MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . . 1
CHưƠNG 1:
TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THưƠNG MẠI
THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP
NÔNG NGHIỆP .3
I. TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO . 3
1. Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trước khi Hiệp định Nông
nghiệp của WTO ra đời . 3
2. Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp . 7
2.1. Vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp . 7
2.2. Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO . . 8
2.2.1. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước . 9
2.2.2. Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản . 12
3. Những phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp của WTO về
vấn đề trợ cấp nông nghiệp. 13
3.1. Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nước. 13
3.2. Những phát sinh trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu. 15
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG
NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO. 16
1. Tính thiết yếu chung của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với
các nước trên thế giới. 16
1.1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, trước hết, nhằm thực hiện cam
kết khi gia nhập WTO. 16
1.2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm tận dụng những tác động
tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa
nông nghiệp. 17
1.3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của nhà
nước trong việc giảm thiểu những thất bại của thị trường nông nghiệp. 18
2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với Việt Nam. 20
2.1. Nhìn trên góc độ chủ quan. 20
2.2. Nhìn trên góc độ khách quan. 22
CHưƠNG 2:
THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG
QUỐC VÀ THÁI LAN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . .
I. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC
SAU KHI GIA NHẬP WTO . 23
1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung
Quốc khi gia nhập WTO 23
1.1. Tổng quan về nông nghiệp Trung Quốc . 23
1.2. Một số cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO. 24
2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quố . 26
3. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp Trung
Quốc hậu WTO . 34
3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp . 34
3.2. Những vấn đề tồn tại của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp . 35
II. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN
SAU KHI GIA NHẬP WTO . 36
1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Thái
Lan sau khi gia nhập WTO . 36
1.1. Tổng quan về nông nghiệp Thái Lan . 36
1.2. Một số cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO. . 37
2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp
3. Đánh giá điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp hậu WTO của Thái Lan . 44
3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp
3.2. Những tồn tại trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp .
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH
SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN SAU
KHI GIA NHẬP WTO . 45
1. Bài học kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Thái Lan . . 45
2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc . 46
3. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan . . 47
CHưƠNG 3:
PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH
SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO .49
I. DỰ BÁO XU HưỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO . . 49
1. Chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trước khi gia nhập WTO . 49
2. Đánh giá tác động của các chính sách trợ cấp nông nghiệp tới nền kinh tế Việt Nam . 59
3. Dự báo xu hướng điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong
thời gian tới . 60
II. PHưƠNG HưỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO . . 62
1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương
thực cho Việt Nam . 63
2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh
tranh, hướng mạnh vào xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam . 64
3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam . 66
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG NHỮNG KINH
NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP . 67
1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ chung . . 67
1.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn . 67
1.2. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, công tác đào tạo
và khuyến nông . 69
1.3. Hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng nông thôn 70
2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp . 72
2.1. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường . 72
2.2. Hỗ trợ phát triển quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm . 73
2.3. Hỗ trợ sau thu hoạch, hỗ trợ tiếp thị và vận tải . 74
3. Nhóm giải pháp hỗ trợ người nông dân . 75
3.1. Nhà nước tham gia đóng góp kinh phí cho các chương trình bảo hiểm và bảo
đảm thu nhập . 75
3.2. Hỗ trợ nông dân có đất nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi để sử dụng cho mục
đích khác . 76
4. Đề xuất mô hình liên kết trong nông nghiệp ở Việt Nam . 77
KẾT LUẬN . . 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bình của chƣơng trình phát triển trong giai đoạn
1999-2001. Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Ngƣời nghèo với mục đích cho
ngƣời nghèo vay vốn tín dụng ngắn hạn ƣu đãi để phát triển sản xuất. Năm 2003,
Ngân hàng Ngƣời nghèo đƣợc chuyển thành Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp
ứng tốt hơn chức năng hỗ trợ tài chính thông qua hoạt động cho vay vốn đối với các
đối tƣợng nghèo và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, trợ cấp khuyến khích xóa bỏ cây thuốc phiện:
Chính phủ dành ngân sách hỗ trợ cho ngƣời dân chấm dứt trồng cây thuốc
phiện bất hợp pháp và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thông qua hình
thức cung ứng giống cây, giống con với giá ƣu đãi, phổ biến kiến thức, kỹ thuật
canh tác, chăn nuôi cho bà con. Trong giai đoạn 1996-1998, mức trợ cấp trung bình
của chƣơng trình khuyến khích xóa bỏ cây thuốc phiện là 15,6 tỷ đồng. Đến năm
2001, mức hỗ trợ đã giảm dần và chỉ còn khoảng 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau năm
2001 chƣơng trình trợ cấp này vẫn tiếp tục đƣợc áp dụng.
1.3. Các chính sách hỗ trợ Hộp hổ phách
1.3.1. Mục tiêu chính sách Hộp hổ phách
Giá nông sản trên thị trƣờng thế giới thƣờng xuyên biến động mạnh. Khi giá
thế giới của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam rớt mạnh, thu nhập của
ngƣời nông dân cũng bị giảm theo. Vì thế, mục tiêu chủ yếu của chính sách hộp hổ
phách của Việt Nam là hỗ trợ giá thị trƣờng, tức là hình thức can thiệp của Nhà
nƣớc, theo đó, Nhà nƣớc mua vào sản phẩm ở mức giá cao hơn giá thị trƣờng thế
giới của sản phẩm đó, nhằm nâng giá mua, giúp đảm bảo thu nhập cho nông dân.
56
1.3.2. Các biện pháp và công cụ chính sách Hộp hổ phách
Các biện pháp hỗ trợ hộp hổ phách bao gồm những khoản chi ngân sách hỗ
trợ không cho sản phẩm cụ thể và hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể.
Thứ nhất, đối với các biện pháp hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể, Việt Nam
đã triển khai thực hiện dƣới hình thức trợ cấp tiền điện phục vụ tƣới tiêu, trợ cấp
thủy lợi phí và trợ cấp phân bón.
Thứ hai, đối với các sản phẩm cụ thể, các biện pháp hỗ trợ rất đa dạng, bao
gồm giá thu mua tối thiểu, hạn ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi xuất tín dụng đầu tƣ, thu
mua nông sản vào thời điểm thu hoạch, hỗ trợ lãi xuất để phát triển vùng nguyên
liệu, hỗ trợ bù lỗ do biến động tỷ giá và hỗ trợ nhập khẩu giống mới. Trong giai
đoạn 1999-2001, hầu hết các biện pháp hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể của Việt Nam
dƣới hình thức hỗ trợ giá thị trƣờng và tập trung vào bốn nhóm nông sản chính là
gạo, mía đƣờng, bông và thịt lợn. Trong đó, hỗ trợ cho ngành mía đƣờng chiếm tới
98,7% tổng mức hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể của giai đoạn này. Mức hỗ trợ cho ba
nhóm nông sản còn lại hầu nhƣ không đáng kể, chiếm lần lƣợt 0,99%, 0,28% và
0,04% đối với gạo, bông và thịt lợn. Hình 3.2 cho thấy giá trị hỗ trợ đối với ba mặt
hàng gạo, bông và thịt lợn giai đoạn 1999-2001 đều thấp hơn nhiều so với ngƣỡng
hỗ trợ cho phép (de minimis) của các sản phẩm này. Nhƣ vậy, Việt Nam vẫn có thể
tiếp tục hỗ trợ cho các sản phẩm này.
0,03
6,788
2,95
0,663
0,008 0,013 0,001
1,703
0
1
2
3
4
5
6
7
ng
hì
n
tỉ
VN
Đ
Gạo Đƣờng Bông Thịt lợn
Hình 3.2. Mức hỗ trợ bình quân/năm của các biện pháp thuộc
Hộp hổ phách so với ngƣỡng hỗ trợ cho phép (de minimis)
Giai đoạn 1999 - 2001
Mức hỗ trợ bình quân/năm của nhóm hỗ trợ Hộp hổ phách Ngƣỡng hỗ trợ cho phép
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tính toán căn cứ vào số liệu trích từ
tài liệu WT/ACC/SPEC/VNM/3/Rev.5
57
Từ sau năm 2001, hình thức của các chính sách, biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp
hổ phách của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Gạo và thịt lợn không nằm trong
nhóm đối tƣợng đƣợc nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc. Với bông, Nhà nƣớc thành
lập Quỹ phòng ngừa rủi ro do thiên tai và tiếp thị để chia sẻ gánh nặng với doanh
nghiệp, thay vì yêu cầu các doanh nghiệp phải cam kết mua bông hạt của nông dân
với giá sàn mà không có cơ chế bù lỗ cho doanh nghiệp.
1.3.3. Đối chiếu các chính sách Hộp hổ phách của Việt Nam với các quy định
của WTO
Hình 3.1 cho thấy, hỗ trợ thuộc nhóm Hộp hổ phách của Việt Nam có xu
hƣớng giảm dần từ mức chiếm 30% tổng kinh phí hỗ trợ ngành nông nghiệp năm
1999 xuống chỉ còn 17% năm 2001. Tổng mức hỗ trợ tính gộp (tổng AMS) của Việt
Nam cũng giảm dần từ 3,4 nghìn tỷ đồng năm 1999 xuống còn 2 nghìn tỷ đồng năm
2001. Trong khi đó, mức cam kết về tổng AMS của Việt Nam khi gia nhập WTO là
gần 4 nghìn tỷ đồng. Nhƣ vậy, mức hỗ trợ trong nƣớc của Việt Nam thấp hơn
ngƣỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) nên Việt Nam vẫn có thể tăng các khoản chi
ngân sách cho các biện pháp, chính sách thuộc hộp hổ phách.
Sự thay đổi đáng kể về hình thức của các chính sách, biện pháp hỗ trợ hộp hổ
phách cũng cho thấy chính sách hỗ trợ của Việt Nam đã và đang trong quá trình
chuyển đổi tích cực theo hƣớng ngày càng phù hợp hơn với các quy định của WTO.
1.3.4 . Tác động của các chính sách Hộp hổ phách
Trong giai đoạn 1999-2001, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á, giá nông sản thế giới xuống thấp, Chính phủ Việt Nam mới áp dụng một số
chính sách thu mua nông sản can thiệp thị trƣờng thuộc nhóm hộp hổ phách. Việc áp
dụng các chính sách này nhằm đảm bảo thu nhập cho ngƣời nông dân, tránh bị tác
động bất lợi khi giá nông sản biến động.
1.4. Các chính sách trợ cấp xuất khẩu
1.4.1. Mục tiêu chính sách trợ cấp xuất khẩu
Mục tiêu chủ yếu của chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam là bù lỗ cho
các doanh nghiệp xuất khẩu một số nhóm nông sản và khuyến khích đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc.
1.4.2. Các biện pháp và công cụ chính sách trợ cấp xuất khẩu
Trƣớc năm 1998, Việt Nam chƣa áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông sản. Sang
giai đoạn 1999-2001, Chính phủ mới đề ra một số chính sách trợ cấp xuất khẩu nhƣ
58
hỗ trợ lãi suất cho các hợp đồng xuất khẩu nông sản, hỗ trợ lãi suất cho các doanh
nghiệp thu mua nông sản tạm trữ, hỗ trợ bù lỗ xuất khẩu nông sản cho các doanh
nghiệp đã thu mua tạm trữ theo chỉ đạo và thƣởng xuất khẩu. Trong giai đoạn này,
có 4 nhóm hàng nông sản chính đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ là gạo, cà phê, thịt lợn và rau
quả (dứa hộp và dƣa chuột hộp).
Đến năm 2002, nhằm hƣớng tới phát triển các công cụ chính sách khuyến
khích xuất khẩu phù hợp với quy định của WTO, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
quyết định thành lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.26
Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu
lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên trong hiệp hội, góp phần khắc phục và
hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Kể từ năm 2003, Việt Nam đã có những điều chỉnh về trợ cấp xuất khẩu theo
hƣớng ngày càng phù hợp hơn với các quy định của WTO. Việt Nam đã chuyển đổi
trợ cấp xuất khẩu trực tiếp sang các hình thức hỗ trợ chi phí tiếp thị và xúc tiến xuất
khẩu trong khuôn khổ các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng điểm quốc gia.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thành lập Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, với chức năng
là cho vay xuất khẩu và cấp bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hoạt
động liên quan tới xuất khẩu nông sản nhƣ sản xuất, chế biến và thƣơng mại cũng
đƣợc Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ dƣới hình thức cho vay đầu tƣ với lãi suất ƣu đãi.
1.4.3. Đối chiếu các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam với các quy
định của WTO
Việt Nam cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản kể từ ngày gia nhập
WTO. Nhƣ vậy, tất cả các biện pháp trợ cấp xuất khẩu hiện hành nhƣ đã trình bày ở
trên phải bị xóa bỏ. Tuy nhiên, với địa vị là một nƣớc đang phát triển, Việt Nam
đƣợc phép áp dụng hai loại hình trợ cấp xuất khẩu mà WTO cho phép. Hiện nay,
Việt Nam mới chỉ áp dụng trợ cấp xúc tiến xuất khẩu và tƣ vấn xuất khẩu. Một số
biện pháp khác đƣợc phép nhƣ trợ cấp cho chi phí xử lý, nâng cấp, chế biến hàng
xuất khẩu và trợ cấp chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu vẫn chƣa đƣợc triển khai áp
dụng.
1.4.4. Tác động của các chính sách trợ cấp xuất khẩu
Trong giai đoạn 1999-2001, chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu nhìn chung chỉ đƣợc triển khai áp dụng khi giá nông sản trên thị trƣờng thế
26
Quyết định số 110/2002/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập, sử dụng và quản lý Quỹ
Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.
59
giới bị rớt mạnh. Tuy nhiên, mức giá trị trợ cấp là không lớn, thƣờng không vƣợt
quá 3% kim ngạch xuất khẩu và số lƣợng doanh nghiệp đƣợc hƣởng trợ cấp xuất
khẩu là không nhiều.
Theo kết quả “Khảo sát điều tra về các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
sang EU” 27, chỉ có 3,2% các doanh nghiệp đƣợc điều tra đƣợc hƣởng trợ cấp xuất
khẩu và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc; 18% doanh nghiệp đƣợc khảo sát đƣợc
thƣởng xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do: thủ tục xin trợ cấp
rƣờm ra, nhiêu khê và kéo dài, mà khoản tiền trợ cấp nhận đƣợc thì rất nhỏ. Do vậy,
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã quyết định không nộp hồ sơ xin trợ cấp xuất khẩu
của Nhà nƣớc.
Cũng theo kết quả điều tra trên, mặc dù 30% doanh nghiệp tham gia khảo sát
cho rằng trợ cấp xuất khẩu có tác dụng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp, nhƣng một nửa số này lại cho rằng năng lực xuất khẩu của doanh
nghiệp không bị ảnh hƣởng gì nếu Nhà nƣớc chấm dứt chính sách trợ cấp xuất khẩu.
Nhƣ vậy, chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam tuy có ý nghĩa tích cực nhƣng
sự tác động của các chính sách này đến doanh nghiệp xuất khẩu thì vẫn còn rất nhỏ.
2. Đánh giá tác động của các chính sách trợ cấp nông nghiệp tới nền kinh tế
Việt Nam
Chính sách trợ cấp nông nghiệp kết hợp với nhiều chính sách nông nghiệp
khác trong thời gian qua đã có tác động tích cực đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam.
Hình 3.3 cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng đều qua các năm từ
1996 cho đến 2007 với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 3,8%. Kể từ năm
2003 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng liên tục tăng
(11,5% năm 2003, 26,6% năm 2004, 32% năm 2005, 32,8% năm 2006 và 35,8%
năm 2007) mà không cần đến các biện pháp trợ cấp xuất khẩu từ phía Nhà nƣớc.
27
Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Phạm Thiên Hoàng, Nguyễn Ánh Dƣơng, Trịnh Quang Long. Khảo sát
điều tra về các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU. NXB Tài chính. Hà Nội 2007.
60
Hình 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản giai đoạn 1995-2007
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ website Tổng cục thống kê CHXHCN Việt Nam.
Nhƣ đã phân tích ở phần trên, trong giai đoạn 1999-2001, do ảnh hƣởng của
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giá nông sản thế giới xuống thấp, Chính phủ
Việt Nam mới áp dụng một số chính sách thu mua nông sản can thiệp thị trƣờng
thuộc nhóm hộp hổ phách và trợ cấp xuất khẩu (nhƣ bù lỗ, thƣởng xuất khẩu…).
Nhƣng kể từ thời điểm năm 2001, hầu hết các biện pháp hỗ trợ gây bóp méo thƣơng
mại đã bị cắt giảm mạnh và trợ cấp xuất khẩu cũng dần bị bãi bỏ. Tuy vậy, những
kết quả rất khả quan của sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản nhƣ trình bày
ở trên đã chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam mà không
cần đến các biện pháp hỗ trợ hộp hổ phách hay trợ cấp xuất khẩu của Nhà nƣớc.
3. Dự báo xu hƣớng điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam
trong thời gian tới
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng: kể từ năm 2001 trở lại đây, các
chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam đã đƣợc điều chỉnh mạnh mẽ theo
hƣớng ngày càng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của WTO, nhằm tăng cƣờng
năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam đồng thời giảm bớt sự can thiệp
của chính phủ vào thị trƣờng. Nhƣ vậy, việc thực thi các cam kết gia nhập WTO về
cắt giảm hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu sẽ không gây ra những tác động tiêu
cực tới ngành nông nghiệp nƣớc ta. Tuy nhiên, chủ động trƣớc những diễn biến mới
nhất của Vòng đám phán Doha về vấn đề trợ cấp nông nghiệp, đồng thời từng bƣớc
61
thực hiện mục tiêu chuyển đổi nền nông nghiệp Việt Nam trở thành một ngành kinh
tế thƣơng mại hàng hóa hiện đại với sự tham gia của hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ,
yêu cầu đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam là phải có những sự điều chỉnh phù
hợp về chính sách trợ cấp nông nghiệp.
Theo xu thế chung của các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ học hỏi từ những bài
học kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan về vấn đề điều chỉnh chính sách trợ
cấp nông nghiệp, đồng thời xuất phát từ những điều kiện đặc thù riêng của nền nông
nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu đƣa ra những dự báo về xu hƣớng điều chỉnh
chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới nhƣ sau:
Thứ nhất, các chính sách trọng tâm cần nhận đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc là
các chính sách, biện pháp thuộc nhóm Hộp xanh lá cây. Mức hỗ trợ từ ngân sách
Nhà nƣớc đối với các biện pháp hộp xanh lá cây ở Việt Nam hiện nay còn khá thấp.
Tỷ trọng chi ngân sách cho nông nghiệp của Việt Nam chỉ khoảng 6%. Trong khi
đó, con số này ở Trung Quốc và Thái Lan vào khoảng 8 – 16% 28. Nguyên nhân cho
thực tế này là do sự eo hẹp trong ngân sách của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên,
ngay cả mức hỗ trợ khiêm tốn từ ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam hiện nay cũng
vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ một cách hiệu quả nhất. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, thủy
lợi, mặc dù là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự tăng trƣởng của nông nghiệp,
nhƣng chƣơng trình đầu tƣ cho thủy lợi của Việt Nam lại không mang lại hiệu quả
kinh tế nhƣ dự kiến. Theo nghiên cứu của Fan và các cộng sự năm 2004 29, cứ mỗi
đồng ngân sách chi cho đầu tƣ hệ thống thủy lợi thì đem lại 0,42 đồng giá trị, tức là
lợi ích thu về từ việc đầu tƣ cho thủy lợi đã không đủ bù đắp chi phí bỏ ra của ngân
sách. Trong khi đó, việc chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong
nông nghiệp lại mang lại giá trị lợi ích to lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Cứ
mỗi đồng ngân sách cho nghiên cứu khoa học góp phần tạo ra 12,22 đồng giá trị sản
lƣợng nông nghiệp. Do vậy, nhà nƣớc cần điều chỉnh mức phân bổ kinh phí hỗ trợ
cho các hoạt động, lĩnh vực trong nông nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Thứ hai, các lĩnh vực còn hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam cần nhận
đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ, đó là: (i) hoạt động nghiên cứu khoa học trong
nông nghiệp, công tác khuyến nông và đào tạo, phổ biến kỹ năng và kiến thức cho
28
Kherallah, M. , Golleti, F. . Kiểm điểm tình hình chi tiêu công của Việt Nam (Vietnam Public Expenditure
Review). Báo cáo thành phần của Báo cáo tổng thể về ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Hà Nội,
2000.
29
Nguồn đã dẫn.
62
nông dân; (ii) hệ thống thông tin thị trƣờng; (iii) vấn đề liên kết giữa sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản, trong đó đặc biệt chú ý tới việc hỗ trợ sau thu hoạch, hỗ
trợ tiếp thị và vận tải (biện pháp trợ cấp xuất khẩu mà các nƣớc đang phát triển đƣợc
phép áp dụng, nhƣng hiện nay Việt Nam vẫn chƣa áp dụng), cũng nhƣ chú ý tới chất
lƣợng sản phẩm (vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch tễ); (iv) các biện pháp thuộc
Hộp xanh lá cây mà Việt Nam chƣa áp dụng nhƣng có ý nghĩa quan trọng trong giai
đoạn hiện nay nhƣ: nhà nƣớc tham gia đóng góp kinh phí cho các chƣơng trình bảo
hiểm và bảo đảm thu nhập và hỗ trợ nông dân có đất nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi
để sử dụng cho mục đích khác; và (v) phát triển hệ thống tín dụng nông thôn, một
biện pháp nằm trong chƣơng trình phát triển, là những đối xử đặc biệt và khác biệt
dành cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Thứ ba, về nguyên tắc điều chỉnh, Nhà nƣớc nên triển khai thực hiện quá
trình điều chỉnh theo một số nguyên tắc sau: (i) hỗ trợ theo chƣơng trình, kế hoạch
đƣợc hoạch định với mục tiêu rõ ràng, cụ thể thay vì các biện pháp hỗ trợ mang tính
chất tình thế, đối phó; (ii) chuyển từ chính sách hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể sang
chính sách hỗ trợ chung không theo sản phẩm cụ thể để tạo môi trƣờng bình đẳng và
có lợi hơn cho ngƣời nông dân; (iii) chuyển từ hỗ trợ cho doanh nghiệp sang hỗ trợ
trực tiếp cho nông dân có thu nhập thấp; (iv) quan tâm đặc biệt tới các vùng có điều
kiện khó khăn, tỷ lệ nghèo cao và các hộ nông dân có thu nhập thấp; (v) việc hỗ trợ
cần tính tới tác động phối hợp đồng thời của nhiều hoạt động và biện pháp khác
nhau nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu, từ đó, nhà nƣớc nên đƣa ra, ƣu tiên phát triển
và mở rộng mô hình liên kết trong nông nghiệp (mối liên kết giữa nhà nƣớc, nhà
nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp và mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nông sản…).
II. PHƢƠNG HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, vai trò của nông nghiệp đƣợc nhìn nhận một
cách rất tổng thể. Ngay từ khi mới thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Ngƣời đã xác định: “Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu,
đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông thôn là thị trường tiêu thụ to lớn
nhất hiện nay cho nên cần cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát
63
triển các ngành kinh tế khác”30 . Khi kháng chiến thành công, bắt đầu đi vào xây
dựng kinh tế, Ngƣời nhấn mạnh “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”31. Cách nhìn
vai trò tổng hợp của nông nghiệp (cung cấp lƣơng thực, nguyên liệu, tạo thị trƣờng
cho công nghiệp, cung cấp hàng hóa xuất khẩu) và chủ trƣơng về một nền kinh tế
liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp cùng phát triển rất rõ ràng và nhất quán
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tƣ tƣởng khoa học này đã đƣợc khẳng
định và thể hiện cụ thể, sáng tạo trong chiến lƣợc phát triển mới của đất nƣớc. Theo
đó, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay cần phải đi theo những phƣơng hƣớng trọng tâm là đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia; nâng cao năng lực cạnh tranh, hƣớng mạnh vào xuất khẩu mặt hàng
nông sản; và đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam.
1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hƣớng đảm bảo an ninh
lƣơng thực cho Việt Nam
An ninh lƣơng thực cho đến nay vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất
cả các quốc gia trên thế giới, bởi lƣơng thực là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống.
Theo Tổ chức Nông lƣơng của Liên Hợp Quốc (FAO), an ninh lƣơng thực đƣợc
định nghĩa là “khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, được tiếp cận về mặt vật chất
và kinh tế với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng để thỏa mãn các nhu
cầu về ăn uống và sở thích của mình về lương thực cho một cuộc sống tích cực và
khỏe mạnh”.32
Trong hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam, kể từ một nƣớc thiếu lƣơng thực triền
miên, đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (liên tục từ năm 1989
đến nay). An ninh lƣơng thực quốc gia đƣợc ổn định và giữ vững. Song bên cạnh
những thành tựu đạt đƣợc, trong quá trình phát triển, sản xuất lƣơng thực ở nƣớc ta
cũng đã xuất hiện những vấn đề khó khăn và thách thức mới. Những năm gần đây,
tốc độ tăng sản lƣợng lƣơng thực ở nƣớc ta hàng năm luôn thấp hơn tốc độ tăng dân
số, nên lƣơng thực bình quân đầu ngƣời giảm dần: năm 2008 chỉ còn 459 kg, giảm
so với năm 2007 là 465 kg và năm 2006 là 471,1 kg. Khủng hoảng lƣơng thực thế
30
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 10. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. Trang 14.
31
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 10. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000. Trang 405 – 406.
32
FAO. Rome Declaration on World Food Security and World Food Summit Plan of Action . Rome , 1996.
64
giới ngày càng gay gắt và đã lan tới Việt Nam. Giá lƣơng thực của hai năm 2007 và
2008 tiếp tục tăng nhanh và đứng ở mức cao. Lƣợng gạo xuất khẩu cũng giảm dần,
“cơn sốt” giá lƣơng thực tháng 4/2008 đã báo hiệu an ninh lƣơng thực quốc gia đang
bƣớc vào thời kỳ có nhiều thử thách. Một trong những nguyên nhân chính của tình
hình trên là vấn đề đất nông nghiệp nói chung, đất trồng cây lƣơng thực, nhất là đất
trồng lúa nói riêng đang bị mất dần trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Trƣớc xu hƣớng diện tích đất nông nghiệp đang giảm đi, nhằm đảm bảo và
giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia, chính sách trợ cấp nông nghiệp của Nhà nƣớc
cần đƣợc điều chỉnh theo hƣớng sau:
Thứ nhất, tăng mức hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông
nghiệp nhằm đƣa những ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học vào sản xuất, trồng trọt. Đây là giải pháp đầu tƣ mang tính chiều
sâu, nhằm tăng năng suất đi đôi với tăng chất lƣợng sản phẩm cây lƣơng thực.
Thứ hai, tăng mức hỗ trợ đồng thời điều chỉnh lại mức phân bổ ngân sách hợp
lý cho khoản đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhà nƣớc cần phát triển và nâng cấp
các công trình thủy lợi để có khả năng chống đỡ hiệu quả với bão, lũ, hạn hán, tiến
tới thực hiện tƣới tiêu chủ động cho toàn bộ 4 triệu ha đất trồng lúa, tạo tiền đề cho
thâm canh cao 2 vụ lúa, các vụ ngô, tập trung với năng suất cao và ổn định.
Thứ ba, Nhà nƣớc cần điều chỉnh chính sách hỗ trợ nông dân, nhất là các đối
tƣợng yếu thế, trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi, đền bù đất, quy hoạch
đất nông nghiệp để bảo đảm chức năng sản xuất và bảo vệ quyền lợi chính đáng của
nông dân.
2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hƣớng nâng cao năng lực
cạnh tranh, hƣớng mạnh vào xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
Thị trƣờng nông sản Việt Nam thời gian qua đã có những bƣớc phát triển
vƣợt bậc, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Theo đánh
giá của Bộ NN&PTNT, thị trƣờng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những
năm qua đã đƣợc mở rộng đáng kể. Ngoài các thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung
Quốc, ASEAN, Nga, các nƣớc Đông Âu, hàng hóa nông sản Việt Nam bƣớc đầu đã
thâm nhập vào những thị trƣờng đầy tiềm năng và cũng rất khó tính nhƣ EU, Mỹ...
Hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở thị trƣờng hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và chiếm các vị trí
65
dẫn đầu trong các nƣớc xuất khẩu nông sản nhƣ: gạo (đứng thứ 2 thế giới với 18,2%
thị phẩn), hồ tiêu (đứng thứ nhất thế giới với 14,3% thị phần), hạt điều (đứng thứ 2
thế giới với 9,5% thị phẩn), cà phê (40% thị phần)…33
Tuy vậy, khi gia nhập WTO thách thức lớn nhất đối với thị trƣờng nông sản
nƣớc ta là khả năng cạnh tranh khốc liệt của nông sản sản xuất trong nƣớc với nông
sản nhập khẩu có chất lƣợng cao. Theo Báo cáo của Tổ chức Nông lƣơng của Liên
hợp quốc (FAO), có khoảng 1 tỷ tấn nông sản các loại ở châu Á sẵn sàng vào thị
trƣờng Việt Nam ngay khi nƣớc ta gia nhập WTO. Nhƣ vậy, nông sản nƣớc ta sẽ
phải cạnh tranh quyết liệt không chỉ ở thị trƣờng nƣớc ngoài mà còn ngay ở thị
trƣờng trong nƣớc. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh về một số nông sản xuất khẩu có
thể tiếp tục duy trì và mở rộng thị trƣờng trong tƣơng lại (nhƣ gạo, hạt tiêu, điều…)
nhƣng khả năng cạnh tranh của Việt Nam ở một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
thị trƣờng trong nƣớc (nhƣ đƣờng, sản phẩm sữa và thịt…) vẫn còn rất hạn chế. Bên
cạnh đó, hàng nông sản nƣớc ta chủ yếu vẫn là nông sản thô hoặc mới qua sơ chế
(có đến 90% nông sản đƣợc bán ra ở dạng thô và do đó có đến 60% sản phẩm bị bán
ép với giá thấp). Hiện tại, tuy Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu nông
sản lớn trong khu vực và thế giới nhƣng khả năng tăng chế biến, giá trị gia tăng của
nông sản còn diễn ra khá chậm và gặp rất nhiều khó khăn. Nhƣ thế, Việt Nam có
nguy cơ trở thành nƣớc xuất khẩu thô, ít qua chế biến, nhƣng lại nhập khẩu nông sản
có hàm lƣợng chế biến cao.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản ngay ở thị trƣờng trong
nƣớc, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam cần phải điều chỉnh
chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sau:
Thứ nhất, Nhà nƣớc cần tăng đầu tƣ cho việc phát triển hệ thống thông tin thị
trƣờng. Nền nông nghiệp nƣớc ta phần lớn còn phát triển theo hƣớng tự phát, thiếu
quy hoạch, không có thông tin thị trƣờng. Vì vậy, việc phát triển hệ thống thông tin
thị trƣờng sẽ giúp ngƣời nông dân có đƣợc định hƣớng sản xuất, biết đƣợc nhu cầu
và yêu cầu của thị trƣờng.
Thứ hai, Nhà nƣớc cần hỗ trợ nông dân để phát triển quy trình sản xuất đảm
bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình sản xuất “sạch”
33
TS. Bùi Hữu Đức. Phát triển thị trường nông sản nước ta trong điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế
giới. Tạp chí Cộng sản Số 788 (tháng 6 năm 2008).
66
và “an toàn” này phải đƣợc bắt đầu ngay từ khâu chuẩn bị ở nông trại, canh tác, đến
khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ. Chỉ có nhƣ vậy, hàng nông sản Việt Nam
mới có thể vƣợt qua đƣợc những hàng rào kỹ thuật khắt khe để thâm nhập vào các
thị trƣờng khó tính nhƣ EU, Nhật Bản…
Thứ ba, Nhà nƣớc cần hỗ trợ ngƣời nông dân các hoạt động sau thu hoạch, hỗ
trợ tiếp thị và vận tải hàng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf