Đề tài Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước từ năm 2007 đến nay

Mục Lục

Lời mở đầu

Phần I : Giới thiệu chung

1. Chính sách tiền tệ

2. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ

3. Các công cụ chính sách tiền tệ

Phần II : Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và tác động của nó tới nền kinh tế từ năm 2007 đến nay

1. Năm 2007

2. Năm 2008

3. Năm 2009

4. Năm 2010

Phần III : Những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

1. Một số kiến nghị về điều hành chính sách tiền tệ cuối năm 2010

2. Một số đề xuất hoàn thiện hóa công cụ chính sách tiền tệ

Kết luận và tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc55 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước từ năm 2007 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng với mức lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng dần từ 9% lên 12%/năm Quý III, tình hình vốn trên thị trường đã bớt căng thẳng. NHNN tiếp tục tổ chức Mua kỳ hạn trên thị trường mở và duy trì hình thức đấu thầu khối lượng với mức lãi suất được điều chỉnh tăng lên 15%/năm cho phù hợp với định hướng điều hành lãi suất và kiềm chế lạm phát của NHNN Bước sang quý IV, lạm phát đã được kiềm chế và Chính phủ ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, nguồn vốn khả dụng của các TCTD đã được cho cải thiện đáng kể. NHNN đã tổ chức cả hai loại giao dịch mua và bán, trong đó giao dịch mua vẫn áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng nhưng lãi suất đấu thầu được điều chỉnh giảm dần từ 15%/năm xuống 9%/năm. Kết quả, lượng vốn đưa ra qua kênh mua chỉ bằng 38,35% so với lượng vốn hút về qua kênh bán. Với hiệu quả rõ rệt của nghiệp vụ thị trường mở, số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ này đã tăng từ mức 44 TCTD trong năm 2007 lên mức 56 TCTD trong năm 2008, tỷ lệ thành viên tham gia giao dịch cũng tăng từ mức 21 TCTD lên mức 35 TCTD Về tỷ giá Năm 2008, NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ tỷ giá, từ ± 0,75% đầu năm 2008 lên ± 1% ngày 10/3/2008, từ ± 1% đến ± 2% ngày 27/06/2008 và ± 3% vào ngày 7/11/2008 Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-3/2009 Năm 2008, thị trường tỷ giá biến động rất phức tạp Quý I năm 2008, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm nhưng không quá mạnh, từ mức 16.112 VND/1USD vào ngày 2/1/2008 xuống còn 15.960 VND/1USD vào ngày 27/3/2008, còn trên thị trường tự do, mức giá lúc đó chỉ còn từ 15.700-15.800 VND/USD. Đồng thời NHNN Việt Nam cũng điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ±0,75% đầu năm 2008 lên ± 1% ngày 10/03/2008. Trong quý I/2008, tỷ giá giảm do lượng kiều hối dồn về nhiều từ cuối 2007 đến tháng 2/2008, áp lực từ việc nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủ khoảng 1,4 tỷ USD, doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi ra VND sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại bán USD để có trạng thái đoản. Đến quý II, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thâm hụt cán cân thương mại lớn(7,22 tỷ USD trong 3 tháng từ tháng 4-6);nhu cầu ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế;nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ ròng chuyển ngoại tệ về nước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tỷ giá có xu hướng tăng. Ngày 1/4/2008 tủ giá bình quân liên ngân hàng là 15960 VND/USD liên tục tăng nhẹ lên mức 16139 VND/USD ngày 10/06/2008 sau đó đột biến tăng mạnh vào ngày 11/6/2008 với mức 16461 VND/USD. Ngày 30/06/2008 từ 16514 VND/USD. NHNN đã quyết định nới biên độ dao động từ ± 1% lên ± 2% ( từ ngày 26/06/2008) đồng thời triển khai hàng loạt các biện pháp khác: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, tăng cường truyền thông, công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam ( điều chưa hề có tiền lệ tại Việt Nam),…Nhờ đó,tỷ giá đã dần dịu lại và duy trì ở mức ~ 16.500 cho đến hết quý 3/08 Thế nhưng, từ tháng 9, tỷ giá USD/VND biến động thất thường, đầu tiên giảm từ mức 16515 ngày 1/10/08 xuống 16494 ngày 24/12 rồi tăng mạnh lên mức 16.989 VND/USD. CÒn trên thị trường tự do, tỷ giá đã thiết lập trên mốc 17000 VND/1 USD từ khá lâu. Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố ( Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008). Biên độ tỷ giá tiếp tục tăng từ ± 2% lên ± 3% vào ngày 7/11/2008 Từ cuối năm 2008, suy thoái kinh tế đã tác động mạnh đến nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam.Theo nghiên cứu, chỉ trong tháng 9 và 11/2008, khối đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,7 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 100 triệu USD cổ phiếu các loại..Bên cạnh đó, nhu cầu USD của các ngân hàng nước ngoài vẫn cao, ước khoảng 40 triệu USD/ngày. Thêm vào đó, thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng trở lại. Chỉ trong 2 tháng 10 và 11/2008, thâm hụt thương mại lên tới 1,17 tỉ USD. Ngoài ra, một áp lực nữa làm cho cầu USD tăng là do Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng, làm tăng cầu USD tăng để nhập khẩu lậu vàng.Cộng thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ của dân cư đã dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ, làm cho tỷ giá ngoại tệ luôn nóng, phổ biến ở mức ~1800. NHNN đã thêm lần nữa điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá (± 3% từ mức 06/11/2008) và triển khai một số công cụ can thiệp khác. Vì vậy, tỷ giá ngoại tệ dần ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán những mặt hàng thiết yếu được đáp ứng cơ bản đầy đủ. Nhận định Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tính dụng từ các NHTM ra thị trường.Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/ tháng ( tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89% Sau khi đã thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. LSCB đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/2008), 12% ( từ 05/11/2008) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008( 11% từ 21/11/08, 10% từ ngày 05/12/2008; 8,5% từ 22/12/2008) trước khi ổn định mở mức 7% như hiện nay. Cùng với LSCB, LSTCK, LSTCV cũng được điều chỉnh giảm, các NHTM được bán tín phiếu bắt buộc trước hạn. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được nới lỏng dần đi kèm với việc điều chỉnh lãi suất DTBB. Các công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 đạt ~ 23%, tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô 2.3 Nhận xét về điều hành CSTT của NHNN năm 2008 Mặt tích cực Trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao và gặp nhiều khó khăn, các biện pháp điều hành CSTT của NHNN năm 2008 đã có tác động tích cực đối với kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng kinh tế, củng cố niềm tin đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, việc điều hành linh hoạt các công cụ quản lý đã phát huy tác dụng nhiều mặt, vừa kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông, vừa điều tiết lãi suất và tỷ giá trên thị trường, đồng thời phát ra tín hiệu rõ ràng về thực hiện CSTT thắt chặt để phối hợp điều tiết các hoạt động kinh tế của tổ chức, cá nhân phù hợp với mục tiêu chính sách. CÙng với việc thực hiện quyết liệt các nhóm giải pháp của Chính phủ, kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, thể hiện qua: Lạm phát đã có xu hướng giảm dần ngoại trừ tháng 5 tăng 3,91% chủ yếu do sốc giá gạo vào tháng 4/2008. Cụ thể CPI các tháng: Đơn vị:% T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CPI 2.38 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68 Mức tăng trưởng đáng khích lệ 6,23%. Đây là con số ấn tượng mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch ban đầu ( 7%), chỉ số lạm phát có thời điểm dự báo có thể lên tới 29%. Tuy nhiên trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, rất ít quốc gia đạt mức tăng trưởng kinh tế hơn 5%. Kết quả này có sự đóng góp tích cực từ việc thực thi cCSTK mở rộng và CSTT nới lỏng, thận trọng. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, 10 tháng đầu năm. Tổng phương tiện thanh toán tăng 9,48% chỉ bằng ¼ của cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tín dụng chậm dần (10 tháng tăng gần 18% so với cuối kỳ 2007), từ đó tác động kiềm chế tăng tổng cầu và giá tiêu dùng. Tỷ giá VND so với USD trên thị trường liên ngân hàng tăng mức độ hợp lý. Tính đến ngày 28/11/2008: 16.483 VND/USD, tăng 2,76% so với đầu năm, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, yêu cầu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với cơ chế hỗ trợ vay vốn và mua bán ngoại tệ đối với xuất khẩu, cho phép thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp chế xuất, kiếm soát cho vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu và can thiệp bán ngoại tệ tập trung cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và giảm đáng kể nhập siêu. Lãi suất có xu hướng giảm: Sau những động thái của mức lãi suất chủ đạo của NHNN, hiện nay lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đã giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn. Hiện nay lãi suất cho vay của NHTM Nhà nước khoảng 12-14%/năm, của NHTM cổ phần phổ biến ở mức 14%-16%/năm. Các TCTD hoạt động an toàn, khả năng thanh toán được đảm bảo. Cho đến nay các TCTD của Việt Nam chưa chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hiện đang hoạt động bình thường và ổn định, do thị trường tài chính và mức độ liên kết của các ngân hàng trong nước với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế. Đơn vị:% 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 Cho vay 12.6 16.6 16.5 16.7 17.5 21 20.5 20.5 20.5 19 Huy động 8.6 10 11.4 12 14.3 17.2 17.7 17.4 17.3 16.4 Nhập siêu được cải thiện trong những tháng cuối năm: Mức nhập siêu giảm mạnh từ mức bình quân 2,4 tỷ USD/ tháng trong 6 tháng đầu năm xuống trung bình trên 500 triệu USD/tháng từ tháng 7 đến hết năm( Quý 1/2008: 8,35 tỷ; 6 tháng đầu năm: 1,42 tỷ USD, 10 tháng đầu: 16,4 tỷ USD) Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh: Vốn FDI tiếp tục gia tăng: 10T/2008, FDI đăng kí đạt 58,3 tỷ USD, cả năm đạt 60,3 tỷ USD gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007, vốn thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam về trung dài hạn Mặt hạn chế - Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, NHNN đã theo đuổi CSTT thắt chặt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quý I/2008: quy định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ các TCTD; tăng LSCB lên mức 8,75%/năm (+0,5%); và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây”cú sốc” cho nền kinh tế Các ngân hàng đẩy vào tình thế cuộc đua tăng lãi suất và giành giật vốn.Lãi suất đầu vào tăng cao, ngân hàng lâm vào cảnh càng cho vay càng lỗ vì không thể đẩy lãi suất đầu ra cao quá trần quy định Chưa kể tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, phản ứng của thị trường tín dụng Việt Nam khá tiêu cực. Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng. Dù NHNN có “bơm” trở lại lưu thông 33000 tỷ đồng ngay trong tháng 3/2008, nhưng quá trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các NHTM khước từ phần lớn các yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp.Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.Liên tiếp trong tháng 5,6/2008 LSCB được nâng lên 12%, rồi 14%. Với biên độ dao động cho phép là 150%, có thời điểm lãi suất huy động vượt trên 20%/năm.Với đầu vào như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại. Chưa kịp hoàn hồn với cuộc khủng hoảng thiếu thanh khoản, ngân hàng lại rơi vào một chiếc bẫy mới khi CSTT liên tiếp được nới lỏng. Chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm LSCB giảm 5 lần, 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn. Phần vốn huy động với lãi suất cao chưa kịp đẩy đi, ngân hàng lại phải nhanh chóng hạ lãi suất cho vay theo đúng quy định. Đã vậy, doanh nghiệp cũng không còn thiết tha vốn bay vì sản xuất đình đốn.Ngân hàng lâm vào tình cảnh thừa vốn không thể cho vay. Phần lớn các ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, thậm chí sẵn sàng đối mặt với thua lỗ.Bên cạnh đó, ngân hàng còn chịu rủi ro về nợ xấu khó đòi, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.Tỷ lệ nợ xấu( cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) cảu hệ thống ngân hàng tính đến 31/7/2008 là 3,64%( 10.886 tỉ đồng),tăng 1% so với 2007. Tăng trưởng tín dụng sau khi tăng cao tới 54% trong năm 2007 đã giảm xuống còn 24% trong năm 2008.Tuy lãi suất đi xuống từ tháng 7/2008 nhưng tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa cuối năm. Nếu trong nửa đầu năm 2008, tăng trưởng tín dụng hằng tháng luôn dao động từ 2%-5% thì tốc độ tăng của tháng 7 chỉ còn 0,7% và tiếp tục giảm xuống 0,56% trong tháng 8 - Sự “chênh” giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Cung ngoại tệ tăng mạnh, cộng với những tin đồn đồng Việt Nam tăng giá do sức ép hội nhập khiến đô la mất giá và liên tiếp đứng ngưỡng 16.000 đồng trong 3 tháng đầu năm. Thị trường quay ngoắt 180 độ khi kinh tế bộc lộ khó khăn, nhập siêu gia tăng. Tỷ giá USD/VND ngoài chợ đen đột ngột phá mốc 17.000 đồng.Ngày 18/6, khi những số liệu mới công bố cho thấy nhập siêu ở mức kỷ lục, tỷ giá đã nhảy lên ở mức 19400 VND/1USD.Người dân, doanh nghiệp đua găm giữ ngoại tệ, do niềm tin vào đồng tiền bị lung lạc. NHNN đã phải công khai dự trữ ngoại hối và tăng cường can thiệp vào thị thị trường, nhằm củng cố niềm tin của công chúng với đồng nội tệ.Nhưng đến cuối năm 2008 tình hình vẫn tiếp diễn căng thẳng. - Sự lỗi nhịp thường xuyên của LSCB so với lạm phát Bước sang đầu năm 2008, với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế, LSCB ban đầu được neo ở mức 8,25%/năm, từ tháng 2 bắt đầu được tăng “nhỏ giọt” lên 8,75%/năm và duy trì đến hết trung tuần tháng 5 mới có bước tăng vọt lên 12%/năm thì lạm phát đã tăng đại nhảy vọt lên 15,96%.Và dù lạm phát trong tháng 6 đã hạ nhiệt rất mạnh so với tháng 5(2,14% so với kỷ lục 3,91%), nhưng LSCB lại được đẩy thêm 2% nữa kể từ ngày 11/6.Tiếp theo, trong khi kỷ lục LSCB này được duy trì trong suốt quý III, thì lạm phát lại chỉ còn là 2,89% trong tháng 10, khi lạm phát âm xuất hiện, thì LSCB cũng chỉ giảm “ nhỏ giọt” xuống 13%/năm và ngày 5/11 tiếp tục giảm xuống 12%/năm.Xét trên tình hình cụ thể qua tùng tháng, có thể thấy sự “lỗi nhịp” thường xuyên của LSCB so với lạm phát thực tế Tóm lại Năm 2008 là 1 năm đầy sóng gió nhưng với sự điều tiết của NHNN đã góp phần quan trong kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn. Lãi suất, tỷ giá biến động ở mức hợp lý.Nhưng bên cạnh đó, NHNN vẫn còn có thời điểm thiếu nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối trong những tháng đầu năm 2008 còn có những biến động nhất định 3. Năm 2009 3.1. Thực trạng nền kinh tế năm 2009 Năm 2009, nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế bộc lộ dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2008 và mạnh nhất là quý I/2009. Nền kinh tế Việt Nam có mức độ mở cửa lớn với kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vì vậy, mặc dù các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư, nắm giữ các loại tài sản độc hại nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động qua kênh đầu tư, thương mại (vốn FII ra, FDI vào chậm lại, khách quốc tế giảm, xuất khẩu sụt giảm) Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II/2009 của cả nước đạt 4,5%; GDP trong 6 tháng đầu năm đạt 3,9%. Con số này mặc dù thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của cùng kỳ năm 2008, nhưng đã tăng đáng kể so với mức 3,1% của quý I/2009 Những tháng cuối năm có nguy cơ tái lạm phát. Tái lạm phát cao lên vào những tháng cuối năm khi có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Ở trong nước là sự điều độ về liều lượng giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát không dễ dàng.Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức cho thực thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tục gia tăng( theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim nghạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu giảm 11,5% và nhập khẩu giảm 17%) Theo số liệu thống kê, cán cân thương mại tháng 10/2009 tiếp tục thâm hụt ở mức 1,9 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 1,52 tỷ USD tháng 9/2009.Như vậy, tổng giá trị nhập siêu trong 10 tháng đầu năm 2009 là 8,78 tỷ USD.Điều đó tạo áp lực về khả năng cung cầu ngoại tệ, tác động đến tâm lý giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, xuất hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung, tạo ra áp lưc tăng tỷ giá. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 31,3% xuất khẩu, nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn giảm, nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu… do vậy dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá.Thêm vào đo, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND Trên thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh. Sự khan hiếm tiền đồng về lý thuyết làm cho VND tăng giá nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN cung ứng thêm tiền. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND Kết thúc năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32% với lạm phát được kiềm chế dưới 7%. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế võ mô ở trạng thái khá ổn định. 3.2. Điều hành CSTT của NHNN năm 2009 Năm 2009, một năm mà CSTT đã phải đối mặt với nhiều thách thức khó lường phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế và tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Trong những tháng đầu năm 2009, NHNN đã chuyển hướng điều hành từ ưu tiên kiểm soát lạm phát trong năm 2008 sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2009 bằng việc từng bước nới lỏng CSTT để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế Về lãi suất Từ đầu năm 2009, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong xã hội tiếp cận được với vốn vay của hệ thống ngân hàng theo tinh thần của các gói giải pháp kích cầu của Chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu quả, NHNN đã hạ thấp lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7% Bảng diễn biến lãi suất cơ bản năm 2009 Bắt đầu từ Duy trì đến LSCB/năm 22/12/2008 31/1/2009 8,5% 1/2/2009 30/11/2009 7% 1/12/2009 31/12/2010 8% Tháng 2/2009 vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát năm 2008 đã được kiểm soát, LSCB giảm xuống 7%, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 8%/năm xuống còn 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 6%/năm xuống còn 5%/năm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn. Từ tháng 2/2009 đến tháng 11/2009 LSCB được NHNN giữ nguyên ở mức 7%/năm. Mục đích: Duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế. NHNN muốn phát đi thông điệp là lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, việc giữ nguyên LSCB có thể giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư và thị trường khi mà thông tin tỷ giá hối đoái điều chỉnh, nhiều mặt hàng tăng giá được công bố dồn dập trong thời gian cuối năm Cuối năm vào tháng 12, NHNN tăng LSCB lên mức 8%/năm. Mục tiêu của việc nâng LSCB lên 8%, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5% lên 6% là kiếm soát những rủi ro về tăng trưởng nóng và lạm phát đang nổi lên trong nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, đồng thời quyết tâm có những phản ứng chính sách phù hợp từ đó ổn định nền kinh tế vĩ mô. Việc tăng LSCB thêm 1% thừa nhận thực tiễn là ngân hàng đã căng thẳng lãi suất và không huy động được, phải nới lỏng lãi suất cho vay và huy động vốn. Đây là biện pháp cần được chấp nhận trong giai đoạn này, nếu không dòng tiền sẽ càng căng thẳng.Lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định này còn tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế Về nghiệp vụ thị trường mở Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các TCTD, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Nhờ vậy, lãi suất vay vốn giữa các ngân hàng giảm mạnh, kỳ hạn một tuần còn 11%/năm, vay qua đêm còn 8,5%/năm. Thị truờng mở đuợc điều hành khá linh hoạt phù hợp với diễn biến cung cầu vốn trên thị trường, trong năm 2009 chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống (chào bán không đáng kể); lãi suất được NHNN công bố và thực hiện theo phương thức đấu thầu, kỳ hạn từ 1-2 tuần nhưng chủ yếu là 2 tuần. Khối lượng chào mua tùy theo diễn biến vốn khả dụng và mục tiêu CSTT. Trong khoảng nửa đầu năm, khi vốn khả dụng của hệ thống tương đối ổn định thì khối lượng giao dịch ở mức thấp, khoảng từ 1.000-1.500 tỷ đồng/phiên, nhưng khi vốn khả dụng có xu hướng giảm do tín dụng được đẩy mạnh trong quá trình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, khối lượng giao dịch tăng lên 8.000-9.000 tỷ đồng/phiên và vào cuối năm còn lên tới khoảng 15.000 tỷ đồng/phiên. Trong tuần cuối của năm 2009, thị truờng mở đuợc thực hiện 2 phiên/ngày để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD trong dịp Tết dưong lịch. Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nới lỏng dần di kèm với việc điều chỉnh lãi suất dự trữ bắt buộc vào những tháng đầu năm 2009. NHNN đã hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% theo Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/208 xuống 3% ngày 24/2/2009 đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tỷ lệ DTBB này áp dụng cho các NHTM Nhà nước ( không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính. Còn đối với tỷ lệ DTBB cho tiền gửi bằng VND có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn là 1%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng vẫn giữ nguyên. Lãi suất tiền gửi DTBB của các NHTM ở NHNN giảm từ 8,5% theo quyết định ngày 19/12/2008 xuống còn 3,6% ngày 23/1/2009 và tiếp tục giảm từ 3,6% xuống 1,2%/ năm theo quyết định 17/7/2009. Về chính sách tỷ giá Quý 1/2009: cả quý hầu như không tăng và giữ ổn định vào khoảng 16700 VND/1USD. 2/2/09 tỷ giá ở mức 16978 và đến 16/03 là 16975 nhưng đến cuối tháng 3 tỷ giá lại giảm tới mức 16936 ngày 30/03 Quý 2: tỷ giá vẫn giữ ổn định ở mức 16937-16943 và tăng lên vào cuối tháng 6 ở mức 16953 ngày 30/06/09 Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ,NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như ngày 24/3/2009, NHNN tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá từ + 3% lên + 5% cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống; điều hòa ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng Việc nới rộng biên độ tỷ giá nhằm vào các lợi ích như: Đối với NHNN, việc nới rộng biên độ cho thấy NHNN đã có những bước đi chủ động hơn trong việc điều hành CSTT trong đó có tỷ giá, gây tâm lý tốt và tạo được lòng tin ngày một lớn hơn của công chúng về các quyết định chính sách. Hơn nữa, điều đó còn góp phần giảm được tình trạng đô la hóa do tâm lý đầu cơ ngoại tệ. Đối với các NHTM có thể giao dịch với tỷ giá sát với cung cầu ngoại tệ trên thị trường hơn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tạo được sự kích thích tốt hơn, nhất là khi đồng USD bị mất giá so với các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, có thể góp phần thúc đẩy họ đầu tư và tham gia vào TTCK nhiều hơn. Đối với việc phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ cũng có thể được hưởng lợi từ yếu tố lãi suất do việc nới rộng biên độ tỷ giá, góp phần làm giảm áp lực về lãi suất phải trả đối với trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép, tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTM và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá, yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ( lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống còn không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm xuống mức không quá 3%/năm từ ngày 1/6/2009,lãi suất huy động gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước từ năm 2007 đến nay.doc
Tài liệu liên quan