Đề tài Điều tra, đánh giá thực trạng mạng lưới truyền thông môi trường của các cơ quan, đơn vị, cá nhân truyền thông môi trường và đề xuất giải pháp kiện toàn, củng cố và kế hoạch hoạt động của mạng lưới đến năm 2015

Hoạt động truyền thông của các công ty khá đa dạng tuy nhiên vẫn còn

bộc lộ một số hạn chế như : Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, còn mang tính

thời vụ, không thường xuyên ( nhân dịp các ngày lễ, sự kiện môi trường ). Do đặc

thù hoạt động, nhiều đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác truyền thông mô i

trường và các đơn vị hoạt động về môi trường thì chưa có sự phối hợp, liên kết chặt

chẽ nên công tác truyền thông còn nhỏ lẻ. Tài liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động

truyền thông chưa nhiều, cập nhật chưa kịp thời . Một số đơn vị vẫn còn yếu về

công tác truyền thông cả về phương diện nhân lực cũng như thiết bị .

pdf13 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá thực trạng mạng lưới truyền thông môi trường của các cơ quan, đơn vị, cá nhân truyền thông môi trường và đề xuất giải pháp kiện toàn, củng cố và kế hoạch hoạt động của mạng lưới đến năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1. Đề tài điều tra: Điều tra, đánh giá thực trạng mạng lưới truyền thông môi trường của các cơ quan, đơn vị, cá nhân truyền thông môi trường trực thuộc các Công ty quảng cáo sự kiện môi trường; Câu lạc bộ truyền thông môi trường; Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Trung tâm truyền thông môi trường và đề xuất giải pháp kiện toàn, củng cố và kế hoạch hoạt động của mạng lưới đến năm 2015. 2. Đặt vấn đề: Môi trường giờ đây đã trở thành vấn đề chung được toàn thế giới quan tâm. Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề về môi trường đã và đang nảy sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công cuộc phát triển bền vững của đất nước. Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có lúc, có nơi ở ,mức độ nghiêm trọng; việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm, ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường nơi công cộng chưa trở thành thói quen, nếp sống của đại bộ phận dân cư. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nhận thức và thái độ của con người đối với môi trường còn hạn chế. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan ở tất cả các khu vực trên toàn quốc, những thông tin, kiến thức về môi trường và đặc biệt là nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đến được sâu rộng với người dân. Các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho cộng đồng tuy đang được tiến hành với hình thức tuyên truyền thông qua nhiều kênh truyền thông, nhưng dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa có một khung kế hoạch hành động chung được đầu tư 2 như một chương trình trọng điểm, ngang với tầm quan trọng của nó, do vậy nên hiệu quả chưa cao. Từ đó, một vấn đề cần đặt ra là phải tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong các cán bộ các cấp và quần chúng nhân dân. Và truyền thông môi trường đang ngày càng được chú ý và đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng. Nhận thức được vai trò của công tác truyền thông môi trường trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối và chính sách cụ thể nhằm phát huy vai trò của truyền thông môi trường như : - Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về nhận thức môi trường, Chiến lược đưa ra 2 giải pháp chính là “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường” và “Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường”. - Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị với quan điểm “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Nghị quyết đã nêu một trong những giải pháp chính trong sự nghiệp bảo vệ môi trường là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”… Hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tham gia công tác truyền thông môi trường, song chưa có hoạt động thống kê đánh giá, khâu nối và định hướng hoạt động truyền thông môi trường cho các đơn vị, cá nhân để đạt hiệu quả cao nhất về truyền thông môi trường. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần tổng kết, đánh giá được vai trò và hiệu quả mà truyền thông môi trường đem lại trong công cuộc bảo vệ môi trường, từ đó có những đề xuất và biện pháp để kiện toàn và đổi mới hoạt động của mạng lưới truyền thông môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3 2. Mục đích điều tra - Đánh giá được thực trạng hoạt động/ công tác truyền thông môi trường của các Công ty quảng cáo sự kiện môi trường; Câu lạc bộ truyền thông môi trường; Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Trung tâm truyền thông môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua - Đề xuất giải pháp kiện toàn, củng cố và kế hoạch hoạt động của mạng lưới truyền thông môi trường đến năm 2015. 3. Nội dung điều tra - Thống kê đánh giá thực trạng hoạt động/ công tác truyền thông môi trường các Công ty quảng cáo sự kiện môi trường; Câu lạc bộ truyền thông môi trường; Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Trung tâm truyền thông môi trường tại Việt Nam: + Tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email, Website, Người liên hệ…; + Năng lực của đơn vị đáp ứng công tác truyền thông môi trường; + Thành tựu trong công tác truyền thông môi trường của đơn vị + Phương hướng nhiệm vụ truyền thông của đơn vị đến 2015 - Thống kê đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ đang trực tiếp tham gia hoạt động truyền thông môi trường: + Họ tên, năm sinh, giới tính, học vị; + Đơn vị công tác, chức vụ, địa chỉ cơ quan, điện thoại, Fax, Email + Kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích của cá nhân trong công tác truyền thông môi trường từ 2005 – 2010 - Tổng hợp, phân tích, đánh giá xây dựng danh bạ mạng lưới truyền thông môi trường quốc gia - Kiến nghị, đề xuất các chương trình hoạt động của mạng lưới trong thời gian tới. 4. Phương pháp điều tra - Điều tra trực tiếp - Điều tra gián tiếp qua phiếu điều tra - Điều tra gián tiếp qua các kênh thông tin đại chúng 4 5. Hiện trạng của các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thông môi trường. Kết quả điều tra nhóm Tổ chức/cơ quan/đơn vị: 5.1 Công ty quảng cáo sự kiện môi trường : 5.2. Câu lạc bộ truyền thông môi trường 5.3. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường 5.4. Trung tâm truyền thông môi trường Kết quả điều tra thống kê nhóm cá nhân tham gia mạng lưới: phân nhóm…. 6. Phân tích đánh giá kết quả 6.1. Công ty quảng cáo sự kiện môi trường Tại Việt Nam hiện có hàng trăm công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường, chủ yếu về các lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại, dịch vụ và tư vấn về môi trường; thiết kế và thi công các hệ thống xử lý; kinh doanh về lĩnh vực môi trường. Hàng năm, các công ty đều tham gia tích cực vào nhiều hoạt động môi trường do Bộ, Ban , Ngành, Đoàn thể ... phát động và nhiều đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên dương về những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường đều có tổ chức khoa học, nhân lực hầu hết có trình độ đại học, trên đại học tuy nhiên số lượng cán bộ chuyên trách về môi trường ở một số đơn vị còn ít nên các hoạt động về môi trường vẫn còn hạn chế. Ngoài các cán bộ kiêm nhiệm, một số đơn vị có đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là sinh viên ở các trường đại học tham gia rất tích cực vào các hoạt động môi trường như Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Văn hóa – Giáo dục – Môi trường Pi , ... Các công ty đều được trang bị máy tính có kết nối Internet, các thiết bị phụ trợ hiện đại tạo điều kiện cho việc thu thập và trao đổi thông tin, đặc biệt là các thông tin về môi trường. Đa số các đơn vị đã xây dựng và phát triển các trang thông 5 tin điện tử riêng nhằm phục vụ các hoạt động của đơn vị và cung cấp, trao đổi thông tin với cộng đồng. Được thành lập và đi vào hoạt động trong vài năm gần đây, nhưng các đơn vị đã đạt được nhiều thành công trong công tác truyền thông môi trường như : - Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với các cán bộ, doanh nghiệp và cộng đồng. - Ngoài ra, các đơn vị đã tích cực phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như : Giờ Trái Đất, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. - Các đơn vị cũng đã tham gia các hội chợ, triển lãm về môi trường thông qua đó chia sẻ các kinh nghiệm, thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường… Qua các hoạt động về truyền thông môi trường đã thực hiện trong những năm gần đây cho thấy nhận thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân đã tăng lên rõ rệt, thể hiện qua sự thay đổi thái độ, hành vi và các hoạt động cụ thể bảo vệ môi trường. Hoạt động truyền thông của các công ty khá đa dạng tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như : Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, còn mang tính thời vụ, không thường xuyên ( nhân dịp các ngày lễ, sự kiện môi trường ). Do đặc thù hoạt động, nhiều đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác truyền thông môi trường và các đơn vị hoạt động về môi trường thì chưa có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ nên công tác truyền thông còn nhỏ lẻ. Tài liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động truyền thông chưa nhiều, cập nhật chưa kịp thời. Một số đơn vị vẫn còn yếu về công tác truyền thông cả về phương diện nhân lực cũng như thiết bị ... Phương hướng công tác truyền thông môi trường của các đơn vị đến năm 2015 là : 6 -Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường bằng các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị … về môi trường để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ và cho cộng đồng . -Tiếp tục tham gia các hoạt động hưởng ứng chủ trương, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như các Nghị quyết, Chỉ thị ... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên thấy được mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, từ đó tham gia tích cực hơn vào công tác truyền thông. - Phổ biến và cập nhật các thông tin thường xuyên trên website của đơn vị và liên kết website với các đơn vị điển hình, tiên tiến về bảo vệ môi trường để luôn luôn có một nguồn thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác truyền thông đến cộng đồng. 6.2. Câu lạc bộ truyền thông môi trường Những năm gần đây, hoạt động tình nguyện của thanh niên, sinh viên ở Việt Nam ngày càng nhiều và trải rộng trên nhiều lĩnh vực như : tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, dạy học, chăm sóc trẻ em khuyết tật và khiếm thị, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ quần áo, sách vở cho các cộng đồng nghèo khó ở miền núi và trợ giúp cải tạo cơ sở hạ tầng hoặc dịch vụ xã hội. Phong trào hoạt động tình nguyện môi trường trong giới thanh niên và sinh viên ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực và có tổ chức hơn. Nhiều hoạt động tình nguyện môi trường ở các thành phố lớn đã được công chúng biết đến như chiến dịch truyền thông Giao thừa sạch hay Tết sạch không rác ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 và 2006; hoạt động tình nguyện trồng cây xanh ở thành phố Vinh; chương trình vận động cộng đồng hạn chế sử dụng túi nilon và thu gom rác sinh hoạt của dân chài thành phố Huế và trị trấn Xuân Mai năm 2007. Hiện nay, đã có hàng chục các câu lạc bộ môi trường được hình thành mà đa phần là các câu lạc bộ từ các trường đại học, cao đẳng. Sự hình thành các câu lạc bộ đã tạo một sân chơi mới cho sinh viên, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho sinh viên hành động vì môi trường. Phạm vi hoạt động của các câu lạc bộ khá 7 rộng: Giáo dục về môi trường, đào tạo kỹ năng, hưởng ứng các hoạt động của mạng lưới các câu lạc bộ môi trường và các hoạt động của quốc gia, quốc tế về vấn đề môi trường. Nhân lực chính ở đa số các câu lạc bộ là các bạn sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng có kiến thức cơ bản về môi trường tương đối tốt, nhiệt tình, năng động. Ngoài ra, một số câu lạc bộ có sự tham gia của các thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư như Câu lạc bộ Yêu môi trường … Do có hiểu biết và điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin , nhất là mạng thông tin toàn cầu internet nên các nhóm câu lạc bộ đều đã có trang thông tin điện tử riêng như : yeumoitruong.com, gogreen.com.vn, c4evn.org … Đây là một công cụ quan trọng của câu lạc bộ góp phần kết nối các thành viên, là nơi thảo luận và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động về môi trường. Tuy nhiên, do là sinh viên nên các trang thiết bị hiện đại vẫn còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Là các câu lạc bộ chưa thực sự lớn mạnh nhưng những thành công trong công tác truyền thông môi trường trong những năm qua là không hề nhỏ, các hoạt động phổ biến : - Các câu lạc bộ đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, lớp tập huấn về môi trường. - Bên cạnh tự quảng bá và gây hiệu ứng lan tỏa của các nhóm tình nguyện môi trường qua blog hay trang tin của chính mình, nhiều nhóm tình nguyện đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng để đưa tin về hoạt động của nhóm như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Dân trí, Tiền Phong... - Tham gia, hưởng ứng các sự kiện về môi trường như Ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch Làm sạch Môi trường Thế giới, Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường… Kết quả của các hoạt động mà câu lạc bộ đã đạt được đã thay đổi một cách rỗ rệt ý thức và hành động của người dân. Sự ủng hộ và tham gia ngày càng nhiều hơn của các nhóm cộng đồng trong xã hội được ghi nhận bởi sự sẵn lòng hỗ trợ tài chính của các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài 8 nước cho các nhóm tình nguyên. Chiến dịch đạp xe vì môi trường của nhóm PYNet là minh chứng rõ ràng về sự tham gia và ủng hộ của giới cựu chiến binh và hội người cao tuổi ở thành phố Hà Nội khi có rất nhiều ông bà đã tham gia cùng con cháu đạp xe đều đặn hàng tuần để vận động cho thủ đô trở nên bớt ô nhiễm vì khói bụi xe cơ giới và giảm thiểu các vấn đề môi trường đô thị. Sự ủng hộ của các cơ quan ,tổ chức, người dân là tiền đề vững chắc cho các ý tưởng, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường cho cộng đồng. Những hạn chế và thách thức của hoạt động tình nguyện môi trường gặp phải : Có một sự khác biệt lớn giữa số lượng thành viên đăng ký và số lượng thành viên thực sự tham gia hoạt động của các câu lạc bộ môi trường hiện nay. Mặc dù số lượng thành viên của các nhóm có tăng hàng năm, nhưng số lượng thành viên có thể tham gia hoạt động khi cần thường rất ít. Sự không ổn định về nhân sự có thể bắt nguồn từ khả năng quản lý của các nhóm, hoặc cam kết chưa cao của thành viên, hoặc thiếu nguyên tắc ràng buộc. Ngoài ra còn một số lý do khác như thiếu thời gian, bận học, không có phương tiện hoặc thay đổi sở thích… Hầu hết các nhóm tình nguyện môi trường hiện nay đều không có ngân sách hoạt động ổn định, phương tiện thiết bị hỗ trợ và cả về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo. Loại hình hoạt động mà phần lớn các nhóm thanh niên tình nguyện môi trường thực hiện là nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết đầy đủ về bản chất, nội dung, phương pháp và cách tiếp cận của các hình thức hoạt động nên các nhóm vẫn thường duy trì các hoạt động có tính chất cổ động, phong trào truyền thống, ít đi vào chiều sâu. Ngoài những khó khăn trên, các câu lạc bộ còn chưa được trang bị kỹ năng để tổ chức hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp và có mục đích. Chưa có sự phối kết hợp để tạo thành mạng lưới tình nguyện giữa các câu lạc bộ và chưa có cơ sở pháp lý để hoạt động và thiếu hướng dẫn hành chính. Phương hướng công tác truyền thông môi trường đến năm 2015 - Tích cực hưởng ứng, tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường năng lực hoạt động cho nhóm bằng cách tổ chức các lớp nâng cao kỹ năng 9 - Quảng bá các hoạt động của nhóm, thu hút thêm thành viên, đảm bảo các thành viên tuân thủ theo điều lệ của nhóm, cam kết tham gia tích cực và lâu dài. - Phối hợp với các nhóm tình nguyện môi trường khác, thành lập mạng lưới tình nguyện môi trường trên cả nước, tăng cường chia sẻ thông tin và hỗ trợ các nhóm 6.3. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Hội được thành lập với mục đích là nhằm tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và thế giới. Hiện nay trong hệ thống tổ chức của Hội có rất nhiều các hội ,chi hội, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, lồng ghép giữa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Một số Hội tham gia tích cực được biết đến như Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường , Hội Làm vườn, Hội Cựu chiến binh và rất nhiều các đơn vị thành viên khác. Nhân lực của đa số các đơn vị đều có trình độ chuyên môn về môi trường, một số Hội vẫn chưa có đủ nhân lực có trình độ chuyên môn như Hội làm vườn Khánh Hòa. Hầu hết các Hội đều có trang thiết bị hiện đại, thuận tiện trong các hoạt động về môi trường. Nhiều Hội đã có các thông tin điện tử riêng, nhằm giới thiệu và chia sẻ các hoạt động của Hội trong công tác bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, các đơn vị đã đạt được những thành công trong công tác truyền thông môi trường : - Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở các địa phương và trường học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường như Cuộc thi vẽ tranh Em yêu cây xanh cho học sinh tiểu học… - Hàng năm, Hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyên đề môi trường, biến đổi khí hậu như Hội thảo Môi trường Nhân kỷ niệm Nghìn năm Hoa lư-Thăng Long-Hà Nội. 10 - Hưởng ứng các hoạt động, sự kiện về môi trường như Ngày Môi trường Thế giới, Giờ Trái Đất, Ngày không khói xe… - Có sự kết hợp với các báo, đài để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân. Các hoạt động của Hội đã góp phần rất lớn trong công tác truyền thông môi trường, lôi kéo được số lượng lớn các thành viên tham gia và được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Ý thức của người dân đã tăng lên rõ rệt thể hiện qua các hành động trong bảo vệ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên các hoạt động tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường chưa thực sự được đổi mới, Những khó khăn và trở ngại hiện nay trong hoạt động bảo vệ môi trường của các Hội hầu hết tập trung vào các vấn đề sau : Trang thiết bị lạc hậu, hệ thống cơ sở dữ liệu chưa tốt, hạn chế về tài chính. Chưa được đối xử bình đẳng so với các đơn vị trực thuộc Nhà nước và thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo…nên công tác truyền thông chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Phương hướng công tác truyền thông môi trường đến năm 2015 - Tiếp tục tổ chức các lớp truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho cộng đồng. - Tiếp tục tổ chức các Hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông môi trường. - Phổ biến Luật bảo vệ môi trường qua các lớp tập huấn. - Biên soạn và phát hành các tài liệu phục vụ công tác truyền thông môi trường : sổ tay, tờ bướm, pano, áp phích, sách hướng dẫn bảo vệ môi trường… 6.4. Trung tâm truyền thông môi trường Công tác truyền thông môi trường ngày càng được quan tâm của Nhà nước, các cấp lãnh đạo với sự phát triển của hàng trăm các trung tâm môi trường trực thuộc các Sở, Ban, Ngành, Viện…Các trung tâm môi trường hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực như : xử lý môi trường, tư vấn công nghệ môi trường, quản lý môi 11 trường, truyền thông môi trường… trong đó công tác truyền thông môi trường có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các hoạt động của các đơn vị. Nhân lực của các đơn vị đều là các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, có kiến thức về môi trường tốt, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác truyền thông. Thành tựu trong công tác truyền thông môi trường từ năm 2005-2010 - Các đơn vị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đối tượng là cán bộ, người dân, học sinh ở các địa phương và trường học. Ngoài ra còn in ấn, biên soạn các tài liệu, tờ rơi về môi trường cho các địa phương. Các Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn Bình Định, Bình Thuận, Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường, Trung tâm Môi trường và Phát triển.. là những đơn vị duy trì tốt công tác phối hợp và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trương. - Nhận thức được tầm quan trọng của báo chí, các đơn vị đã tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin, tư liệu, hình ảnh, họp báo nhằm cung cấp thông tin cho báo chí. Lưu lượng thông tin về tài nguyên và môi trường đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng chiếm phần lớn, khả năng truyền tải nhanh, ngày càng có sự đổi mới về chất lượng và hình thức thể hiện. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã từng bước nâng cao nhận thức cộng đồng từ đó giúp việc thực hiện cơ chế, chính sách về tài nguyên môi trường tốt hơn. - Trong các năm qua các đơn vị cũng đã có sự phối hợp với UBND, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các đoàn thể... tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về chuyên đề môi trường, biến đổi khí hậu, nước sạch môi trường… Qua một số kết quả đã nêu trên, có thể nhận định rằng : Công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường trong thời gian qua được quan tâm chỉ đạo triển khai và đã thu được những kết quả khích lệ : Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của đông đảo cán bộ và người dân được nâng lên rõ rệt, do vậy sức ép của cộng đồng đòi hỏi phải cải thiện môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, số ý kiến của nhân dân tham gia góp ý, 12 kiến nghị với các cấp chính quyền về công tác bảo vệ môi trường địa phương ngày một nhiều và có chất lượng. Nhận thức về sự cần thiết và ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp được nâng cao. Lực lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường đã thay đổi cả về lượng và chất. Và chính những kết quả đó là tiền đề, là cơ sở cho việc thực hiện ngày một hiệu quả các hoạt động truyền thông môi trường của các đơn vị. Phương hướng công tác truyền thông môi trường đến năm 2015 - Tiếp tục tổ chức các lớp truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho cộng đồng. - Tiếp tục tổ chức các Hội thảo về môi trường, biến đổi khí hậu nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông môi trường. - Phát triển trang thông tin điện tử nhằm phục vụ cho công tác truyền thông. - Mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong nước và quốc tế để thực hiện các hoạt động truyền thông một cách sâu rộng. 7. Ý kiến của cán bộ điều tra về những công việc cần tập trung triển khai trong thời gian tới để phát huy hiệu quả của mạng lưới truyền thông môi trường quốc gia Trong thời gian qua, truyền thông môi trường đang ngày càng được chú trọng và đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng. Tại các Công ty quảng cáo sự kiện môi trường; Câu lạc bộ truyền thông môi trường; Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường; Trung tâm truyền thông môi trường đều có các bộ phận chuyên trách về môi trường nói chung và truyền thông môi trường nói riêng. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động truyền thông môi trường trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải củng cố và vận hành hiệu quả mạng lưới truyền thông môi trường quốc gia. - Trước hết, tổ chức hoạt động mạng lưới theo định kỳ hằng quý, hằng năm. 13 - Thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm về công tác chuyên môn và tổ chức hoạt động nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các thành viên mạng lưới. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và năng lực truyền thông môi trường cho các thành viên mạng lưới. - Cung cấp đầy đủ, kịp thởi thông tin, tài liệu tới các cá nhân, tập thể của mạng lưới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMạng lưới truyền thông môi trường.pdf
Tài liệu liên quan