MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 6
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 6
1. Điều kiện tự nhiên. 6
2. Các nguồn tài nguyên. 10
3. Thực trạng môi trường. 20
4. Nhận xét chung 21
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 22
1. Tăng trưởng kinh tế. 22
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 22
3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 23
4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. 27
5. Thực trạng phát triển đô thị và các KDC nông thôn. 28
6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. 30
7. Quốc phòng, an ninh. 35
8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển KT - XH gây áp lực với đất đai 35
Phần II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SDĐ VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 37
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 37
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 38
1. Hiện trạng sử dụng đất. 38
2. Cơ cấu sử dụng đất. 39
III. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 40
1. Biến động diện tích đất nông nghiệp. 40
2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 42
3. Biến động diện tích đất chưa sử dụng 45
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QH, KH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 46
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất. 46
2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. 47
3. Nhận xét chung. 49
V. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 49
1. Phân vùng sử dụng đất 49
2. Đánh giá tiềm năng đất đai cho nông nghiệp. 51
3. Đánh giá tiềm năng đất đai cho đất phi nông nghiệp. 54
Phần III ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 56
I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN 56
1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. 56
2. Các quan niệm sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới. 57
3. Định hướng sử dụng đất dài hạn. 58
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 59
1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010. 59
2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2010: 60
3. Phương án điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch SDĐ thời kỳ 2006 - 2010. 79
4. Lựa chọn phương án QHSD đất thời kỳ 2006 - 2010 110
Phần IV KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 114
I. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI 114
1. Các chỉ tiêu kế hoạch SDĐ cho nhu cầu phát triển KT - XH và QP, AN. 114
2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất. 116
3. Kế hoạch thu hồi đất. 119
4. Các công trình, dự án có sử dụng đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 122
II. DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU, CHI TRONG KỲ KẾ HOẠCH SDĐ. 122
1. Cơ sở pháp lý 122
2. Các khoản chi 123
3. Các khoản thu 123
4. Cân đối thu chi 123
III. HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QH, KH SỬ DỤNG ĐẤT 123
1. Hiệu quả 123
2. Giải pháp thực hiện 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126
1. Kết luận: 126
2. Kiến nghị: 126
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm (2006-2010) tỉnh Đồng tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh đó tập trung trồng rừng ở một số vùng phèn nặng ở khu vực Đồng Tháp Mười nhằm cải tạo đất cũng như cung cấp nguồn gỗ cho xây dựng. Đồng thời kết hợp một cách hợp lý giữa các biện pháp canh tác truyền thống và hiện đại để hạn chế những thiệt hại và hậu quả không lường do quá trình sử dụng đất gây ra. Trong quá trình sử dụng đất không những chú trọng đến lợi ích trước mắt mà cần chú trọng đến lợi ích lâu dài, trên cơ sở chọn lựa các loại hình sử dụng đất phù hợp với từng vùng sinh thái cụ thể và sử dụng theo quy hoạch. Cũng như cần điều chỉnh theo quy hoạch để phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
3. Định hướng sử dụng đất dài hạn.
Để đáp ứng phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đồng Tháp lâu dài, định hướng sử dụng đất dài hạn là:
- Khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai: Khai thác tối đa tiềm năng đất đai của địa phương theo hướng tiết kiệm - hợp lý - có hiệu quả về kinh tế. Phát huy thế mạnh và tiềm năng của Tỉnh về phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp -TTCN và nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản. Phát triển dịch vụ, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
- Quy hoạch bố trí sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế:
+ Đáp ứng xu hướng đô thị hóa, phát triển không gian đô thị của trung tâm các khu vực đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp.
+ Theo hướng bảo vệ tài nguyên đất đai, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo việc phục hồi và tính cân bằng sinh thái.
+ Phù hợp với phương hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất bền vững theo hướng đa dạng sinh học và đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
- Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với An ninh quốc phòng.
II. PHươNG áN điều chỉnh QUY HOạCH Sử DụNG đấT
1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010.
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế chung:
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010, cũng như dựa vào bối cảnh chung của kinh tế thế giới, trong nước và thực trạng cũng như nội lực của kinh tế tỉnh. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 là 14,50%.
1.1.2. Dự báo GDP bình quân/đầu người:
Năm 2005 : GDP/đầu người: 406 USD/đầu người.
Năm 2010: GDP/đầu người: 768 USD/đầu người.
1.2. Cơ cấu kinh tế
Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, dự báo cơ cấu kinh tế của Tỉnh đến năm 2010 sẽ có những sự chuyển đổi mạnh mẽ , cơ cấu kinh tế sẽ là: Nông, lâm, thủy - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ.
Khu vực I:
Ngành nông - lâm - thủy sản: phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào những sản phẩm có lợi thế, có thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến và phục vụ xuất khẩu. Dự báo tốc độ tăng trưởng đạt 6,65%/năm. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 40,50%. Như vậy, ngành nông - lâm - thủy giảm mạnh tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Khu vực II:
Ngành công nghiệp - xây dựng: tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: chế biến lương thực, thực phẩm, bánh phồng tôm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng cơ khí phục vụ nông nghiệp, dược phẩm, may mặc…Nâng cao năng lực ngành xây dựng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 30%/năm. Đến năm 2010 tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng sẽ là 28,8% trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Khu vực III:
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ với sự tham gia của nhiều loại hình dịch vụ mới, góp phần tạo thêm việc làm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững. Dự báo tốc độ tăng trưởng của Ngành thương mại - dịch vụ bình quân đạt 17,5%/năm. Đến năm 2010 tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ sẽ là 30,7% trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Căn cứ vào phương án được chọn của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, cho thấy cơ cấu kinh tế có sự giảm mạnh khu vực nông nghiệp và tăng nhanh khu vực công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ 2006 - 2010 là 14,5% và mức tăng trưởng của từng khu vực như phương án đề ra, cơ cấu kinh tế của Tỉnh sẽ có bước chuyển đổi như sau : khu vực nông nghiệp sẽ giảm từ 61,78% năm 2000 còn 40,5% vào năm 2010, ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 12,46% năm 2000 và 28,8% vào năm 2010, ngành dịch vụ tăng từ 25,76% năm 2000 lên 30,7% năm 2010.
1.3. Một số chỉ tiêu cơ bản.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu thời kỳ 2006 - 2010 của tỉnh Đồng Tháp như sau:
- Tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn (GDP) tính theo giá so sánh năm 1994 gấp 3,16 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt 14,5%/năm, trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 6,6%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 30%/năm, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 17,5%/năm. Giá trị GDP tính theo giá so sánh năm 1994 đạt 14.600 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 768 USD.
- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP: nông - lâm - thủy sản chiếm 40,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,8%, thương mại - dịch vụ chiếm 30,7% (tính theo giá thực tế, cơ cấu theo thứ tự trên là: 39,3% - 29,6% - 31,l%).
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD (bình quân tăng 17,95%/năm); trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 180 triệu USD (bình quân tăng 26,18%/năm).
- Sản lượng lúa sản xuất hàng năm ổn định ở mức trên 2 triệu tấn.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 280 ngàn tấn.
- Huy động ngân sách hàng năm đạt 12- 13 % GDP .
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 44,4% GDP.
- Số sinh viên đại học, cao đẳng/1 vạn dân đạt 170 người. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Hằng năm, huy động 90% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi và 50% học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi đến lớp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% trong đó qua đào tạo nghề đạt 26,6%.
- Giải quyết việc làm hằng năm cho 40.000 người, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5%, bình quân giảm từ 1,5 -2%/năm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm còn 2,5%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1 ,05%. Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia trên 75%; số giường bệnh so với một vạn dân đạt 19,4 giường; số bác sĩ, dược sĩ so với một vạn dân đạt 5,5 người; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn dưới 20%.
- Có 85% hộ gia đình; 85% khóm, ấp; 30% xã, phường, thị trấn và 85% công sở đạt tiêu chuẩn văn hóa.
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước sạch đạt 85%.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 95%; cơ cấu tiêu thụ điện năng đạt: điện phục vụ sản xuất, dịch vụ chiếm 63,6%, điện sinh hoạt chiếm 33,57%, điện phục vụ các hoạt động khác chiếm 2,83%.
- Số máy điện thoại/100 dân đạt 27 máy.
- Hoàn thành xây dựng 2.250 căn, sửa chữa 600 căn nhà tình nghĩa.
- Tỷ lệ dân sống ở đô thị đạt 28,3%. Nâng thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười) và thị trấn Lấp Vò (huyện Lấp Vò) lên đô thị loại IV.
2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2010:
2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ 2006 - 2010
2.1.1. Ngành nông nghiệp
2.1.1.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Căn cứ vào phương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho đến năm 2010, tốc độ phát triển của ngành nông - lâm - thủy sản là 6,65%/năm. Tuy nhiên đất đai để mở rộng cho sản xuất nông nghiệp không còn. Như vậy hướng phát triển nông nghiệp theo mở rộng diện tích không còn hữu hiệu. Chính vì thế con đường chủ yếu nhằm nâng cao sản lượng là thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý.
Trên cơ sở quy hoạnh tổng thể tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 1995 - 2010, quy hoạch đất nông nghiệp tỉnh thời kỳ 1995 - 2010, quy hoạch điều chỉnh nông nghiệp 1997 - 2010, quy hoạch điều chỉnh nông nghiệp 2001 - 2010. Tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh có tốc độ phát triển bền vững, đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 40,5% GDP toàn tỉnh.
2.1.1.1.1. Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp.
(1) Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa gắn liền với thị trường, từng bước hiện đại hóa với phương châm đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng tiêu dùngvà có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.
(2) Phát triển nông nghiệp toàn diện, khai thác có hiệu quả, hợp lý và lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với từng vùng trong tỉnh; đồng thời phải đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, chủ động phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất và đời sống.
(3) Phát triển nông nghiệp gắn liền với kinh tế nông thôn, đa dạng hóa các ngành nghề, chú trọng ngành nghề truyền thống, gắn liền với phát triển dịch vụ nông thôn, gắn chặt sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
(4) Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm và các dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn để từng bước cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
(5) Phát triển nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở phát huy nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác, tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo dịnh hướng XHCN, nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và các Ngành nghề ở nông thôn
2.1.1.1.2. Mục tiêu phát triển ngành nông - lâm - thủy sản đến năm 2010.
(1) Ngành nông nghiệp:
- Ngành trồng trọt
- Tăng cường luân canh Lúa - Màu & Cây công nghiệp ngắn ngày ở vùng ngập nông, kiểm soát lũ có hiệu quả vùng ngập sâu nhằm ổn định sản xuất 02 vụ lúa ăn chắc, phát triển vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu chất lượng cao, đẩy mạnh trong lĩnh vực giống để chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp đặc biệt hiện nay là chuyển dịch mạnh cơ cấu giống lúa xuất khẩu.
- Chú trọng phát triển những cây màu và cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao như: đậu nành, bắp lai,...chủ động cung cấp sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi và công nghiệp chế biến.
- Phát triển vành đai rau xanh khu vực ven 02 thị xã lớn và các thị trấn các huyện chủ động cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng.
- Khuyến khích phát triển nghề truyền thống trồng hoa kiểng trong tỉnh, đặc biệt là Thị xã Sa Đéc.
+ Cây lúa: Giảm dần diện tích lúa 3 vụ thay thế bằng cơ cấu 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa và 2 lúa - 1 thủy sản. Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phấn đấu thực hiện dự án 120.000 ha lúa xuất khẩu. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2010 khoảng 410.000 ha, năng suất lúa bình quân cả năm: 54,3 tạ/ha; Sản lượng 2.225.000 tấn, lượng lúa hàng hóa 1.113.300 tấn.
+ Cây hàng năm khác: tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 89.950 ha tăng so với năm 2005 là 21.513 ha. Chủ yếu là các loại bắp, rau đậu, đậu nành…
+ Cây ăn trái: Tập trung phát triển mạnh ở các vùng phía Nam của tỉnh, diện tích năm 2010 khoảng 30.000 ha (tăng 13.170 ha so với năm 2000), sản lượng đạt 110.000 tấn.
- Ngành chăn nuôi:
Phát triển chăn nuôi tăng tỷ trọng trong cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi từ 7,11% năm 2000 lên 12,07% năm 2010. Tập trung cho đàn gia súc gia cầm mà địa phương có điều kiện như heo, gà, vịt, trâu, bò theo hướng nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo cho nhu cầu thị trường nội tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đến năm 2010 phấn đấu đạt:
+ Đàn trâu: 3.000 con.
+ Đàn bò: 50.200 con (bò lai Sind 15.000 con, bò sữa 3.000 con).
+ Đàn heo: 450.000 con.
+ Gia cầm: 7.000.000 con.
+ Giá trị toàn ngành chăn nuôi năm 2010 đạt 750.000 triệu đồng ( theo giá cố định 1994).
(2) Ngành thủy sản:
Thủy sản là tiềm năng thế mạnh của tỉnh, cần tăng cường khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên hợp lý, nhằm giữ ổn định sản lượng khai thác hàng năm. Bên cạnh đó đẩy nhanh nuôi trồng thủy sản, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên ruộng lúa vào mùa lũ, mặt nước ven sông rạch, vườn cây ăn trái, gắn hiệu quả với bảo vệ sinh thái môi trường, đặc biệt là nuôi cá bè ở các huyện phía Bắc tỉnh. Phương hướng phát triển thủy sản sẽ gắn liền với phát triển nông lâm nghiệp và hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên hợp lý kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nuôi bè, nuôi ao hầm, nuôi ruộng lúa,...), tập trung phát huy thế mạnh của từng vùng, chú trọng khâu sản xuất và cung ứng con giống nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Từ tiềm năng về điều kiện tự nhiên đặc biệt là nguồn nước, hệ thống sông - kênh, tỉnh Đồng Tháp có thể phân thành 4 vùng sản xuất thủy sản như sau:
- Vùng 1: gồm các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình là những huyện đầu nguồn sông Cửu Long có chất lượng nước tốt, có khả năng phát triển cá ba sa, cá tra, cá lóc, cá bống tượng, cá lóc bông...
- Vùng 2: gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, một phần huyện Châu Thành nguồn nước tốt và là vùng chuyên canh cây ăn trái, có hệ thống mương vườn, bờ bao bảo vệ cây ăn trái có thể tận dụng nuôi tôm cá. Các đối tượng nuôi chính là cá, ếch, và các loài thủy đặc sản khác.
- Vùng 3: gồm một phần huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, vùng cù lao huyện Hồng Ngự là khu vực chuyên sản xuất và cung ứng giống tôm cá cho toàn tỉnh.
- Vùng 4: là các khu vực còn lại của huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, thị xã Cao Lãnh chủ yếu là nuôi quảng canh, nuôi ao hầm...ngoài ra các nông lâm ngư trường trong tỉnh là khu vực khai thác và nuôi như cá đồng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan, lưu giữ nguồn giống thủy sinh vật đặc trưng cho vùng đồng Tháp Mười.+ Tập nuôi khai thác các loại thủy sản phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu như: cá tra, cá basa, cá lóc, bống tượng, tôm càng xanh, cá rô phi, mè vinh…
Phấn đấu đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 30.000ha, sản lượng đạt 191.250 tấn (nuôi 171.250tấn, khai thác 20.000tấn) và kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, giá trị thủy sản năm 2010 chiếm 25-30% trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp. Tập trung nuôi các loại thủy sản phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu như: tôm càng xanh, cá tra, cá basa, cá lóc, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá rô đồng…
(3) Ngành lâm nghiệp:
Tiếp tục trồng mới phủ kín dần đất lâm nghiệp còn trống, da beo, đai rừng biên giới, đai rừng phòng hộ, các băng rừng theo chương trình 661 TTG; chăm sóc, khai thác bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hợp lý, đảm bảo độ che phủ, chắn sóng gió, phục vụ nhu cầu an ninh quốc phòng.
- Đối với vườn quốc gia Tràm Chim, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dần theo mục tiêu của dự án đã đề ra. Đồng thời trồng cây phân tán theo tuyến bờ bao, kênh mương, đường giao thông, khu dân cư để nhằm mục đích phòng hộ, góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. Đồng thời thiết lập các loại rừng bảo tồn khu di tích lịch sử và tạo cảnh quan cây xanh đô thị. Phát triển hệ thống cây phân tán, cây trồng phân tán có vai trò lớn do cung cấp các sản phẩm rất đa dạng và thiết thực đối với đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương như: xây dựng nhà cửa, làm đồ thủ công đan lát, đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Quan trọng hơn các tuyến cây trồng ven đường là vành đai xanh phòng hộ biên giới, bảo vệ an ninh quốc phòng, che chắn gió bão, hạn chế chế độ dòng chảy.
- Đối với rừng trồng tập trung thì thường trồng tràm để phù hợp với điều kiện đất phèn và ngập. Rừng trồng phòng hộ thì trồng cây bạch đàn, cây gạo và cây tre. Đối với cây xanh đô thị thì trồng chủ yếu các cây tạo bóng mát và tạo cảnh quan như dầu, sao, lim xẹt, vàng anh, cây sọ khỉ, dái ngựa, cây bàng, cây phượng vĩ,...
- Chuyển một phần đất lúa kém hiệu quả sang trồng tràm kết hợp với khai thác rừng một cách hợp lý. Nâng cao độ che phủ rừng từ 3,3% lên 3,78% trong đó tăng diện tích rừng hiện có từ 11.500ha năm 2005 lên 14.000ha vào năm 2010, trong đó trồng rừng 2.250ha(trồng mới 750 ha, trồng lại rừng đã khai thác 1500ha). Ngoài ra còn thực hiện xúc tiến tái sinh cải tạo rừng 500ha. Trồng 18 triệu cây phân tán phòng hộ để đạt 100triệu cây vào năm 2010, bình quân mỗi năm trồng 4-5 triệu cây các loại. Nâng cao chất lượng diện tích rừng sản xuất, xóa dần rừng kém chất lượng từ 4000 - 5000ha.
Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất lâm nghiệp là 234.820 triệu chiếm 2,92% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.
2.1.1.2. Định hướng sử dụng đất
Phát triển theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa nông nghiệp trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phát triển nông nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến. Đối với chăn nuôi cải tạo các giống gia cầm và gia súc hiện có dựa trên các giống truyền thống kết hợp với các giống nhập ngoại. Xây dựng các trại giống đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu thực tế cả chất lượng và số lượng.
Dự kiến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 266.841,05ha, hệ số sử dụng đất 2,5 lần, năng suất lúa đạt 6,1 tấn/ha.
2.1.2. Ngành công nghiệp - TTCN - Xây dựng.
Trong thời kỳ 2006 - 2010 theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để đưa tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ lên hàng đầu cũng như cải thiện một bước bộ mặt kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Chính vì thế cần phải đầu tư nguồn vốn, đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng các khu công nghiệp, các công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng,... diện tích đất ngành công nghiệp sẽ tăng lên một cách đáng kể .
2.1.2.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp - TTCN - Xây dựng.
2.1.2.1.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp - TTCN - Xây dựng.
(1) Phát triển ngành công nghiệp tỉnh phải đặt trong mối liên kết liên ngành, liên vùng, trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong tổng thể phát triển công nghiệp chung của cả vùng và cả nước. Có như vậy mới phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển và mang lại hiệu quả cao nhất.
(2) Địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh là thị xã Cao Lãnh và 04 huyện thị phía Nam hướng ra sông Tiền và sông Hậu, phát huy ưu thế này phải tập trung đầu tư phát triển mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm tạo động lực thúc đẩy các ngành, các địa phương cùng phát triển. Quan điểm này phù hợp với chương trình của Chính phủ trong chiến lược phát triển đồng bằng sông Cửu Long; phù hợp với việc khai thác ưu thế giao thông đường thủy, nhất là việc vận chuyển nguyên liệu nông thủy sản lớn của Tỉnh. Thực hiện quan điểm này sẽ đầu tư cho công nghiệp tập trung hơn, khu vực này quyết định chất lượng tăng trưởng của ngành. Các vùng còn lại sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm.
(3) Phát triển công nghiệp Tỉnh phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực và lợi thế so sánh của địa phương; đồng thời chú trọng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy mọi ngành kinh tế phát triển, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh và tranh thủ mọi lợi thế bên ngoài, tăng dần tính chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(4) Phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế và thị trường có nhu cầu, tăng nhanh mức đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước mắt ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, chú trọng đúng mức công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, quan tâm công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu.
(5) Phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, qua đó thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển.
(6) Phát triển công nghiệp đi đôi với quá trình khôi phục các làng nghề truyền thống nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hạn chế di dân về thành thị và giảm khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn; đồng thời góp phần cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
(7) Trên cơ sở các lợi thế so sánh của Tỉnh tác động mạnh mẽ cơ chế quản lý, các chính sách khuyến khích ưu đãi của Tỉnh để trở thành lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
(8) Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lợi ích quốc gia và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
2.1.2.1.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp - TTCN - Xây dựng đến năm 2010.
+ Đầu tư chiều sâu, nâng cao tỷ trọng chế biến tinh đạt trên 30% vào năm 2010. Nâng cao trình độ công nghệ thiết bị lên ngang bằng mức trung bình trong khu vực.
+ Đẩy nhanh việc sắp xếp lại sản xuất trên địa bàn theo đúng quy hoạch, khẩn trương đầu tư các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thu hút các cơ sở, doanh nghiệp vào hoạt động và thu hút đầu tư nước ngoài. Đến năm 2005 cơ bản hoàn thành kết cấu giai đoạn I khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp sông Hậu và một số cụm công nghiệp có điều kiện thuận lợi ở các huyện, thị xã; Năm 2006 đưa cụm công nghiệp sông Hậu vào hoạt động; đến năm 2010 sản xuất công nghiệp Tỉnh có trình độ chuyên môn hóa và tiềm lực sản xuất công nghiệp mạnh với nhiều nhà máy được đầu tư tiên tiến, hiện đại bố trí trong các khu, cụm công nghiệp.
+ Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm của Tỉnh như chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm may mặc, cơ khí sửa chữa…
+ Tăng cường đổi mới doanh nghiệp nhà nước để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đủ điều kiện và tiêu chuẩn để hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phát triển công nghiệp Tỉnh với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh; đồng thời tạo động lực thúc đẩy các Ngành khác cùng phát triển. Phấn đấu đến năm 2010, giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 30,1%và chiếm 28,8% trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh.
Dự kiến năm 2010 diện tích đất sử dụng cho Ngành công nghiệp - xây dựng toàn tỉnh khoảng 1.968,97ha.
2.1.2.2. Định hướng sử dụng đất
2.1.2.2.1. Đất khu công nghiệp
Dự báo phát triển ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 30,1%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 28,8% trong GDP nội tỉnh.
Để phát huy thế mạnh của tỉnh về các ngành công nghiệp như chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng, công nghiệp hàng tiêu dùng. Đất đai ưu tiên cho phát triển công nghiệp như sau:
- Khu công nghiệp Sa Đéc: việc hình thành và phát triển khu công nghiệp này sẽ phát huy vai trò trung tâm phát triển vùng phía Nam của thị xã Sa đéc, sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương như cát, sét kaolinite, sét gạch ngói, cũng như nguồn nông sản phong phú và dồi dào của các huyện phía Nam của tỉnh. Trong khu này được bố trí thành 2 khu A và C nằm dọc theo sông Sa Đéc. Các loại hình sản xuất chính được bố trí đó là: công nghiệp chế biến lương thực, chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí lắp ráp, công nghiệp điện tử, may mặc, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhìn chung các loại công nghiệp này là công nghiệp sạch, nhẹ, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Khu công nghiệp Trần Quốc Toản: nằm trên QL30 từ thị xã Cao Lãnh đi Hồng Ngự, cách thị xã Cao Lãnh 7km về phía bắc. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản nằm trên đất phường 11, cặp sông Tiền và hai bên quốc lộ 30. Hình thành khu công nghiệp Trần Quốc Toản nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp trong tỉnh và vùng lân cận. Nhằm khai thác và tận dụng tiềm năng nguyên liệu hiện có của tỉnh và vùng lân cận, đặc biệt là lúa và một vài loại hải sản. Thu hút nguồn lao động của thị xã Cao Lãnh và các vùng lân cận. Các loại hình công nghiệp dự kiến phát triển như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp nhựa, chất dẻo; công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp bê tông đúc sẵn và kho tàng.
- Khu công nghiệp sông Hậu (huyện Lai Vung): đây là một khu công nghiệp xây dựng, có hướng phát triển thành khu chế xuất, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Dự kiến phát triển trong hai giai đoạn: từ 2001-2005 phát triển cơ sở hạ tầng và giai đoạn 2 đến 2010 sẽ hoàn thành.
- Khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm (2006-2010) tỉnh Đồng tháp.doc