một cái đình làng cho đến một tư thất hoặc công đường nơi huyện sở, rồi một cảnh cụ cố - vú em ở phố tỉnh; hc thì có mở rộng, nhưng số phận con người thì vẫn cứ thắt buộc trong tối tăm và oan khổ. Tắt đèn ánh lên cái nhan sắc của người phụ nữ nông thôn, lầm lụi trong một sự sống bị giày vò, đày đoạ trăm bề, nhưng sự trong sáng và trinh trắng thì cứ ngời lên trên cái nền tối tăm của đêm sâu, của nửa đêm tối đen như mực. Dồn ép con người đến mức tận cùng như Tắt đèn, và đưa con người lên đỉnh cao những giá trị tinh thần và hình thể của con người như Chị Dậu, tác phẩm của Ngô Tất Tố, trong bất cứ tên gọi nào vẫn là tác phẩm vào loại hiếm hoi gắn nối được cả hai mặt tối - sáng, phê phán - khẳng định, căm giận - yêu thương trong gia tài văn chương một thế kỷ.
CHƯƠNG III
ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ THỂ HIỆN TRONG “TẮT ĐÈN”
1. Điểm nhìn của văn bản
Trên nhiều tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài… ta đã có dịp nhìn thấy những biểu hiện xấu xa, thối nát của chế độ phong kiến thực dân. Sau tất cả những hình ảnh mỗi tác phẩm đã dựng lên, một bên là những lực lượng phong kiến cùng mấy nét thấp thoáng của bọn thực dân, một bên là hình ảnh của những con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản hoặc dân nghèo nông thôn và thành thị…, thấy hiện lên dần dần sự tàn lụi của một cuộc đời trong đó quan hệ giữa con người với nhau là quan hệ tước đoạt, đè nén không tình nghĩa. Tiếng cười lắm khi rát mặt rát mày ở Nguyễn Công Hoan, sự chửi bới đôi khi cũng đúng hướng và sắc cạnh trong Vũ Trọng Phụng, giọng đay nghiến chì chiết ở Nam Cao, tiếng thở dài ngao ngán ở Tô Hoài, và cái bức bối ngột ngạt ở Nguyên Hông… tất cả đều hướng tới làm nổi bật lên mặt tối tắm và tình trạng bế tắc của xã hội.
Để miêu tả một xã hội tối tăm, bế tắc, khuynh hướng chung của nhiều nhà văn hiện thực là thiên về việc khai thác những khía cạnh xấu xa ở những con người trong hàng ngũ giai cấp thống trị, chủ yếu là bọn nhà giàu, do có tiền nên có quyền hành, chức vị. Hướng sự miêu tả về bọn chúng, nhà văn dễ có điều kiện vạch trần chân tướng giả dối, tàn nhẫn của chế độ, dễ có điều kiện biểu lộ niềm căm phẫn của mình. Một xã hội cần đạp đổ đi (dù chưa biết thay bằng cái gì) thì dĩ nhiên là phải đay nghiến cho bằng thoả ! Cho nên ta sẽ thấy trong văn học hiện thực nhiều hình tượg phản diện. Và cùng một kiểu “quan nghị”, ta có thể phân biệt cái tàn nhẫn “thật thà” của nghị Quế (Tắt đèn), cái nham hiểu của nghị Lại (Bước đường cùng), đến cái gian hùng như một bạo chúa của nghị Hách (Giông tố), cả ba đều có lý lịch rõ ràng. Qua hình ảnh những nhân vật phản diện, các tác giả muố chứng minh rằng cuộc đời như thế không thể còn đất sống cho con người lương thiện. Muốn sống thì phải đào sâu chôn chặt nó đi.
Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố cũng đã giải quyết được yêu cầu ấy của trào lưu. Sự kết cấu tự nhiên giữa ba lực lượng cường hào, địa chủ, quan lại và thấp thoáng phía sau là bóng dáng của bọn thực dân đã được Ngô Tất Tố miêu tả như một sức ép nặng nề. Hình ảnh của bọn chúng tượng trưng cho những thế lực hắc ám ở nông thôn và trong cả xã hội Việt Nam hồi bấy giờ. Khi bọn cường hào “tác oai” bằng quyền hành, roi vọt thì bọn địa chủ lại “tác phúc” bằng cách xỉa ra từng xu rất “nhân nghĩa” để “giúp” người nghèo cầm cố nhà cửa, con cái, ruộng nương. Khi bọn cường hào lợi dụng sưu thuế để kiếm ăn thì bọn địa chủ cũng kiếm ăn và phát tài rất chóng trong mùa sưu thuế. Tưởng không khó hiểu lắm về nguyên nhân sự giàu có của một kiểu “quan nghị nhà quê” như nghị Quế trong truyện. Chính hắn là kẻ gây ra rất nhiều đau khổ cho người nghèo, mặc dù ở trong truyện hắn có vẻ như không dính dáng gì với không khí bận rộn của nhứng ngày sưu thuế. Bộ mặt bọn quan lại cũng gây nên một ấn tượng kinh khủng không kém. Đừng mong tìm thấy ở chúng một chút tình thương, một chút công minh chính trực. Sự mục nát trong xã hội trở thành một hiện tượng quán xuyến từ trên xuống dưới, và xem chừng, càng lên trên càng có nhiều khía cạnh. Tên quan phủ Tư Ân trong truyện cũng nổi tiếng về chuyện hống hách, chuyện ăn tiền và còn có thêm chuyện hiến vợ cho quan trên và cưỡng hiếp con dân trong hạt.
Những sự thật ấy, Ngô Tất Tố cũg đã miêu tả với tất cả niềm căm phẫn của mình. Nhưng ngòi bút của Ngô Tất Tố còng là một ngòi bút khẳng định. Sự khẳng định của ông trực tiếp hướng về những con người trong hàng ngũ nhân dân, hơn thế, trong hàng ngũ những người phụ nữ nghèo khổ.
Nói cho đúng, không phải trên các sáng tác của nền văn học công khai hồi này, bên cạnh những hình tượg phản diện, không có hình tượng những con người ở tầng lớp quần chúng nghèo khổ. Ngay cả trong trào lưu lãng mạn, dưới tác dụng của phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ ta cũng đã thấy xuất hiện trên nhiều sáng tác hình ảnh những người… bình dân. Nhưng chẳng qua đó chỉ là một thứ đồ trang sức cho có vẻ hợp thời. Chỉ biết rằng hình ảnh nhân dân chẳng bao giờ lại tội nghiệp như mấy bác “nông phu” kiểu nhiêu Tích, khờ khạo đi lên tỉnh, bị xe một thanh niên tư sản cán ngã, rồi lại còn bị hắn bợp tai mấy chiếc mà vẫn ngỡ mình là kẻ có tội, phải khúm núm chắp tay xin lỗi hắn.
Trong trào lưu hiện thực, trái lại, hình ảnh người nghèo nói chung đều được miêu tả với một thái độ thông cảm, che chở, thậm chí ở một số tác giả còn là thái độ trân trọng, kính phục. Thế giới người nghèo trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, có thể nói là cả một xã hội bao gồm khá nhiều hạng người. Riêng những người đi ở, kéo xe, những kẻ ăn xin, gái điếm… cũng đã phong phú, đủ vẻ. Càng về sau, hàng ngũ người nghèo càng được bổ sung thêm và miêu tả sâu hơn trong các sáng tác của Nguyên Hồng, Nam Cao. Tuy nhiên, trong tất cả những hình tượng đã được dựng lên, chị Dậu trong Tắt đèn là hình tượng nổi bật hơn cả. Nổi bật không phải chỉ vì sự phong phú về đời sống bên trong của nó mà còn vì vẻ đẹp trọn vẹn, rực rỡ của nó ngay từ đầu đã khiến cho ta kinh ngạc. So với nhiều nhà văn hiện thực khác, có thể Ngô Tất Tố chưa bao quát được mặt này mặt kia trong đời sồng, nhưng phần đóng góp sâu sắc và cũng là độc đáo của Ngô Tất Tố chính là ở chỗ nhà văn đã khám phá được vẻ đẹp bên trong rất đáng quý của người nghèo trong một xã hội vô cùng tối tăm.
2. Điểm nhìn nghệ thuật
Tắt đèn là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tuỷ. Ngoài bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn. Ở đây cũng cần nói rõ là lúc bấy giờ phong trào cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn phát triển mới. Sau một thời gian thoái trào ngắn, từ 1934 phong trào đã bắt đầu phục hồi dẫn và từ 1935 trở đi phong trào đấu tranh của quần chúng lại sôi nổi khắp toàn quốc. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ là thời kỳ đã sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị hiện thực sâu sắc. Phong trào đấu tranh của quần chúng đã tạo điều kiện cho một số nhà văn trông thấy được những mâu thuẫn lâu nay đang âm ỉ trong lòng xã hội. Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn đã dũg cảm bóc trần các mâu thuẫn xã hội ấy.
Tắt đèn là tấn bi kịch của những người nông dân bị áp bức, bóc lột cực độ. Gia đình chị Dậu nghèo khổ đến mức không có cả khai mà ăn. Vụ sưu là một tai hoạ lớn đối với vợ chồg chị. Trước sự doạ nạt và khủng bố tàn nhẫn của bọn cường hào, chị Dậu kêu khóc thảm thiết: “Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay ? Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi ! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu hở trời ? Tôi biết đâm đầu vào đâu cho được hai đồng bẩy bạc bây giờ?”.
Thật vậy, chỉ vì một vài đồng bạc sưu mà anh Dậu bị đánh đập tơi biện phápời, chết đi sống lại. Đối với bọn thống trị, mạng con người cũng chỉ như mạng con cóc, con nhái.
Chị Dâu kêu xin cho chồng, sợ chồng đang ôm nặng mà bị trói bị đánh thì có thể chết. Nhưng tên lý trưởng trừng mắt quát: “Chết thì ông chôn! Mày tưởng chồng mày chết thì ông sợ à? Muốn chồng khỏi trói, về đem nốt hai đồng bảy nữa ra đây. Nếu không thì ông còn trói, ông trói cho đến bao giờ đủ sưu thì thôi”.
Thảm thương nhất là ảnh chị Dậu mang con đến bán cho nhà Nghị Quế. Mụ nghị cò kè bớt một thêm hai: nếu em bé được bảy tuổi thì mụ bằng lòng trả cho hai đồng, nhưng nếu chỉ mới sau tuổi thì chỉ cho một đồng thôi. Con người đàn bà ấy cơ hồ như không nhớ rằng mình cũng đã từng làm mẹ và lòng mẹ đối với con như thế nào mụ ta không thèm biết đến. Trước những giọt nước mắt đau thương của người mẹ nghèo khổ, mụ nghị nói với một giọng thản nhiên và hách dịch: “Tao không thể tin cái miệng vợ chống hà mày! Người ta mách tao là nó lên sau. Chứ tao biết đâu nó đẻ năm tý hay năm tỵ, năm tỳ… Đáng lẽ biểu không thì phải… Cho một đồng cũng quá lắm rồi… Không phải nài nẫm gì nữa!”.
Thương tâm hơn nữa là cái cảnh thằng Dần, em cái Tý, bắt mẹ phải đi tìm chị cho nó. Nó nhất định không chịu ăn, không chịu ngủ và cố làm tình làm tội người mẹ đã đem chị nó đi bán. Đêm đã khuya, chị Dậu phải bế cả hai con bé, đi hết ngõ này sang ngõ khác: “Trời khuya, canh vắng, ba mẹ con thơ thẩn ôm nhau trên đường, chị Dậu thấy mình là người điên rồ. Mấy lần chị toan quay về ngõ nhà, thằng Dần nhất định không nghe, nó bắt chị cứ phải điên rồ như thế”.
Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận. Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố toát ra một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao quý. Một thành công lớn của Ngô Tất Tố so với nhiều nhà văn khác là ông đã biểu hiện được quần chúng vào tác phẩm, đúng đắn và chân thực. Chị Dậu là một nhân vật thành công, một nhân vật rất đậm nét. Cố nhiên ở đây chúng ta không nói đến những nhà văn tư sản. Trong tác phẩm của họ ít khi có bóng dáng của quần chúng lao động. Xã hội trong tác phẩm của họ là xã hội của những ông án, ông huyện, cậu cử, cậu tú, xã hội của những côg tử, tiểu thư sống trong nhung lụa.
Thảng hoặc họ có phác một vài nét về quần chúng thì những nhân vật này hiện ra thật là ngu ngốc, kệch cỡm, đáng khinh bỉ và thươg hại. Với cái nhìn và quan điểm tư sản, điều đó không có gì là lạ. Nhưng ngay đối với những nhà văn tiểu tư sản mà chúng ta thường xếp vào khuynh hướng hiện thực, việc thể hiện quần chúng vào tác phẩm cũng không phải dễ dàng thành công cả. Có những người chỉ thành công trong việc thể hiện nhân vật phản diện, đến nhân vật quần chúng thì họ thất bại, không đủ sức biểu hiện. Quần chúng trong tác phẩm của họ vẫn là một đám người ngu dại, sống và hành động một cách vô ý thức. Vũ Trọng Phụng là một trường hợp tiêu biểu.
Ngô Tất Tố tỏ ra hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng, có cái nhìn đúng đắn đối với quần chúng. Chúng ta trở lại nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là người nghèo khổ, bị áp bức bót lột tàn tệ. Cuộc đời của chị quằn quại trong bùn lầy và bóng tối. Nhưng chị lại là người có một phẩm chất cao quý, đẹp đẽ.
Chị Dậu là người hiền lành, thật thà, chưm chỉ làm ăn, thương chồng, thương con rất mực. Chị có thể tiêu biểu cho lớp phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, chịu thương chịu khó. Nhưng có một lúc, con người hiền lành ấy đã cả gan đánh lại bọn đầu trâu mặt ngựa để bảo vệ cho chồng. Tuỳ hành động ấy mới chỉ có tính chất tự phát và nhất thời, nhưng cũng phần nào nói lên được ý chí không chịu khuất phục của những con người bị chà đạp, giày xéo. Đó là một hành động đẹp đẽ. Lời nói của chị Dậu là một lời phản kháng đanh thép: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Trong lúc bị hà hiếp quá đáng, người đàn bà ấy có thể liều chết chống lại bọn thống trị: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”…
Nếu uy lực không hoàn toàn đè bẹp được chị thì tiền tài cũng không mua chuộc được chị, tuy có khi chỉ vì một đồng bạc, chị đã cắt đứt tình ruột thịt, mang con bán cho nghị Quế. Cái đêm chị bị tên tri phủ tìm cách cưỡng hiếp, chị đã cương quyết chống lại và đã thangs được con vật đáng ghê tởm: “Quan phủ lóp ngót đứng dậy, mở ví lấy nắm giấy bạc độ hơn chục đồng, chìa vào tận mặt chị Dậu. Ngài thờ và nói: “Có muốn lấy tiền tao cho!”. Chị Dậu giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất”.
Cái đêm “quan cụ” định diễn lại tấn tuồng của tên tri phủ kia, chị Dậu cũng cho hắn một bài học đích đáng. Bên cạnh tính chất đê hèn của bọ quan lại giàu có, phẩm chất đạo đức của người đàn bà nông dân nghèo khổ càng sáng tỏ, đẹp đẽ.
Đối lập với quần chúng là bè lũ thống trị, những bọn mặt người dạ thú, tàn bạo, tham lam và dâm dục. Nếu Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng, thì ông cũng đã thành công trong việc tố cáo những cái xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị. Những lý đương, lý cựu, chánh hội, phó hội cho đến viên tri phủ, vợ chồng nghị Quế, v.v… đều là một bọn người đang xúm nhau lại hút máu mủ nhân dân.
Sưu thế là tai hoạ đối với nhân dân nhưng lại là món béo bở đối với chúng. Vì sưu thế, chị Dậu đã bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con, vì sưu thế anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết; nhưng bọn cường hào, quan lại thì nhờ sưu thuế mà được ăn, được uống, được hút, lại có tiền bỏ túi. Chúng mưu mô lợi dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng đề làm giàu, để hưởng thụ.
Đọc Tắt đèn chúng ta thương cảm những người lao khổ bao nhiêu thì lại càng căm ghét bọn thống trị bấy nhiêu. Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tố cáo và càng có tác dụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu sắc đồi với chế độ áp bức, bóc lột. Thái độ của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn rất rõ rệt. Đối với quần chúng, ngòi bút của tác giả dạt dào một tấm lòng thông cảm sâu sắc, còn đối với bọn quan lại, cường hào, ngòi bút của nhà văn lại đầy giọng đả kích, châm biếm. Ngô Tất Tố không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ổi, vô nhân đạo của bọn thống trị.
Thái độ của nhà văn là một thái độ chiến đấu. Tính chiến đấu toát ra từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cố nhiên, cũng như những nhà văn hiện thực khác lúc bấy giờ, với nhãn quan giai cấp của mình. Ngô Tất Tố chưa có thể nhìn thấy bước đườg sắp tới của lịch sử.
Kết thúc Tắt đèn, chị Dậu chạy vào đêm tối “mịt mù như tiền đồ của chị”. Nhưng đứng về quan điểm lịch sử, chúng ta không thể nhất thiết đòi hỏi nhà văn phải có một cái nhìn cách mạng đối với xã hội được. Ngô Tất Tố dũng cảm bóc trần mâu thuẫn của xã hội, nói lên đời sống cơ cực và phẩm chất tốt đẹp của những người bị áp bức, vạch trần chân tướng của bọn thống trị, đó là những thành công đáng cho chúng ta trân trọng.
Mấy ý kiến trên đây của các báo chí đương thời, nhất là báo chí cách mạng, đã giúp chúng ta soi sáng thêm về thế giới quan vào phương pháp sáng tác của Ngô Tất Tố. Chính nhờ có thế giới quan tiến bộ và phương pháp khách quan lịch sử mà Ngô Tất Tố đã thành công và đã được các nhà báo cách mạng xem là một nhà văn ở trong hàng ngũ tranh đáu. Đó là một vinh dự lớn dối với nhà văn. Phương pháp của Ngô Tất Tố chẳng những đối lập với phương pháp lãng mạn mà cũng hoàn toàn xa lạ với phương pháp tự nhiên chủ nghĩa. Một ví dụ: Mở đầu Hà Nội lầm than, Trọng Lang viết: “Tôi bước vào xã hội này với ngòi bút và lòng thương”. Nhưng đây thự ra chỉ là lòng thương hại của giai cấp tư sản. Suốt tập phóng sự, Trọng Lang biểu thị một thái độ khinh bạc, coi rẻ những người cùng khổ trong xã hội. Tác giả dừng lại ở hiện tượng và giải thích hiện tượng một cách sai lầm. Trọng Lang cũng giống như nhiều nhà văn tự nhiên chủ nghĩa khác, cho rằng người đàn bà sa vào cảnh bán thân nuôi miệng chỉ là vì ngu dốt, tham lam, lười biếng hoặc đĩ thoã. Họ không tìm nguyên nhân ở chế độ xã hội mà lại quy tội cho quân chúng. Họ cho đó là một định mệnh và những người phụ nữ đã là gái giang hồ thì khó có thể trở lại làm người lương thiện.
Phương pháp khách quan lịch sử của các nhà văn hiện thực tôn trọng tính chân thật trong việc miêu tả thực tại xã hội, không dừng lại ở hiện tượng mà đi sâu nghiên cứu bản chất. Phương pháp khách quan lịch sử lại giúp nhà văn nghiên cứu hiện thực trong sự phát triển hợp với quy luật.
Chị Dậu vốn là một phụ nữ nông dân cần cù, chất phác và hiền lành. Ấy thế nhưng qua một quá trình chịu đựng những áp bức bất công và tàn bạo, đến lúc chị đã vụt đứng dậy quật lại bọn đầu trâu mặt ngựa. Xem đến đoạn chị đánh ngã bọn kẻ cướp, độc giả không ngạc nhiên vì đó là một sự phát triển hợp với lôgíc.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát, nhưng ông đã hé thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực. Trong vỡ đê, Vũ Trọng miêu tả những người nông dân đã có ý thức hoặc ít hoặc nhiều. Nhưng tác giả Vỡ đê đã miêu tả những người này như thế nào? Một phát súng chỉ thiên cũng đủ cho họ chạy tan tác như “một bầy nhặng xanh!”. Vũ Trọng Phụng muốn đưa những quần chúng đã giác ngộ vào tác phẩm của mình nhưng thực sự ông ta chẳng hiểu tí gì về họ. Vũ Trọng Phụng đã nhìn họ bằng con mắt của giai cấp tư sản.
Khác với các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa và cá nhà văn lãng mạn tư sản, Ngô Tất Tố đã thấy được bản chất tốt đẹp của người nông dân lao động. Cùng khổ như chị Dậu - phải rứt ruột bán con lấy một đồng bạc nộp sưu cho chồng - nhưng khi bị tên tri phủ toan làm nhục chị cũng quyết chống lại mặc dầu hắn đưa cho chị hơn chục bạc. Chị đã vứt ngay mấy tờ giấy bạc xuống đất, trước con mắt kinh ngạc của tên tri phủ. Lẽ cố nhiên tên tri phủ không thể nào hiểu nổi hành động của người đàn bà nghèo khổ mà nó khinh rẻ. Chúng ta có thể mở một dấu ngoặc để nói rằng giá thử chị Dậu không may đầu thai vào tác phẩm của Trọng Lang hay Vũ Trọng Phụng thì rất có thể một bước đã biến thành nhà thổ.
Ngô Tất Tố miêu tả người lao động nghèo khổ với một ngòi bút đầy tình thương yêu, trân trọng. Nhiều nhà văn hiện thực kể cả các nhà văn hiện thực phương Tây tuy ngòi bút phê phán xã hội rất sắc sảo, mãnh liệt nhưng giữa họ và nhân dân vẫn có một khoảng cách khá xa. Xtăngđan chẳng đã có lần thú nhận rằng: “Tôi yêu nhân dân, căm ghét bọn áp bức nhưng phải chung sống với nhân dân thì thật là một điều đau khổ muôn đời đối với tôi”.
Một đặc điểm mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn là tìm đề tài trong những cái phi thường, những cái đặc biệt, hiếm có. Vícto Huygô đã nói trong Bài tựa Crômoen rằng: “Cái thông thường là cõi chết của nghệ thuật”. Nhìn lại các tác phẩm lãng mạn phương Tây chúng ta thấy rất rõ điều này. Vở kịch Ecnani, cuộc đời của Jăng Vanjăng trong Những người khốn khổ của Vícto Huygô chẳng phải là những chuyên phi thường hiếm có hay sao? Ngay ở Việt Nam cũng vậy. Các nhà văn lãng mạn thường đi tìm cái đẹp, cái hấp dẫn trong những cái kỳ lạ, khác thường. Điều đó hoàn toàn không giống với phương pháp của cá nhà văn hiện thực.
Chuyện vợ chồng chị Dậu long đong cực khổ vì sưu thuế, phải bán con, bán chó, phải đi ở vú… là những chuyện như cơm bữa ở nông thôn ta thời trước, nghĩa là những chuyện rất thông thườg. Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn là một con người bình thường như trăm nghìn người phụ nữ trong nông thôn Việt Nam. Nhưng chị Dậu lại là một hình tượng rất đẹp, không phải đẹp theo kiểu lãng mạn nghĩa là với những kích thước phi thường mà đẹp một cách hết sức chân thực. Miêu tả cái đẹp trog cái chân thực, cái lớn trong cái bình thường là một đặc điểm mỹ học trong phương pháp sáng tác của Ngô Tất Tố.
Những đặc điểm của phương pháp Ngô Tất Tố không phải chỉ có như vậy. Từ những con người bình thường và chân thực. Ngô Tất Tố đã khái quát lên thành nhân vật điển hình. Cố nhiên trong phụ nữ nông dân lao động lúc bấy giờ có nhiều loại khác nhau, đứng về mặt trình độ giác ngộ. Chúng tôi thấy rõ ràng chị Dậu của Ngô Tất Tố chưa phải là loại điển hình tiên tiến nhưng tôi nghĩ rằng chính đó là một đặc trưng và cũng là một hạ chế lịch sử của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Nhiệm vụ xây dựng những nhân vật điển hình tiên tiến chỉcó thể thực hiện được đầy đủ với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này. Chị Dậu là điển hình của một loại phụ nữ nhất định, một loại phụ nữ không phải là ít lắm trong nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
Mặc dầu nhân vật điển hình trong Tắt đèn chưa phải là một điển hình tiên tiến, mặc dầu cái kết cụ của Tắt đèn chưa hé ra một cái gì sáng sủa - “Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị” - nhưng người đọc vẫn không vì thế mà bi quan, hoài nghi. Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng cái thứ nhất là vì chúng ta thấy được các nguyên nhân xã hội của tình trạng cực khổ của quần chúng. Cái cực khổ ấy hoàn toàn không phải là định mệnh. Đó là điều Tắt đèn không giống với các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa.
Trong Làm đĩ, dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, sự sa đoạ của Huyền không bắt nguồn từ một nguyên nhân xã hội nào cả. Huyền sinh ra là một cô gái dâm đãng và chính nguyên nhân sinh lý ấy đã từng bước dẫn dắt Huyền vào con đường truỵ lạc. Chính cái nguyên nhân sinh lý ấy đã tác động đến số phận củaHuyền như một thế lực mù quáng có tính chất định mệnh, nghĩa là sức con người ta không thể cưỡng lại được. Cái thứ hai là như trên đã nói, trong Tắt đèn, chúng ta thấy được bản chất tốt đẹp của những người cùng khổ, nhất là tinh thần không chịu khuất phục của họ. Điều này cũng khác với các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa.
Trong các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa, cái làm cho chúng ta ngạc nhiên là tinh thần yên phận, chịu nhẫn nhục của những con người bị xã hội chà đạp. Trong Hà Nội lầm than chúng ta đã được nghe nhiều mẩu tâm sự của các cô gái làm nghề mãi dâm: nhà thổ có, cô dầu có, gái nhảy có. Tâm lý của họ phần nhiều là chịu yên phận, chịu nhẫn nhục đến cùng để sống mặc dù những cái cực nhục của họ không thể nào nói hết được. Có khi họ lại thấy thích thú là đằng khác. Một gái nhà thổ kể lại cuộc đời của mình đã từng ngủ với hàng nghìn người một cách thản nhiên, pha chút vui vẻ, hóm hỉnh, và lại khoe làm nhà thổ sướng hơn cô đào.
Họ không bao giờ nghĩ rằng cuộc đời của họ có thể đổi khác, họ yên trí rằng: “Cô đào thì chỉ lấy kép”. Ở những con người kéo kê kiếp sống cực nhọc ấy, chúng ta không hề thấy có một dấu hiệu phản kháng nào. Chính cái tư tưởng định mệnh và cái yên thân nhẫn nhục, yên phận ấy đã làm cho các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa thường toát lên một tinh thần bi quan.
Chúng ta thấy rằng Tắt đèn củantt không giống như vậy. Ngô Tất Tố chưa đưa chúng ta đến một khẳng định tích cực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nn01t (2).doc