Đề tài Điều kiện để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Mục lục

Trang

Phần 1 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 2 2

NỘI DUNG 2

Chương I. 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

I. Điều kiện chung 2

1.Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch. 2

1.1. Thời gian rỗi của nhân dân: 2

1.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao: 3

1.3. Điều kiện giao thông vận tải phát triển. 3

1.4. Không khí chính trị hoà bình, ổn định trên . 4

2. Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến họat động kinh doanh du lịch 4

2.1. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước 4

2.2. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách. 5

II. Các điều kiện đặc trưng 6

1. Điều kiện về tài nguyên du lịch 6

1.1. Tài nguyên thiên nhiên 6

1.2. Tài nguyên nhân văn 8

2. Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch 9

2.1.Các điều kiện về tổ chức 9

2.2. Các điều kiện về kỹ thuật 9

2.3. Điều kiện về kinh tế 10

 

 

 

 

 

Chương II. 11

THỰC TRẠNG VÊ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG 11

I. Điều kiện chung để phát triển ngành du lịch ở Hải Dương 11

1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch 11

2. Những điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. 14

2.1. Tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế tỉnh Hải Dương 14

2.2. Tình hình chính trị xã hội. 15

II. Thực trạng các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch tỉnh Hải Dương: 15

1. Thực trạng về điều kiện tài nguyên du lịch 15

1.1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên 15

1.2 Thực trạng tài nguyên nhân văn 17

2.Thực trạng điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch 18

2.1. Thực trạng các điều kiện về tổ chức 18

2.2. Thực trạng về điều kiện kỹ thuật du lịch 20

2.3 Thực trạng về điều kiện kinh tế 21

III. Nguyên nhân của những tồn tại du lịch Hải Dương 21

Chương III. 22

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 22

1. Kiến nghị về tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch: 22

2. Kiến nghị về tổ chức không gian du lịch 22

3. Kiến nghị về định hướng đầu tư phát triển du lịch: 23

Phần 3 24

KẾT LUẬN 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n người tạo ra. Vì vậy, chúng ta phân các tài liệu du lịch làm hai nhóm: Tài nguyêna thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. 1.1. Tài nguyên thiên nhiên Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hoà; động, thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi. Địa hình Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi v.v… Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo…, thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. Khí hậu Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự pht của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện khí hậu như: Số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Mỗi một ngày mưa đối với khách du lịch là ngày hao phí cho mục đích của chuyến du lịch, và như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển. Số giờ nắng trung bình trong ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Do vậy, họ đổ đến những nước phía Nam có khí hậu điều hoà và có biển. Vì vậy, những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối với khách du lịch. Nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm. Đối với khách du lịch ở phương Bắc, nhiệt độ cao khiến họ không chịu nổi. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi được ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Thực vật Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa v.v…Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hoá với lòng tham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước của họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Động vật Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch. Nhiều loại động vật có thẻ là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu và để lập vườn bách thú. Tài nguyên nước Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông , ngòi, đầm… vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vạn tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các nguồn nước là tiền đề không thể thiếu được đoói với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời Đế chế La mã. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. Vị trí địa lý Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch; Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn; Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nước đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ 1.2. Tài nguyên nhân văn Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số động khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử được chia làm 2 nhóm: Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau. Những giá trị lịch sử đặc biệt: Loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các nước đều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu hút những khách du lịch nội địa có hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình. Tương tự như các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, các trung tâm thường xuyên tổ chức hội diễn âm nhạc, biểu diễn sân khấu, liên hoan phim, olympic, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu balê, các hội thi tuyển chọn giọng hát hay, những làng mạc có kiến trúc và xây dựng độc đáo, triển lãm các loại hình nghệ thuật v.v… Các giá trị văn hoá thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ) luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách. Các thành tựu về chính trị có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Các thành tựu về chính sách xã hội của đất nước. Khách du lịch khi đến thăm một đất nước, thường tò mò muốn tìm hiểu những chính sách chủ yếu về đời sống xã hội. 2. Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch 2.1.Các điều kiện về tổ chức Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (đó là bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch). Bộ máy bao gồm: Các chủ thể quản lý Cấp Trung ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề về du lịch (Ban thanh tra, Ban thư ký v.v…). Cấp địa phương: chính quyền địa phương, Sở Du lịch. Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dưới luật); các chính sách (ví dụ các chính sách lớn về kinh tế như tỷ giá hối đoái, giá cả: chính sách lớn về xã hội như thanh toán các tệ nạn xã hội, trong du lịch bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngũ v.v…) và cơ chế quản lý. Sự có mặt của các tổ chức doanh nghiệp chuyên trách về du lịch (đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách sạn du lịch. Phạm vi họat động của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn; Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh các dịch vụ khác. 2.2. Các điều kiện về kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu càu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (có thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch). Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình (rạp chiếu phim, sân thể thao v.v…). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng v.v… Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đói với du lịch là hệ thống giao thông vân tải (đường không, đường bộ, đường thuỷ). Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống cung cấp điện. Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bạc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch. 2.3. Điều kiện về kinh tế Việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển họat động kinh doanh du lịch (bởi vì ngành du lịch là ngành luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới). Việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng. Trong việc cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch. Việc cung ứng phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng tốt. Việc cung ứng thường xuyên có ý nghĩa hai mặt. Thứ nhất, thoả mãn đầy đủ hàng hoá cho các nhu cầu du lịch. Thứ hai, tăng thu nhập ngoại tệ (hàng hoá và dịch vụ phong phú hơn dẫn đến khách du lịch tiêu tiền nhiều hơn. Song song với việc cung ứng đầy đủ và đều đặn vật tư hàng hoá cho tổ chức du lịch, cần phải quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hoá vật tư để đảm bảo cho tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Chương II. THỰC TRẠNG VÊ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG I. Điều kiện chung để phát triển ngành du lịch ở Hải Dương Để phát triển hơn ngành du lịch trong những năm tới Hải Dương cân phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có và tận dụng những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. 1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch Hiện nay cùng với sự phát triẻn của nền kinh tế Hải Dương có những điều kiện thuận lợi dể phát triển các hoạt động đi du lịch như: Thời gian rỗi của nhân dân ngày càng tăng. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại năng suất lao động ngay càng cao, thời gian làm việc được rút ngắn còn 5 ngày một tuần, thời gian rỗi tăng. Đó là điều kiện thực tế để tổ chức hợp lý du lịch và nghỉ ngơi cho nhân dân lao động. Mức sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Cùng với quá trình công nghiệp hoá của cả nước, đã có nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp hình thành và phát triển đem lai nhiều cơ hội việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Thu nhập của nhân dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210 nghìn đồng năm 2001 lên 290 nghìn đồng năm 2003 và 350 nghìn đồng từ tháng 10/2005 cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo có kết quả, thu nhập của lao động hợp tác quốc tế tăng mạnh nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân 1 người / tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìn đồng, tăng 63,5%. Trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt. Nhiều hộ ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm đồ dùng lâu bền, tích luỹ trong dân đã đần được tăng lên. Khoảng 120.000 việc làm mới cho người lao động được giải quyết, gấp 2 lần so với giai đoạn 1996-2000, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% vào năm 2005. Chương trình xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; cơ bản xoá xong hộ nghèo thuộc diện chính sách; hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre; các gia đình chính sách, gia đình nghèo được quan tâm hơn. Đây là điều kiện cần thiết để biến nhu câu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán. Trình độ văn hoá chung của nhân dân. Hệ thống và chất lượng của giáo dục, đào tạo Hải Dương đã đáp ứng được quá trình tái sản xuất , mở rộng xã hội - sản xuất ra của cải vật chất và của cải phi vật chất. Hệ thống trường lớp, số lượng học sinh của tỉnh Hải Dương được duy trì và phát triển sâu rộng. Hệ thống Mầm non có 282 trường; Tiểu học có 278 trường; Trung học cơ sở có 270 trường, THPT có 43 trường. Bên cạnh 12 trung tâm giáo dục thường xuyên , trên địa bàn Hải Dương còn có 12 trường chuyên nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh đã nâng cấp được 2 trường Trung học thành trường Cao đẳng là Cao đẳng Kinh tế- kỹ thuật, Cao đẳng Kỹ thuật ăn uống và dịch vụ du lịch. Số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh là 113 trường, trong đó huyện Chí Linh (12 trường), Kinh Môn (12 trường), Ninh Giang (11 trường). Tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng phổ cập theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trình độ văn hoá của nhân dân được nâng cao là động cơ để nhu cầu du lịch của nhân dân tăng lên. Điều kiện giao thông vận tải. Với mạng lưới giao thong đa dạng và phát triển: đường bộ, đường sắt, đường song như: Tổng chiều dài đường ô tô hiện có trong tỉnh là 2.235 km Có 3 tuyến đường sắt qua tỉnh dài 70 Km Có 8 tuyến sông Trung ương quản lý dài 200,5km, địa phương quản lý 6 tuyến dài 119km Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh . - Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện: Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km. Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc. Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng. Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa. - Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song  với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh - Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi Số lượng phương tiện giao thông tăng cả về số lượng và chất lượng đảm bảo tiện lợi và an toàn trong vận chuyển. Giá cước giảm tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp nhân dân có thẻ sử dụng. Nhưng ở một số địa điểm du lịch vùng sâu của tỉnh hệ thống dường giao thông còn chưa có đây là điểm cần khắc phục. Tình hình chính trị xã hội Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội thường xuyên được các cấp uỷ Đảng và chính quyền chú trọng lãnh đạo; đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu ''diễn biến hoà bình'' của địch. An ninh chính trị được giữ vừng, đã giải quyết cơ bản tình hình mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tiến hành nhiều cuộc tiến công truy quét tội phạm, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ phá án đạt 75,8%. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp. Triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và các tai nạn, tệ nạn xã hội khác, bước đầu đạt kết quả khá. Tình hình chính trị xã hội đảm bảo đã tạo tâm lý tốt cho nhân dân trong việc tổ chức các chuyến đi du lịch. 2. Những điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch. 2.1. Tình hình và xu hướng phát triển của kinh tế tỉnh Hải Dương Kinh tê tăng trưởng với tốc độ khá cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm); trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/năm. Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 10,9%/năm). ĐVT:% 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 Bình quân 2001-2005 Cả nước 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 7,5 Vùng ĐBSH 9,4 11,1 11,0 11,1 11,7 10,9 Tỉnh Hải Dương 8,2 12,2 12,9 9,2 11,5 10,8 Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong 5 năm (2001 - 2005), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảm l,4%/năm và thuỷ sản tăng 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 22,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 9,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,1%/năm (tổng cộng 5 năm ước đạt 393 triệu USD; kế hoạch 300 triệu USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%, 43,2%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm 2005. Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55%. Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005. Việc phát triển tốt của nền kinh tế đã tạo ra cơ sở tài chính và kinh tế vững chắc cho việc củng cố và mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch va các dịch vụ đi kèm. 2.2. Tình hình chính trị xã hội. Tình hình chính trị xã hội ổn định và an toàn đối với du khách đã là yếu tố quan trọng đẩy mạnh việc kinh doanh du lịch, tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến nhiều hơn. Lấy ví dụ trong 8 tháng đầu năm 2005 lượng khách du lịch đạt trên 700.000 khách, tăng 26%, trong đó số khách lưu trú tăng 34%, khách quốc tế tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. II. Thực trạng các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch tỉnh Hải Dương: 1. Thực trạng về điều kiện tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch Hải Dương khá phong phú và đa dạng, có sức thu hút lớn đối với khách trong nước và khách quốc tế. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên việc sử dụng các tài nguyên du lịch này chưa được hiệu quả nên chưa phát huy được hết tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương. Cụ thể: 1.1. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Đ ặc bi ệt l à gần thủ đô Hà Nội là nguồn gửi khách lớn nên có nhiều lợi thế cho phát triểnloại hình du lịch nghỉ cuối tuần. Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. sự đa dạng của địa hình tạo nên sự phong phú cho cảnh quan thiên nhiên như: rừng, núi, sông, hồ… thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch tiêu biểu: Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây vải tổ. Giống vải ở đây ngon và rất có giá trị với du khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách sinh động: Rượu vải, vải khô,...làm vị thuốc. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất rộng bám quanh dòng sông Hương (Thanh Hà) khá thi vị. Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc (đã được giới thiệu khá nhiều trong bài thơ bên kia sông Đuống). Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than,... Làng Cò (Chi Lăng Nam) Thanh Miện: Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò: cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới ba bốn ngàn con Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két, Le Le... cùng trú ngụ ở nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước: Dương như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bờ nước hoặc những bến sông luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt. Trong phạm vi quy hoạch này chỉ nêu một cách khái quát mà không thể nêu hết trong các chi tiết được. Khu hang động Kính Chủ và núi đá vôi Dương Nham (Kinh Môn): Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như một hòn Non Bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thày. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình, phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam Thiên. Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng chống quân Nguyên, vùng núi đá vôi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ. Cảnh đẹp tại khu vực này rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Tạo môi trường thuận lợi giúp cho sự phát triển của hệ thống thực vật.nhiều khu rừng lớn vẫn chưa bị khai thác ở phía bắc của tỉnh. Nên nơi đây vẫn còn nhiều loại động thực vật quý. Tạo điều kiện tốt cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch khám phá. Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông , ngòi, đầm… vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng . Đặc biệt có Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: Đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phồ Hải Dương.Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Tuy nhiên các tài nguyên tự nhiên này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả và chưa phát huy được hết tiềm năng lớn này. 1.2 Thực trạng tài nguyên nhân văn Hải Dương, là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35775.doc
Tài liệu liên quan