MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Nội dung 3
I> Du Lịch Văn Hóa. 3
1.1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. 3
1.1.1. Du lịch văn hoá. 3
1.1.2. Các loại hình Du Lịch Văn Hóa. 3
1.1.3. Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. 4
1.1.4. Mối tương tác năng động giữa Du lịch và Di sản văn hoá 4
1.2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay. 5
1.2.1. Vị trí của du lịch văn hoá. 5
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá. 6
1.2.3. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá: 7
1.2.4. Các nguyên tắc trong phát triển Du Lịch Văn Hóa. 10
II> ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NÔI. 14
2.1. Văn hóa Thăng Long. 14
2.1.1. Hào khí Thăng Long. 14
2.1.2. Tinh hoa văn hóa Hà Nội. 17
2.1.3. B¶n s¾c riªng v¨n hãa Hµ Néi. 18
2.2. Một số khu di tích trên địa bàn Hà Nội. 19
2.2.1. Văn Miếu Quốc Tử Giám. 19
2.2.2. Đền Ngọc Sơn. 20
2.2.3. Đền quán thánh. 22
2.3. Thực trạng các khu di tích trên địa bàn Hà Nội. 23
2.4. Xây dựng ý thức văn minh. 25
2.5. Một số giải pháp. 26
Kết Luận 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kinh nghiệm xưa và trong những dị biệt hiện thời của cộng đồng chủ nhà ở trong khu vực, kể cả của các nhóm văn hoá hoặc ngôn ngữ thiểu số.
Nguyên tắc 2
Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể xxx giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau.
-Các di sản có ý nghĩa đều có một giá trị tự thân đối với mọi người như thể là một nền tảng quan trọng cho vẻ đa dạng văn hoá và phát triển xã hội. Việc bảo vệ và bảo tồn lâu dài các văn hoá tồn tại, các nơi có di sản, các sưu tập tính toàn vẹn hình thể và sinh thái và bối cảnh môi trường của những loại đó phải là một cấu thành thiết yếu của các chính sách phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, lập pháp, văn hoá và phát triển du lịch.
-.Mối tương tác giữa các nguồn lực hoặc giá trị di sản và du lịch là động và luôn biến đổi, làm nảy sinh cả cơ hội lẫn thách đố, và có khẳ năng cả những xung đột. Các dự án, hoạt động và phát triển du lịch phải đạt được những kết quả tích cực và phải giảm thiểu những tác động bất lợi lên di sản và lối sống của cộng đồng chủ nhà, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu và ước mong của khách tham quan.
-Các chương trình bảo vệ, thể hiện và phát triển du lịch phải được căn cứ trên một sự hiểu biết toàn diện các mặt đặc thù, thường là phức tạp hoặc xung đột, của ý nghĩa di sản ở riêng một nơi. Việc tiếp tục nghiên cứu và tham vấn để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng giá trị ý nghĩa đó là quan trọng.
-Việc duy trì tính xác thực của địa điểm di sản và các sưu tập là quan trọng. Đó là một yếu tố thiết yếu của ý nghĩa văn hoá của những loại hình này, như có thể thấy được hiển thị trong vật chất hữu thể, trong ký ức được tích luỹ và trong các truyền thống mờ mờ ảo ảo còn lại từ thời xưa. Các chương trình phải giới thiệu và lý giải tính xác thực của địa điểm và các trải nghiệm văn hoá để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng di sản văn hoá đó.
-Các dự án phát triển du lịch và xây dựng cấu trúc hạ tầng phải lưu ý đến các chiều kích thẩm mỹ, xã hội và văn hoá, các cảnh quan thiên nhiên và văn hoá, các đặc trưng đa dạng sinh học, và phạm vi bao quát rộng lớn hơn cả các địa điểm di sản. Ưu tiên cần được dành cho việc sử dụng vật liệu địa phương và cần lưu tâm đến các phong cách kiến trúc địa phương hoặc các truyền thống bản xứ.
-Trước khi các địa điểm di sản được xúc tiến hoặc phát triển cho du lịch mở rộng, các dự án quản lý phải đánh giá các giá trị thiên nhiên và văn hoá của nguồn lực. Rồi phải xác lập thoả đáng những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được, đặc biệt là về tác động của số lượng khách tham quan lên các đặc trưng hình thể, tính toàn vẹn, sinh thái và tính đa dạng sinh học của địa điểm, sự lui tới của người địa phương, hệ thống vận tải và phúc lợi xã hội, kinh tế và văn hoá của cộng đồng chủ nhà. Nếu mức độ có khả năng thay đổi mà không chấp nhận được thì dự án phát triển phải thay đổi.
-Phải có những chương trình đánh giá tiếp tục để đánh giá những tác động tiến bộ của hoạt động và phát triển du lịch trên riêng một địa điểm hoặc một cộng đồng.
Nguyên tắc 3
Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản phải đảm bảo cho du khách sẽ cảm nhận được là bỏ công, là thoải mái, là thích thú.
-Các công trình bảo vệ du lịch phải giới thiệu có chất lượng cao để làm cho khách đến có một hiểu biết lạc quan về các đặc trưng có ý nghĩa của di sản và sự cần thiết phải bảo vệ chúng khiến cho người khách có thể thích thú đến một cách thoả đáng.
-Các khách đến tìm hiểu di sản có thể đi theo cách riêng của họ, tuỳ họ chọn. Những đường giao thông riêng có thể là cần thiết để giảm thiểu những tác động lên tính toàn vẹn và kết cấu hình thể của địa điểm, lên các đặc trưng thiên nhiên và văn hoá của địa điểm.
-Tôn trọng tính thiêng liêng của những nơi chốn thần linh, các tập tuc và truyền thống là một điều lưu ý quan trọng đến với những người quản lý di tích, các khách tham quan các nhà hoạch định chính sách các nhà lập kế hoạch và những người điều hành du lịch. Các khách đến sẽ được khuyến khích ứng xử như là những khách mời, tôn trọng giá trị và lối sống của cộng đồng chủ nhà, loại bỏ trộm cắp hoặc buôn bán phi pháp di sản văn hoá và xử lý đúng đắn để sẽ còn được chào đón lại lần sau, nếu họ trở lại.
-Lập kế hoạch cho các hoạt động du lịch cần phải cung cấp được những tiện nghi thoả đáng cho khách được thoải mái, an toàn, khoẻ khoắn làm tăng thêm thích thú cho khách song không được gây tác động có hại cho những nơi có ý nghĩa hoặc những đặc trưng sinh thái.
Nguyên tắc 4
Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch.
-Phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng chủ nhà, ở cấp độ khu vực và địa phương, của chủ sở hữu tài sản và của những người bản địa nếu có quyền thực thi quyền và trách nhiệm có tính truyền thống trên khoảnh đất riêng của mình và trên các di chỉ có ý nghĩa trên khoảnh đất đó. Họ phải được tham gia vào việc xác lập mục đích, chiến lược, chính sách và thủ tục xác định, bảo vệ, quản lý, giới thiệu và thể hiện có nguồn lực di sản của họ, các tập tục văn hoá về các biểu thị văn hoá đương thời, trong phạm vi du lịch.
-Nếu di sản ở một địa điểm hoặc khu vực nào đó có một tầm cỡ toàn cầu, thì các yêu cầu và nguyện vọng của một số cộng đồng hoặc người dân bản địa muốn giới hạn hoặc hướng việc tiếp xúc vật thể, tâm linh hoặc trí tuệ vào những tập tục văn hoá, tri thức tín ngưỡng, hoạt động, di vật hoặc di chỉ nào đó cần phải được tôn trọng.
Nguyên tắc 5
Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
- Người làm chính sách phải đề xuất các biện pháp nhằm phân phối công bằng lợi lộc của du lịch cho đất nước hoặc khu vực liên quan để nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội ở nơi đó và để đóng góp vào việc xoá đói đâu cần thiết.
-Việc quản lý bảo vệ và các hoạt động du lịch phải cung cấp được lợi lộc và kinh tế, xã hội văn hoá cho nam và nữ của cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương, ở tất cả các cấp, thông qua giáo dục, đào tạo và tạo ra các cơ hội có việc làm thường xuyên.
-Một tỷ lệ đáng kể của thu nhập có được từ các chương trình du lịch các địa điểm di sản phải được đem trợ cấp cho việc bảo vệ bảo tồn và giới thiệu các địa điểm đó, bao gồm cả khung cảnh thiên nhiên và văn hoá nơi đó. Nếu có thể, khách tham quan sẽ góp ý kiến về vấn đề trợ cấp thu nhập này.
-Các chương trình du lịch phải khuyến khích giáo dục và việc làm cho các hướng dẫn viên và chỗ đứng của các phiên dịch từ cộng đồng chủ nhà để nâng cao kỹ năng của người dân địa phương trong sự thể hiện và giải thích các giá trị văn hoá của họ.
-Các chương trình thể hiện và giáo dục về di sản cho dân chúng của cộng đồng chủ nhà cần khuyến khích sự tham gia của những người thể hiện ở địa phương. Những chương trình đó phải nâng cao được tri thức và lòng tôn trọng của dân chúng địa phương đối với di sản của họ, khuyến khích họ trực tiếp quan tâm đến việc chăm nom và bảo vệ di sản đó.
-Việc quản lý sự bảo vệ và các chương trình du lịch cần phải bao gồm cả những cơ hội giáo dục và đào tạo cho những người làm chính sách, những người lập kế hoạch, những nhà nghiên cứu, những người thiết kế, những kiến trúc sư, những người thể hiện, những người bảo vệ và các điều hành viên du lịch các người tham gia cần được khuyến khích tìm hiểu và giúp giải quyết kịp thời những biện pháp đối lập nhau, những cơ hội thuận lợi và những vấn đề khó khăn của đồng nghiệp mình.
Nguyên tắc 6
Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hoá.
-Các chương trình xúc tiến du lịch phải đưa ra được những dự tính hiện thực và chịu trách nhiệm thông báo cho các du khách có khả năng đến thăm và những đặc trưng di sản riêng của địa điểm hoặc đặc điểm của cộng đồng chủ nhà, qua đó khuyến khích du khách có ứng xử một cách thoả đáng.
-Các địa điểm và sưu tập di sản có ý nghĩa cần phải được quảng bá và quản lý tốt để bảo vệ tính xác thực của chúng và nâng cao hứng thú tìm hiểu của khách bằng cách giảm thiểu những cuộc viếng thăm lúc dày đặc lúc thưa thớt và tránh những cuộc viếng thăm quá ư đông đảo vào cùng một lúc.
-Các chương trình xúc tiến du lịch cần phải có kế hoạch phân bố rộng rãi lợi lộc để tránh sức ép lên những địa điểm có tính phổ biến hơn bằng cách khuyến khích du khách đếm thăm thú rộng rãi hơn các đặc trưng khác nhau của di sản thiên nhiên và văn hoá trong vùng hoặc trong địa bàn.
-Việc xúc tiến, phân bố và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác cần phải được tái phân phối về mặt xã hội và kế toán cho cộng đồng chủ nhà song phải đảm bảo tính toàn vẹn văn hoá của họ không được xuống cấp.
II> ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NÔI.
2.1. Văn hóa Thăng Long.
2.1.1. Hào khí Thăng Long.
Sống ở trung tâm và đầu não chính trị của cả nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng âm thanh chủ đạo của ngàn năm qua vẫn là tiếng nói hào hùng, là hào khí Thăng Long. Cái hào khí đó tạo nên cái âm vang chung từ bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Hịch tướng sĩ văn" của Trần Hưng Đạo... cho đến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Cái hào khí đó được thể hiện trong tinh thần “Sát thái” của quân sĩ thời Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, trong tinh thần của Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than (thời nhà Trần đánh Nguyên Mông), trong khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" và trong tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ở thời đại Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sống trong môi trường vốn là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, là nơi mà sự nghiệp giáo dục sớm phát triển, nơi có trướng đại học đầu tiên, nơi chế độ thi cử để tuyển chọn người tài được tổ chức khá thường xuyên, người Thăng Long - Hà Nội có nhu cầu cao về phát triển trí tuệ, phát triển tài năng, và trong thực tế, người Hà Nội từ bao đời nay đã chứng tỏ các khả năng đó. Phải chăng từ rất lâu, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ, tài năng của cả dân tộc. Qua các thời đại, nhiều danh sĩ, nho sĩ, nghệ sĩ đã tìm đến Thăng Long - Hà Nội để lập nghiệp, và cũng chính trên mảnh đất này, sự nghiệp của họ mới được phát triển rực rỡ nhất. Giải thích hiện tượng này không thể tách rời các tố chất riêng có của người Hà Nội. Các tố chất đó là sản phẩm trực tiếp của môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Việc xuất hiện các vương triều cần thịnh suốt mấy trăm năm (Lý, Trần, Lê) với chính sách thân dân, quan tâm thực sự đến cuộc sống của người cùng dân, với chính sách đào tạo và trọng dụng người tài... đã biến Thăng Long - Hà Nội sớm trở thành điểm sáng của phong trào phục hưng dân tộc. Tinh hoa của người Thăng Long - Hà Nội được hình thành từ điểm sáng đó.
Thăng Long - Hà Nội là một đô thị có lịch sử khá lâu đời. Trước khi Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô (1010) biến Thăng Long thành quốc đô, thì Thăng Long được coi là kẻ chợ - Trung tâm kinh tế lớn. Tuy là một đô thị lâu đời, nhưng cuộc sống ở đây không đoạn tuyệt với cuộc sống ở các vùng nông thôn. Trái lại cư dân ở đây vẫn có mối dây liên hệ mật thiết với làng quê. Nhiều nhà thờ họ, thờ thành hoàng, thờ ông tổ truyền nghề được cư dân các nơi đưa về xây dựng trên đất Hà Nội. Nhiều lễ hội của các làng quê cũng được tổ chức thường xuyên tại đây.
Các cuộc họp đồng hương, đồng tộc của cư dân các vùng miền trên đất Hà Nội diễn ra liên tiếp... Tất cả những sinh hoạt đó càng tô đậm các yếu tố tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long - Hà Nội. Và như vậy, dòng văn hóa dân gian ở các làng quê vấn tiếp tục nuôi dưỡng đời sống tinh thần của thị dân. Sự ảo lưu và phổ biến các giá trị văn hóa dân gian đó sẽ có tác dụng hai mặt:
Không làm cho văn hóa đô thị, con người đô thị tách khỏi cội nguồn dân tộc của mình, thông qua đó, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Mặt thứ hai, nếu không định hướng và quản lý tốt, thì các hoạt động đó dễ dẫn tới việc duy trì những nhân tố tiêu cực vốn đã tồn tại lâu dài trong văn hóa dân gian: tính bảo thủ, khép kín, trì trệ, ngại đổi mới, đầu óc địa phương chủ nghĩa… Sinh ra và lớn lên trong môi trướng văn hóa nghệ thuật anh hùng và tao nhã, luôn gắn chặt với vận mệnh của quốc gia, gắn chặt với thân phận của con người, thường xuyên trăn trở với nỗi đau của con người, đặc biệt của người cùng khổ, các thế hệ người dân Thăng Long - Hà Nội được giáo dục ngay từ tấm bé những cảm nhận sâu sắc, những rung động tinh tế trước cuộc đời, trước con người và thiên nhiên tạo vật.
Phải chăng những nhân tố đó góp phần hình thành nét thanh lịch của người Trường An:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An
Nét thanh lịch duyên dáng đó được nẩy sinh bên cạnh cái hào khí Thăng Long đã làm tăng vẻ đẹp của người Thăng Long - Hà Nội tạo nên ở họ cái chất anh hùng và nghệ sĩ. Chất anh hùng và nghệ sĩ đó được biểu hiện một cách tập trung trong nhân cách và tác phẩm của những danh nhân văn hóa tiêu biểu nhất của Thăng Long - Hà Nội, kể từ Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo... và ở thời đại chúng ta, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã từng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay tại Thủ đô Hà Nội, và trong nhiều năm lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến và cách mạng của cả nước, đã gắn bó trực tiếp với nhân dân Hà Nội.
Trong dịp kỷ niệm trọng thể 995 năm và tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mỗi người chúng ta đều có quyền tự hào về mảnh đất rực rỡ của ngàn năm văn hiến. Mảnh đất đó đã hình thành nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ, vừa rất tiêu biểu lại vừa rất độc đáo của tâm hồn Việt Nam. Trên cái gam chủ đạo là tâm hồn Lạc Việt, vẫn vút lên những âm thanh riêng có của người Hà Nội. Sức gợi cảm của Thăng Long - Hà Nội là ở đó, khiến những ai đã một lần đến Hà Nội, hoặc được nghe nói về Hà Nội, đều phải dành tình cảm cho Hà Nội. Đúng như một nhà thơ, một vị tướng quân Nam Bộ đã viết:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, nhân dân Hà Nội cũng như nhân dân cả nước, đang đứng trước những biến động mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế hội nhập quốc tế và cơ chế kinh tế thị trướng đang đặt ra những yêu cầu mới, những thách thức mới. Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng đòi hỏi mỗi người Hà Nội tự nhìn nhận bản thân mình, tự khẳng định những giá trị trường tồn, và cả những yếu kém do lịch sử để lại. Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng xây dựng những con người mới của Thủ đô văn minh và hiện đại.
Điều đáng mừng là, cho đến nay, dù trải qua nhiều biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt do xu thế hội nhập quốc tế, xu thế đô thị hóa và nền kinh tế thị trường gây ra, đại đa số người Hà Nội vẫn bảo thủ được các giá trị truyền thống của ngàn năm văn hiến. Tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Thủ đô. Tinh thần hiếu học, ý thức vươn lên làm chủ khoa học công nghệ đang hình thành khá phổ biến trong thế hệ trẻ. Sự gắn bó của người dân Thủ đô vội nơi chôn rau cắt rốn của mình, và nói rộng ra, với nông thôn vẫn được thế hệ cha anh lưu giữ và giao truyền lại cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, vấn đề xây dựng con người Hà Nội trong tình hình hiện nay không thể tách rời sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, không tách rời việc khai thác phát huy các giá trị văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, không tách rời việc nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý đô thị ở Thủ đô.
2.1.2. Tinh hoa văn hóa Hà Nội.
Từ trước cũng như bây giờ, khi nhớ về Hà Nội, nói về Hà Nội, đều nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh, thanh lịch. Hà Nội, kể từ thời Thăng Long cũng đã nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đồng thời giao lưu quốc tế, thời sau thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Cho nên Thăng Long-Hà Nội là kinh thành, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, thịnh vượng hơn các vùng, tạo ra nền tảng vật chất cũng cao hơn cho sự phát triển văn minh, lối sống. . .
Ngoài ra chốn Kinh kỳ Kẻ chợ xưa nay vẫn là nơi cạnh tranh, đọ sức, đua tài, phải nghề tinh, tài cao mới trụ nổi, mới phát triển được. Vì vậy cái gì còn lại, phát triển được chính là cái tiêu biểu, cái tinh hoa.
Ví như các danh nhân thì phần đông là tứ xứ tụ về nhưng họ đã hấp thụ được văn hóa kinh kỳ và làm nên sự nghiệp chính là ở Thăng Long-Hà Nội.
Hay nói về bách nghệ thủ công thì cũng từ muôn nơi đến, rồi tinh xảo lên trong thị trường lớn nhất và khó tính nhất là Kẻ Chợ. Kim Hoàn từ Ðịnh Công, Ðồng Sâm, thêu từ Hướng Dương, Quất Ðộng, khảm trai từ làng Chuôn, sơn quang, sơn mài từ làng Bằng. . . những nghề nào trụ lại được là do đã đạt tới mức tinh xảo, điêu luyện. Ðiều đó một phần do sự rèn rũa của Kẻ Chợ và từ Kẻ Chợ.
Mặt khác, dân cư tứ xứ về Hà Nội cũng đem theo những phong tục lề thói địa phương rồi cũng lại chắt lọc, nâng cao, trau chuốt trong khung cảnh văn hóa Kinh kỳ mà thành ra nếp sống "thanh lịch Hà Nội", những lề thói dở thì rơi rụng, bị bào mòn dần theo thời gian.
Thực tế đó đã tạo nên những phẩm chất của tinh hoa Hà Nội. Trước hết, đó là chất thông minh và điệu nghệ. Thông minh thì nhạy cảm, nghĩ nhanh, lắm sáng kiến, lắm phát hiện, đồng thời cũng năng động, luôn tạo ra cái mới. Ðiệu nghệ nên khéo tay, tinh tế, sản phẩm (vật chất và tinh thần) đều tinh xảo giàu thẩm mỹ.
Kể đến lòng nhân hậu. Kẻ Chợ là thương trường lớn mà con người vẫn giữ được lòng nhân hậu, thương người như thương thân. Dân tứ chiếng quần cư mà hoà đồng, mà nương tựa vào nhau cùng sinh tồn.
Cũng phải kể đến tính ham học, chuộng văn hóa, yêu nghệ thuật văn thơ. Người thủ đô xưa cũng như nay coi thất học là một nỗi niềm đau khổ. Do ham học, chịu học nên mặt bằng dân trí cao, lắm người thành tài.
Rồi đến chất thanh cao, lịch lãm, mà ý nghĩa bên trong là lòng tôn trọng các giá trị tinh thần, đạo lý văn hoá trong làm ăn, ứng xử cũng như sinh hoạt hàng ngày, từ ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại, thưởng ngoạn văn hóa nghệ thuật. . . Nghệ thuật cả trong ẩm thực, dù lúc đói lúc no, cũng không xô bồ, không tạp.
2.1.3. B¶n s¾c riªng v¨n hãa Hµ Néi.
Không giống như các địa phương khác, được sự ưu ái của thiên nhiên với các cảnh quan, sơn thủy hữu tình, Hà Nội khai thác và phát triển du lịch với thế mạnh riêng của mình, đó là những giá trị văn hóa, lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Hướng tới du lịch văn hóa
Du khách nước ngoài đang ngồi xích lô vãng cảnh Thủ đô
Tiềm năng văn hóa là giá trị của toàn bộ những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. ở Hà Nội, đó chính là những truyền thuyết, những làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng và nhiều trò vui dân gian khác... Tất cả những nét đẹp đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của đất Hà thành, để cho bất kỳ ai "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội". Bằng các giá trị vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc... và các giá trị phi vật thể như nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách của con người Tràng An, đặc trưng văn hóa Thủ đô đã thu hút khách du lịch tìm đến để khám phá, chiêm nghiệm. Đó chính là cơ sở để du lịch với ý nghĩa là cầu nối giúp bạn bè bốn phương thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo của Hà Nội. Do đó, để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là phát huy khả năng phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng văn hóa.
Để khẳng định vốn quý này, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương cũng như Hà Nội, cụm từ "nghìn năm văn hiến" thường dành riêng để nói về Hà Nội.
Để khai thác hiệu quả "thế mạnh"
Muốn phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa, cần nắm hệ thống các di tích danh thắng và đánh giá cụ thể để phân loại nhóm: những di tích vừa có giá trị văn hóa, vừa có khả năng hấp dẫn du lịch; những di tích chỉ có giá trị đối với du lịch mà ít giá trị văn hóa hoặc ngược lại... Cùng đó là xây dựng thị trường du lịch phù hợp với mục tiêu từng nguồn di sản (di tích, lễ hội, ẩm thực) trong địa bàn để phù hợp với những đối tượng tham gia du lịch khác nhau. Hiện nay các ngành chức năng đang phối hợp tổ chức quy hoạch du lịch với quy hoạch đô thị nhằm thống nhất các dự án xây dựng, không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Quy hoạch các di tích danh thắng trên cơ sở quy hoạch du lịch của Thủ đô Hà Nội sẽ đưa các di tích có giá trị trở thành các điểm tham quan du lịch đồng thời lồng ghép với kế hoạch tôn tạo bảo vệ giữ gìn các di tích. Kinh doanh du lịch tại các điểm di tích, danh thắng cần tránh thương mại hóa và hiện tượng phi văn hóa. Bản thân những người làm du lịch cần hiểu rõ những giá trị văn hóa để thổi vào đó sức sống nhằm thu hút du khách.
Trên thực tế việc khai thác các di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội phục vụ du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định: Do thiếu sự chọn lọc nên ngoài một số di tích có tiếng ra, phần lớn các điểm khác cảnh quan còn đơn điệu, nội dung tham quan nghèo nàn, công trình kiến trúc quá "bé nhỏ" mặc dù nhiều nơi có lịch sử tới hàng ngàn tuổi. Vấn đề du lịch Hà Nội đáng quan tâm hiện nay là sự hỗ trợ của các ngành chức năng để tôn tạo các di tích, bổ sung thêm công trình phụ trợ vừa nhấn mạnh tính lịch sử, vừa tăng giá trị thẩm mỹ, lôi cuốn du khách tới tham quan.
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng, đưa hình ảnh Hà Nội với các sắc mầu văn hóa phong phú đến với lữ khách có nhu cầu thẩm nhận văn hóa. Nét đẹp văn hoá "Ngàn năm Thăng Long" vẫn là nguồn tài nguyên mà ngành du lịch còn đang khám phá. Để hình ảnh một Hà Nội, thủ đô cổ kính và hiện đại gần gũi với du khách trong và ngoài nước, vấn đề còn tùy thuộc ở những nhà hoạch định và đội ngũ những người làm công tác du lịch của Hà Nội.
2.2. Một số khu di tích trên địa bàn Hà Nội.
Theo thống kê chính thức, Hà Nội hiện sở hữu 1.774 di tích. Trong đó có 1.358 di tích tôn giáo tín ngưỡng (gồm 551 đình, 258 đền, 549 chùa), 82 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 334 di tích khác (gồm am, miếu, lăng mộ, cửa ô, điếm canh, văn miếu, văn chỉ...) Trong đó, có hơn 500 di tích đã chính thức được Nhà nước xếp hạng. Đó là lợi thế cho sự phát triển du lịch văn hóa, cho bàn bè thế giới biết đến Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Trước hết ta phải đi đến điểm di tích đầu tiên là:
2.2.1. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Trường đại học đầu tien của nước ta.
Vǎn Miếu được xây dựng tháng 10/1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...).
Sáu nǎm sau (1076), nhà Quốc Tử Giám được xây ở kề sau Vǎn Miếu, ban đầu là nơi học của các Hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.Vǎn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những lớp tường ngǎn ra làm nǎm khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Vǎn Miếu Môn, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách đời Lê Sơ (thế kỷ 15).
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên có hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Vǎn Các (gác có vẻ đẹp của sao khuê, chủ về vǎn học), hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ.
Khu thứ ba từ gác Khuê Vǎn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (nǎm 1993 với sự tài trợ một phần của một tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban quản lý Vǎn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là những người đỗ cao trong các kỳ thi Đình. Ngày trước người đi học sau khoảng 10 nǎm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba nǎm mở một khoa. Đạt điểm cao ở kỳ thi này được học vị cử nhân). Nǎm sau các ông cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự tiếp kỳ thi Đình (thi Hội và thi Đình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển cuộc thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1442, muộn nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1779. Đó là những di vật quí nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quí: bên trái có chuông đúc nǎm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài vǎn, nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bố cục của toàn thể Vǎn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ XV- thế kỷ XVIII). Riêng Khuê Vǎn Các mới dựng khoảng đầu thế kỷ XIX. Nhưng cũng là nằm trong tổng thể qui hoạch vốn có của những Vǎn Miếu (như Vǎn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Đại Trung Môn, Khuê Vǎn Các, Đại Thành Môn, Đại Thành Điện, bia tiến sĩ...). Vǎn Miếu - Hà Nội thường là nơi tổ chức bình những bài vǎn thơ hay của các sĩ tử.
Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11839.doc