MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 6
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH 7
1.1. Hội đồng thành viên 7 1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên 7
1.2. Người đại diện theo ủy quyền 8
1.3. Chủ tịch Hội đồng thành viên 9
2. CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN 11
2.1. Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐTV công ty TNHH 11
2.1.1. Triệu tập họp HĐTV 11
2.1.1.1. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên 11
2.1.1.2. Đối với công ty TNHH 1 thành viên 13
2.1.2 Điều kiện và thể thức tiến hành họp HĐTV 14
2.2 Điều kiện thông qua quyết định của HĐTV tại cuộc họp 15
3. QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH BẰNG CÁCH 19 LẤY Ý KIẾN BẲNG VĂN BẢN
3.1. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên 19
3.2. Đối với công ty TNHH 1 thành viên 20
4. BIÊN BẢN 20
4.1. Khái niệm 20
4.2. Biên bản họp HĐTV 20
4.3. Vai trò của biên bản họp HĐTV 21
4.4. Mối quan hệ giữa quyết định và biên bản của cuộc họp 22
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1 24
- Phụ lục 2 25
- Phụ lục 3 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện hợp lệ của hội đồng thành viên và điều kiện thông qua quyết định của hôi đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ của HĐTV mà cụ thể khoản 2 điều 49 luật doanh nghiệp quy định các nội dung sau về quyền và nhiệm vụ của chủ tịch HĐTV:
Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐTV;
Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐTV hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên
Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV;
Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV;
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định và Điều lệ công ty.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐTV không quá năm năm. Chủ tịch HĐTV có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch HĐTV ủy quyền bằng văn bản cho môt thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch HĐTV không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV theo nguyên tắc đa số quá bán.
Chủ tịch HĐTV là một vị trí có vai trò và nhiệm vụ rất lớn đòi hỏi người giữ chức phải thực sự làm việc cẩn trọng và phải có những quyết định đúng đắn nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, gây ảnh hưởng đến công ty đồng thời chính họ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định sai lầm đó.
Minh chứng cho điều này tôi xin đưa ra ví dụ về ông Diệp Thanh Bình, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Bệnh viên Tây Đô (Cần Thơ), trong thời gian đương chức ông đã có những sai lầm nghiêm trọng khiến công ty vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh mà ông Diệp Thanh Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm: Từ năm 2004 đến 2007 Công ty không có thủ quỹ mà giao việc thu tiền cho bà Trần Thị Thu Vân (vợ ông Diệp Thanh Bình) là trái với quy định; Qua thanh tra phát hiện ông Diệp Thanh Bình chỉ đạo giả mạo chữ kí của bà Nguyễn Thị Phương Linh là kế toán cũ để lập 5 phiếu thu tiền góp vốn 21,5 tỷ đồng của 5 thành viên vào ngày 10/9/2004; ông Diệp Thanh Bình đã lợi dụng sơ hở để miễn nhiệm chức vụ TGĐ Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô đối với ông Nguyễn Minh Hoàng - vi phạm luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty. Qua đó đoàn thanh tra kiến nghị tổ chức Đại hội thành viên để bầu lại chức danh Chủ tịch HĐTV. Yêu cầu ông Diệp Thanh Bình thu hồi lại quyết định miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối với ông Nguyễn Minh Hoàng. Ông Bình và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả các khoản chi không có chứng từ gốc với số tiền là 6.331.764.465 đồng… và nhiều kiến nghị khác
.
2. CUỘC HỌP HĐTV
2.1. Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐTV trong công ty TNHH:
Luật doanh nghiệp 2005 cho phép có nhiều hình thức thông qua HĐTV. Đó là hình thức biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định.Như vậy, tại công ty TNHH khi họ chọn hình thức họp thì sẽ phải làm gì? Họ họp khi nào? Ai là người triệu tập? Ai là người họp?...và một số điều khoản khác do công ty quy định về thẩm quyền và cách thức triệu tập họp mà chúng ta cần phải quan tâm là như thế nào.Để hiểu rõ hơn về điều nàỳ thì chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề dưới đây.
Trước hết, trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì khi cần thông qua những vấn đề sau cần phải tổ chức họp HĐTV:
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
Quyết định phương hướng phát triển công ty;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức GĐ hoặc TGĐ;
Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Các trường hợp cụ thể bắt buộc phải lấy ý kiến thông qua do luật và Điều lệ công ty quy định.
2.1.1. Triệu tập họp HĐTV:
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tại Điều 50 luật doanh nghiệp 2005 quy định về triệu tập HĐTV như sau:
HĐTV được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch HĐTV hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 của Luật này. Cuộc họp của HĐTV phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Chủ tịch HĐTV chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp HĐTV. Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền;
Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
Lý do kiến nghị.
Chủ tịch HĐTV phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp HĐTV nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp HĐTV; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.
Thông báo mời họp HĐTV có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên HĐTV. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.
Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất hai ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp HĐTV theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp HĐTV; trong trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc tổ chức và tiến hành họp HĐTV; đồng thời, có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịch HĐTV về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệu tập họp HĐTV theo quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản, có các nội dung chủ yếu sau đây:
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu;
Lý do yêu cầu triệu tập họp HĐTV và vấn đề cần giải quyết;
Dự kiến chương trình họp;
Họ, tên, chữ ký của từng thành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ.
Trường hợp yêu cầu triệu tập họp HĐTV không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Chủ tịch HĐTV phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong các trường hợp khác, Chủ tịch HĐTV phải triệu tập họp HĐTV trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp HĐTV theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên có liên quan của công ty. Trong trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu có quyền triệu tập họp HĐTV. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp HĐTV sẽ được công ty hoàn lại.
Ngoài ra, khoản 2 và khoản 3 điều 41 luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau :
Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% VĐL hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% VĐL và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, ta có thể thấy không chỉ có HĐTV mới có quyền triệu tập họp HĐTV.Các chủ thể có quyền triệu tập họp HĐTV gồm:
Chủ tịch HĐTV
Thành viên hoặc nhóm thành viên sỡ hữu trên 25% VĐL (nếu điều lệ không quy định tỷ lệ hoặc có quy định nhưng lớn hơn 25%)
Thành viên hoặc nhóm thành viên sỡ hữu trên X% (nếu điều lệ quy định tỷ lệ X nhỏ hơn 25%)
Các thành viên thiểu số hợp nhau lại (nếu công ty có một thành viên sỡ hữu trên 75% VĐL và điều lệ không quy định một tỉ lệ nhỏ hơn 25%)
2.1.1.2. Đối với công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nhân danh chủ sỡ hữu là cá nhân thì không cần có HĐTV và sẽ không tổ chức họp.Ngược lại nếu công ty này với nhân danh chủ sỡ hữu là tổ chức và tổ chức này phải chỉ ra ít nhất hai người làm đại diện theo ủy quyền thì sẽ lập ra HĐTV và triệu tập họp giống như công ty TNHH hai thành viên trở lên.Điều này có quy định rõ tại khoản 4 điều 68 luật doanh nghiệp 2005: Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Tuy nhiên, ví dụ sau đây chỉ ra cho chúng ta thấy những bất cập vẫn còn tồn tại:Tình huống: Công ty TNHH X có một thành viên sở hữu 81% và thành viên này giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV, bốn thành viên còn lại sở hữu 19% VĐL (trong đó ba thành viên mỗi thành viên sở hữu 6%, một thành viên sở hữu 1%). Điều lệ công ty quy định: Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 15% VĐL trở lên có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền. Hiện tại, công ty rơi vào tình trạng bế tắc vì thành viên sở hữu 81% đi nước ngoài biệt tích. Thành viên sở hữu 1% không đồng ý triệu tập họp HĐTV để cứu công ty (vì thành viên này muốn công ty bế tắc để mua lại giá rẻ). Câu hỏi được đặt ra là: Ba thành viên còn lại sở hữu tổng cộng chỉ có 18% có thể tiến hành triệu tập họp HĐTV không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thành viên thiểu số hoặc nhóm thành viên thiểu số hợp nhau lại mới có quyền yêu cầu triệu tập. Nếu ba thành viên sở hữu 18% hợp nhau lại là đủ điều kiện về tỷ lệ để yêu triệu tập họp HĐTV.
Tuy nhiên thành viên sở hữu 1% lại cho rằng khái niệm “các thành viên thiểu số hợp nhau lại” quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005 được hiểu là toàn bộ số thành viên thiểu số còn lại. Cho nên, ba thành viên sở hữu 18% không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Cách hiểu của thành viên sở hữu 1% là máy móc vì bản chất của điều luật là chỉ cần đủ tỷ lệ góp vốn chứ không phải đủ số lượng thành viên nên ba thành viên sở hữu 18% hoàn toàn có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Nhưng rõ ràng thành viên sở hữu 1% có quyền hiểu máy móc như trên khi chưa có giải thích, hướng dẫn cụ thể
.
Điều kiện và thể thức tiến hành họp của HĐTV
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, Điều 51 luật doanh nghiệp 2005 quy định:
Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% VĐL; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% VĐL; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số VĐL được đại diện bởi số thành viên dự họp.
Để chứng minh là cuộc họp lần một, hoặc lần hai đã triệu tập nhưng không đủ điều kiện để tiến hành cuộc họp lần hai, lần ba; khi xảy ra tranh chấp thì đòi hỏi việc triệu tập các thành viên họp phải được gửi bằng thư bảo đảm hoặc có văn bản có chữ ký của các thành viên công nhận đã nhận được thông báo triệu tập họp.
Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành vien phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp HĐTV. Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Đối với công ty TNHH một thành viên, khoản 5 điều 68 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Cuộc họp của HĐTV được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau.
Điều kiện thông qua quyết định của HĐTV tại cuộc họp
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo Điều 52 , Luật doanh nghiệp:
Quyết định được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Lưu ý rằng tỷ lệ 65% ở đây là tính trong tổng số vốn góp của các thành viên dự họp không phải là tính trong tổng VĐL công ty.
Ví dụ: VĐL công ty là 100 triệu, trong đó cuộc họp được tiến hành có số thành viên đại diện dự họp chiếm 80% VĐL công ty tức là đại diện cho 80 triệu, thì đối chiếu với điều trên quyết định sẽ được thông qua khi được số phiếu đại diện chiếm ít nhất 65% tổng vốn góp của các thành viên dự họp tức là 52 triệu.
Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức, có ít nhất hai người đại diện theo ủy quyền: Theo Điều 68, Luật doanh nghiệp năm 2005:
Quyết định của HĐTV được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ VĐL của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận.
Quyết định của HĐTV có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận.
Đối với trường hợp thành viên công ty TNHH bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của HĐTV, thành viên đó có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình đối với các vấn đề sau đây trong cuộc họp HĐTV:
Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, HĐTV;
Tổ chức lại công ty;
Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định Điều 43, Luật doanh nghiệp năm 2005
.
Ngoài ra, Điều 27, Nghị định 102. Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, HĐTV, HĐQT:
Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, HĐTV, HĐQT có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó.
Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên HĐTV hoặc thành viên HĐQT yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác.
Như vậy, về hiệu lực của Nghị quyết, quyết định của công ty. Nghị định 102 quy định rõ Nghị quyết, quyết định trong công ty sẽ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày được xác định trong văn bản đó; và nghị quyết, quyết định này vẫn có hiệu lực thi hành ngay cả khi đang bị khởi kiện về hiệu lực pháp lý cho đến khi Toà án hoặc trọng tài có quyết định khác. Quy định nhằm giải quyết một thực tế là quyết định trong công ty không được các bên có liên quan thực hiện nghiêm túc, góp phần làm kéo dài, khó khăn trong giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty. Đặc biệt trường hợp quyết định liên quan đến việc bãi nhiệm chức danh quản lý thì người bị bãi nhiệm thường không chấp nhận quyết định đó, tiếp tục chiếm đoạt con dấu và sử dụng chức danh của mình trong giao dịch. Điều này sẽ gây rối loạn cho hoạt động của công ty và thúc đẩy hành vi trái pháp luật của các bên có liên quan. Quy định của Nghị định 102 nhằm giúp cho toà án, trọng tài có cơ sở pháp lý để phán quyết một cách thống nhất hiệu lực của các quyết định trong công ty; giúp cho các bên có liên quan hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyết định của công ty; qua đó góp phần giảm tranh chấp kéo dài trong công ty
.
Ví dụ:
Vụ khách sạn Park Hyatt và bước tiến của luật Việt Nam:
Công ty khách sạn Grand Imperial Sài Gòn TNHH (gọi tắt là GISH) có trụ sở tại 101 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là một Công ty liên doanh được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 908/GP do Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp ngày 06/07/1994 và các giấy phép điều chỉnh vào các năm 1995, 1997, 2002 và 2005.
Khi thành lập liên doanh vào năm 1994, ba đối tác là Công ty Radiant Investment Limited (RIL) của Malaysia; Tổng Công ty Xây dựng Sài gòn (SGC) của Việt Nam; và Công ty United Concord International Limited (UCI) của Hồng Kông. Tỉ lệ góp VĐL của ba đối tác trên lần lượt là 51%, 30%, và 19%.
Trải qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan suốt từ khi thành lập công ty, kể cả sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuối cùng thì đến tháng 10/2005 khách sạn 5 sao Park Hyatt cũng đã hình thành và đi vào hoạt động. Trong thời gian này, ông Nguyễn Văn Hảo, đại diện UCI được bầu làm TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT GISH. Không may là đến tháng 8/2006 thì sóng gió lại nổi lên do những bất đồng về nguyên tắc nhất trí. Hai đối tác là RIL Malaysia và SGC Việt Nam, chiếm 81% VĐL của công ty và 8 trong 10 thành viên HĐQT, đã quyết định thay đổi Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty. Tuy nhiên, đối tác thứ ba là UCI Hồng Kông (với 19% VĐL và 2 trong 10 thành viên HĐQT) đã không chấp nhận quyết định này, viện theo nguyên tắc nhất trí.
Sự việc phải nhờ đến công lý. Tháng 4-2007, Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện với bên nguyên đơn là UCI và bị đơn là RIL. Kết quả, án sơ thẩm đã bác yêu cầu của nguyên đơn, thừa nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết do RIL ban hành, đồng thời tuyên buộc ông Hảo phải bàn giao con dấu và chức vụ cho những người đã được đại diện đa số vốn chấp thuận chỉ định (tức RIL và SGC, chiếm 81%).
Thế nhưng, bản án này không đứng vững được lâu sau khi UCI chống án. Bốn tháng sau đó, vào ngày 28-8-2007, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại TPHCM đã gây bất ngờ với phán quyết không công nhận giá trị pháp lý các nghị quyết do RIL ban hành, đồng thời giữ nguyên các chức vụ TGĐ và Chủ tịch HĐQT cho đại diện UCI, tức ông Nguyễn Văn Hảo.
Cụ thể, Tòa phúc thẩm đã tuyên bố hủy bỏ toàn bộ phán quyết của Tòa sơ thẩm TPHCM đưa ra hồi tháng 4/2007, không công nhận ba nghị quyết của 8 thành viên HĐQT Công ty Liên doanh Khách sạn Grand Imperial Saigon (GISH) - sở hữu 81% vốn của khách sạn Park Hyatt, thay thế ông Nguyễn Văn Hảo ở vị trí tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT.
Cách hiểu thứ nhất:
Vụ việc về mặt tình tiết không đến nỗi quá phức tạp. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ: việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh TGĐ, Chủ tịch HĐQT GISH trong trường hợp nói trên phải áp dụng theo nguyên tắc nào, vẫn bắt buộc theo nguyên tắc nhất trí hay có thể theo nguyên tắc đa số như ba nghị quyết của RIL?
Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết phải xem xét về mặt điều lệ của GISH. Điều lệ của GISH được lập vào năm 1994 và tất nhiên phải áp dụng nguyên tắc nhất trí, có nghĩa mọi việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh chủ chốt đều phải được tất cả thành viên HĐQT nhất trí 100%. Thế nhưng, điểm lý thú, đồng thời gây tranh cãi nhiều nhất là điều lệ GISH còn thêm một điều khoản, đại ý: trong tương lai nếu có sự thay đổi của pháp luật cho phép áp dụng nguyên tắc đa số thì thực hiện theo nguyên tắc đa số.
Nguyên văn của điều khoản này như sau: Mọi sự thay đổi nào về luật có liên quan đến quyền hạn của HĐQT theo đó cho phép lấy quyết định đa số trong tương lai sẽ thay thế các điều khoản nói trên?. Bên bị đơn dựa vào đây để lập luận rằng pháp luật hiện hành đã thay đổi, cụ thể Luật Doanh nghiệp năm 2005 và sau này là Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội đã bỏ nguyên tắc nhất trí, cho phép áp dụng nguyên tắc đa số nên ba nghị quyết được chấp thuận bởi đa số 81% (RIL 51% và SGC 30%) đương nhiên có giá trị thi hành. Tòa sơ thẩm đã nghiêng về lập luận này.
Lại cách hiểu khác:
Với phiên tòa phúc thẩm thì việc diễn giải vấn đề lại rẽ quặt sang một hướng khác. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị quyết 71/2006/QH11 đúng là cho phép áp dụng nguyên tắc đa số nhưng điều đó không có nghĩa nguyên tắc đa số được đương nhiên áp dụng. Luật chỉ bãi bỏ bắt buộc nguyên tắc nhất trí chứ không bỏ nguyên tắc nhất trí_đại diện của bên nguyên đơn giải thích. Mặc dù các bên liên doanh trong GISH trước đây đã thỏa thuận trong điều lệ là khi luật thay đổi về tỷ lệ biểu quyết, cho phép biểu quyết theo nguyên tắc đa số thay vì nhất trí 100% thì các bên sẽ áp dụng theo nguyên tắc đa số đó, nhưng tòa phúc thẩm cho rằng dẫu các bên có thỏa thuận như vậy và ngày nay có sự thay đổi của luật pháp như đã dự liệu, thì việc áp dụng điều lệ vẫn phải theo nguyên tắc nhất trí và thỏa thuận chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan cấp phép đầu tư. Do đó, vẫn phải áp dụng nguyên tắc nhất trí hay nói cách khác ba nghị quyết của RIL dựa trên tỷ lệ đa số 81% là bất hợp pháp. Lập luận của bên nguyên đơn đã được tòa phúc thẩm chấp thuận.
Như vậy, ở 2 phiên tòa (sơ thẩm và phúc thẩm) đã đưa ra 2 kết luận khác nhau trong vấn đề sử dụng nguyên tắc nhất trí hay đa số trong liên doanh, mà cụ thể là ở công ty GISH. Đại diện RIL cho hay sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc để bảo vệ công lý và phần vốn góp của mình.
Đã có hai cách hiểu và vận dụng hoàn toàn trái ngược nhau để giải quyết tranh chấp với cùng một vụ việc liên quan đến nguyên tắc nhất trí - một vấn đề có tính lịch sử và khá nhạy cảm trong các công ty liên doanh ở Việt Nam. Đây rõ ràng là một tiền lệ không tốt, tạo ra sự quan ngại cho các nhà đầu tư. Mặt khác, vụ việc cũng cho thấy phải chăng pháp luật chưa rõ ràng và chưa tiên liệu hết các tình huống có thể xảy ra trong giai đoạn “giao thời” giữa nguyên tắc nhất trí và nguyên tắc đa số
.
Nói thêm về Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội về WTO.
Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội về WTO có quy định: tỷ số đa số là cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 50%) để thông qua quyết định của HĐTV công ty TNHH.
Nghị quyết số 71 không sửa Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ công nhận và cho áp dụng trực tiếp (không phải ban hành Luật mới) việc cho các nhà đầu tư thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam sẽ có quyền xác định trong Điều lệ tỉ lệ đa số đơn giản là 51%.
Như vậy nếu không là hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ thì tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ quy định của Luật DN 2005.
Đối với các nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp trước đó trong vòng 2 năm kể từ ngày Luật DN 2005 có hiệu lực nếu có mong muốn sẽ được phép sửa đổi điều lệ.Lúc này có câu hỏi đặt ra là: Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết ( 51%) để thông qua các quyết định của HĐTV, Đại hội đồng cổ đông theo cam kết gia nhập WTO có được áp dụng hay không? Nếu có thì theo văn bản nào? Đã được chính phủ hướng dẫn cụ thể chưa? Doanh nghiệp có thể tự sửa đổi đưa vào điều lệ được không? Biểu quyết theo điều 51, điều 52 Luật DN 2005 có còn áp dụng khi ra đời Nghị quyết 71 của Quốc Hội về WTO? Như vậy xét như những gì đã nói ở trên có thể nói rằng, tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (51%) để thông qua quyết định của HĐTV, đại hội đồng cổ đông theo cam kết gia nhập WTO chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, còn nếu không là hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ thì tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp 2005, từ đó cũng cho thấy rằng biểu quyết theo điều 51,52 Luật doanh nghiệp 2005 vẫn được áp dụng khi ra đời Nghị quyết 71 của Quốc hội về WTO. “Nhiều người cho rằng có sự không đồng bộ, không đầy đủ và xung đột giữa cam kết WTO, Nghị quyết 71 và Luật Doanh Nghiệp. Riêng tôi với những dẫn chứng và căn cứ pháp lý nêu trên, tôi chẳng thấy sự xung đột nào ở đây cả và như tôi đã nói: “đây là một kỹ thuật cam kết tuyệt vời trong đàm phán và xây dựng pháp luật gia nhập WTO” nó đã bảo vệ được ý ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều kiện hợp lệ của hội đồng thành viên và điều kiện thông qua quyết định của hôi đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn.doc