Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề lớ luận chung về cụng nghiệp và vai trũ của cụng nghiệp trong nền kinh tế quốc dõn 3
I-/ Cụng nghiệp và sự phõn loại sản xuất cụng nghiệp. 3
1.Cụng nghiệp và những đặc trưng chủ yếu của sản xuất cụng nghiệp. 3
1.1. Khỏi niệm cụng nghiệp. 3
1.2. Đặc trưng của sản xuất cụng nghiệp. 4
2. Cỏc phương phỏp phõn loại sản xuất cụng nghiệp. 5
2.1.Phõn loại cụng nghiệp thành hai ngành sản xuất: tư liệu sản xuất và tư liệu tiờu dựng. 5
2.2. Phõn loại cụng nghiệp thành ba nhúm ngành: khai thỏc, chế biến, điện ga và nước. 5
2.3. Phõn loại cụng nghiệp thành cỏc ngành sản xuất chuyờn mụn hoỏ hẹp. 6
2.4. Phõn loại cụng nghiệp dựa và sự khỏc nhau về quan hệ sở hữu, hỡnh thức tổ chức sản xuất xó hội và trỡnh độ kĩ thuật của sản xuất cụng nghiệp. 6
II-/ Vị trớ, vai trũ của cụng nghiệp trong nền kinh tế quốc dõn. 7
1. Vị trớ của cụng nghiệp trong nền kinh tế. 7
2. Vai trũ chủ đạo của cụng nghiệp trong quỏ trỡnh phỏt triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xó hội chủ nghĩa. 7
3. Những biểu hiện của của phỏt triển cụng nghiệp trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế. 8
4. Phỏt triển cụng nghiệp và những biểu hiện của nú trong nền kinh tế quốc dõn 9
4.1. Phỏt triển cụng nghiệp với cỏc mục tiờu phỏt triển kinh tế xó hội. 9
4.2. Phỏt triển cụng nghiệp với quỏ trỡnh đụ thị hoỏ. 9
4.3. Phỏt triển cụng nghiệp với giải quyết việc làm. 10
4.4. Phỏt triển cụng nghiệp với những mối liờn kết trong nền kinh tế. 10
4.5. Phỏt triển cụng nghiệp với bảo vệ mụi trường tự nhiờn. 11
4.6. Phỏt triển cụng nghiệp với nõng cao chất lượng cuộc sống. 13
III-/ Cỏc nhõn tố ảnh hưởng tới quỏ trỡnh phỏt triển cụng nghiệp vựng kinh tế trọng điểm bắc bộ 13
1.- Tiềm năng tự nhiờn. 13
2.- Dõn số và nguồn nhõn lực. 14
3.- Tiến bộ khoa học cụng nghệ 14
4.- Cỏc điều kiện về vốn. 15
5.- Cỏc điều kiện về kết cấu hạ tầng. 16
6.- Cỏc vấn đề về thị trường. 16
a) Ảnh hưởng của thị trường trong nước. 17
Về nhu cầu hàng tiờu dựng 17
Về nhu cầu tư liệu sản xuất 17
7.- Chiến lược phỏt triển kinh tế xó hội và chiến lược phỏt triển cụng nghiệp. 19
8.- Cỏc nhõn tố về cơ chế chớnh sỏch. 20
a) Cỏc chớnh sỏch thương mại. 21
b) Chớnh sỏch tền tệ. 21
c) Chớnh sỏch tớn dụng và ngõn hàng. 21
9.- Cỏc điều kiện về lịch sử xó hội của vựng. 22
24 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng, các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian, để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người.
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình đọ phát triển của công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ những đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mỗi thời kì cần phải xác định đúng vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
2. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó xuất phát từ bản chất và những đặc điểm vốn có của sản xuất công nghiệp.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệpluôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được hiểu là: trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp là nhành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo đó dược thể hiệh trên các mặt sau:
- Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, công nghiệp có điều kiện tăng nhanh tốc đọ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụngcác thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. Do quy luật "quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất", trong công nghiệp có được có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khă năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên nền sản xuất lớn theo "hình mẫu", theo "kiểu" công nghiệp.
- Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc diểm về công nghệ sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vất chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất- kĩ thuật, và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỉ luật và trình độ kĩ thuật cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp phần quan trọng trong việc tạo ra thu nhập quốc dân,tích luỹ vốn để phát triển nền kinh tế, từ đó công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế như: tạo việc làm, xoá bỏ cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi...
- Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay Đảng có chủ trương "coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu" giải quyết vấn đề cơ bản về lương thực cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp. Để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào và giải quyết đầu ra đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng hoá.
3. Những biểu hiện của của phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.
- Phát triển công nghiệp là sự chuyển đổi căn bản cả về chất và lượng của công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động làm nền tảng cho sự phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Kết quả của quá trình phát triển công nghiệp là sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.
- Những biểu hiện của phát triển công nghiệp:
+ Chuyển dịch trên quy mô lớn chỗ làm việc từ nhà ở sang nhà máy.
+ Tập trung dân cư ở các đô thị.
+ Sự ra đời mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc mới, tạo ra việc làm mới và cơ hội kinh doanh mới.
+ Tăng mạnh quy mô thị trường, bên cạnh thị trường hàng hoá xuất hiện các thị trường vốn, thỉtường lao động, thị trường công nghệ, các dịch vụ tín dụng, ngân hàng và nhiều dịch vụ khác tăng mạnh.
+ áp dụng ngày càng rộng rãi các phát minh khoa học và công nghệ mới.
Những biểu hiện này tạo cho xã hôi một bộ mặt mới gọi là xã hội công nghiệp.
4. Phát triển công nghiệp và những biểu hiện của nó trong nền kinh tế quốc dân
4.1. Phát triển công nghiệp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển công nghiệp là chìa khoá để phát triển kinh tế bởi năng xuất lao động cao trong công nghiệp sẽ dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị trưòng hàng tiêu dùng và dịch vụ.Đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến.Vì đây là ngành tạo ra khả năng thay thế nhập khẩu có hiệu quả và cũng là ngành có khả năng tăng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải thiệ các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
4.2. Phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá.
Thông qua phân bố công nghiệp mà phân bố lại dân cư ở các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng, thực hiện quá trình đô thị hoá đất nước. Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá thường diễn ra song song bởi các lí do sau:
a) Các yếu tố có tính chất tiết kiệm.
- Dân số đông sẽ giảm được chi phí tuyển dụng nhân công vào làm công nghiệp, đặc biệt là cán bộ giỏi, công nhân lành nghề.
- Không phải tăng thêm chi phí xã hội trong việc xây dựng thêm kết cấu hạ tầng.
- Dịch vụ y tế giáo dục đã được và có điều kiện phát triển cao ở thành phố.
b) Hiệu quả kinh tế của việc hôi tụ nhiều công ty của nhiều ngành vào gần nhau.
-Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu sẽ giảm chi phí vận chuyển và cung cấp kịp thời.
- Gần các dịch vụ sửa chữa giảm chi phí.
- Tài chính nhân hàng cũng tập trung ở thành phố thuận lợi cho hoạt động công nghiệp.
- Có điều kiện tốt cập nhật thông tin trong nước và quốc tế.
c) Tiện nghi ở thành phố tốt hơn dễ thu hút mọi người.
Trong xã hội công nghiệp nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt rất cao và ở khu vực thành thị có khả năng đáp ứng tốt hơn, thu hút được mọi người và chính lực lượng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp
4.3. Phát triển công nghiệp với giải quyết việc làm.
Ngoài việc tạo ra công cụ lao động, phương tiện sản xuất trang bị kĩ thuật cho các ngành là cơ sở vất chất cho các ngành tạo ra việc làm thì quá trình phát triển công nghiệp cũng yêu cầu một lực lượng lớn lao động mà đặc biệt là lao động có trình độ cao cho quá trình phát triển. Công nghiệp càng phát triển thiyêu cầu về lao dộng càng cao, giải quyết được việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
4.4. Phát triển công nghiệp với những mối liên kết trong nền kinh tế.
Quá trình phát triển công nghiệp đòi hỏi sự liên kết ngược từ các ngành khác với công nghiệp cũng như giữa các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng.
- Trước hết nông nghiệp có ảnh hưởng qua lại rất lớn đối với phát triển công nghiệp. Nâng cao năng xuất lao động trong nông nghiệp giúp cho công nghiệp phát triển thuận lợi hơn và ngược lại. Mối quan hệ được thể hiện ở các mặt sau:
+ Thu nhập cao của nông dân sẽ làm tăng cầu về hàng hoá công nghiệp.
+ Năng xuất lao động nông nghiệp tăng sẽ làm tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp.
+ Năng xuất lao động nông nghiệp tăng sẽ tăng nhanh lượng nông sản xuất khẩu, thu ngoại tệ tăng tạo điều kiện nhập khẩu nguyên vật liệu làm đầu vào cho công nghiệp.
+ Thu nhập của nông dân tăng sẽ tăng khả năng tiết kiệm, tăng khả năng đầu tư phát triển kinh tế.
+ Năng xuất lao động nông nghiệp tăng lên cho phép rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Đây là lực lượng lao động bổ sung cho công nghiệp.
+ Công nghiệp cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho nông nghiệp, công nghiệp phát triển thu nhập người dân tăng kích thích giá nông sản tăng có lợi cho nông dân, kích thích mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi...
4.5. Phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường tự nhiên.
a) Một số hậu quả của quá trình phát triển công nghiệp tới môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với phát triển công nghiệp. Từ khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển đều có những tác động lớn nhỏ tới phát triển công nghiệp. Môi trường tự nhiên cung cấp và đảm bảo không gian cần thiết, cũng như các loại tài nguyên làm nguyên liệu đầu vào cho phát triển công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp là quá trình biến đổi vất chất từ dạng tự nhiên của nó thành dạng vật chất có giá trị sử dụng khác nhau đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời làm biến đổi môi trường tự nhiên. Toàn bộ chu trình biến đổi mà công nghiệp tác đông vào môi trường có thể thấy rõ qua sơ đồ:
Môi trường tự nhiênđ Sản xuất công nghiệpđ Chất thải công nghiệp
¯
Sản phẩm có ích
¯
Quá trình tiêu dùng
¯
Chất thải
_ ¯
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, mức độ tác động của nó tới môi trường tự nhiên cũng tăng lên. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật được nhanh chóng đưa vào phát triển sản xuất công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến môi trường. Cùng với quá trình này công nghiệp phát triển nhanh chóng tăng cả về quy mô, phạm vi, tốc độ, cơ cấu đã tác động rất mạnh đển môi trường, làm biến đổi môi trường. Sự phong phú đa dạng của hoạt động sản xuất công nghiệp với một hệ thống ngành nghề ngày càng tăng, đã tạo ra hàng loạt mhững sự tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên. Con người thông qua sản xuất công nghiệp trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường tự nhiên, làm cho môi trường không chỉ đơn thuần vận động theo quy luật tự nhiên nữa. Thể hiện ở các mặt sau:
Quy mô của sản xuất công nghiệp tăng không ngừng và với tốc độ nhanh hàng loạt các ngành công nghiệp mới ra đời, đã khai thác sử dụng tài nguyên với một khối lượng lớn hơn trước rất nhiều, làm cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Hậu quả tất yếu không thể tránh khỏi là diện tích đất đai dành cho nông nghiệp và nguồn động, thực vật giảm đi nhanh chóng, phá vỡ thảm thực vất bao phủ bề mặt trái đất, làm giảm độ màu mỡ gây bạc màu chua mặn....
Tốc độ khai thác, sử dụng các loại tài nguyên động, thực vật dùng cho chế biến công nghiệp nhamh hơn rất nhiều lần khả năng tự tái sinh của thế giới động thực vật, đã làm giảm màu xanh trên trái đất. Tình trạng khai thác rừng ồ ạt với quy mô tốc độ lớn đã làm giảm tài nguyên rừng nghiêm trọng. Nhiều loại động, thực vật trên thế giới bị diệt chủng, khoảng 60000 loài động, thực vật đangtrong tình trạng suy thoái. Đây là nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường do môi trường tự nhiên tác động trở lại.
Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến đã tác động trực tiếp to lớn đến môi trường, phá huỷ bề mặt trái đất làm thay đổi địa hình nhiều nguồn tài nguyên bị sử dụng lãng phí. Một lượng chất thải lớn hàng năm được trả lại môi trường dưới các dạng lí hoá tính khác nhau.
Tất cả những tác động đó của phát triển công nghiệp dẫn đến những hậu quả to lớn đối với môi trường cụ thể là:
+ Hiệu ứng nhà kính, do tăng lượng khí _ EMBED Equation.2 ___ dẫn đến tăng nhiệt độ môi trường.
+ Phá vỡ tâng ôzôn.
+ Bão từ.
+Ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Lượng ôxi và nguồn nước giảm trong khi đó các loại khí độc như _ EMBED Equation.2 ___ ... tăng rất nhanh.
b) Những biện pháp phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường.
- Lựa chọn công nghệ thích hợp vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển công nghiệp hợp lí vừa đảm bảo các tiêu chí bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất công nghiệp theo hướng kết hợp phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Tổ chức công tác sử lí chất thải công nghiệp tăng cường vai trò và hoàn thiện các công cụ quản lí của nhà nước, nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp tới môi trường.
- Tiến hành thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường:
+ Đánh thuế ô nhiễm.
+ Cấp giấy phép ô nhiễm chuyển nhượng.
+ Thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
4.6. Phát triển công nghiệp với nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một câu hỏi được đặt ra là: Công nghiệp hoá có thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống hay không? Câu hỏi này được đặt ra bởi vì kết quả tăng trưởng kinh tế do công nghiệp mang lại thường dẫn đến sự tắc nghẽn giao thông, sự đi lại nơi làm việc ngày càng xa, gia tăng tội phạm, ô nhiễm môi trường. Nghĩa là tạo ra các yếu tố làm giảm chất lượng cuộc sống. Đó là một thực tế nhưng để đánh giá chất lợng cuộc sống thì có rất nhiều cách thức và rất nhiều yếu tố để đánh giá rất khó có thể đưa ra được kết luận đúng trên mọi giác độ. .Ngày nay phổ biến người ta dùng ba yếu tố cơ bản là: tuổi thọ bình quân, mức độ biết chữ, sức mua thực tế của người dân. Nhưng các yếu tố phản ánh chất lượng cuộc sống này đều phụ thuộc vào mức thu nhập quốc dân (GDP) trên đầu người. Tính quy luật là khi thu nhập quốc dân theo đầu người tăng lên thì tỉ lệ dân đô thị tăng lên, tỉ lệ học sinh tăng, tỉ lệ thầy thuốc trên 1000 dân tăng, tỉ lệ người dưới mức nghèo khổ giảm, tuổi thọ trung bình tăng....Những xu hướng trên khăng định rằng phát triển công nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi căn bản về mức sống của dân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống.
III-/ Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ
quá trình phát triển công nghiệp như đã phân tích ở trên ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế trên cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Nhưng đồng thời với quá trình đó thì công nghiệp cũng chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các yếu tố đó cụ thể như sau:
1.- Tiềm năng tự nhiên.
Vị trí địa lí đây là một nguồn lực cần được xem xét khi xác định cơ cấu công nghiệp để phát triển. Đó là một tất yếu trong quá trrình xây dựng nền kinh tế mở tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống kinh tế của quốc gia, khu vực và thế giới. Vị trí địa lí thuận lợi là đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế, sẽ tạo thành lợi thế so sánh với các vùng khác. Vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ có một vị trí địa lí hết sức thuận lợi, nếu tận dụng được lợi thế này thì đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế nói chung và tới phát triển công nghiệp nói riêng.
Các loại tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản) và các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa...) tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển công nghiệp của vùng. Các yếu tố này hoạc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép xây dựng cơ cấu công nghiệp gồm nhiều ngành với nền tảng vững chắc để phát triển. Cần chú ý rằng các nguồn lợi tự nhiên trên có loại ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển công nghiệp có loại ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu công nghiệp qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế khác (nông, lâm, nghư nghiệp, kết cấu hạ tầng kĩ thuật...). Vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ không phải là vùng giầu tài nguyên nhất so với các vùng khác trong cả nước. Tuy vậy vùng có một số loại tài nguyên với trữ lượng lớn, quan trọng và một số chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước. Địa bàn trọng điểm cần phải tận dụng tiềm năng này để tiềm năng có thể trở thành lợi thế so sánh cho phát triển công nghiệp.
2.- Dân số và nguồn nhân lực.
Dân số và nguồn nhân lực được coi là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Trước hết dân số và mức sống của dân cư tạo thành thị trường to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Thứ hai, trình độ dân trí, khả năng tiếp thu kĩ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành kĩ thuật cao. ở những quốc gia có nguồn lao động dồi dào trong cơ cấu công nghiệp cần chú ý đúng mức việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để góp phần tạo thêm việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có một lực lượng lao động với trình độ học vấn cao nhất cả nước, đây là một lợi thế rất lớn của vùng. Nếu như lợi thế này được phát huy đúng mức thì sẽ trở thành động lực để cho địa bàn trọng điểm phát triển hơn đúng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra.
3.- Tiến bộ khoa học công nghệ
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, cơ cấu công nghiệp của một nước vừa phải phản ánh su thế phát triển khoa học công nghệ, vừa phải biểu thị khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ. Sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ đến ự phát triển công nghiệp thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
-Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội xã hội là tác nhân trực tiếp tác động tới sự phát triển công nghiệp, tới sự phân hoá nội bộ ngành công nghiệp thành những phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp, đa dạng tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ khoa ọc và công nghệ trong tất cả các lĩnh vức của đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp. Nói cách khác sự phát triển một số ngành công nghiệp then chốt, trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu để thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ. Đồng thời tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những khả năng sản xuất mới đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, tạo ra những nhu cầu mới, làm hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Về khoa học công nghệ của vùng kinh tế trọng điểm, đây là một hạn chế, công nghiệp trong vùng đã có từ rất lâu nhưng ít được đổi mới. Chính vì thế cho đến ngày nay công nghệ nhìn chung đã lạc hậu so với khu vực và thế giới. Địa bàn trọng điểm cần phải có sự đổi mới công nghệ, tránh tình trạng tụt hậu quá xa, hạn chế sự phát triển của công nghiệp cũng như sự phát triển chung của cả vùng.
4.- Các điều kiện về vốn.
vốn có loại cơ bản: vốn sản xuất và vốn đầu tư.
-Vốn sản xuất được hiểu là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn tồn kho. Trong đó vốn cố định là bộ phận cơ bản.
-Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dich vụ sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình.
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và tới sự phát triển công nghiệp nói riêng. Hoạt động đầu tư tác động tới cả tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng...tăng lên. Quá trình đầu tư này sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Điều cần lưu ý là những tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất tới nền kinh tế mà cụ thể tới phát triển công nghiệp không phải là quá trình riêng rẽ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động một cách liên tục nhiều chiều.
Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu lao động và tài nguyên chỉ được coi là yếu tố đầu vào thì vốn đầu tư vừa được coi là yếu tố đầu vào, vừa được coi là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, của ngành công nghiệp, của nền kinh tế, mà nó còn là điều kiện để năng coa trình độ khoa học-công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi mở rộng ra các công trình xâ dựng và mở rộng ra quy mô sản xuất. Cùng với quá trình đó là sự phát triển của ngành công nghiệp. Trên địa bàn trọng điểm Bắc Bộ trong những năm qua việc sử dụng vốn đầu tư đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu công nghiệp theo chiều hướng tích cực, tăng nhanh tỉ trọng của công nghiệp chế biến trong cơ cấu công nghiệp. Một số ngành kinh tế quan trọng như; thông tin, viễn thông, công nghiệp ximăng, sắt thép, điện tử, lắp ráp ôtô, xe máy đã có những bước phát triển đáng kể. Nhưng trong những năm gần đây, vốn đầu tư toàn xã hội trên vùng kinh tế trọng điểm có su hướng giảm sút. Việc giảm đầu tư này sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế của vùng. Đây là một vấn đề mà phải sớm có biện pháp giải quyết.
5.- Các điều kiện về kết cấu hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp. Người ta không thể phát triển được công nghiệp trên một hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Hệ thống giao thông, các cảng biển, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc... đây là những yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng, tác động trực tiếp tới sự phát triển của công nghiệp. Đến lượt mình khi đã phát triển thì công nghiệp lại có những tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của kết cấu hạ tầng. ở đây ta có thể nói kết cấu hạ tầng là điều kiện, tiền đề, là cơ sở vật chất cơ bản thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp. Chính vì vậy để phát triển công nghiệp thì việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng là vô cùng cần thiết. Nhưng có một vấn đề cần phải lưu ý là việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, đây là lí do không khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì thế Nhà nước cần phải có sự đầu tư phù hợp vào kết cấu hạ tầng, việc xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp là điều rất cần thiết, điều này đảm bảo nguyên tắc là phát triển kết cấu hạ tầng để đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế.
Trong thời gian qua vùng kinh tế trọng điểm cũng đã được đầu tư thích đáng vào hệ thống kết cấu hạ tầng tuy nhiên cũng còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại trên một giác độ tổng hợp. Điều này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương II “ Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn trọng điểm” của chuyên đề.
6.- Các vấn đề về thị trường.
Thị trường là một vấn đề có vai trò hết sức quan trọmg cho quá trình phát triển công nghiệp. Thị trường ngày càng trở nên đa dạng ngoài thị trường truyền thống là thị trường hàng hoá thì ngày nay xuất hiện them nhiều loại thị trường mới như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ....Để đánh giá ảnh hưởng của thị trường tới sự phát triển công nghiệp trên địa bàn trọng điểm ta chia các loại thị trường trên ra thành hai loại cơ bản là thị trường các yếu tố đầu ra và thị trường các yếu tố đầu vào. Nhìn chung sự phân chia này chỉ là tương đối nhưng cả hai loại thị trường này đều tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của công ngiệp. Ngoài ra người ta còn chia thị trường thành thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Dưới đây chuyên đề sẽ đi sâu phân tích những tác động của thị trường trong nước và thị trường ngoài nước tới sự phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ.
a) ảnh hưởng của thị trường trong nước.
Theo thống kê cho thấy địa bàn trọng điểm có mối quan hệ trao đổi với tất cả các vùng và có thị trường trao đổi rộng khắp trong cả nước.
- Dự báo nhu cầu thị trường trong nước.
Theo dự báo dân số cả nước đến năm 2005 khoảng 83-84 triệu người năm 2010 khoảng 87-88 triệu người. Đây là thị trường rất lớn cần tính đến cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn trọng điểm.
Về nhu cầu hàng tiêu dùng
Theo dự báo sơ bộ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 600-800 USD và đến năm 2010 đạt 900-1200 USD, mức tiêu dùng hàng hoá bình quân đầu người đạt 250-300 USD/năm vào năm 2005 tăng 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT065.doc