Đề tài Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó

Mục lục

 

I. Một số khái niệm sử dụng trong bài 2

II. Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 3

1. Khủng hoảng tài chính tại Mỹ 3

2. Khủng hoảng tài chính trên thế giới 4

III. Nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó 5

1. Nguyên nhân khủng hoảng: 5

2. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của Mỹ 9

3. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của châu Âu 11

IV. Khủng hoảng tài chính tại Việt Nam 12

1. Tác động của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam 12

2. Bài học từ khủng hoảng 16

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Một số khái niệm sử dụng trong bài Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các loại hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng. Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009: là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. MBS(mortgage-backed securities): là các chứng khoán sinh ra từ sử dụng huy động vốn bằng hình thức Đòn bẫy tài chính thông qua việc Cổ phiếu hóa các khoản vay nợ mua nhà. CDO(collateralized debt obligation): là chứng khoán đảm bảo bằng một danh mục các tài sản rủi ro. Có thể hiểu là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp. Cho vay dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao. Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 Khủng hoảng tài chính tại Mỹ Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra. Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.Khủng hoảng càng lúc càng trầm trọng hơn,và hệ quả là hàng loạt tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng Một số đại gia lớn bị gặp nạn: -Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial -Ngày 16/3/2008,ngân hàng JP morgan chase đã mua lại Bearstearn. -15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch cũng bị Bank of America Corp thâu tóm - Ngày 25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ .Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng thương mại bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. -Ngày 7/9/2008 bộ tài chính Mỹ tuyên bố đặt hai công ty Fannie mae và Fredie Mac dưới sự quản lý của chính phủ -Ngày 16/09 FED và bộ tài chính quốc hữu hóa AIG bằng cách bơm 85 tỷ USD và sở hữu 79,9% cổ phần của công ty này Khủng hoảng tài chính trên thế giới Khủng hoảng tài chính tại châu Âu Các nền kinh tế châu Âu cũng ko thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng. Nhiều ngân hàng,tổ chức tín dụng châu Âu cũng chịu chung số phận: Ngân hàng Northern Rock bị Anh quốc hữu hóa. Deutsche Bank của Đức và UBS của Thụy Sĩ phải tăng mức trích lập dự phòng do những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố. Khủng hoảng tài chính tại châu Á Các nước có nền kinh tế phát triển là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng trên. Tại Nhật,tập đoàn bảo hiểm Yamato life insurance Co. chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi các khoản nợ vượt tài sản 11,5 tỷ yen(tương đương 116 triệu USD) và trở thành mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.Tại Hàn Quốc,kinh tế nằm trong tình trạng báo động đỏ khi đồng won mất giá tới 40% chỉ trong 10 tháng năm 2008. Nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó Nguyên nhân khủng hoảng: Nguyên nhân sâu xa: Bong bóng nhà đất ở Mỹ từ năm 2005: Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà đất ở Mỹ ( diễn ra khoảng năm 2005-2006 ) với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Từ vài năm trước đó, giá nhà tăng cao cùng với việc được phép vay vs điều kiện rất đơn giản. Nhiều khách hàng đã tranh thủ tiền của các ngân hàng đầu tư để đầu cơ vào bất động sản với hy vọng kiếm được nhiều tiền từ các khoản mua bán chênh lệch. Dựa vào biểu đồ,có thế thấy: Năm 2002 – 2005: Giá nhà tăng lên 1 cách nhanh chóng ,giá ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii và Nevada đã tăng trên 25% một năm. Cuối năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5,35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường. Cuối năm 2006 đầu năm 2007: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Một cách nhanh chóng kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký Bộ Tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”… Chứng khoán hóa Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống) là 1) người thế chấp và đi vay, 2) tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, 3) nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và 4) tổ chức tín dụng cho vay, vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), và sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Nguyên nhân trực tiếp Quản lý hệ thống tài chính ở Mỹ xuống cấp Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư .Ví dụ như hedge funds, một loại hình quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp,và ko bị quản chế quá nghiêm ngặt,nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào. Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật bắt đầu từ thập niên 1980, chẳng hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagall vốn tách biệt ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản. Khủng hoảng niềm tin Một nguyên nhân khác dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán ngày càng sâu rộng là sự khủng hoảng về niềm tin của người dân Mỹ đối với đội ngũ lãnh đạo của đất nước này. Kế hoạch giải cứu tài chính tưởng chừng như được thông qua khi hầu hết các lãnh đạo chính trị Mỹ đều ủng hộ thì đến phút cuối lại không được Hạ viện thông qua. Ngay lập tức thị trường có những phản ứng tiêu cực với kết quả này khi các chỉ số chính trên toàn thế giới đều giảm rất sâu. Một kế hoạch giải cứu trị giá rất lớn như vậy mà khi đưa ra Hạ viện bỏ phiệu lại chưa chắc rằng liệu nó có đạt được đủ số phiếu để thông qua hay không thì trong bất cứ trường hợp nào cũng là một rủi ro đối với thị trường và đặc biệt trong tình trạng thị trường đang suy yếu. Mặc dù vài ngày sau gói giải pháp này đã được thông qua nhưng rõ ràng đã có sự không nhất quán trong nội bộ các nhà lập pháp Mỹ về cách thức điều hành và quản lý thị trường. Nhiều chính sách điều tiết thị trường đã không còn phù hợp và không theo kịp được sự phát triển của thị trường. Vấn đề là khi lòng tin vào vai trò của Chính phủ đã bị giảm sút và những dầu hiệu của một cuộc cuộc đại khủng hoảng và suy thoái trong dài hạn vẫn còn hiển hiện thì những giải pháp tài chính tức thời cũng khó làm thay đổi được thị trường. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của Mỹ Sau khi giải cứu phố Wall, Chính phủ Mỹ yêu cầu kiểm kê lại tình hình tài chính các tổ chức, phát hiện ra lỗ hổng khoảng 700 tỷ USD trong hệ thống tài chính nước Mỹ. Ngày 3/10/2008, Chính phủ của Tổng thống Bush thông qua kế hoạch Paulson với một số nội dung chính sau đây: Chính phủ có thể mua lại toàn bộ các tín phiếu có thế chấp bất động sản từ các định chế tài chính với giá cao nhất là 700 tỷ USD. Khoản tiền 700 tỷ USD được chia làm 3 giai đoạn, trước mắt là 250 tỷ sau đó là 100 tỷ do Nhà Trắng quyết định còn 350 tỷ phải thông qua Quốc hội. Nếu sau khi bán các bất động sản mà các tổ chức này không trả tiền cho Nhà nước thì Nhà nước sẽ mua cổ phiếu của chính các tổ chức này. Chính phủ lập ra một quỹ bảo hiểm các tín phiếu bất động sản rủi ro, các định chế tài chính sẽ đóng góp tài trợ cho quỹ này. Chính phủ giới hạn tiền lương các bộ cao cấp của các tổ chức không quá 500000 USD/năm. Chính phủ tăng tiền gửi của dân chúng từ 100000 USD/năm lên 250000 USD/năm một người/1 Tài khoản/1 ngân hang. 5 năm nữa Chính phủ sẽ ban hành kế hoạch mới cho phép các tổ chức hoàn trả lại các khoản vay Ban hành quy tắc mới về kế toán, có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của các tổ chức. Giảm thuế tại thời cho các tổ chức tài chính nào không thu tiền lãi các khoản vay bất động sản Sau khi thông qua kế hoạch Paulson, 700 tỷ USD này sẽ được dùng một phần để tăng vốn cho các ngân hàng. FED cho danh sách 10 – 15 tổ chức mỗi đơn vị nhận được 10 tỷ USD vốn để đổi lại 1 phần cổ phần cho Nhà nước. Đánh giá của nhóm nghiên cứu về kế hoạch này: Kế hoạch giải cứu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson khi đưa ra đã gây cho giới đầu tư nhiều lo lắng vì đã bỏ mặc các khoản nợ xấu liên quan đến chứng khoán được đảm bảo dưới hình thức là các khoản vay thế chấp bất động sản, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ. Hơn nữa các giải pháp này chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề của các tập đoàn tài chính tư nhân mà lại không đả động đến quyền lợi của người dân Mỹ, đối tượng đóng thuế tăng ngân sách chính. Thực tế thì chính sách này đã vấp phải rất nhiều làn sóng phản đối từ dân chúng Mỹ và một bộ phận không nhỏ các Nghị sĩ Mỹ. Cộng với sự căng thẳng từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2008 khiến sự đồng thuận trong Quốc hội về kế hoạch này càng ít. Điều gì đến đã phải đến, tháng 3/2009 chính quyền Obama mới nhậm chức đã đưa ra phương án Geithner với khoản chi 2000 tỷ USD để làm sách hệ thống ngân hàng và giải quyết các món tài sản độc hại về địa ốc, kèm theo đó là những khoản tiền ”tín dụng thuế” hay ưu đãi để khích lệ người dân tiêu dùng trong việc mua nhà và tiêu thụ xe hơi. Cụ thể khoản tiền ưu đãi về thuế này lên đến 300 tỷ USD kèm theo rất nhiều khoản ưu đãi khác cho người dân khi mua nhà ở hay xe hơi. Nhưng theo đánh giá thì số tiền của gói cứu trợ này quá lớn và Chính phủ Mỹ buộc phải in tiền và phát hành trái phiếu. Điều tất yếu là sẽ làm thâm hụt ngân sách và lạm phát bởi Chính phủ sẽ phải trả số lãi của việc in tiền và của trái phiếu. Nhưng cũng có thể nhận xét rằng gói cứu trợ này của chính quyền Obama sẽ đưa lại những hiệu quả tích cực, ít nhất trong thời gian khó khăn đầu năm 2009. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của châu Âu Ngày 8/10, kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng của Anh được công bố. Trong đó bao gồm khoản tiền 50 tỷ Bảng (tương đương 87 tỷ USD) để mua lại cổ phần trong các ngân hàng lớn, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ cho các ngân hàng. Hai đặc trưng trong biện pháp đối phó lần khủng hoảng này của người Anh bao gồm hai điểm chính: Tạm thời quốc hữu hóa một phần các ngân hàng thông qua việc bơm vốn vào các ngân hàng này để đổi lấy cổ phần. Đảm bảo cho các khoản vay giữa các ngân hàng với nhau. Cần phải nói thêm, việc bơm vốn để đổi lấy cổ phần này không giống như việc các ngân hàng trung ương vẫn thường bơm vốn vào thị trường tài chính với tư cách là hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn cho các ngân hàng. Gần như sau đó chính sách này đã được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Ở châu Âu, ngày 12/10, 15 nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã bất ngờ đạt được một kế hoạch hành động tập thể để giải quyết khủng hoảng. Kế hoạch trị giá 1.300 tỷ Euro, tương đương 1.800 tỷ USD, của Eurozone gần như là một bản sao kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng của Anh vì cũng bao gồm các biện pháp bảo lãnh cho các khoản vay liên ngân hàng và cho phép các chính phủ mua lại cổ phần trong các ngân hàng có vai trò quan trọng trong trường hợp cần thiết. Khủng hoảng tài chính tại Việt Nam Tác động của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đến Việt Nam có thể diễn ra trên các khía cạnh:  Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại. Thứ hai, cuộc khủng hoảng sẽ làm giảm sút nguồn thu ngoại tệ do khả năng suy giảm xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ, liên quan trước hết với tình trạng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, trong đó có hàng dệt may.   Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng trên đây. Kinh tế Mỹ suy thoái đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Suy thoái hay tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và sức mua của người dân Mỹ. Yếu tố này kết hợp chính sách đồng Đô la yếu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại hiện nay của chính phủ Mỹ sẽ khiến xuất khẩu của nhiều nước vào Mỹ giảm. Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008.  Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tiêu dùng tại Mỹ giảm sẽ khiến hàng Trung Quốc  rẻ hơn và cạnh tranh hơn với hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời, khi hàng Trung Quốc  tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam  nhiều hơn, gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra những biến động chưa từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thị trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9/2008. Theo đó,  xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Những biến động của giá cả trên đây đã  đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của doanh nghiệp, cũng như hoạch định, dự kiến của nhà điều hành chính sách. Điều này càng gây thêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình trên đã đưa đến kết quả là xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt khoảng 64 tỉ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Xuất khẩu đã giảm không chỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư. Thứ ba, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS của Việt Nam tiềm lực tài chính khá hạn hẹp mà phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là một khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong điều kiện khủng hoảng tài chính hiện nay. Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao. Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Hiện nay khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc tuy không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS ở Việt Nam nhưng nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán và các yếu tố tâm lý của người dân. Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng gây ra tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam về tâm lý, về nguồn vốn tham gia thị trường… luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường là không thể tránh khỏi.Trong thời gian khủng hoảng VN-index giảm liên tục. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước. Cũng cần thấy rằng, cuộc khủng hoảng này không chỉ là thách thức, mà nó còn đem lại cho Việt Nam những cơ hội tốt để phát triển kinh tế. Đó là  những cơ hội sau: - Cơ hội trong thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định. Việt Nam đang có những lợi thế trong hai nhân tố này. Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn có nhiều cam kết đầu tư vào Việt Nam, vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới. -Cơ hội để chọn lọc nhập khẩu. Tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế đi xuống.  Bài học từ khủng hoảng Có thể rút ra 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay:  Thứ nhất, không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành công như thế nào, cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của chính phủ…  Thứ hai, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngoài ra, cần luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển, hoàn thiện.  Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể mua - bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhung hoang tai chinh TG 2008 va y nghia voi VN nhom 12.doc
Tài liệu liên quan