Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh.
+ Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B từ thành phố Hà Đông chạy dọc theo chiều dài huyện đi hầu hết các xã và là tuyến đường huyết mạch chính của huyện hiện tại đã được nâng cấp, cải tạo nhưng lòng đường vẫn còn hẹp.
+ Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân Dương Các tuyến tỉnh lộ nói trên đều đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân.
+ Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện.
78 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) của TP Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn.
Tại các vùng ngoại thành Hà Nội, lâu nay xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt đổ tràn lan khắp các ngõ xóm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan. Mặc dù biết rõ việc ô nhiễm và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhưng do thiếu nguồn kinh phí và không có kế hoạch thu gom nên chính quyền đành đứng “nhìn”.
Phần lớn các khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay chưa có các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Những bãi rác được xả “vô tư” ra đường mà không hề được thu gom, tập kết để xử lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị do rác thải trên những trục đường quốc lộ, tỉnh lộ là hệ quả tất yếu của việc không có các điểm tập kết rác để xử lý. Thậm chí, các đống rác ven các đường quốc lộ, tỉnh lộ đang lấn chiếm diện tích canh tác.
2.6.2.2 Quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam
2.6.2.2.1 Quản lý rác thải tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
Theo nghiên cứu của URENCO thì Ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, chi phí cho công tác quản lý CTR đô thị chiếm xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách đô thị. Ở nước ta, các nhà chuyên môn đánh giá, tổng chi cho quản lý CTR cũng chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị. Tuy nhiên vẫn có từ 5 - 7% lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày chưa được thu gom, xử lý. Hơn nữa, các biện pháp xử lý rác thải hiện nay vẫn chủ yếu là chôn lấp. Nhưng bãi rác Nam Sơn cũng chỉ xử lý được khoảng 1.603 tấn/ngày (xử lý bằng phương pháp chôn lấp).Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR ở Hà Nội, trong đó việc đầu tư sản xuất phân compost từ chất thải được đặt lên hàng đầu.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn rác thải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40%. Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu cơ/ngày để làm phân bón ở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác.
URENCO đưa ra mục tiêu từ 2010 đến 2020, rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được phân loại tại nguồn và phấn đấu đến 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Như vậy, mỗi người dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được rác để tái chế, tiết kiệm được tài nguyên, tiết kiệm được sức người.
2.6.2.2.2 Xử lý rác thải tại Việt Nam
Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh.
Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Tuy nhiên do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh, đồng thời do kỹ năng phân loại trong quá trình sản xuất của các nhà máy này còn thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy này chưa cao.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, gần đây, đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu, đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây, (Hà Nội); Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TT-Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam), bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do doanh nghiệp tư nhân tự nghiên cứu phát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp một số khó khăn.
Vì vậy, vừa qua, Bộ Xây dựng đã xây dựng Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc.
Giai đoạn 2009 đến 2015 sẽ có 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng. Giai đoạn 2016 đến 2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng.
Việc thực hiện Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020 có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia giải quyết những bức xúc về chất thải rắn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn trong cả nước. Các nhà máy xử lý rác thải của chương trình được xây dựng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hạn chế chôn lấp rác thải, tiết kiệm kinh phí, đất đai, hạn chế gây ô nhiễm môi trường... và giải quyết triệt để vấn đề rác thải hiện đang gây bức xúc tại các đô thị.
2.6.2.2.3 Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam
Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế: Mất vệ sinh cục bộ bởi phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường… Việc rác thải chưa được phân loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý.
Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng…chưa theo kịp các yêu cầu thực tế. Đối với khu vực ngoại thành thì lại có đặc điểm diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải “phong phú hơn” do hoạt động nông nghiệp: các loại bao bì phân bón, vỏ hộp thuốc trừ sâu…khó thu gom do ý thức người dân chưa cao và hệ thống vận chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện. Ngay cả công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.
Hiện nay, chỉ tính riêng Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%), còn lại vẫn chủ yếu tổ chức chôn lấp hoặc đổ ra các bãi đất trống công cộng ngay tại địa phương. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội cho biết: Để nâng cao đời sống vật chất cho người dân khu vực ngoại thành, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% số xã ở khu vực ngoại thành có xử lý rác thải sinh hoạt và đến năm 2020, 100% làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải.
Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2010, thành phố sẽ đầu tư mở rộng các khu xử lý rác thải tập trung ở Nam Sơn (Sóc Sơn) và Núi Thoong (Chương Mỹ); chuẩn bị đầu tư xây dựng một số khu xử lý rác tập trung xa trung tâm thành phố như khu Đồng Ké (huyện Chương Mỹ), khu Châu Can (huyện Phú Xuyên). Các huyện có điều kiện thuận lợi về địa lý như: Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và một số xã thuộc các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Phú Thọ, Thạch Thất…sẽ tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đến các khu xử lý tập trung của Thành phố. Ở các khu vực còn lại, UBND các huyện quy hoạch và bố trí ngân sách để đầu tư, xây dựng ở mỗi huyện 1 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh quy mô cấp huyện.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt quy mô cấp thành phố; nâng cấp và cải tiến dây chuyền công nghệ tại các khu xử lý hiện có và tổ chức vận chuyển rác để đi xử lý tập trung cho tất cả các xã còn lại để đảm bảo 100% số xã được xử lý rác thải sinh hoạt.
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài (nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác) và hiện trạng quản lý rác thải tại đây ( tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý…)
+ Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Kim Bài.
3.2 Nội dung nghiên cứu
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Oai.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên.
Đặc điểm kinh tế, xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
+ Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài:
Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt của thị trấn: thành phần rác thải sinh hoạt, lượng bình quân…
Lượng rác thải của hộ gia đình (kg/người/ngày ).
Điều tra công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn: hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình…
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn hiện nay.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải phù hợp với tình hình thực tế của thị trấn.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; hiện trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của huyện Thanh Oai
+ Các số liệu thu thập thông qua các cơ quan của UBND thị trấn Kim Bài
+Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…..
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
3.3.3 Phương Pháp chuyên gia:
+ Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc.
3.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng Excel.
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với thành phố Hà Đông, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách thành phố Hà Đông khoảng 14km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên của huyện tính đến tháng 1/2009 là 12.385,56 dân số 169.344 người. Địa giới hành chính bao gồm:
- Phía Đông giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì;
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;
- Phía Nam giáp Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Đông và huyện Hoài Đức;
Với vị trí nằm liền kề với thành phố Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7.5m so với mặt nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1.5m so với mặt nước biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Thanh Oai nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa hè nắng nóng mưa nhiều, mùa đông khô hanh, lạnh rét mưa ít. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão, với số giờ nắng trong năm từ 1700 – 1800 giờ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày lên tới 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ có 10-120C.
- Lượng mưa:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1600 – 1800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1300 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven sông Đáy gây thiệt hại cho mùa màng.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 – 6.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1700 – 1800 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1500 giờ.
Hình 4.1 Biểu đồ diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Thanh Oai
4.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương…
Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện có chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình 100 – 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng.
Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,5 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Trong phạm vi của huyện có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi là loại đất có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố chủ yếu ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.
- Đất phù sa không được bồi có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá, và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi như ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng…
- Đất phù sa gley có diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình úng trũng và canh tác ruộng nước. Đây là loại đất chuyên để trồng lúa, ở những chân tương đối cao dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ/năm và có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực của huyện, phù hợp với mô hình lúa – cá, lúa – cá - vịt như ở Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động…
Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, đặc biệt là khu vực ngoài đê có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
b) Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng vào sông Nhuệ qua hệ thống thuỷ nông La Khê, và sông Đáy. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha), đặc biệt là đầm Thanh Cao – Cao Viên.
Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng, còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chua đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cây trồng vùng bãi.
- Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.
- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Phát triển kinh tế
Năm 2009 tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt: 3450 tỷ đồng, tăng 21,9 % so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 27,19 %; công nghiệp xây dựng 18,71 %, thương mại-dịch vụ 21,62 %. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 3,7 triệu đồng.
Bảng 4.1 Tổng giá trị sản xuất của huyện trong 3 năm 2007, 2008, 2009
Năm
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
SL(tỷ đồng)
C(%)
SL(tỷ đồng)
C(%)
SL(tỷ đồng)
C(%)
Tổng GTSX
2068
100
2830
100
3450
100
1.Ngành nông nghiệp
678
32,79
698
24,66
938
27,19
Trồng trọt
315
15,23
330
11,66
492
14,26
Chăn nuôi
365
17,55
368
13,00
444
12,87
1.Ngành công nghiệp
659
31,87
1079
38,13
1123
32,55
3.Ngành xây dựng cơ bản
321
15,52
582
20,57
645
18,71
4.Thương mại-dịch vụ
410
19,83
417
16,64
764
21,62
GTSX/hộ/năm
0,049
0,0671
0,0781
GTSX/khẩu/năm
0,0121
0,0161
0,0198
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai,2009)
a. Nông nghiệp
Năm 2009, sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt 938 tỷ đồng, tăng 34,38 % so với năm 2008.
- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 99,197 tấn (trong đó thóc 94.133 tấn), bình quân lương thực đạt 514kg/người. Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng đạt 38,4 triệu đồng.
- Chăn nuôi: So với năm 2008 thì hiện tại đàn trâu có 720 con, giảm 21,57%, đàn bò 6209 con, giảm 11,85% và đàn lợn 211.412 con tăng 10,15%, đàn gia cầm tổng số có 955.800 con tăng 43,3%.
- Công tác chuyển đổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong đó có 23,5 ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá).
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản
- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng đạt 1123 tỷ đồng tăng 4,07 % so với năm 2008.
- Huyện có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt động của các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng cơ bản thực hiện đạt 645 tỷ đồng, trong đó các công trình xây dựng thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn huyện đạt 367,428 tỷ đồng, các công trình dân sinh 277,572 tỷ đồng.
c. Dịch vụ - thương mại
Ngành dịch vụ thương mại trong huyện tăng mạnh và phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2009 thực hiện 746 tỷ đồng, tăng 78,89 % so với năm 2008.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm
Theo thống kê năm 2009 dân số của huyện là 179.763 người, được phân ra 20 xã và 1 thị trấn, với mật độ dân số 1.368 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%.
Tổng số lao động toàn huyện là 106.415 người chiếm 59,19 % tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 68,45% tổng lao động xã hội trong toàn huyện. Lao động làm trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 31,55 %. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ít.
Bảng 4.2 Dân số huyện Thanh Oai tính đến 30/12/2009
STT
Tên xã, thị trấn
Số hộ
Dân số (người)
1
Thị trấn Kim Bài
1677
6223
2
Cự Khê
1485
5580
3
Bích Hòa
2577
8782
4
Cao Viên
4280
16536
5
Thanh Cao
2465
9474
6
Bình Minh
3122
12433
7
Tam Hưng
2833
10407
8
Mỹ Hưng
1587
6585
9
Thanh Thùy
1965
6920
10
Thanh Mai
2273
9229
11
Kim An
860
3537
12
Kim Thư
1447
4880
13
Phương Trung
3963
16154
14
Đỗ Động
1500
5521
15
Thanh Văn
1500
5651
16
Cao Dương
2174
9873
17
Xuân Dương
1379
5788
18
Dân Hòa
2234
7915
19
Hồng Dương
2935
12023
20
Tân Ước
2108
8202
21
Liên Châu
2235
8050
Tổng số
46599
179763
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai, 2009)
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh.
+ Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B từ thành phố Hà Đông chạy dọc theo chiều dài huyện đi hầu hết các xã và là tuyến đường huyết mạch chính của huyện hiện tại đã được nâng cấp, cải tạo nhưng lòng đường vẫn còn hẹp.
+ Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân Dương… Các tuyến tỉnh lộ nói trên đều đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân.
+ Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện.
b. Thuỷ lợi
Hệ thống kênh La Khê có chiều dài khoảng 20 km, phục vụ tưới nước cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tất cả 21 xã, thị trấn đều có trạm bơm tưới tiêu nước và hàng trăm km kênh mương chính lớn, nhỏ. Trong năm 2009 huyện đã tiến hành tu sửa 16 trạm bơm, lắp đặt 53 máy bơm công suất cao ở 18 vị trí nâng tổng số 66 trạm bơm trên toàn huyện, trong đó nhà nước quản lý 25 trạm bơm với 213 máy bơm. Đồng thời huyện cũng đã lắp thêm 3 trạm biến áp tại các trạm bơm Nhân Hiền, Phương Trung II, Đầu kênh N9 để phục vụ chống hạn.
c. Bưu chính viễn thông
Huyện có tổng số 17 điểm bưu điện văn hoá xã, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.
Hệ thống truyền thanh của huyện được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
d. Năng lượng
Mạng lưới điện của huyện được phát triển đến tất cả các thôn, xóm. Ngành điện đã đầu tư 1,9 tỷ đồng xây mới 11 trạm biến áp với tổng công suất 2.110 KVA và 5,7 km đường dây cao thế cho 09 xã, đảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội.doc