MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2 Mục đích yêu cầu 2
Phần 2: Tổng quan tài liệu 3
2.1 Khái niệm môi trường 3
2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường 3
2.3 Những vấn đề môi trường toàn cầu 3
2.4 Rác thải sinh hoạt 4
2.5 Thực trạng về rác thải sinh hoạt 7
2.6 Các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt 15
Phần 3: nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.2 Nội dung nghiên cứu 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu 22
3.4 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. 22
Phần 4: kết quả nghiên cứu 23
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
4.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò 28
4.2.1 Đặc điểm 28
4.2.2 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 28
4.2.3 Phân loại rác thải sinh hoạt 29
4.2.4 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thực tế tại Thị xã Cửa Lò 29
4.2.5 Khối lượng rác thải sinh hoạt qua các năm 31
4.2.6 Thực trạng thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò 32
4.3 Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò 37
4.3.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò theo số liệu điều tra của Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò 37
4.3.2 Thành phần rác thải sinh hoạt theo số liệu điều tra nhanh nông thôn 38
4.4 Những khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò 40
4.5 Đánh giá công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò 41
4.5.1 Công tác quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt 41
4.5.2 Nhận xét chung về môi trường Thị xã Cửa Lò 45
4.5.3 Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Thị xã Cửa Lò 47
4.5.3.1 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Thị xã Cửa Lò 47
4.5.3.2 Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Thị xã Cửa Lò 48
4.8 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò 50
4.8.1 Một số giải pháp quản lý 50
4.8.2 Giải pháp công nghệ. 53
Phần 5: Kết luận và kiến nghị 56
5.1 Kết luận. 56
5.2 Đề nghị 57
Tài liệu tham khảo 58
74 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đắt nhất trong công nghệ đốt rác). [6]
Công nghệ này có ưu điểm: Chất hữu cơ được xử lý triệt để, phần tro còn lại thể tích rất nhỏ so với thể tích ban đầu. Chính vì vậy, diện tích bãi chôn thải giảm đồng thời giảm nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm. [3]
`Nhược điểm của phương pháp này là: Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao; giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. [6]
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Rác thải sinh hoạt.
3.1.2 Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thị xã Cửa Lò.
3.2.2 Điều tra lượng RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.3 Điều tra hiện trạng quản lý và thu gom RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.4 Đánh giá công tác quản lý và xử lý RTSH ở Thị xã Cửa Lò.
3.2.5 Đánh giá ảnh hưởng của RTSH tới môi trường ở Thị xã Cửa Lò
3.2.6 Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý RTSH nhằm giảm thiểu ONMT Thị xã Cửa Lò
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
3.3.3 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
3.3.4 Phương pháp khảo sát thực tế và tìm hiểu thực địa
3.4 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Cửa Lò là một trong 19 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, mặc dù có quy mô nhỏ nhưng có vị trí tương đối đặc biệt.
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lò nằm ven biển của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18055' đến 19015' vĩ độ Bắc và 105038' đến 105052' kinh độ Đông
- Phí Bắc giáp huyện Nghi Lộc.
- Phía Nam giáp sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc.
Thị xã có 7 đơn vị hành chính gồm 2 xã (Nghi Thu và Nghi Hương) và 5 phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hoa và Nghi Hải với tổng diện tích tự nhiên là 2.780,61 ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh . Thị xã cách thành phố Vinh - trung tâm huyện lỵ không xa, có các tuyến đường Vinh - Cửa Hội, Quán Bánh - Cửa Lò và tuyến Nam Cấm - Cửa Lò tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác phát triển. Với vị trí đặc biệt quan trọng, hướng ra biển Đông, có mạng lưới giao thông đồng bộ, đường thuỷ thuận tiện trong giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, trong đó có cảng Cửa Lò nên Thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho tham gia vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (phường Nghi Tân và phường Nghi Thuỷ)
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Cửa Lò thuộc vùng đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông, cao ở phía Tây, thấp dần xuống phía Đông, chia thành hai vùng lớn:
- Vùng Bán Sơn Địa: phía Tây và Tây Bắc của Thị xã là đồi núi có độ cao và độ dốc chênh lệch nhiều, bị chia cắt, do có những vùng đồng bằng phù sa sông suối xen kẽ tương đối rộng
- Vùng đồng bằng: nằm ở trung tâm và phía Đông; Đông Nam của Thị xã, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5 m.
4.1.1.3 Đặc diểm khí hậu
Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu những đặc điểm khí hậu của miền trung, đồng thời là huyện ven biển nên phải trực tiếp chịu đựng nặng nề về yếu tố gió bão, khí hậu hải dương.
- Chế độ nhiệt độ: có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23,9 0C, tháng nóng nhất là tháng 7 gần bằng 39,4 0C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19,9 0C; thấp nhất 6,2 0C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều tập trung vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, tháng 10 thường có lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: có hai hướng gió thịnh hành
+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau (tháng 6, 7 có gió Lào khô nóng).
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân 86%, cao nhất trên 90% (vào tháng 1, 2), nhỏ nhất 74% (vào tháng 7).
- Lượng bốc hơi: bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 8). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, 10, 11).
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Cùng với việc phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua kinh tế của Thị xã đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 đạt 777,632 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,5%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của tỉnh Nghệ An (10,30%).
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp những năm qua phát triển khá ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của thị xã Cửa Lò nói chung. Giá trị sản xuất đạt được như sau: Giá trị sản xuất năm 1995 đạt 39,1 tỷ đồng, năm 2000 đạt 46,1 tỷ đồng, năm 2006 đạt 62,72 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996 - 2004 đạt 5,2%/năm, giai đoạn 2004 - 2007 đạt 1%/năm.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1995 đạt 4.883 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 29.347 tỷ đồng.
Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 205,42 tỷ đồng, chiếm 55,62% tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển KT - XH và phục vụ đời sống dân cư của Thị xã, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ du lịch và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, phục vụ nghề cá. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 345,56 tỷ đồng tăng gấp 2,36 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1994-2004 đạt 19,4% và giai đoạn 2004-2007 đạt khoảng 17,8%/năm.
4.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm
* Dân số
Năm 2006, dân số Thị xã là 50.463 người, trong đó nam là 24.916 người (chiếm 49,37%), nữ là 25.547 người (chiếm 51,63% tổng dân số). Dân số khu vực đô thị 40.370 người (chiếm 80%), khu vực nông thôn 10.093 người (chiếm 20%).
Mật độ bình quân của Thị xã là 1.811 người/km2. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở phường Nghi Tân, Nghi Thuỷ và Nghi Hải, dọc theo đường Thị trấn Cửa Lò và các xã Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Hoà, Nghi Hải thuộc huyện Nghi Lộc
Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức cao 1,25% (năm 2006) và tốc độ tăng dân số cơ học có chiều hướng tăng lên.
* Lao động và việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2006 là 26.874, chiếm 53,25 dân toàn Thị xã. Lực lượng lao động của Thị xã khá dồi dào nhưng phần lớn là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông và trình độ thấp
* Đời sống dân cư
Trong những năm qua nền kinh tế phát triển, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tăng. Vì vậy đời sống của nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,04 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
4.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò
4.2.1 Đặc điểm
Thị xã Cửa Lò đang ở giai đoạn đầu xây dựng và phát triển thành một đô thị du lịch biển hiện đại và văn minh. Cùng với việc phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, trong những năm qua kinh tế của Thị xã Cửa Lò đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư cơ sở hạ tầng được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, khách sạn, công viên, ... được củng cố và phát triển, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Toàn Thị xã có khoảng 50.463 người, hiện có 185 khách sạn, nhà nghỉ và gần 100 hộ kinh doanh du lịch với trên 4.500 phòng nghỉ, 8.850 giường. Hàng năm đón tiếp khoảng 500 - 600 ngàn lượt khách đến du lịch tắm biển.
Kinh tế phát triển cùng với việc đô thị hoá nhanh. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành bảo vệ môi trường ở các khu vực lâm viên, bãi biển và các nhà hàng khách sạn còn hạn chế đã kéo theo vấn đề RTSH ngày càng trở nên bức xúc đối với Thị xã.
Trước tình hình đó, công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò được thành lập năm 1995 nhằm giải quyết MT trên khu vực trung tâm du lịch, bãi tắm và khu công cộng. Đồng thời UBND tỉnh Nghệ An, UBND Thị xã Cửa Lò đã lần lượt cho ra các văn bản quy định về BVMT khu du lịch Cửa Lò.
4.2.2 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
RTSH Thị xã Cửa Lò có nguồn từ:
- Khu vực dân cư sinh sống.
- Trường học, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Khu vực du lịch (công viên, đường phố, bãi biển, bến bãi, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
- Khu vực thương mại: chợ, cửa hàng.
4.2.3 Phân loại rác thải sinh hoạt
RTSH ở Thị xã Cửa Lò có thể được phân loại như sau:
- Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa, rau quả... từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, chợ, công viên, bãi biển.
- Chất thải trực tiếp từ động vật, chủ yếu là phân (phân người và phân động vật).
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau đun nấu bằng than, củi và các chất dễ cháy khác trong gia đình, các cơ quan, đơn vị hành chính.
- Chất thải từ đường phố, công viên, bãi biển, bến bãi: bao gồm lá cây, que, nilong, vỏ bao gói, ốc, sò...
4.2.4 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thực tế tại Thị xã Cửa Lò
RTSH là các loại chất thải liên quan đến hoạt động của con người. RTSH tại Thị xã Cửa lò có nguồn từ: khu dân cư, trường học, cơ quan, khu du lịch… Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành điều tra khối lượng RTSH phát sinh thực tế tại Thị xã Cửa Lò và đã thu được số liệu thống kê về RTSH từ công ty CP môi trường đô thị và du lịch dịch vụ Cửa Lò, kết quả được trình bày tại bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4: Khối lượng RTSH phát sinh thực tế tại Thị xã Cửa Lò
Nguồn phát thải
Lượng RTSH (tấn/năm)
Khu vực dân cư sinh sống
11.051
Dịch vụ và du lịch
3.375
Nguồn khác (cơ quan, trường học, chợ… )
226,9
Tổng
14.653
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua bảng 4 ta thấy: Lượng phát thải RTSH tại Thị xã Cửa Lò tính đến thời điểm hiện nay (năm 2007) khoảng 14.653 tấn/năm. Trong đó:
- Với dân cư tại địa bàn: bao gồm 5 phường và 2 xã, tổng số 11.567 hộ bằng 50.463 người đã sản sinh ra một lượng RTSH khoảng 11.051 tấn/năm.
- Với rác thải du lịch (tập trung vào mùa du lịch) khoảng 3.375 tấn/năm, trong đó 1.575 tấn/năm từ các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn; còn lại 1.800 tấn/năm rác thải công cộng (công viên, đường phố, bãi biển, bến bãi).
- Với các cơ quan, đơn vị hành chính, chợ, trường học... đã thải ra khoảng 226,9 tấn/năm .
Lượng RTSH tính theo đầu người năm 2007 là 0,62 kg cho một ngày đêm. Hàng ngày dân cư tại địa bàn Thị xã Cửa Lò bao gồm 5 phường và 2 xã thải ra khoảng 30,27 tấn/ngày; lượng rác du lịch hàng ngày ( tập trung vào mùa du lịch, chủ yếu tử tháng 4 đến tháng 9) là 9,2 tấn/ngày; còn lượng RTSH từ nguồn khác thải ra trung bình mỗi ngày khoảng 0,62 tấn/ngày
Bảng 5: Khối lượng rác thải sinh hoạt từ các nguồn khác năm 2007
Tên đơn vị
Khối lượng RTSH (tấn/năm)
Chợ đặc sản Thu Thuỷ
68
Chợ Hôm
48,6
C.ty giấy NLXK
40,5
C.ty sữa Việt Nam
15,8
C.ty bao bì Nghệ An
31,95
Trạm nghiên cứu Thuỷ sản
9,45
Cảng Cửa Lò
4,5
Trường cấp 2 Nghi Hương
3,6
Trường cấp 3 Cửa Lò
4,5
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua bảng 5: chợ đặc sản Thu Thuỷ và chợ Hôm thải ra một lượng RTSH lớn 116,6 tấn/năm, thấp nhất là trường cấp 2 Nghi Hương và trường cấp 3 Cửa Lò 8,1 tấn/năm. Ngoài ra, các công ty cũng đã thải ra một lượng RTSH khá lớn 102,2 tấn/năm.
Mật độ dân cư, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán ở các phường xã của Thị xã Cửa Lò khác nhau nên lượng RTSH trung bình phát sinh trong ngày trên địa bàn dân cư Thị xã Cửa Lò là khác nhau, kết quả thu được tại bảng 6:
Bảng 6: Lượng rác thải trung bình mỗi ngày ở Thị xã Cửa Lò
TT
Xã, phường
Tổng số dân (người)
Rác thải sinh hoạt trung bình ngày (tấn)
Toàn Thị xã
50.463
30,27
I
Nông thôn
10.093
6,05
1
Xã Nghi Hương
5.883
3,53
2
Xã Nghi Thu
4.210
2,52
II
Đô thị
40.370
24,22
1
Nghi Thuỷ
9.043
5,43
2
Nghi Tân
11.764
7,06
3
Thu Thuỷ
5.368
3,22
4
Nghi Hoà
3.891
2,33
5
Nghi Hải
10.313
6,18
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua bảng 6 ta thấy: ở khu vực đô thị, lượng RTSH phát sinh nhiều nhất là phường Nghi Tân , với dân số 11.764 người thì trung bình mỗi ngày phường Nghi Tân thải ra khoảng 7,06 tấn/ngày; thấp nhất là phường Nghi Hoà 2,33 tấn/ngày. Còn ở khu vực nông thôn thì lượng RTSH thải ra thấp hơn so với khu vực đô thị, xã Nghi Hương thải ra 3,53 tấn/ngày; so với xã Nghi Hương thì xã Nghi Thu thấp hơn một ít, khoảng 2,52 tấn/ngày.
4.2.5 Khối lượng rác thải sinh hoạt qua các năm
Trong những năm qua nền kinh tế của Thị xã Cửa Lò phát triển đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tăng. Vì vậy, đời sống của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện nhiều mặt và ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, dân số Thị xã Cửa Lò cũng tăng lên qua các năm. Khi đó lượng RTSH mà người dân thải ra trong quá trình hoạt động sống của mình cũng tăng lên, theo mức tăng dân số và mức sống của người dân qua các năm. Kết quả như sau:
- Năm 2004 lượng RTSH là 25,09 tấn/ngày.
- Năm 2005 lượng RTSH là 29,36 tấn/ngày.
- Năm 2006 lượng RTSH là 34,36 tấn/ngày
- Năm 2007 lượng RTSH là 40,14 tấn/ngày
Biểu đồ3: Khối lượng rác thải sinh hoạt qua các năm
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua biểu đồ 3: khối lượng RTSH ở Thị xã Cửa Lò tăng lên qua các năm, và tốc độ lượng RTSH tăng hằng năm vào khoảng 17%. Năm 2004 đến năm 2007 lượng RTSH của Thị xã Cửa Lò tăng lên 1,6 lần
4.2.6 Thực trạng thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò
Việc thực hiện thu gom, vận chuyển như sau: năm 1995 chỉ mới thu gom, vận chuyển được khoảng 450 tấn, thì đến năm 2007 đã thu gom, vận chuyển được 9.000 tấn, trong khi đó lượng RTSH phát sinh 14.653 tấn. Riêng phần RTSH phát sinh tại khu vực du lịch 3.375 tấn/năm, gồm các trục đường chính, khách sạn, bãi biển...đã được giải quyết triệt để trong mùa du lịch, mức thu gom đạt 100%; còn lượng RTSH ở phường xã mức thu gom chỉ đạt khoảng 45%. Phần nhiều (khoảng 55%) lượng rác còn nằm tồn đọng lại trong dân thuộc khu vực phường xã chưa được thu gom, vận chuyển hết về bãi rác tập trung để xử lý.
Hình ảnh 4: Rác thải sinh hoạt không được thu gom trong khu vực dân cư.
4.2.6.1 Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom qua các năm tại Thị xã Cửa Lò.
Theo số liệu điều tra, khối lượng RTSH thực tế được thu gom, vận chuyển với kết quả như sau:
- Năm 2002 khối lượng RTSH được thu gom là 2.051 tấn/năm.
- Năm 2003 khối lượng RTSH được thu gom là 3.954 tấn/năm.
- Năm 2004 khối lượng RTSH được thu gom là 4.957 tấn/năm.
- Năm 2005 khối lượng RTSH được thu gom là 5.689 tấn/năm.
- Năm 2006 khối lượng RTSH được thu gom là 6.525 tấn/năm.
- Năm 2007 khối lượng RTSH được thu gom là 9000 tấn/năm.
Biểu đồ 4: Lượng thu gom RTSH qua các năm toàn Thị xã Cửa Lò
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua biểu đồ 4 ta thấy: lượng thu gom rác thải qua các năm tăng lên. Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển trên đây chỉ mới đáp ứng khoảng 50 -65% lượng rác thực tế ở phường xã cả lượng tồn đọng và lượng thải ra hàng ngày.
4.2.6.2 Khối lượng RTSH thu gom ở khu vực dân cư sinh sống tại Thị xã Cửa Lò
RTSH khu vực phường xã khoảng 11.567 tấn/năm. Hiện nay mới chỉ có 4 phường và 2 xã thực hiện công tác vệ sinh môi trường thu gom RTSH nhưng hoạt động chưa đồng bộ, trong đó Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Thu chưa làm được nhiều.
Số lượng rác không được vận chuyển một phần được dân cư dùng biện pháp chôn lấp, phần đem ra vứt dọc đường, ven sông bên cạnh đó một khối lượng lớn rác tồn đọng lâu nay chưa được giải quyết dứt điểm đã tạo ra áp lực lớn về rác thải tại cộng đồng dân cư. Khối lượng RTSH ra hàng năm ở phường xã được vận chuyển chỉ đạt khoảng 45%.
Mức thu gom RTSH ở các phường xã qua các năm như sau:
- Năm 2002: 243 tấn/năm.
- Năm 2003: 1.582 tấn/năm.
- Năm 2004: 2.226 tấn/năm.
- Năm 2005: 2.406 tấn/năm.
- Năm 2006: 2.205 tấn/năm.
- Năm 2007: 5.668 tấn/năm.
Biểu đồ 4: Lượng thu gom RTSH ở các phường xã qua các năm
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Qua biểu đồ 4 ta thấy: RTSH được thu gom tại các phường xã tăng rất nhanh từ năm 2002 – 2007, mức thu gom RTSH năm 2006 so với năm 2005 có giảm một ít, nhưng đến năm 2007 mức thu gom tăng lên rất nhanh 15,53 tấn/ngày, gấp trên 2 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, còn một khối lượng lớn RTSH còn tồn đọng trong khu vực dân cư sinh sống (55%).
Bảng 7: Khối lượng rác được thu gom ở các phường xã năm 2007
TT
Phường xã
Dân số
Khối lượng rác (tấn)
1
Phường Nghi Tân
11.764
1.315
2
Phường Nghi Thuỷ
9.043
1.644
3
Phường Thu Thuỷ
5.368
776,24
4
Phường Nghi Hoà
3.891
142,29
5
Phường Nghi Hải
10.313
1.136
6
Xã Nghi Hương
5.883
359
7
Xã Nghi Thu
4.210
295
Tổng
50.463
5667,54
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Bảng 7 cho ta thấy: khối lượng rác thực tế trong dân còn nhiều, nhất là phường Nghi Tân. Qua khảo sát điều tra tại phường Nghi Tân cho thấy trong 9 khối dân cư thì khố lượng rác đang còn tồn đọng đến thời điểm này là khoảng 460 tấn, trong khi đó, khối lượng thu gom chỉ đạt 1.315 tấn. Phường Thu Thuỷ có mức thu gom lớn nhất 1.644 tấn/năm, còn thấp nhất là xã Nghi Thu 295 tấn/năm .
Từ số liệu điều tra ở ba địa điểm điều tra như sau:
Bảng 8: Khối lượng, tỷ lệ thu gom tại ba điểm điều tra
( Trung bình 20 hộ/điểm)
Phường, xã
Chỉ tiêu
Phường Thu Thuỷ
Phường Nghi Thuỷ
Xã
Nghi Hương
Trung bình chung
Lượng rác thải/ngày/người (kg)
0,7
0,64
0,62
0,65
Tỷ lệ thu gom (%)
65%
60%
50%
58,3%
ý thức người dân vệ sinh môi trường
Khá
Khá
Khá
Khá
Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ
Qua kết quả điều tra ở bảng 8 cho ta thấy: VSMT nơi đây khá tốt, người dân lại rất có ý thức về VSMT, tỷ lệ thu gom RTSH tương đối cao, trung bình là 58,3%. Như vậy, qua đó chúng tôi có thể thấy được rằng môi trường ở địa bàn khu vực dân cư sinh sống chưa chịu ảnh hưởng của ONMT. Tuy nhiên, kết quả này lại trái với số liệu thực tế , bởi vì thực tế RTSH ở khu vực dân cư sinh sống chỉ mới thu gom được 45%, điều này chứng tỏ người dân nơi đây không phản ánh đúng thực tế, còn che dấu về VSMT ở địa bàn mình sống.
4.3 Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò
4.3.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò theo số liệu điều tra của Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Thị xã Cửa Lò là một trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An, đang trên đà phát triển kinh tế nên mức sống của người dân nơi đây ngày một nâng cao. Do đó, tỷ lệ phần trăm các chất có trong RTSH nơi đây không ổn, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất.
Bảng 9: Thành phần rác thải sinh hoạt Thị xã Cửa Lò
TT
Thành phần chính
Tỷ lệ %
1
Thức ăn thừa, lá cây, xác súc vật, hữu cơ
55,7
2
Giấy các loại
2,28
3
Giẻ, gỗ vụn
2,72
4
Cao su, nhựa, nilong,da
4,92
5
Vỏ ốc, sò, xương
15,61
6
Thuỷ tinh
0,72
7
Gạch, đá, sỏi, sành, sứ
8,48
8
Phân gia súc
1,68
9
Hạt xỉ nhỏ < 10mm
7,89
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò
Từ bảng 9 chúng ta thấy: thành phần các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 67%, trong khi đó thành phần phi hữu cơ chiếm tỷ lệ nhỏ 33%.
4.3.2 Thành phần rác thải sinh hoạt theo số liệu điều tra nhanh nông thôn
Do điều kiện kinh tế, mức sống và dân số ở các phường xã của Thị xã Cửa Lò không đồng đều nên thành phần các chất hữu cơ là khác nhau. Qua cuộc điều tra phỏng vấn người dân về RTSH chúng tôi thu được kết quả như sau
Bảng 10: Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại các điểm điều tra
Phường, xã
Chỉ tiêu
Phường
Thu thuỷ
Phường
Nghi Thuỷ
Xã
Nghi Hương
Trung bình chung
Lượng RTSH /ngày/người (kg)
0,7
0,65
0,62
0,65
Thành phần (%)
Hữu cơ
70
67
63
66,67
Phi Hữu cơ
30
33
37
33,33
Phân loại rác thải (%)
0
0
0
0
Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ
Kết quả điều tra từ bảng 10 cho thấy: thành phần các chất hữu cơ ở các phường xã chiếm tỷ lệ cao:
- Phường Thu Thuỷ: thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao 70%. Do đây là phường nằm ở trung tâm du lịch của Thị xã Cửa Lò, nên người dân nơi đây thu nhập chủ yếu từ dịch vụ du kịch. Vì vậy, kinh tế của người dân nơi đây rất khá.
- Phường Nghi Thuỷ: thành phần các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ tương đối lớn 67%. Đây là phường có số dân tương đối cao 9.043 người và người dân sống chủ yếu từ nguồn biển, đời sống của người dân nhìn chung cũng có phần được cải thiện. Tuy nhiên, so với phường Thu Thuỷ thì kinh tế của người dân nơi đây thấp hơn.
- Xã Nghi Hương: so với hai phường trên thì thành phần các chất hữu cơ của xã Nghi Hương chiếm tỷ lệ thấp hơn, 63%. Vì đây là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đời sống của người dân nơi đây so với hai phường trên khó khăn hơn.
Nhìn chung, tỷ lệ thành phần của RTSH ở phường xã tương đối cao, trung bình là 66,67%; còn phần phi hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp 33,33%. Hầu như RTSH ở nơi đây không được phân loại.
Từ bảng 9 và bảng 10 chúng tôi xin rút ra kết luận:
Thành phần các chất hữu cơ trong RTSH ở Thị xã Cửa Lò chiếm tỷ lệ cao (66 – 70%). Với tỷ lệ thành phần hữu cơ như vậy mà không có biện pháp quản lý và xử lý thì môi trường ở Thị xã Cửa Lò rất dễ bị ô nhiễm. Nhưng nếu chúng được xử lý, tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng khổng lồ sẽ được trả về cho đất, góp phần giảm thiểu ONMT, tạo ra được sự cân bằng về sinh thái. Thành phần phi hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp 30 – 34%, rất có ý nghĩa cho việc phân loại và lựa chọn công nghệ xử lý. Tuy nhiên, RTSH trên địa bàn Thị xã Cửa Lò không được phân loại, điều này đã gây khó khăn trong việc xử lý RTSH thành phân hữu cơ, gây lãng phí những thành phần có thể đem đi tái chế thành những vật có ích cho cuộc sống, mặt khác còn gây ONMT cho Thị xã Cửa Lò.
4.4 Những khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò
Hiện nay, một lượng RTSH tương đối lớn vẫn đang còn tồn đọng trong cộng đồng dân cư sinh sống, nguyên nhân của vấn đề này là do:
Việc thu gom RTSH được tiến hành từ năm 1995 và mức thu gom chỉ đạt được 450 tấn. Như vậy, lượng RTSH tồn đọng trước đó cộng với lượng RTSH hàng năm chưa được thu gom hết nên lượng RTSH tồn đọng trong khu vực dân cư sinh sống còn rất lớn.
Công tác quản lý và thu gom RTSH của UBND các cấp chưa chặt chẽ và hiệu quả, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra môi trường, kinh nghiệm chưa nhiều nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ về nội dung BVMT để mọi người nắm và chấp hành
Ngân sách phường chưa chi hoặc chi cho lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu gây khó khăn trong việc phối hợp thực hiện. Chưa có một giải pháp nào huy động thêm nguồn đóng góp từ nhân dân. Mức thu phí theo quy định của tỉnh Nghệ An là quá thấp và không thu đủ.
Công tác tuyên truyền giáo dục đến các tổ chức, cá nhân về VSMT và thu phí VSMT còn hạn chế, công tác kiểm tra, đôn đốc lại thiếu đồng bộ, không thường xuyên, dẫn đến việc thực hiện công tác VSMT và thu phí VSMT có phần chưa nghiêm túc, nhất là thực hiện những nội dung của Quyết định 248/2002/QĐ-UB Thị xã, chưa thực sự đặt đúng tầm công tác này từ cơ sở cho nên phong trào xã hội hoá về môi trường chưa được phát huy.
Phần lớn là ở các phường xã chưa làm mạnh trong việc tuyên truyền và việc thực hiện thu phí vệ sinh môi trường. Mức thu phí không đồng nhất, có phường thì quy định thu theo hộ, có phường thì thu theo nhân khẩu. Dịch vụ VSMT phường xã không tốt do vậy nhiều hộ gia đình lấy cớ không nộp. Một số khách sạn, nhà nghỉ kêu ca không có khách trọ, không có doanh thu nên không nộp hoặc nộp không đủ. Những nhà hàng, khách sạn nằm sâu phía trong ít khách cố tình không nộp phí VSMT.
Hệ thống thu gom rác thải tại các phường xã hoạt động không theo đúng quy trình, có phường thì thành lập tổ VSMT nhưng chỉ những khối dọc đường trục chính hoặc chỉ thành lập một vài tổ hoạt động nhỏ lẻ, chưa tổ chức được thành những đội quân thường xuyên để thực hiện công tác VSMT tại khối xóm, ý thức cộng đồng về quản lý rác thải còn thấp, vấn đề rác thải vẫn chưa được giải quyết tận gốc, tận nhà dân, mặt khác không quản lý rác ngay từ đầu nguồn được và vùng giáp ranh, còn để dân vứt rác bừa bãi ra khu vực đất trống, ven đường, ven sông. Như vậy, hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải ở Thị xã Cửa Lò đang gặp nhiều khó khăn.
4.5 Đánh giá công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò
4.5.1 Công tác quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt
Khu vực trung tâm gồm các khách sạn, nhà hàng, bãi biển và khu lâm viên, các cơ quan hành chính sự nghiệp, UBND Thị xã Cửa Lò giao cho Công ty CP môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò đảm nhận. Khu vực dân cư của các phường xã do UBND các phường xã tổ chức thu gom rác tại hộ gia đình đưa về gara rác sau đó ký hợp đồng với công ty CP môi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.DOC