Đề tài Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng

 Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị hoạt động. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã khắc phục vấn đề này bằng cách :

ã Đầu tư mới cho các phương tiện vận chuyển nhằm giảm các tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường.

ã Trong điều kiện có thể, thay thế công nghệ sản xuất nước đá cây bằng công nghệ sản xuất nước đá vẩy, nhằm giảm tiếng ồn từ các thiết bị xay nước đá cây.

ã Đối với các máy phát điện dự phòng, các máy chế biến ngay từ khi xây dựng, lắp đặt đã được gia cố nền móng chắc chắn, cân bằng, nhằm giảm độ rung, cách ly hợp lý khu vực lắp đặt máy phát với các phân xưởng khác, hoặc với khu vực dân cư bằng tường che chắn bao quanh, có bố trí các gờ để giảm âm, trang thiết bị chống ồn cho công nhân trực tiếp vận hành máy

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp nhà nước và 3 doanh nghiệp tư nhân, 3 doanh nghiệp cổ phần và 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 3.2.2 Thời gian sản xuất trong năm - Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh sơ chế thời gian sản xuất trong năm phụ thuộc mùa vụ nguyên liệu có trong năm, thường vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. - Doanh nghiệp chế biến nước mắm trong một năm chỉ nhập nguyên liệu để ủ chượp từ 1-2 lần do việc chế biến một mẻ nước mắm phải mất 6 tháng đến 1 năm, vì vậy thời gian sản xuất chính là vào những tháng đầu năm và giữa năm. - Doanh nghiệp chế biến agar sản xuất quanh năm do nguồn nguyên liệu được dự trữ ở dạng khô. - Riêng đối với Hợp Tác Xã Nam Triệu sản xuất nước đá và chế biến chả tôm chả cá cho nên sản xuất quanh năm. 3.3 Chất thải rắn của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Hải Phòng . 3.3.1 Chất thải rắn trong chế biến thuỷ sản đông lạnh Như đã trình bày ở mục 1.3.1, chương 1 các sản phẩm được chế biến tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Hải Phòng gồm có các sản phẩm từ tôm, cá, mực các loại. Chất thải rắn thu được trong quá trình chế biến thuỷ sản đông lạnh tập trung nhiều nhất trong quá trình xử lý. Các loại chất thải rắn cụ thể: * đầu, vỏ, nội tạng, trong chế biến tôm *đầu, da, xương, vây, vẩy và nội tạng trong chế biến cá *nội tạng, da, mai mực, trong chế biến mực * mai và vỏ cua, ghẹ trong chế biến cua, ghẹ * vỏ nghêu, cát sạn và thịt vụn trong chế biến nghêu luộc. Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh dạng nguyên con thì số lượng chất thải rắn tạo ra không đáng kể và ít nhất. Ngoài phế thải có nguồn gốc thuỷ sản, quá trình xử lý nguyên liệu loại bỏ tạp chất còn thải ra tạp chất có nguồn gốc khác nhau. Trong nhà máy chế biến có sử dụng các bao bì, dụng cụ chứa đựng...nên rác thải thu được còn có bao bì carton hỏng, bao PE, dây buộc, rác thải sinh hoạt. Các chất thải này làm tăng thêm lượng chất thải rắn cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. Tại doanh nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, ngoài thủy sản còn sử dụng các sản phẩm phối chế là củ, quả, rau, ..khi đó có thêm các phế thải có nguồn gốc thực vật. Theo tài liệu tham khảo, kết quả điều tra tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh :[2] cho thấy lượng chất thải thải ra như sau: Bảng 5. Tỷ lệ phế thải trong chế biến một số sản phẩm thuỷ sản đông lạnh Tên sản phẩm Tỷ lệ phế thải / thành phẩm (tính theo phần khối lượng) Tôm thịt đông lạnh 0,75 Cá phi lê đông lạnh 0.6 Nhuyễn thể chân đầu lột da đông lạnh 0,45 Giáp xác đông lạnh 0.540,6 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh 4 Kết quả điều tra tại 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng được trình bày tại bảng 6 Bảng 6. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải phòng STT Tên doanh nghiệp Loại hình sản xuất Công suất thiết kế (tấn/năm) Tổng lượng chất thải rắn (tấn/năm) Tỷ lệ phế thải (tỷ lệ phế thải/sản phẩm) 1 Công ty TNHH Việt Trường đông lạnh 250 80 0,75 2 Công ty Seasafico Hà Nội đông lạnh 350 170 0,75 3 Hợp Tác Xã Nam Triệu chả tôm, chả cá đông lạnh, nước đá cây 1500 28 0,60 4 Công ty chế biến thủy sản Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng Đông lạnh 700 160 0,81 * Trong số các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh được điều tra, lượng chất thải rắn của Hợp Tác Xã Nam Triệu là ít nhất vì cơ sở này chuyên sản xuất nước đá cây là chính. Nguyên liệu thịt nhập về chủ yếu ở dạng bán thành phẩm cho nên lượng chất thải rắn cũng ít. * So với số liệu nêu ở bảng 5, lượng chất thải rắn thải ra từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải Phòng tương tự lượng chất chất thải rắn của các cơ sở chế biến sản phẩm tương tự trong ngành. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh được điều tra chế biến tôm là chủ yếu. 3.3.2 Chất thải rắn trong chế biến nước mắm Chất thải rắn trong chế biến nước mắm chủ yếu là bã chượp. Lượng bã chượp trong chế biến nước mắm vào khoảng 0,275 tấn bã chượp/1 tấn thành phẩm theo [2]. Bảng 7. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Hải Phòng STT Tên doanh nghiệp Loại hình sản xuất Công suất thiết kế (tấn/năm) Tổng lượng chất thải rắn (tấn/năm) Tỷ lệ phế thải (phế thải /sản phẩm) 1 Công ty TNHH Quang Hải Nước mắm 1.020 300 0,294 2 Công Ty Cổ phần CB Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải Nước mắm 3.750 757 0,21 So sánh nguồn [2] với kết quả điều tra thì lượng chất thải rắn dao động so với nguồn lên xuống không đáng là bao nhiêu . Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải sản lượng sản xuất ra gấp 3 lần Công Ty TNHH Quang Hải nhưng lượng chất thải rắn thải ra lại chỉ bằng 1/2 có thể là Quang Hải sử dụng nhiều than để nấu phá bã cho nên có lượng xỉ than nhiều. Ngoài phần bã chượp một số trong quá trình sản xuất còn có thêm một lượng rác thải sinh hoạt, bao bì hỏng... 3.3.3 Chất thải rắn trong chế biền đồ hộp Chất thải rắn trong chế biến đồ hộp cá bao gồm đầu, da, xương, vây, vẩy, nội tạng cá. Ngoài ra còn có phế thải từ các loại rau, củ, quả, rác thải sinh hoạt, xỉ than. Lượng chất thải rắn đối với chế biến cá hộp khoảng 1,7 tấn phế thải/1 tấn thành phẩm [2]. Kết quả điều tra tại Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cho thấy với sản lượng sản xuất của Công ty là 3000 tấn sản phẩm/ năm, trong khi chất thải rắn thải ra là 750 tấn/năm. Chất thải rắn ít như vậy là do Công ty đã có các nhà máy vệ tinh tại Đà Nẵng, Nha Trang (với hình thức đầu tư hoặc liên doanh) để xử lý cá ngừ nguyên liệu thành các miếng cá ngừ đã qua luộc, làm sạch da, xương và thịt đỏ. Chỉ một số ít cá nguyên liệu đông lạnh được xử lý tại Công ty. Ngoài ra Công ty còn mua bán thành phẩm ở các nhà máy khác về làm nguyên liệu cho nhà máy của mình. 3.3.4 Chất thải rắn trong chế biến Agar-agar Lượng chất thải rắn trong chế biến agar khoảng 6 tấn phế thải/ 1tấn thành phẩm [2]. Thành phần chính của chất thải này là xenlulo. Công ty TNHH Hải Long sản lượng 60 tấn sản phẩm/ năm, trong khi đó tổng chất thải rắn là 780 tấn / năm trong đó có cả xỉ than và rác thải sinh hoạt Như vậy lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp khác nhau rất khác nhau, tuỳ thuộc vào năng lực sản xuất của nhà máy,vào đối tượng và tính chất của nguyên liệu, thành phẩm mà lượng chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến nhiều hay ít. Kết quả điều tra cho thấy lượng chất thải rắn sinh ra trong các nhà máy chế biến thuỷ sản từ vài chục cho đến hàng nghìn tấn mỗi năm. Tổng lượng chất thải lớn, mà thành phần chính của chất thải rắn này có nguồn gốc từ động vật thuỷ sản chứa các hợp chất hữu cơ giàu đạm, canxi, lipit, chất khoáng...Các chất thải này dưới tác động của vi sinh vật, cùng các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, pH môi trường và ánh sáng mặt trời...sẽ nhanh chóng bị biến đổi, phân huỷ tạo thành các sản phẩm cấp thấp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các phế thải này cũng là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, nếu không xử lý kịp thời sẽ bị lây nhiễm cho sản phẩm. Do vậy cần có biện pháp nhanh chóng thu gom, bảo quản, tận dụng các phế thải này. 3.3 Nước thải Như đã nói ở trên nước thải trong công nghiệp chế biến thuỷ sản gồm có nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh công nghiệp: Nước thải trong quá trình sản xuất : Là nước thải ra trong quá trình xử lý, chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm (quá trình rã đông, rửa nguyên liệu, bán thành phẩm...) Nước thải vệ sinh công nghiệp : Đây là lượng nước sử dụng cho việc vệ sinh nhà xưởng, các thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, vệ sinh kho lạnh, thiết bị cấp đông ...Nước thải này chứa các chất hữu cơ giàu đạm, lipit, chất khoáng của nguyên liệu thuỷ sản. Chúng còn chứa thành phần các hoá chất dùng để tẩy rửa, khử trùng đã được sử dụng trong quá trình vệ sinh công nghiệp tại doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra, hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đều được sử dụng clorin để khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, đây là chất dùng để xử lý nước và khử trùng rất hiệu quả; ngoài ra một số doanh nghiệp có sử dụng xà phòng làm chất tẩy rửa. Lượng hoá chất của một số cở chế biến ở Hải Phòng sử dụng như sau: Bảng 8. Sử dụng hoá chất tẩy rửa khử trùng của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng năm 2002 Stt Tên doanh nghiệp Clorin (kg/năm) Xà phòng (kg/năm) 1 Công ty TNHH ViệtTrường 100 300 2 Hợp Tác Xã Nam Triệu chất khác 400 400 3 Công Ty Seasafico Hà Nội 80 400 4 Công Ty Chế Biến Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng - - 5 Công Ty TNHH Quang Hải 12 100 6 Công Ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy Thuỷ sản Cát Hải 9,5 84 7 Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long 210 8.022 8 Công Ty TNHH Hải Long 280 1.050 Từ bảng 7 cho thấy: lượng hoá chất sử dụng khi vệ sinh, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, kho chứa...tương đối lớn từ vài trăm đến vài nghìn (kg) mỗi năm tuỳ thuộc vào mức độ sản xuất của mỗi xí nghiệp; sự có mặt của các hoá chất này có trong nước thải thuỷ sản cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình xử lý nước thải. * Hoá chất khử trùng được sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là Clorin: Công ty TNHH Hải Long sử dụng nhiều Clorin nhất vì doanh nghiệp này cần sử dụng rất nhiều nước trong quá trình chế biến mà clorin được sử dụng để khử trùng nước dùng trong chế biến. Các doanh nghiệp chế biến nước mắm là đơn vị ít sử dụng clorin nhất. Các doanh nghiệp còn lại sử dụng clorin với lượng dao động khoảng vài trăm kg/năm. * Chất tẩy rửa Chất tẩy rửa được sử dụng trong các cơ sở chế biến thuỷ sản là xà phòng để vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng, rửa tay công nhân. Từ kết quả điều tra nêu tại bảng 7 cho thấy: Công ty Đồ hộp Hạ Long là đơn vị có sản lượng lớn, nên sử dụng nhiều xà phòng nhất trong quá trình tẩy rửa làm vệ sinh. Tương tự như hoá chất khử trùng, lượng chất tẩy rửa sử dụng ít nhất trong các cơ sở chế biến nước mắm. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt gồm có nước thải từ nhà vệ sinh công cộng, nước rửa tay chân công nhân, nước từ nhà tắm, nhà ăn tập thể ...Đây là lượng nước thải đáng kể vì trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản số lượng công nhân đông, mật độ tập trung cao, nhu cầu cho nước sử dụng cho sinh hoạt lớn. Số lao động trong mỗi doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng có thể từ vài chục đến vài trăm công nhân. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng của các công ty này không lớn và mức độ ô nhiễm của nguồn nước không cao so với nước thải công nghịêp. Trong quá trình xây dựng nhà máy, nguồn nước này thường được thiết kế tách riêng với nguồn nước thải sản xuất thuỷ sản, để giảm thiểu chi phí cho việc xây dựng và chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải. Khi nói đến nước thải cần quan tâm đến lượng nước thải và chất lượng nước thải . 3.3.1 Lượng nước thải 3.3.1.1 Nước thải trong chế biến đông lạnh Nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất. Công nghệ chế biến thuỷ sản đòi hỏi phải sử dụng nhiều nước trong quá trình xử lý, chế biến và cho vệ sinh, khử trùng. Tuỳ theo quy mô sản xuất, mặt hàng, quy trình công nghệ, công tác quản lý việc sử dụng nước, kể cả phương tiện cấp nước, mức độ tiết kiệm nước, khả năng áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân ...mà lượng nước thải sinh ra tại doanh nghiệp nhiều hay ít. Ngay trong cùng một quy trình công nghệ, các khâu khác nhau lượng nước sử dụng cũng rất khác nhau và do vậy lượng nước thải sinh ra có nồng độ chất thải cũng khác nhau. Thực tế cho thấy ở khâu xử lý nguyên liệu, lượng nước sử dụng tương đối nhiều và lượng nước thải ra có thành phần đạm, lipit, khoáng chất cao, do vậy khả năng gây ô nhiễm lớn. Quá trình vệ sinh khử trùng nhà xưởng, thiết bị dụng cụ cũng sinh ra lượng nước thải lớn. Nước thải trong quá trình sản xuất gồm: nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước dùng trong vệ sinh dụng cụ, nước thải này bao gồm máu nhớt thịt vụn, bùn đất và các hoá chất tẩy rửa và khử trùng. Nước thải sinh hoạt từ các nguồn: nước thải từ khu nhà ăn tập thể: nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ; nước rửa tay của công nhân. Trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, lượng nước thải dao động 30 m3/tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm [2] Lượng nước thải trong khi sản xuất một tấn thành phẩm ở các doanh nghiệp không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Loại nguyên liệu, độ sạch của nguyên liệu, sử dụng nước có tiết kiệm hay không. 3.3.1.2 Nước thải trong chế biến nước mắm Kết quả cho thấy nước thải trong xí nghiệp chế biến nước mắm gồm nước thải trong qúa trình sản xuất và nước thải trong sinh hoạt. Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là nước rửa nguyên liệu, thành phần của nước thải này có máu, nhớt của cá và tạp chất. Lượng nước sử dụng để rửa 1 tấn nguyên liệu của xí nghiệp chế biến nước mắm không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ sạch của nguyên liệu, có loại đã được ngư dân trộn cá với muối ngay từ trên biển. Vì vậy nguyên liệu này không cần phải rửa. Nước rửa dụng cụ sản xuất và chai để đựng bán thành phẩm và thành phẩm. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà ăn tập thể và nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh. Để sản xuất một mẻ cá thành nước mắm phải mất từ 6 tháng đến 1 năm, trong thời gian này hầu như không có nước thải vì không cần sử dụng nhiều nước. 3.3.1.3 Nước thải trong chế biến đồ hộp Nước thải trong chế biến đồ hộp gồm nước thải rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm, nước hấp cá và nước rửa dụng cụ, nước ngưng tụ hơi do rửa và khử trùng vỏ hộp, thanh trùng đồ hộp. Nước thải trong xí nghiệp chế biến đồ hộp còn có nước thải sinh hoạt, nước khu vực nhà ăn, khu tắm, khu vệ sinh, khu rửa tay chân công nhân... 3.3.1.4 Nước thải trong chế biến Agar Nước thải trong chế biến Agar gồm: Nước thải khi rửa rong câu nguyên liệu Nước thải sau khi xử lý kiềm Nước thải khi rửa sạch kiềm (xút) Nước thải sau khi xử lý axit Nước thải sau khi rửa sạch axit Nước thải khi tan giá Nước thải trong chế biến Agar gồm có bã rong vụn, các hoá chất dư trong quá trình chế biến. Nước thải này có chứa các hoá chất nguy hại, nếu thải trực tiếp ra sông, hồ, ruộng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất Agar đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Việc xử lý nước thải là cần thiết đối với loại hình sản xuất này . 3.3.1.5 Nước thải trong chế biến bột cá Qua điều tra ở Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cho thấy nước thải sản xuất bột cá gồm: + Nước rửa nguyên liệu + Nước ép tách cá sau khi hấp + Nước rửa thiết bị dụng cụ Nước thải trong chế biến bột cá có chứa thịt vụn, máu, nhớt của cá và các tạp chất. Nước ép cá sau khi hấp sẽ chứa thịt vụn của cá, độ đạm cao, nên có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc nước mắm. Lượng nước thải của các doanh nghiệp chế biến của Hải Phòng năm 2002 xem bảng 9 Từ bảng 9 cho thấy lượng nước thải từ các loại hình cơ sở chế biến thủy sản khác nhau như sau:. + Đối với doanh nghiệp chế biến đông lạnh Có 4 doanh nghiệp HTX Nam Triệu sản phẩm chính là sản xuất nước đá cây, sản phẩm chả giò và chả cá đông lạnh không đáng kể nên lượng nước thải ít hơn lượng nước sử dụng, doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh khác Công ty Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng chế biến sản phẩm đông lạnh sử dụng nhiều nước nhất trong 4 doanh nghiệp. + Đối với doanh nghịêp chế biến đồ hộp Trong số 8 doanh nghiệp chế biến thủy sản được tiến hành điều tra, Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long là doanh nghịêp sử dụng nhiều nước nhất và cũng là đơn vị có lượng nước thải nhiều nhất vì doanh nghiệp này không những sản xuất đồ hộp mà còn sản xuất bột cá, agar, gelatin,..Như trên đã nói lượng nước dùng để sản xuất một tấn agar rất lớn nhưng lượng nước dùng để sản xuất bột cá, gelatin lượng nước thải không lớn . Lượng nước thải của chế biến agar lớn gấp 3 lần chế biến đông lạnh, do đó Công Ty TNHH Hải Long sản lượng sản xuất có 60 tấn/ năm nhưng lượng nước thải tận 90.000 m3/ năm. Do lượng nước cần nhiều trong quá trình sản xuất agar. Hai doanh nghiệp Công Ty TNHH Cát Hải và Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Cát Hải lượng nước thải tương đối ít vì nước chỉ sử dụng để rửa nguyên liệu, nước dùng trong sản xuất và nước sinh hoạt nhưng lượng nước này không đáng kể. + Lượng nước tiêu thụ / một tấn sản phẩm . Trong số 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh thì Công ty TNHH Việt Trường có tỷ lệ lượng nước tiêu thụ cho một tấn sản phẩm là lớn nhất, do sự quản lý sản xuất không được chặt chẽ trong khi công nhân đang xử lý để cho vòi nước chảy quá mạnh. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh các chất thải theo [2] thì lượng nước tiêu thụ để sản xuất 1 tấn sản phẩm: - đối với sản xuất đông lạnh dao động từ 30 m3 /tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm . - nước mắm để sản xuất ra 1000 lít nước mắm thì lượng nước thải ra trên dưới 1 m3. - lượng nước thải trong chế biến đồ hộp cũng tương tự như lượng nước thải trong chế biến đông lạnh. - lượng nước thải ra để sản xuất một tấn agar khoảng 3000 m3/ 1 tấn thành phẩm . - trong chế biến bột cá để sản xuất ra 1 tấn thành phẩm bột cá thì thải ra một lượng nước thải là 1,9 m3/ 1tấn thành phẩm. So sánh với tài liệu [2] lượng nước thải tiêu hao cho 1 tấn tahnhf phẩm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải phòng cũng nằm trong mức phổ biến của các doanh nghiệp chế biến tương tự khác. Tuy nhiên, ở Hải Phòng có hai cơ sở lớn chế biến agar là Công ty TNHH Hải Long và Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long thì tiêu hao nước cho một tấn sản phẩm agar của Công ty TNHH Hải Long thấp hơn. Trong hai doanh nghiệp chế biến nước mắm Công ty TNHH Quang Hải sử dụng nước tiết kiệm hơn so với Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải. 3.3.2 Chất lượng nước thải của công nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng Thành phần nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản trước khi xử lý của các cơ sở chế biến thủy sản ở Hải Phòng như sau (Xem bảng 10): Nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có mức độ ô nhiễm rất khác nhau (xem bảng 10) và mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của nguyên liệu, công nghệ xử lý chế biến. Kết qủa điều tra cho thấy giá trị các chỉ số của nước thải trong các doanh nghiệp chế biến cao hơn rất nhiều so với mức B (quy định cho phép xả vào sông, ngòi) quy định tại TCVN5945 : 1995 (xem phần phụ lục II). Nước thải trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản nêu trên nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường, đổ thẳng xuống hệ thống thoát nước hở của thành phố sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nước thải thành phố. Khi tới doanh nghiệp chúng tôi thấy hầu hết nước ở các mương thoát nước xung quanh đều bị ô nhiễm. Từ bảng 10 cho thấy: pH: giá trị pH nước thải của công ty TNHH Hải Long là cao nhất vì trong quá trình xử lý agar có công đoạn xử lý kiềm. Gía trị này của các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh nhìn chung không vượt quá mức tiêu chuẩn Việt Nam đề ra mức B . Chất rắn lơ lửng : hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải theo tiêu chuẩn quy định là 100mg/lít. Hàm lượng chất rắn trong nước thải của công ty TNHH Việt Trường là cao nhất vượt qui định 4,5 lần. Hiện tại Công ty TNHH Việt Trường đang vừa sản xuất, vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến của công nhân chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số chất rắn lơ lửng của nước thải từ doanh nghiệp này cao hơn các doanh nghiệp tương tự khác. Hàm lượng chất rắn của nước thải từ Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long là cao hơn qui định 2,34 lần do ngoài việc sản xuất đồ hộp thịt cá, công ty còn chế biến agar. Tiếp đó là công ty TNHH Hải Long hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với tiêu chuẩn 1.37 lần . Tổng nitơ: tổng nitơ trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 60 mg/lít đối với công ty TNHHViệt Trường là cao nhất gấp 1,8 lần so với qui định, nói chung các doanh nghiệp hàm lượng nitơ dao động rất thấp . Tổng photpho trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 6 mg/lít, trong khi tổng số photpho của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn qui định 5 lần, Công ty Seasafico Hà Nội - gấp 1,2 lần, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Hải Phòng- cao hơn tiêu chuẩn 4 lần, Công ty Đồ Hộp Hạ Long - cao hơn 2 lần nói chung là hàm lượng photpho của các nhà máy đông lạnh cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Riêng các doanh nghiệp sản xuất nước mắm hàm lượng tổng số phot pho không đáng kể vì chỉ dùng để rửa nguyên liệu và rửa chai đựng bán thành phẩm. BOD205 : Hàm lượng BOD trong nước thải của tiêu chuẩn 50 mg/lít. Hàm lượng này trong Công ty TNHH Việt Trường gấp 30 lần và là cao nhất, Công ty Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Hải Phòng – gấp 10,2, Công ty Seasafico Hà Nội hàm l - gấp 2,32 lần, HTX Nam Triệu - gấp 1,5 lần. Nhìn chung là hàm lượng BOD của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là tương đối cao vì đây đặc điểm của thủy sản có hàm lượng các chất hữu cơ cao. Hàm lượng BOD trong nước thải của Công Ty Đồ Hộp Hạ Long cũng cao hơn tiêu chuẩn là 2,74 lần, do Công ty sản xuất các mặt hàng đồ hộp thịt cá, agar, bột cá cho nên các chất hữu cơ cao COD205 :Hàm lượng COD tiêu chuẩn là 100 mg/lít . Hàm lượng COD trong nước thải của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn 20 lầnCông ty TNHH Việt Trường hiện tại vừa sản suất vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số COD coa hơn các doanh nghiệp khác Đối với Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần so với tiêu chuẩn Seasafico Hà Nội gấp 33,6 lần . Hải Long sản xuất agar lượng COD cũng gấp 4,1 lần so vơi tiêu chuẩn mức độ ô nhiễm cũng tương đối cao vì đặc điểm của agar sản xuất từ rong câu và rong câu có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đồ Hộp Hạ Long gấp 4,68 lần. Coliform: hàm lượng coliform của tiêu chuẩn là MPN/100ml . Doanh nghiệp sản xuất đông lạnh. - Seasafico chỉ số coliform so với tiêu chuẩn gấp 11.105 lần - Việt Trường cao hơn qui định 5 lần . - Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần qui định. Riêng đối với doanh nghiệp chế biến nước mắm Quang Hải gấp 24.102 lần rất cao vì doanh nghiệp chế biến nước mắm là nước rửa nguyên liệu đặc điểm của thủy sản có hàm lượng coliform cao. Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản nếu không được xử lý triệt để sẽ góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường nước trên các sông ngòi, làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, làm ô nhiễm không khí khu vực nhà máy, khu vực đô thị và khu vực dân cư nơi xí nghiệp hoạt động. Điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. 3.3.3 Hệ thống xử lý nước thải Theo kết quả điều tra trong số 8 doanh nghiệp được điều tra chỉ có 3/8 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là. Công ty TNHH Việt Trường Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long. Tổng số vốn đầu tư xây dựng của các công ty khá lớn và chi phí vận hành khá cao Bảng 11. Doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tên doanh nghiệp Sản lượng sản xuất (tấn/năm) Kinh phí xây dựng (triệu đồng) Công ty TNHH Việt Trường 300 350. Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng 900 450. Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long 3000 1.200 Nước thải của các công ty đã qua xử lý đạt mức B theo quy định tại TCVN 5945 : 1995. Còn các doanh nghiệp còn lại chỉ xử lý sơ bộ hoặc thải thẳng ra sông, ngòi gần khu vực. Nước thải của công nghiệp chế biến thuỷ sản có chứa nhiều thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa ... chưa được xử lý, khi thải thẳng ra các sông làm tăng độ đục của nước sông do các chất lơ lửng có trong nước thải, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hoà tan rong nước sông, ảnh hưởng xấu đến hệ thuỷ sinh; làm tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước sông do các chất hữu cơ chứa nitơ và photpho có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước gây nên hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một sản phẩm độc hại như H2S, mercaptan... Tạo ra các chất có mùi hôi và làm cho nước có màu đen. 3.4 Khí thải, mùi. Khí thải và mùi trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản phát sinh từ các nguồn sau: do chất đốt, mùi hôi tanh của nguyên liệu từ khu vực sản xuất chế biến, mùi đặc trưng của hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất, trong quá trình vệ sinh khử trùng và mùi của môi chất lạnh có thể bị rò rỉ từ hệ thống lạnh 3.4.1 Nguồn chất đốt: Máy phát điện dự phòng, nồi hơi, các máy dùng nhiên liệu khi đốt cháy sản sinh ra các chất độc trong khói thoát ra mà đặc trưng là alđehyt, bụi khói, muội than, hydrocarbon của nhiên liệu, SO2, NO2, CO, CO2, .Khí thải này được thải ra trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản khô, nước mắm, agar và bột cá là những doanh nghiệp đóng tại địa bàn Hải Phòng. Tuy nhiên lượng khí này không đáng kể và thực tế điều tra cho thấy lượng khí thải này thấp, không gây ảnh hưởng gì đến môi trường. 3.4.2 Mùi hôi tanh từ khu vực sản xuất Mùi hôi tanh là mùi đặc trưng của tất cả các nhà máy chế biến thuỷ sản. Chúng được tạo nên do chính mùi từ bản thân nguyên liệu chế biến thuỷ sản, đồng thời là mùi do các khí thoát ra trong quá trình phân giải các chất có trong nội tạng cá bởi enzym tương ứng và các vi sinh vật có sẵn trong cá, hoặc do các vi sinh vậy xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Các mùi tanh hôi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3663.doc
Tài liệu liên quan