Đề tài Điều tra thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế

MỤC LỤC

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Phần hai: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

Chương I:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 Cơ sở lý thuyết 8

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 16

Chương II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

2.1 Thống kê mô tả về đối tượng điều tra 21

2.2 Khảo sát về thu nhập của cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế. 29

2.3 Phân bổ chi tiêu của cán bộ giảng viên 37

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên 46

Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 62

3.1 Kết luận 62

3.2 Giải pháp 64

Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

1. Kết luận 67

2. Kiến nghị 68

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản dựa vào tài sản thì xếp loại A nghĩa là những gia đình có thu nhập trên 1000 USD/ tháng. Theo bảng số liệu điều tra, đối tượng giảng viên là những người có mức thu nhập cao trên 1000USD (khoảng hơn 20.000.000 đồng/tháng) chiếm 15%. Nghĩa là có 6/40 giảng viên được điều tra thu nhập có mức lương nằm trên khoảng này. Trong đó tại trường Đại học Kinh tế & Đại học Nông lâm đều có 1 giảng viên chiếm 2.5% còn Đại học Khoa học và Đại học Ngoại ngữ mỗi trường có 2 giảng viên (5%). Những gia đình giảng viên có nguồn thu nhập cao và khá ổn định trên 20.000.000 đồng thường là những gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu. Một phần họ biết cách khai thác tối đa từ những thế mạnh của bản thân bởi lẽ thu nhập cứng của mỗi giảng viên giao động từ 4 - 5 triệu. Một mình điều này không thể làm nên được thu nhập trên 20 triệu đồng. Do tính chất đặc thù của từng chuyên ngành giảng dạy, từng lĩnh vực và trường đại học khác nhau mà mỗi cán bộ giảng viên họ có thêm được nhiều công việc liên quan trực tiếp đến chính ngành dạy của họ. Ví dụ như đối với các giảng viên khoa kiến trúc của đại học Khoa học, ngoài việc đứng lớp thì họ còn tham gia làm tư vấn thiết kế cho các công trình nhà ở, cảnh quan đô thị…công việc tuy không ổn định nhưng khi hoàn thành thì khoản tiền nhận được cũng không phải là ít. Còn đối với giảng viên của đại học Kinh tế họ thường tìm kiếm cho mình những đề tài, các nghiên cứu khoa học,….Một lý do khác nữa cũng được xem là quan trọng góp phần vào trong các gia đình có thu nhập cao đó là ngoài mức lương của đối tượng giảng viên thì khoản tiền này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề, địa vị, thu nhập của chồng(vợ) hay những người đang sống cùng họ. Đa phần những người có thu nhập cao này đều có công ty riêng, các cửa hàng kinh doanh, một ngành nghề tay trái nào đó để tìm kiếm nguồn tiền khác từ bên ngoài. Những đồ dùng thiết yếu là nhóm mà họ không thể cắt giảm cho cuộc sống hàng ngày là tivi, tủ lạnh (50/50 gia đình giảng viên), 41 trong tổng số 50 gia đình giảng viên có sử dụng điện thoại bàn, 45/50 gia đình giảng viên có trang bị máy tính bàn hay laptop nhằm phục vụ cho công việc hay giải trí…Tuy nhiên người ta dễ dàng nhận diện được nhóm đối tượng này vì xu hướng sử dụng những sản phẩm thuộc dòng cao cấp.Như là xe máy cao cấp, các loại xe ô tô từ 4 đến 16 chỗ. Cụ thể trường Đại học Kinh tế có 1 giảng viên sử dụng xe máy cao cấp, 1 giảng viên sử dụng ô tô, và con số này cao nhất là trường Đại học Ngoại ngữ (6 giảng viên) , 2 giảng viên sử dụng xe hơi đời mới, theo sau đó là giảng viên của Đại học Khoa học và Đại học Nông lâm (4 giảng viên sử dụng xe máy cao cấp), 1 giảng viên sử dụng loại xe 4-16 chỗ đời mới. Như vậy có thể kết luận rằng, những đối tượng có mức thu nhập bình quân cao trên khoảng 1000USD thường có xu hướng lựa chọn những tài sản có giá trị cao, đảm bảo chất lượng cuộc sống và thể hiện được đẳng cấp của mình. 2.2.1.2 Thu nhập loại B Xếp loại B là những hộ gia đình có thu nhập từ 500 cho đến 1000 USD mỗi tháng (khoảng từ 10 triệu cho đến 20 triệu mỗi tháng). Từ số liệu thu được từ bảng hỏi điều tra, có 5% giảng viên đến từ trường Đại học Kinh tế, 5% giảng viên Đại Học Ngoại Ngữ và 17.5 % giảng viên Đại Học Ngoại Ngữ nằm trong khoảng thu nhập này. Mức lương đó tại thành phố Huế là khá dư giả cho chi tiêu, hiện nay các trường Đại Học nói chung và Đại Học Huế nói riêng đều tạo điều kiện cho giảng viên trẻ, giảng viên dạy các môn cơ bản, lý luận đứng lớp nhiều hơn để tăng thu nhập. Những giảng viên ở mức thu thập này thường từ 35-40 tuổi. Có kinh nghiệm và thâm niên giảng giạy ở mức trung, một số cán bộ giảng viên đang học lên các học vị cao hơn hoặc đã là tiến sỹ. Nguồn thu nhập mà họ có được ngoài lương chính thì họ còn đi dạy đối tượng là những người học tại chức, tuy không nắm được con số chính xác là bao nhiêu nhưng căn cứ trên mức thu, số lượng người học thì có thể nói nguồn thu từ tại chức là rất lớn. Còn đối với các giảng viên lâu năm, có tiếng, hoặc các giảng viên làm việc ở các bộ môn ứng dụng, chuyên ngành thì cách kiếm tiền sẽ khác hơn. Cũng giống như nhóm đối tượng có mức thu nhập trên 20 triệu đồng, lương được trả theo thâm niên công tác và học hàm học vị. những người này thường có nhiều cơ hội hơn trong khi tiếp vận những dự án, làm cố vấn cho các chương trình, đề án. Chưa kể gia đình giảng viên có các cửa hàng hay hệ thống kinh doanh bên ngoài thị trường. Nhìn chung thu nhập của đối tượng giảng viên đang công tác tại các trường Đại Học thành viên trực thuộc đại học Huế là tương đối cao. Có tới 77.5% giảng viên có mức thu nhập chung cho cả gia đình trên 10 triệu. Thu nhập cao dẫn tới nhu cầu chi tiêu cũng ở một mức khác cao hơn, họ có đủ tiền để trang bị những đồ dùng và tài sản thiết yếu trong gia đình như máy tính, máy giặt, tivi thế hệ mới, điện thoại cố định và điện thoại di động…. Để phục vụ cho việc đi lại, nhóm đối tượng ở mức thu nhập này thường có xu hướng mua xe máy cấp cao, một số gia đình có điều kiện hơn thì mua xe ô tô 4- 16 chỗ, lắp đặt điều hòa với mong muốn một cuộc sống với những tiện nghi đầy đủ và sang trọng. 2.2.1.3 Thu nhập loại C Gia đình loại C là các hộ gia đình có tổng thu nhập từ 350 cho đến 500 USD/tháng (khoảng từ 7 triệu cho đến 10 triệu đồng mỗi tháng). Với 50% mẫu điều tra mà nhóm nghiên cứu thu được nằm trong mức thu nhập từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng. Một lần nữa số lượng giảng viên của trường đại học Khoa Học & đại học Ngoại Ngữ ở mức thu nhập này là bằng nhau, mỗi trường có 8 giảng viên tương ứng với mức 20%. Trường Đại Học Kinh Tế cùng Đại học Nông Lâm dùng lại ở mức 5% với số lượng là 2 giảng viên Đây được xem là khoảng thu nhập phổ biến đối với những gia đình có cán bộ giảng viên Đại Học trên địa bàn thành phố Huế. Hầu hết họ chỉ một thu nhập chính là từ lương, không có thu nhập ngoài nhiều nếu có thì cũng là không đáng kể, trung bình của hai vợ chồng giảng viên giao động từ 8-10 triệu. Thu nhập luôn được xem là yếu tố quan trọng chi phối tất cả những sinh hoạt cũng như chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Đây là mức lương trung bình khá và những chi tiêu chủ yếu của nhóm đối tượng này theo bảng thống kê tài sản có một số đặc điểm chung sau đây: hầu hết các thiết bị đồ dùng gia đình là tương đối đầy đủ như tivi màu, điện thoại, máy giặt hay máy vi tính. Những tài sản này được hầu hết các giảng viên ở tất cả mức thu nhập đều chi tiêu với lý do đây là hàng hóa thiết yếu. ví dụ tivi màu giảng viên của cả 4 trường đều chi tiêu, trường Đại học Khoa học là 20, Đại học Nông lâm là 9, Đại học Ngoại ngữ là 14, Đại học Kinh tế là 6, một số mặt hàng như đầu VCD, DVD, hay máy lạnh..là có một số khác biệt tương đối nhỏ. Một số giảng viên cảm thấy nhu cầu là chưa cần thiết nên chưa chi tiêu. Như đối với giảng viên tại Đại học Nông Lâm chỉ có 6/9 giảng viên cảm thấy điện thoại bàn là cần thiết, số còn lại cho rằng điện thoại di động được ưu tiên hơn, con số này ở trường Đại học Ngoại ngữ là 10/14. Tuy nhiên một đặc điểm có thể xem là xu hướng chi tiêu chung của nhóm đối tượng này là với khoản thu nhập có được thì xe máy họ sử dụng chủ yếu là xe máy cấp trung bình. Con số này là tương đối giữa các trường. Có 36/50 giảng viên sử dụng xe máy cấp trung bình này. 2.2.1.4 Thu nhập loại D và E Đây là nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 150 cho đến 350 USD/tháng. Nhóm giảng viên có mức thu nhập từ 3-7 triệu thường là những người khoảng chừng từ 30- 32 tuổi. tuy nhiên số giảng viên có nguồn thu nhập từ 3-7 triệu chỉ chiếm 7,5% phân bố đều cho ba trường Kinh tế, Khoa học và Nông lâm. Được xem là những giảng viên trẻ tuổi nghề cũng như thâm niên công tác là chưa cao, giảng viên trẻ kéo theo thời lượng đứng tiết trên giảng đường là tương đối ít, học hàm học vị dừng lại ở bằng cử nhân hay thạc sỹ. Một khi chưa có học hàm, học vị như tiến sỹ, phó giáo sư thì rất ít có khả năng được giao đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học. Và theo ý kiến của nhiều trường đại học mức thu nhập của giảng viên là tương đối thấp, nguồn thu nhập chủ yếu là lương giảng dạy và phụ cấp lương. Phụ cấp lương cũng được tính theo thâm niên làm việc và chức danh. Và đây được xem là một khó khăn cửa những giảng viên trong độ tuổi này. Việc làm thêm của giảng viên Đại học không bó hẹp như giáo viên Trung học phổ thông. Ngoài việc lên lớp giảng viên còn có thể đi dạy ở các trường đại học khác theo lời mời nhận được, dạy tại trung tâm luyện thi. Không thể phủ nhận làm thêm kiểu này mang lại thu nhập tương đối tuy nhiên đa phần họ là những người trẻ, cuộc sống chưa ổn định do lương còn thấp. Thu nhập của một giảng viên thường được tạo nên bởi những nguồn chính: Lương theo hệ số nhà nước, có thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ nhưng giảng viên trẻ thì phụ cấp này gần như hoàn toàn không có; Tiền vượt giờ và nghiên cứu khoa học. Lương cơ bản của một giảng viên trẻ trường nào cũng như trường nào, đúng theo quy định bậc lương của nhà nước, chỉ cao gấp 1,5 lần so với lương cơ bản của nhà nước. Nhìn chung những giảng viên nằm trong mức thu nhập này của 4 trường là không đáng kể, trong 50 mẫu điều tra chỉ duy nhất giảng giảng viên thược trường đại học Nông Lâm là có mức thu nhập cả gia đình thấp hơn 6 triệu chiếm 2%, khoảng thu nhập từ 6 – 8 triệu là 20,4% trong đó Đại học Kinh tế 2 giảng viên (4,1%) con số này bằng với Đại Học Ngoại Ngữ. Đại học Khoa học và Đại học Nông lâm là 6.1%. Với khoản thu nhập này chỉ đủ để chi tiêu những nhu cầu cần thiết, các đồ dùng gia đình chủ yếu như tivi, điện thoại cố định, máy giặt (43/50), máy tính(46/50 người sử dụng). Và những giảng viên này hầu như sử dụng xe máy cấp trung bình và xe máy cấp thấp như dream, wave, Surius…Có 6 người sử dụng xe máy cấp thấp, đặc biệt không có ai chạy xe Trung Quốc với lý do những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc khả năng được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng về chất lượng là rất thấp. 2.2.2 Ước lượng thu nhập của cán bộ giảng viên. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm excel để hỗ trợ việc ước lượng giá trị trung bình của thu nhập những hộ gia đình điều tra. Từ dữ liệu thu thập được ta có các giá trị thống kê sau: : giá trị bình quân ms: độ lệch bình phương trung bình s: khoảng phương sai mẫu t: là giá trị tới hạn của phân phối student ứng với mức ý nghĩa 5% Từ đó ta có được, khoảng ước lượng trung bình là Bảng 6:Ước lượng thu nhập giảng viên Xếp loại Thu nhập (USD/tháng) X N nX X2 n X2 A >1000 1250 6 7500 1562500 9375000 B 500 - 1000 750 11 8250 562500 6187500 C 350 - 500 425 20 8500 180625 3612500 D 250 - 350 400 2 800 160000 320000 E 150 - 250 200 1 200 40000 40000 Tổng cộng 40 25250 2505625 19535000 Giá trị bình quân 631.25 Độ lệch bình phương trung bình ms 89898.4375 Phương sai mẫu s 303.6503345 Khoảng ước lượng (537.1478; 725.352) ( Nguồn: Số liệu điều tra ) Dựa vào thông tin thu thập được về mức thu nhập của các đối tượng điều tra thông qua việc đánh giá tài sản sở hữu. Nhóm nghiên cứu đã xếp loại các đối tượng đó dựa vòa các tài sản mà họ đang sở hữu thành các nhóm A, B, C, D và E. Ứng với từng loại đó là các mức thu nhập khác nhau. Để nắm bắt được mức thu nhập trung bình của các cán bộ giảng viên đang công tác tại các trường Đại học Kinh tế, Nông lâm, Ngoại ngữ và Khoa học thuộc Đại học Huế nhóm nghiên cứu tiến hàng ước lượng giá trị trung bình dựa trên mức thu nhập của họ. Kết quả ước lượng bằng phần mềm excel cho thấy rằng mức thu nhập trung bình cả các đối tượng được phỏng vấn là từ 537.15 cho đến 725.35 USD/tháng (khoảng từ 11 triệu đến 15 triệu đồng/tháng). Đây cũng là một giá trị tương đối chính xác, tuy là mức lương nhận được ở trường là không cao nhưng nhờ vào các thu nhập khác ngoài lương nên thu nhập của các hộ gia đình cán bộ giảng viên là khá cao. 2.3 Phân bổ chi tiêu của cán bộ giảng viên 2.3.1 Phân bổ chi tiêu của cán bộ Chi tiêu là những khoản chi có dự định, có mục đìch và được quyết định rõ ràng. Hay chi tiêu là số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt không nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, sản xuất. Xoay quanh cuộc sống của người dân việt nam nói chung cũng như các cán bộ giảng viên nói riêng. Mặt khác đối tượng điều tra ở đây là cán bộ giảng viên trên 30 tuổi đang công tác tại Đại Học Huế mang những đặc trưng khác biệt riêng so với các nhóm đối tượng khác. Đây là những người có thu nhập ổn định và tương đối cao so với đại đa số người dân Việt Nam có thu nhập thấp. Trong khi đó theo giỏ hàng hóa và dịch vụ CPI mà Tổng cục Thống kê sử dụng gồm (1) Thực phẩm,(2) Đồ uống thuốc lá,(3) May mặc dày dép mũ nón, (4) Nhà ở, điện, nước và chất đốt (5) Thiết bị, đồ dùng gia đình, (6) Thuốc và dịch vụ y tế, (7) Giao thông, (8) Bưu chính viễn thông, (9) Giáo dục, Văn hóa, du lịch, (10)Bảo hiểm, (11) các chi tiêu khác …. Mỗi hộ gia đình có những cách chi tiêu khác nhau tùy vào điều kiện gia đình, những hộ gia đình có thu nhập khá mức chi tiêu thường cao hơn những gia đình có mức chi tiêu trung bình và thấp. Ngoài ra có sự khác biệt giữa quy mô mỗi gia đình, ví dụ những hộ gia đình như có con nhỏ thường chi tiêu nhiều vào đồ uống ví dụ như sữa,nước trái cây ... những hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống thường chi tiêu nhiêu hơn những gia đình chỉ có một thế hệ cùng chung sống. Bảng 7: Phân bổ chi tiêu trong gia đình Stt Mặt hàng Mức chi tiêu trung bình Mode Thấp nhất Cao nhất 1 Thực phẩm 54952.00 36000 24000 144000 2 Đồ uống thuốc lá 14805.20 12000 655 120000 3 May mặc, mũ nón, giày dép 8266.00 6000 1000 24000 4 Nhà ở, điện, nước và chất đốt 7524.00 6000 3600 18000 5 Thiết bị, đồ dùng gia đình 5558.67 6000 840 30000 6 Thuốc và DV y tế 3326.14 2400 150 36000 7 Giao thông 10807.20 9600 3000 48000 8 Bưu chính viễn thông 7972.00 6000 3000 20400 9 Giáo dục 21109.09 6000 2400 120000 10 Văn hóa, giáo dục, du lịch 9147.83 5000 500 50000 11 Bảo hiểm 5419.91 150 65 84000 12 Các chi tiêu khác 8931.71 1000 1000 43200 (Nguồn: Số liệu điều tra ) Thực phẩm Trong danh mục “hàng ăn” mức chi tiêu trung bình là 54.952.000đồng/năm, phần đông các gia đình chi tiêu là 36.000.000đồng/năm có 22 gia đình chiếm 44% trong tổng các đối tượng điều tra, ngoài ra có một số gia đình mức chi tiêu này khá cao 14% hộ gia đình chi tiêu cho hàng ăn là 72.000.000đồng/năm đặc biệt nội trôi hơn có 5 hộ gia đình chi tiêu trên 100.000.000 đồng/năm chiếm 10%. Bên cạnh đó có gia đình chỉ chi tiêu 24.000.000 đến 25.200.000đồng/năm Trong các đối tượng trên với mức chi tiêu 36.000.000 đồng/năm chủ yếu là đối tượng có mức thu nhập thấp trong khoảng 8.000.000-10.000.000 đồng/tháng cả gia đình, những gia đình chưa có con hay con còn nhỏ chỉ hai thế hệ sống trong một gia đình số lượng thành viên trong gia đình ít. Bên cạnh đó đối tượng với mức chi tiêu trên 100.000.000 đồng/năm gia đình này kinh tế khá giả, thu nhập của các thành viên trong gia đình cao, cũng như số lượng thành viên trong gia đình nhiều nên chi tiêu cho hàng ăn thường nhiều. Có hai gia đình chi tiêu cho hàng ăn chỉ từ 24.000.000 đồng/năm đến 25.200.000 đồng/năm đối tượng này thu nhập trong gia đình không cao. Những đối tượng nào có mức thu nhập cao thường chi nhiều cho thực phẩm. Vậy thu nhập tỷ lệ thuận với chi tiêu. Đồ uống, thuốc lá Một mặt hàng nữa đi cùng với hàng ăn đó là đồ uống, thuốc lá trong đó có mặt hàng sữa, các loại đồ uống thường dùng trong gia đình. Đối tượng phỏng vấn là các giảng viên trong độ tuổi 30 đến 40 nên phần đông là các gia đình có một đến hai con trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, một số khác có thói quen sử dụng các loại nước uống như bia, trái cây trong bữa ăn nên việc chi tiêu cho mặt hàng này chiếm phần không nhỏ. Phần lớn các gia đình chi cho đồ uống 12.000.000đồng /năm gồm 10 gia đình chiếm 20%. Các gia đình này là những gia đình có thu nhập khá có con trong độ tuổi sử dụng sữa nhiều, thường xuyên hay các gia đình có nhiều thế hệ Tiếp theo ở mức 6.000.000 đồng cũng khá nhiều gia đình lựa chọn chiếm 12%. Vượt trội nhất có gia đình đã chi trên 100.000.000 đồng/năm mặc dù chỉ chiếm 1% đây là Gia đình chú trọng vào chất dinh dưỡng, thường sử dụng những mặt hàng có thương hiệu, giá trị cao. Bên cạnh đó cũng có các gia đình chi tiêu cho phần này không cao chỉ trong khoảng 1.200.000 đến 3.000.000 đồng/năm .Các hộ gia đình này mức thu nhập thường thấp, không có nhu cầu chi tiêu mặt hàng này. May mặc, mũ nón, giày dép Mặt hàng quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu đó là may mặc, giày dép mũ nón (mức chi tiêu trung bình 8.266.000 đông/năm) thể hiện khả năng mua sắm cũng như chất lượng mua sắm góp phần thể hiện phong cách, đẳng cấp của mỗi cá nhân và gia đình.Trong khoảng từ 6.000.000 đến 12.000.000 đồng/năm chiếm 52%. phần đông các gia đình chi tiêu trong khoảng này là do các gia đình này có mức thu nhập tương đối đồng đều trong khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng, sống tách biệt với gia đình, hai vợ chồng đều là cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Bên cạnh đó chiếm tỷ lệ 8% có 4 gia đình chi tiêu cho may mặc trên 20.000.000 đồng/năm. Đối tượng này có thu nhập cao, ngoài lương có một khoản thu nhập khá lớn từ việc nghiên cứu, làm thêm hay là chồng (vợ) có thu nhập cao từ việc mở công ty riêng hay làm cho các công ty nước ngoài.Một số gia đình khác do cách chi tiêu bình quân thấp cũng như thu nhập chưa cao , số thành viên trong gia đình không nhiều, cũng như không quan trọng trong việc chi tiêu cho may mặc nên chi tiêu trong khoảng từ 1.000.000 đến 2.400.000 đồng/năm chiếm khoảng 30% Vậy những gia đình nào có thu nhập cao sống tách biệt với gia đình sớm thường có mức chi tiêu cho may mặc nhiều. Nhà ở, điện, nước và chất đốt Một khoản chi tiêu không thể thiếu trong các hộ gia đình là chi tiêu cho nhà ở, điện nước, chất đốt (Gas) . Mức chi tiêu trung bình của các gia đình được điều tra là 7.524.000 đồng/ năm. Tuy nhiên mức chi tiều này có sự chênh lệnh và khác biệt giữa các gia đình trong đó mức phổ biến nhất là 12.000.000 đồng/năm chiếm 12% và 6.000.000 đồng/năm chiếm 12%. Mức chi tiêu 12.000.000 đồng/năm thì đối tượng là các giảng viên có đầy đủ các tiện nghi trong gia đình Ti Vi, Tủ Lạnh,Máy Giặt, Máy Lạnh Máy Tính…cũng như số thành viên trong gia đình nhiều nên sử dụng một lượng lớn chất đốt, nước….Có 34% gia đình chi từ 3.600.000 đến 5.800.000 đồng/ năm. Cao nhất có 1 hộ gia đình một năm chi 18.000.000 đồng/năm do có 3 thế hệ cùng chung sống và có đầy đủ các thiết bị gia đình. Thiết bị và đồ dùng gia đình Đặc thù của các giảng viên phần đông từ 30 đến 40 tuổi đã lập gia đình một số sống cùng bố mẹ số còn lại ra ở riêng được một thời gian nên trong giai đoạn này chi cho thiết bị gia đình thường ít chỉ thỉnh thoảng mua sắm những mặt hàng hóa nhỏ giá trị không cao, chỉ chi tiêu chủ yếu cho mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm. Mức chi tiêu trung bình 5.558.670 đồng/năm. Có 3 đối tượng chi từ 16.000.000 đến 30.000.000 đồng/năm.trong đó có 1 đối tượng chi 30.000.000đồng/năm do trong năm có mua sắm thêm một số đồ dùng thiết bị trong nhà. Bên cạnh đó 22% chi tiêu trong khoảng 840.000 đến 2.100.000 đồng/năm.Đối tượng chỉ chi 840.000 đồng/năm là do chỉ chi cho hóa mỹ phẩm không mua sắm thêm các thiết bị gia đình. Thuốc và dịch vụ y tế Thuốc và dịch vụ y tế là một khoản chi tiêu mà các đối tượng không mong muốn chi tiêu mức chi tiêu trung bình 3.326.140 đồng/năm chiếm tỷ lệ khá cao ở mức chi tiêu 2.400.000 đồng/năm đa số các gia đình thường mua các loại thuốc bổ, cũng như các loại thuốc thông thường.Một trong tổng số này chi 36.000.000 đồng/năm do thường tiêu dùng những loại thuốc bổ có giá trị cao, các gia đình có con nhỏ thường chi tiêu nhiều cho y tế. Giao thông Đặc thù của các giảng viên Đại học là ngoài việc dạy học ở trường Đại học đang công tác thì còn phải đi dạy các nơi khác, một số cán bộ giảng viên còn phải thường xuyên đi dạy ở các tỉnh khác. Mức chi tiêu bình quân cho các chi phí đi lại mà chủ yếu là chi phí xăng là 10.807.000 đồng mỗi năm. Mức chi tiêu phổ biến nhất là 9.600.000 đồng/năm với 8 trường hợp chiếm 16% trên tổng số đối tượng được điều tra. Mức chi tiêu cho giao thông từ 3.000.000 đến 7.200.000 chiếm 50% số lượng đối tượng điều tra. Và mức chi tiêu từ trên 7.200.000 đến 18.000.000 chiếm 40 % số lượng đối tượng điều tra. Có ba gia đình có mức chi cho giao thông đi lại là 48.000.000 đồng, đây là những gia đình đang sở hữu xe ô tô nên chi phí cho xăng xe là rất cao, trung bình là 1.000.000 đồng/ tuần. Bưu chính viễn thông Chi phí bưu chính viễn thông bao gồm chi phí cho điện thoại di động, điện thoại cố định, internet và truyền hình cáp. Mức chi tiêu trung bình của các gia đình được điều tra là 7.972.000 đồng/năm. Đây là mức chi tiêu khá cao so với mức chi tiêu trung bình của người dân Việt Nam bình thường vì nhu cầu thông tin liên lạc của các đối tượng này là rất cao. Ngoài ra, internet và truyền hình cáp cũng rất phổ biến với các gia đình ở thành phố. Mức chi tiêu của mỗi gia đình là rất khác nhau và thay đổi từ 3.000.000 đến 20.400.000 đồng mỗi năm. Mức chi tiêu cho bưu chính viễn thông từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng/năm chiếm 40% đối tượng điều tra. Trong đó mức chi tiêu phổ biến nhất là 6.000.000 đồng/năm với 7 trường hợp chiếm 14% tổng số đối tượng điều tra. Mức chi tiêu 12.000.000 đồng/năm cũng khá phổ biến với 4 trường hợp chiếm 8%. Giáo dục Đối với các gia đình Việt Nam đang có các con nhỏ trong độ tuổi đi học thì mức chi tiêu cho giáo dục và học tập là một mức chi tiêu đáng kể. Đặc biệt đối với các đối tượng điều tra trong đề tài này là các cán bộ giảng viên đại học thì họ còn chi tiêu cho học tập của bản thân nhằm nhân cao trình độ học vấn. Đối với các đối tượng cán bộ giảng viên trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi thì nhu cầu học tập để đạt đươc các học vị cao hơn là rất lớn. Trong số các đối tượng điều tra có 38 thạc sĩ chiến 76% tổn số đối tượng điều tra. Mức chi tiêu cho dịch vụ giáo dục là của các gia đình là từ 24.000.000 cho đến 120.000.000 đồng/năm. Mức chi tiêu bình quân là 21.109.000 đồng/năm. Vì lý do vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục của bản thân và con cái nên mức chi tiêu bình quân cho giáo dục của các đối tượng điều tra là khá cao. Bên cạnh đó có một số gia đình mà cả hai vợ chồng để có nhu cầu học cao hơn thì mức chi tiêu cho dịch vụ giáo dục này cũng rất cao. Ngoài ra, nhu cầu học thêm một loại ngoại ngữ cũng là cần thiết đối với họ. Có một số giảng viên đã có trình độ thạc sĩ đang có con nhỏ và chưa có dự định học cao hơn thì chi mức chi tiêu cho giáo dục là không có hoắc là rất thấp. Văn hóa, giải trí và du lịch Đối với các cán bộ giảng viên đã được điều tra thì việc di dụ lịch là khá phổ biến, hàng năm các đối tượng này đều có đi du lịch ít nhất là một lần do các trường tổ chức. Thường thì trong các trường hợp này các đối tượng này đi một mình và chi phí chi tiêu cho chuyến đi của họ là rất thấp. Bên cạnh đó, một số gia đình có thu nhập cao thường tổ chức đi du lịch cả gia đình với nhau và mức chi tiêu của họ cho chuyến đi của cả gia đình là khá nhiều. Mức chi tiêu trung bình cho vui chơi, giải trí và du lịch là 9.147.000 đồng/năm. Hầu như các đối tượng điều tra trong khoảng 30 đến 40 tuổi đều mong muốn du lịch ít nhất một năm một lần. Và vì thế mà họ sẵn sàng giành ra một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu du lịch này. Xu hướng lựa chọn địa điểm du lịch của các đối tượng này là các tỉnh thành khác trong nước. Số gia đình chi tiêu cho giải trí và du lịch hàng năm trên 20 triệu đồng là 7 người chiếm 14% tổng số đối trường điều tra. Đây là các gia đình có thu nhập cao và muốn đi du lịch ở nước ngoài. Trong khi đó mức chi tiêu thấp nhất của một gia đình về văn hóa, giải trí và du lịch là 500.000 đồng. Ngoài ra, có 2 gia đình không chi tiêu cho việc giải trí và du lịch vì còn con nhỏ nên không thể đi chơi xa. Bảo hiểm cá nhân Đối với cán bộ giảng viên thì ngoài các mức chi tiêu cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc phải nộp hằng tháng và được khấu trừ vào lương thì các cán bộ giảng viên tại trường Đại học Huế còn chi tiêu thêm cho bảo hiểm xe máy, ô tô và các loại bảo hiểm cá nhân cho con cái. Mức chi phổ biến nhất là 75.000 đồng và 150.000 đồng/năm. Sở dĩ đây là mức chi cho bảo hiểm phổ biết nhất là vì đây là các gia đình họ chỉ có chi cho bảo hiểm xe máy là 75.000 đồng/năm, trong trường hợp 2 vợ chồng thì số tiền chi cho bảo hiểm xe máy là 150.000 đồng/năm. Và vì thế mà mức chi tiêu cho bảo hiểm thấp nhất là 75.000 đồng/năm. Tuy nhiên có rất nhiều gia đình chi tiêu rất nhiều cho bảo hiểm cá nhân. Số gia đình chi tiêu cho bảo hiểm cá nhân nhiều hơn 10.000.000 năm là 6, chiếm 12.7% tổng số các đối tượng điều tra. Đây là các gia đình có ô tô phải chi thêm cho bảo hiểm ô tô. Ngoài ra, các gia đình này còn nộp bảo hiểm nhân thọ cho con cái của họ. Điều này cũng phù hợp với các gia đình có thu nhập cao và họ xem bảo hiểm như là một phương án đề phòng rủi ro cho bản thân và là một cách tích trữ tài sản tốt. Các chi tiêu khác Phần lớn các cán bộ giảng viên khoản chi tiêu khác này thường có mức chi tiêu lớn. Mức chi tiêu trung bình 8.931.710 đồng/năm.thấp nhất là 1.000.000 đồng/năm và cao nhất là 43.000.000 đồng/năm. Do trong độ tuổi 30 đến 40 thường có nhiều mối quan hệ cũng như thường phát sinh nhiều khoản chi tiêu khác như cưới hỏi, tân gia, ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế.doc
Tài liệu liên quan