ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Chương I. Khái niệm chung 2
Chương II. Các phương pháp điều chỉnh điện áp 4
Chương III. Các thiết bị điều chỉnh điện áp 6
1. Đầu phân áp của máy biến áp 6
2. Máy biến áp điều áp dưới tải 7
3.Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây 7
4.Máy bù đồng bộ 8
Chư ơng IV. Các loại điều chỉnh điện áp 9
1. Điều chỉnh điện áp bằng tay và tự động 9
2. Cân bằng công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện 10
3. Bù công suất phản kháng trong hệ thống điện 10
4. Điều chỉnh điện áp đối ứng 11
5. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiêt bị bù ngang 13
6. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiêt bị bù dọc 15
7. Điều chỉnh điện áp ở nhà máy điện 21
8. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp 22
9. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi tổng trở đầu dây 24
10. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi dòng công suất phản kháng 26
Chương V . Xác định tổn thất điện áp cho phép trong mạng điện phân phối 27
Chương VI . So sánh các biện pháp điều chỉnh điện áp 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 10724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tụ bù, các kháng điện và các máy biến áp điều áp dưới tải trong từng miền. Quá trình này kết thúc trong vòng 3 phút.
Điều chỉnh cấp 3
Điều chỉnh cấp 3 để điều hòa mức điện áp giữa các miền điều chỉnh thứ cấp, với mục đích tối ưu hóa mức điện áp của hệ thống điện theo tiêu chuẩn kinh tế và an toàn. Quá trình này có thể thực hiện bằng tay hay tự động. Thực hiện nhiệm vụ này do hệ thống điều độ trung tâm thục hiện.
Chương III. CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP
Việc điều chỉnh điện áp trong phạm vi cho phép là vấn đề phức tạp vì hệ thống liên kết nhiều nguồn với nhiều phụ tải ở mọi cấp bậc của hệ thống điện. Kết quả là giữ điện áp chỉ ở một điểm của hệ thống là chưa đủ mà trái lại phải giữ ở nhiều điểm ở mọi cấp bậc theo chiều ngang cũng như chiều dọc của hệ thống.
Nói cách khác, vấn đề điều chỉnh điện áp là xuyên suốt toàn bộ hệ thống và đòi hỏi một số lượng lớn các thiết bị đặt trong hệ thống để phục vụ cho hệ thống này.
Việc lựa chọn và phối trí các thiết bị điều áp là một trong những vấn đề lớn của kỹ thuật hệ thống điện.
Các thiết bị sử dụng để điều chỉnh điện áp gồm có:
Đầu phân áp của máy biến áp
Máy biến áp điều áp dưới tải
Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây
Máy bù đồng bộ
Bộ tụ điện có điều chỉnh
Động cơ đồng bộ có điều chỉnh kích từ.
1. Đầu phân áp của máy biến áp
Ở đầu dây cao áp của máy biến áp ngoài đầu ra chính còn có các đầu ra phụ gọi là đầu phân áp. Các đầu phân áp cho phép thay đổi số vòng dây của cuộn cao máy biến áp và do đó thay đổi hệ số biến áp của máy biến áp.
2. Máy biến áp điều áp dưới tải
Máy biến áp điều áp dưới tải là loại máy biến áp có thể thay đổi đầu phân áp khi đang mang tải. Máy biến áp điều áp dưới tải khác các loại máy biến áp thông thường ở chổ là có bộ chuyển đổi đầu phân áp dưới tải, có đầu phân áp nhiều hơn và phạm vi điều áp rộng hơn.
3. Máy biến áp bổ trợ và máy biến áp điều chỉnh đường dây
Máy biến áp bổ trợ cùng với máy biến áp động lực được sử dụng rộng rãi trong mạng điện để điều chỉnh điện áp dưới tải. Máy biến áp bổ trợ có một cuộn dây được nối tiếp với đường dây có thể thay đổi được điện áp. Cuộn dây này được cung cấp điện từ cuộn thứ cấp của máy biến áp phụ. Cuộn sơ cấp của máy biến áp phụ nhận điện từ mạng điện.
Tùy theo cách đấu nối cuộn dây của máy biến áp bổ trợ và của máy biến áp phụ, ta có thể tạo được sức điện động phụ E lệch pha hoặc cùng pha với điện áp.
Để điều chỉnh điện áp ngang thì điện áp đặt vào cuộn dây của máy biến áp bổ trợ phải vuông góc với pha đang khảo sát.
Để điều chỉnh điện áp dọc thì cuộn sơ của máy biến áp phụ được nối vào cùng với pha đang khảo sát.
Bộ điều chỉnh đường dây chỉ sử dụng có một máy biến áp. Cuộn thứ cấp của máy biến áp được nối nối tiếp trên đường dây, có thể làm tăng hoặc làm giảm điện áp trên đường dây đó. Các mạng điện công nghiệp, đại bộ phận điều dùng máy biến áp điều chỉnh đường dây.
4.Máy bù đồng bộ
Máy bù đồng bộ là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải – không có tải trên trục của nó. Nếu bỏ qua tổn thất không tải, có thể coi như máy bù đồng bộ không tiêu tốn công suất tác dụng mà chỉ sản xuất công suất phản kháng. So với động cơ đồng bộ thông thường thì máy bù đồng bộ có trục nhỏ hơn nên có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.
Máy bù đồng bộ là nguồn công suất phản kháng rất linh động vì công suất phản kháng của nó có thể thay đổi liên tục về độ lớn và về chiều từ công suất phản kháng sang công suất dung hầu nhưng rất đơn giản bằng cách thay đổi từ trường kích thích.
Công suất phản kháng cung cấp bởi máy bù đồng bộ có khuynh hướng tăng khi điện áp thanh cái giảm, kết quả là máy bù đồng bộ vận hành tốt hơn tình trạng hệ thống có sự cố và giảm được nhấp nháy về ánh sáng.
Máy bù đồng bộ có thể quá tải ngắn hạn bằng cách điều chỉnh kích thích và làm giảm được sự nhấp nháy về ánh sáng.
Vì máy bù đồng bộ có thể sinh ra công suất phản kháng và cũng có thể tiêu thụ công suất phản kháng, nên máy bù đồng bộ có thể làm giảm hoặc làm tăng điện áp tại phụ tải. máy bù đồng bộ không chịu ảnh hưởng của điện áp mạng điện trong việc sản xuất ra công suất phản kháng, nó chỉ phụ thuộc chủ yếu vào dòng điện kích từ. Dùng máy bù đồng bộ có thể điều chỉnh được điện áp rất trơn (không bị nhảy cấp) và chính xác, vì dòng điện kích từ có thể điều chỉnh liên tục. Gia tiền của mỗi đơn vị dung lượng của máy bù đồng bộ thay đôi theo công suất định mức của nó, cho nên chỉ khi nào dung lượng trên 500 kVA, dùng máy bù đồng bộ mới đảm bảo kinh tế.
Chương IV. CÁC LOẠI ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP
1. Điều chỉnh điện áp bằng tay và tự động
Các quá trình điều chỉnh đòi hỏi sự chỉnh định liên tục đáp ứng với sự thay đổi của điện áp, bao gồm điều chỉnh kích từ máy phát, máy bù đồng bộ, vị trí của các bộ điều chỉnh cảm ứng, nhảy nấc, bộ bù tĩnh,…
Tất cả các phương thức điều chỉnh có thể được thực hiện bằng tay hay tự động.
Các bộ điều chỉnh điện áp trên đường dây nhánh hay tụ bù ngang trong hệ thống phân phối thực tế được điều khiển tự động vì số lượng lớn các thiết bị điều chỉnh và không có người trực, máy phát hay máy bù đồng bộ có người trực có thể được điều chỉnh bằng tay. Tuy vậy, khi sự liên kết hệ thống ngày càng phát triển rộng lớn thì điều khiển tự động kích từ máy phát trở nên thông dụng vì tác dụng rất có lợi về ổn định trong hệ thống.
2. Cân bằng công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện
Vì lý do kinh tế công suất nhà máy chỉ có thể đảm đương một phần yêu cầu công suất phản kháng của phụ tải nhưng phần quan trọng có thể đáp ứng tức thời các biến đổi nhanh công suất phản kháng của phụ tải trong chế độ làm việc bình thường cũng như sự cố phần còn lại phải dùng các thiết bị bù để cung cấp cho phụ tải.
Ta thấy máy phát chỉ cung cấp khoảng 50% tổng yêu cầu công suất phản kháng của hệ thống phần còn thiếu được xử lý sau.
Yêu cầu phụ tải công nghiệp nâng cosj lên 0,85.(tgj = 0,6179), công suất phản kháng được bù là:
0,7.(1,169 – 0,6197) = 0,3845 (kVAr)
Phần công suất bù của xí nghiệp phụ thuộc vào cosj của phụ tải công nghiệp
Phần còn lại do hệ thống phải bù là:
0,547 - 0,3845 = 0,1928 (kVAr)
Như vậy ứng với 1 (kw) công suất phụ tải phải bù khoảng 0,2 (kVAr). Nếu tính đến lưới siêu cao áp thì công suất bù sẽ nhỏ hơn ta thấy công suất bù của hệ thống là để bù vào tổn thất công suất phản kháng trong máy biến áp và lưới điện điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến vị trí đặt bù.
Bù công suất phản kháng để phục vụ điều chỉnh điện áp do vậy điện áp trong chế độ vận hành là tiêu chuẩn kỹ thuật chính để chọn công suất bù. điều chỉnh điện áp trong tụ bù là thao tác các tụ bù cùng với điều chỉnh kích từ ở máy phát điện và điều chỉnh các dầu phân áp ở các biến áp có trang thiệt bị điều áp dưới tải.
Phương thức điều chỉnh điện áp lựa chọn ảnh hưởng nhiều đến bài toán bù nó quyết định mục tiêu cũng như cách thức đặt bù ngượi lại cách thức đặt bù cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng điện áp do đó chúng liên hệ chặt chẽ với nhau dưới đây trình bày phương thức bù công suát phản kháng trên hệ thống điện sua đó sẽ nói vè điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện.
3. Bù công suất phản kháng trong hệ thống điện
Cần xác định vi trí đặt bù điều chỉnh tụ bù tai mỗi vi trí sao cho điện áp tại mọi nút của hệ thống nằm trong phạm vi cho phép trong moi chế độ vận hành bình thường và sự cố.
Chi phí cho bù nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo:
Điện áp mỗi nút lớn nhất trong giới hạn cho phép
Điều kiện ổn định tĩnh và ổn định điện áp hệ thống được đảm bảo cao nhất trong mọi chế độ vận hành và sự cố.
Có hai con đường cho sự cân bằng công suất cho hệ thống
1. Cưỡng bức phụ tải mà chủ yếu là xí nghiệp công nghiệp phải đảm bảo công suất của họ ở mức cho phép cách này chủ yếu làm giảm công suất phản kháng.
2. Đặt bù công suất phản kháng trong hệ thống điện để giải quyết phần thiếu còn lại.
Cả hai cách đều được sử dụng đồng thời ,trong đó cách thứ 2 do hệ thống điện thực hiện một cách chủ động có tầm quan trọng lớn.
Công suất bù thường được điều chỉnh theo bậc một cách tự động hoặc do nhân viên vận hành trong trường hợp cần thiết để điều chỉnh điện áp có thể sử dụng thiết bị bù được điểu chỉnh chơn, tức thời theo điện áp vận hành.
Một phần công suất bù thường là phần cố định có thể được phân tán xuống lưới truyền tải để tranh thủ giảm tổn thất trong lưới này.Tuy nhiên phải cân nhắc vì như vậy độ tin cậy của công suất bù này sẽ bị giảm và để an toàn cho hệ thống điện phải tăng hệ số công suất phản kháng lên.
Như vậy sau khi bù cưỡng bức một lượng công suất phản kháng đáng kể lưu thông qua lưới phân phối, lượng công suất phản kháng này được đặt trực tiếp ở nơi thiếu.
Để giảm tổn thất công suất tác dụng và tổn thất điện năng trên lưới ta có thể thực hiện bù kinh tế.
Bù kinh tế chỉ được thực hiện khi nó mang lại lợi ích kinh tế, nghĩa là lợi ích kinh tế mà nó mang lại lớn hơn chi phí đặt và trạm bù trong xí nghiệp công nghiệp công suất phản kháng phải bù cưỡng bức để đảm bảo cosj cũng được phân bố hợp lý nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng.
4. Điều chỉnh điện áp đối ứng
Chúng ta khảo sát cụ thể việc điều chỉnh điện áp đối ứng được sử dụng trên sơ đồ thay thế mô tả trên hình sau. Trên sơ đồ này, máy biến áp được biểu thị bằng hai phần tử là tổng trở máy biến áp và máy biến áp lý tưởng.
Trong đó:
U1 là điện áp trên thanh cái tại đầu nguồn cung cấp điện
U2 là điện áp trên thanh cái điện áp sơ cấp (điện áp cao) của trạm biến áp khu vực
UA là điện áp trên thanh cái điện áp thứ cấp (điện áp thấp) của trạm biến áp khu vực
UB là điện áp tại cuối đường dây trung áp của mạng điện phân phối
là tổn thất điện áp trên đường dây cao áp
là tổn thất điẹn áp trên máy biến áp khu vực
là tổn thất điện áp trên đường dây trung áp AB
Điện áp tại thanh cái cao áp của trạm biến áp khu vực bằng:
U2 = U1 -
Điện áp trên thanh cái cao áp U2 và UA sai khác nhau một giá trị là tổn thất điện áp trong máy biến áp, và qua máy biến áp lý tưởng điện áp được giảm xuống UA tương ứng với hệ số biến áp mà ta cần phải xét đến khi lựa chọn đầu phân áp.
Hình trên trình bày biểu đồ biến thiên điện áp trong hai chế độ phụ tải cực tiểu và phụ tải cực đại (ta dùng ký hiệu 1 để chỉ phụ tải cực tiểu và ký hiệu 2 để chỉ phụ tải cực đại). Trên trục ngang ghi các trị số độ lệch điện áp tính theo phần trăm điện áp định mức.
Đường nét đứt cho thấy rõ nếu hệ số biến áp nT = 1 thì trong chế độ phụ tải cực tiểu, điện áp tại thanh cái thứ cấp A của trạm biến áp khu vực sẽ cao hơn, còn khi phụ tải cực đại lại thấp hơn trị số cho phép, nghĩa là độ lệch điện áp sẽ ra ngoài miền cho phép. Khi đó các phụ tải được đấu vào mạng trung áp (ví dụ tại điểm A và B) sẽ làm việc trong điều kiện không cho phép. Thay đổi hệ số biến áp nT của máy biến áp khu vực, tat hay đổi được UA, nghĩa là ta điều chỉnh được điện áp.
Trong chế độ phụ tải cực tiểu, ta phải hạ thấp điện áp UA đến giá trị lớn hơn điện áp định mức Uđm một chút. Trường hợp này ta phải chọn tỷ số biến áp tiêu chuẩn nT lớn hơn để đạt được điều kiện sau:
Trong chế độ phụ tải cực đại, ta phải tăng điện áp UA đến giá trị lớn hơn Uđm và bằng
Trường hợp này ta phải chọn tỷ số biến áp tiêu chuẩn nT nhỏ hơn, để đạt được điều kiện sau:
Như vậy điện áp tại các điểm trên đường dây trung áp, dù ở xa nguồn cũng như ở gần nguồn điều nằm trong giới hạn cho phép. Tóm lại khi phụ tải cực đại ta phải điều chỉnh tăng điện áp, còn khi phụ tải cực tiểu ta phải điều chỉnh giảm điện áp, việc điều chỉnh như vậy gọi là điều chỉnh đối ứng.
5. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiết bị bù ngang
Thiết bị bù được sử dụng để điều chỉnh điện áp khi sử dụng các phương tiện khác không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng điện năng. Thiết bị bù thường dùng là tụ điện tĩnh, máy bù đồng bộ hoặc các động cơ đồng bộ có thể điều chỉnh kích từ.
Việc sử dụng thiết bị bù còn có lợi là nâng cao tính kinh tế của mạng điện.
Ta xét sơ đồ như hình bên dưới, để đảm bảo điện áp yêu cầu ở thanh cái hạ áp UB, ta cần đặt ở đây thiết bị bù với dung lượng Qb
Trước khi đặt thiết bị bù điện áp ở thanh cái UA có giá trị:
Trong đó:
UA là điện áp ở đầu nguồn
UBo là điện áp ở thanh cái B qui đổi về phía cao áp
P, Q là công suất tác dụng và công suất phản kháng của phụ tải
X, R là thông số của đường dây và máy biến áp
Sau khi đặt thiết bị bù ta có:
Trong đó: UB là điện áp ở thanh cái B qui về phía cao áp
Ta có:
Ta suy ra:
Ta có thể xem:
Do đó ta có:
Như vậy:
Khi thay UB, UBo, X ở các chế độ phụ tải khác nhau ta xác định được dung lượng
bù cần thiết ở mọi chế độ vận hành của mạng điện. Vì UB phụ thuộc vào hệ số biến áp của máy biến áp nên có thể đặt đầu phân áp hợp lý sao cho dung lượng bù cần đặt là bé nhất.
Tiện ích của tụ bù ngang:
Giảm độ sụt áp và sự thay đổi điện áp giữa cực tiểu và cực đại nếu dùng tụ điện tự động đóng theo tải ( tụ ứng động) . Mặt khác, đối với một độ sụt áp cho trước, khả năng tải của đường dây truyền tải phân phối được tăng lên.
Đối với một phụ tải có công suất P cho trước, dòng điện và công suất biểu kiến S tỷ lệ nghịch với hệ số công suất. Do đó việc nâng cao hệ số công suất dẫn đến giảm dòng điện và công suất phụ tải yêu cầu.
Giảm tổn thất công suất tác dụng (RI2), dẫn đến tiết kiệm chi phí vận hành và giảm được yêu cầu công suất tác dụng ở nguồn phát.
Giảm tổn thất công suất phản kháng trên đường dây ( XI2) và giảm yêu cầu công suất phản kháng ở nguồn phát.
6. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiết bị bù dọc
Tụ bù đuợc mắc nối tiếp trên đường dây truyền tải, ở khoảng giiữa tải và nguồn cấp dây. Điều này cải thiện ổn đinh tĩnh và ổn đinh động của hệ thống, giảm sụt áp ở phụ tải. Tụ bù dọc có công suất kháng thay đổi tùy theo tải của đường dây.
Tác dụng của tụ bù dọc:
Giảm sụt áp đầu nhận:
Điện áp đầu nhận sau khi bù:
Giảm dao động điện áp, nhấp nháy ánh sáng. Hiện tượng dao động điện áp thường xảy ra khi khởi động động cơ có công suất lớn, hàn điện, hồ quang điện.
Tăng khả năng tải và giới hạn ổn định:
Lượng công suất truyền tải của đương dây( giả sử không tổn hao), trước khi bù:
Nếu VS và VR không đổi thì công suất truyền tải P phụ thuộc vào:
Kháng trở XL của hệ thống giữa VS và VR
Góc lệch
Sau khi bù:
Tụ bù được đưa vào để bù trở kháng của hệ thống:
Tóm lại :
Tụ bù dọc làm giảm độ sụt áp bằng cách bù một phần kháng trở đường dây. Bù dọc không có tác dụng đến hệ số công suất đầu nhận và ảnh hưởng ít đến tổn thất đường dây, nó chỉ làm giảm công suất phản kháng yêu cầu ở đầu phát bằng cách bù một phần tổn thất công suất phản kháng của đường dây. Một trở ngại đối với tụ bù dọc là cần có thiết bị bảo vệ cho tụ điện và nối tắt dòng điện lớn không cho qua tụ khi có ngắn mạch xảy ra. Ngoài ra, việc đưa vào tụ bù nối tiếp tạo ra mạch cộng hưởng có thể dao động ở tần số thấp hơn tần số dao động bình thường khi bị kích thích bởi các biến động. Hiện tượng này gọi là hiện tượng dao động dưới đồng hồ.
Để điều chỉnh điện áp có thể đặt thiết bị bù dọc bằng cách mắc nối tiếp trên đường dây như hình bên dưới
Trong đó:
UB1 khi có đặt tụ bù dọc
UB2 khi không có đặt tụ bù dọc
Bộ tụ có tác dụng làm giảm điện kháng của đường dây, do đó cho tổn thất điện áp giảm đi.
Trước khi đặt tụ bù dọc ta có tổn thất điện áp:
Sau khi đặt thiết bị bù dọc ta có tổn thất điện áp:
Rõ ràng tổn thất điện áp trên đường dây giảm xuống khi đặt tụ bù dọc.
Qua hình trên ta thấy nơi đặt tụ có ảnh hưởng đến phân bố điện áp trên đường dây. Nếu mạng chỉ có một phụ tải thường đặt tụ ở ngay trạm biến áp phân phối. Khi mạng có nhiều phụ tải phân bố dọc đường dây thì cần phải cân nhắc lựa chọn điểm đặt tụ cho phù hợp. Nói chung điểm đặt càng gần về phía nguồn càng cần ít tụ điện và mức điện áp càng ổn định.
Ta khảo sát đường dây như sau:
Khảo sát một đường dây 15 kV dây dẫn AC-120 dài 6 km ,điện trở r0 = 0.27 Ω/km cảm kháng 0.327 Ω/km. Phụ tải ở cuối đường dây 6000 kVA ở hệ số công suất 0.8 trễ.
Tính phần % sụt áp đến cuối đường dây .
Xác định dung lượng tụ bù ngang để phần % sụt áp là 5%.
Với phụ tải ban đầu , xác định dung kháng tụ bù dọc để phần % sụt áp là 5 %.
Tính toán
Phần % sụt áp
Cosj = 0.8 => Sinj = 0.6
Hằng số sụt áp
Phần % sụt áp đến cuối đường dây
Δu %= k%* s* l = 0.0001832*6000*6= 6.59%
Dung lượng tụ bù ngang
Nếu sụt áp sau khi bù ngang là 5 % thì độ tăng điện áp do tụ bù là:
RC = Δu = 0.0659 – 0.05 = 0.0159
Dung kháng một pha của tụ bù ( giả thuyết mắc Y)
Với R= r0 l=0.27*6=1.62 Ω ; X= X0 l = 0.327*6 = 1.962 Ω
Suy ra công suất ba pha của bộ tụ bù
Bù dọc
Nếu dùng tụ bù dọc để sụt áp là 5 % thì độ tăng điện áp do bù dọc là 0.0159 hay tính theo điện áp pha ,điện áp được tăng thêm.
Biết rằng
=> dung kháng tụ bù dọc
Một trạm phát điện ở khu vực khai thác mỏ cung cấp phụ tải đỉnh 600 kW ở hệ số công suất cosj = 0.8, phụ tải chủ yếu là động cơ đồng bộ dùng cho hầm mỏ. Đường dây đơn 3 pha 50 Hz , 35 kV, dài 50 km, dây dẫn AC-16, biết khoảng cách tương đương giữa các pha là 1.3 m . Máy biến áp đầu phát và đầu nhận 750 kVA mỗi máy và biết XB%= 6%
Phụ tải và đường dây cho như hình vẽ
~
Phụ tải
600kW
cosj=0.8
50 Hz, 50 Km
750 kVA
750 kVA
Biết lúc khởi động thì dòng khởi động gấp 4 lần dòng làm việc bình thường và cosj= 0,3.
Khi không có tụ bù:
Điện trở và cảm kháng toàn đường dây:
Dây AC-16 có các thông số như sau:
r0=2,060 W/km
d= 5,4 mm2 , số sợi :6/1, Icp=105A
suy ra X0 = 0.408W/km.
Điên trở và cảm kháng của toàn đường dây:
R= 2.060 . 50 = 103W
X= 0.408 . 50= 20,4W
Điện kháng của máy biến áp qui về cao áp (35kV)
XB1=XB2=10.352.6/750=98W
Các khảo sát
Sụt áp khi không có tụ bù ( tất cả qui về phía 35 kV)
Dòng phụ tải bình thường
Dòng khởi động
Công suất lúc khởi động
Sụt áp đường dây
Trong đó :
I dòng đường dây lúc bình thường I=12,372A
R điện trở của hệ thống , R= 103 W
XL= cảm kháng của hệ thống, XL=2XB+Xđường dây=216,4W
Sụt áp bình thường :
Sụt áp lúc khởi động:
Rõ ràng sụt áp quá lớn , cần phải có biện pháp cải thiện sụt áp . Ta lần lượt
khảo sát áp dụng hình thức bù ngang và bù dọc.
Áp dụng tụ bù ngang
Giả thiết do qui định , động cơ làm việc với tụ bù ngang sao cho hệ số công suất ở đầu nhận nâng lên 0,95 . Công suất kháng yêu cầu và tác dụng của tụ điện của nó đến hệ số công suất lúc khởi động được xác định như sau:
Công suất tụ bù ngang để nâng lên hệ số công suất từ 0,8 lên 0,95
Công suất kháng của phụ tải khi khởi động ( không có tụ bù)
Công suất kháng lúc khởi động khi có tụ bù
2862-253=2609 kVar
Giả sử lúc khởi động P=900 kW không đổi , hệ số công suất lúc khởi động khi có tụ bù là
Dòng điện khởi động với tụ bù ngang
Sụt áp lúc khởi động khi có tụ bù ngang
Điều này cho thấy việc dùng tụ bù ngang cải thiện hệ số công suất lúc khởi động nhưng giảm sụt áp không được bao nhiêu.
Áp dụng tụ bù dọc
Tính toán trên cho thấy sụt áp do cảm kháng của hệ thống chiếm phần quan trọng trong sụt áp tổng. Do đó, độ sụt áp sẽ cải thiện hơn nếu giảm cảm kháng hệ thống bằng tụ bù dọc.
Độ bù dọc của tụ nối tiếp trong bất cứ trường hợp nào, giả sử ta bù với độ bù sao cho dung trở mỗi pha của tụ bù dọc là 150 W
Cảm kháng tương đương khi có tụ bù dọc
216,4-150= 66,4W
Sụt áp bình thường:
Sụt áp lúc khởi động:
=> ta thấy có sự cải thiện độ sụt áp trong hai trường hợp
7. Điều chỉnh điện áp ở nhà máy điện
a. Điều chỉnh điện áp ở máy phát điện
Điện áp ở thanh cái máy phát có thể điều chỉnh được trong khoảng ± 5% so cới điện áp định mức của nó. Ở chế độ phụ tải cực đại do tổn thất trong mạng lớn nên để đảm bảo chất lượng điện năng điện áp ở máy phát cần giữ cao. Ngược lại trong chế độ phụ tải cực tiểu, tổn thất điện áp trong mạng điện nhỏ cần phải giảm thấp điện áp đầu cực máy phát.
b. Điều chỉnh ở máy biến áp tăng áp
Yêu cầu điện áp ở thanh cái cao áp của máy biến áp tăng áp được xác định bởi sự cân bằng công suất phản kháng của hệ thống điện trong các chế độ cực đại và cực tiểu. Để đảm bảo điện áp yêu cầu chúng ta cần phải chọn đầu phân áp thích hợp.
Nếu ta đặt ở đầu vào của máy biến áp một giá trị bằng điện áp định mức của cuộn hạ áp UH thì điện áp ở đầu ra khi không tải là UPa và điện áp có tải là UPa - UB. Trong đó UPa là điện áp của đầu phân áp cần chọn và UB là tổn thất điện áp trong máy biến áp.
Khi điện áp vào Uv(UF) khác với UH(UFđm) thì điện áp ra UR cũng khác đi với cùng một tỉ lệ.
Ta có biểu thức:
Từ đó ta suy ra được:
Khi biết điện áp yêu cầu chính là UR trong các chế độ phụ tải và biết UB thì ta có thể lựa chọn đầu phân áp UPa phối hợp với UF để điều chỉnh điện áp.
8. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp
Tất cả các máy biến áp động lực được sản xuất và bán trên thị trường, dù với công suất nhỏ hay với công suất lớn, ngoài đầu phân áp chính còn có một số đầu phân áp phụ. Vì vậy việc tính toán, lựa chọn sử dụng đúng đầu phân áp đạt được yêu cầu điều áp là biện pháp quan trọng, tích cực và mang lại hiểu quả cao về kinh tế - kỹ thuật. Tùy theo vị trí và nhiệm vụ của trạm biến áp trong hệ thống điện, người ta có quy định yêu cầu chuẩn riêng về điều áp cho trạm đó. Ví dụ như ở trạm biến áp khu vực yêu cầu điều chỉnh điện áp nhằm đảm bảo điện áp yêu cầu ở đầu ra của nó, tức là đầu vào của mạng điện địa phương. Các yêu cầu về gia trị điện áp này được xác định theo điều kiện của mạng điện địa phương nhằm đảm bảo chất lượng điện áp ở các thiết bị dùng điện. Có hai loại yêu cầu điều áp ở đầu ra của các trạm biến áp khu vực cung cấp điện cho mạng điện địa phương là yêu cầu cao hay là yêu cầu khác thường và yêu cầu thấp hay là yêu cầu bình thường. Dưới đây ta sẽ khảo sát cụ thể cách tính toán lựa chọn đầu phân áp theo yêu cầu điều áp của các máy biến áp hai dây quấn và ba dây quấn.
a. Chọn đầu phân áp của máy biến áp giảm áp hai dây quấn
Đối với máy biến áp có đầu phân áp có thể vẽ theo sơ đồ thay thế gần đúng như hình trên. Đối với máy giảm áp có đầu phân áp
UPa: điện áp đầu phân áp ghi trên nhãn máy
Ukt,hạ: điện áp phía thứ cấp lúc không tải
UPa / Ukt: tỷ số biến áp
Với: UN% 7,5%, Ukt,hạ = 1,1 Uđm,hạ
UN% < 7,5%, Ukt,hạ = 1,05 Uđm,hạ
Mạch tương đương của máy biến áp giữa hai đầu a và b là mạch tương đương bao gồm tổng trở của máy biến áp nối tiếp với máy biến áp lý tưởng. Để chọn đầu phân áp (Upa) sao cho điện áp phía thứ cấp khi mang tải đạt được trị số yêu cầu (Ub,yc) có thể tiến hành như sau:
Tính điện áp U’b là điện áp phía thứ cấp qui đổi về sơ cấp. Vì chọn đầu phân áp nên tạm thời qui đổi theo tỷ số định mức của máy biến áp và chấp nhận U’b như là điện áp qui đổi sao khi chọn đầu phân áp nghĩa là coi như ZB không thay đổi và như vậy:
Quan hệ về tỷ số biến áp qua máy biến áp lý tưởng:
Suy ra điện áp Upa cần chọn là:
Upa = (UA - ).
b. Chọn đầu phân áp của máy biến áp tăng áp hai dây quấn
Phía hạ áp nối với máy phát điện, đầu phân áp đặt phía cuộn dây cao áp. Sơ đồ thay thế ở hình trên. Yêu cầu chọn đầu phân áp để điện áp phía cao áp khi máy biến áp mang tải là Ua,yc
Điện áp định mức cuộn hạ áp là điện áp định mức của máy phát
Suy ra:
c. Chọn đầu phân áp máy biến áp ba pha ba dây quấn
Với máy biến áp ba dây quấn, chỉ có đầu phân áp ở cuộn cao áp và cuộn trung áp, cuộn hạ không có đầu phân áp.
Trước hết ta có đầu phân áp cuộn cao áp theo yêu cầu điện áp trên thanh góp hạ áp của máy biến áp:
Suy ra:
Tiếp theo ta tìm đầu phân áp cho cuộn trung áp Upa(C) đã chọn và điện áp yêu cầu phía trung áp UT(yc)
Suy ra:
9. Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi tổng trở đầu dây
Điện áp tại hộ tiêu thụ điện phụ thuộc vào độ sụt áp trong mạng điện, và độ sụt áp này lại phụ thuộc vào tổng trở của đường dây. Ví dụ thành phần dọc trục của vectơ điện áp giáng trên đường dây được mô tả trên hình trên bằng:
Trong đó:
Pc12, Qc12, U2 là công suất và điện áp tại cuối đường dây
R12, X12 là điện trở và điện kháng của đường dây 12
Trên hình sau ta thấy quan hệ giữa điện trở và điện kháng theo tiết diện dây dẫn của mạng điện phân phối và mạng điện cung cấp là khác nhau.
Trong mạng điện phân phối, điện trở lớn hơn điện kháng, r0 > X0
Mạng điện phân phối
Mạng điện cung cấp
Khi thay đổi tiết diện dây dẫn trong mạng điện phân phối, thì r12 thay đổi, làm thay đổi tổn thất điện áp và thay đổi điện áp tại hộ tiêu thụ. Vì vậy trong mạng điện thường được lựa chọn dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép.
Trong mạng điện cung cấp thì ngược lại x0 > r0, tổn thất chủ yếu là do kháng của đường dây, mà điện kháng của đường dây phụ thuộc rất ít vào tiết diện. Chọn tiết diện dây dẫn trong mạng điện cung cấp theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép là không hợp lý về kinh tế. Vậy ta có thể thay đổi điện kháng của đường dây để điều chỉnh điện áp. Để thay đổi điện kháng của đường dây, ta mắc nối tiếp vào đường dây các tụ điện.
Trước khi đặt tụ điện vào đường dây thì sụt áp trên đường dây được xác định bằng biểu thức:
Mắc nối tiếp tụ điện vào đường dây gọi là bù dọc. Thiết bị bù dọc có thể làm giảm điện kháng đường dây và giảm được tổn thất điện áp trên đường dây.
Tuy nhiên, dùng tụ bù dọc để nâng cao điện áp lại phụ thuộc vào trị số và góc pha của dòng điện chạy qua thiết bị bù dọc, do đó khả năng điều chỉnh liên tục tụ điện bị hạn chế nếu không muốn nói là không thực hiện được. Việc bù dọc chỉ được sử dụng chủ yếu tại đường dây hình tia bị quá tải. Với mục đích điều áp, bù dọc chỉ có lợi khi h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện.doc