Văn hóa thương mại ở Việt Nam rất trọng chữ tín. Các Doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường phải biết gìn giữ và nâng cao uy tín của mình. Uy tín là tài sản vô hình nhưng rất đỗi quan trọng, mất nó có thể khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thứ. Chính vì vậy, khi tham gia thị trường tại Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào, Orion cũng phải chú ý gây dựng uy tín và bảo vệ nó. Uy tín phải xuất phát từ một nền tảng phát triển vững chắc của doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm luôn đặt hàng đầu, bên cạnh đó phải có các biện pháp chống hàng giả. Hiện nay, hàng giả nhái sản phẩm của Orion lưu thông trên thị trường khá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp còn phải giữ chữ tín với người cung cấp, với khách hàng, với nhà phân phối: trả tiền hay cung cấp sản phẩm đúng hạn, đúng chất lượng.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n à đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (~ 60% GDP), đồng thời làm gia tăng nhập khẩu hàng hóa à nhập siêu tăng. Việt nam ...thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 2007… cùng với việc ngày 1/1/2009 chính thức mở cửa thị trường phân phối bán lẻ.
Tình hình lạm phát
• Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng vọt lên mức đỉnh là 28,32% yoy (tháng 8/2008), sau đó giảm nhanh do các biện pháp kiềm chế lạm phát
quyết liệt của Chính phủ, NHNN và giá cả hàng hóa thế giới (xăng dầu, nguyên vật liệu, lương thực..) giảm mạnh là giá hàng hóa nhập khẩu giảm và giá hàng hóa trong nước giảm.
• CPI tháng 12/2008 tăng 19,89% so cùng kỳ năm ngoái (năm 2007 là 12,63%), lạmphát trung bình cả nămlà 22,97%(năm2007 là 8,3%)
• Hầu hết các nhóm hàng đều giảm, các mặt hàng giảm mạnh nhất là lương thực và xây dựng.
• Dự kiến năm 2009, lạm phát tiếp tục hạ do kinh tế suy giảm và giá cả hàng hóa trên bình diện toàn cầu ở mức thấp. Dự kiến lạm phát bình quân cả nămthấp hơn mức 15%.
Tình hình thương mại
Xuất khẩu:
Kim ngạch 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5%, ~ 70% GDP
XK của KV trong nước đạt 28 tỷ, KV có vốn ĐTNN đạt 34,9 tỷ
Loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch XK tăng 13,5%
Nhập khẩu:
Kim ngạch 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3%, ~ 84% GDP
NK của KV trong nước đạt 51,8 tỷ, KV có vốn ĐTNN đạt 28,6 tỷ
Loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch NK tăng 21,4%.
Nhập siêu đã lên mức 17,5 tỷ USD ~20% GDP, là mức rất cao.
Trong đó, khu vực trong nước nhập siêu lên đến 23,8 tỷ $ khu vực có vốn ĐTNN xuất siêu 6,3 tỷ $.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
• Tính đến cuối năm 2008, vốn FDI thực hiện đã đạt 11,5 tỷ USD, đây là con số cao nhất trong vòng 21 năm qua. Vốn đăng ký trong năm 2008 cũng đã vượt 63 tỷ USD, đây cũng là con số kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại (+ 230% so 2007). Tuy nhiên,còn một số hạn chế như:
Tỷ lệ đầu tư trong năm 2008 vào công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt trên 56%(công nghiệp nặng, dầu khí..), dịch vụ chiếm trên 45%(phầnlớn là kinh doanh khách sạn, văn phòng), phần còn lại rất nhỏ là nông lâm ngư nghiệp (0,42%).
Vốn điều lệ trong tổng vốn FDI cam kết chỉ đạt rất thấp ~26%.
Tỷ lệ vốn giải ngân/vốn cam kết có xu hướng giảm, hiện chỉ đạt ~ 19%
• Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) dự báo năm 2009, Việt Nam vẫn có thể thu hút được bằng 30% so với năm 2008, tức là khoảng 20 tỷ USD. Vốn thực hiện ước đạt ~ 10 tỷ USD.
• Tuy nhiên, khả năng giải ngân nguồn vốn này trong năm 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới biến động bất lợi.
Tình hình lãi suất, tín dụng
• Năm 2008, sau cuộc chạy đua tăng lãi suất của các NHTM khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHNN đã chuyển từ điều hành theo cơ chế lãi suất thỏa thuận sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản(LSCB) (5/08) NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng LSCB từ 8,25% lên 14% và 5 lần điều chỉnh giảm LSCB từ 14% xuống 8,5%
• Trong năm nay, NHNN cũng đã 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB từ 1,2%-3,6%-5%-10% và 2 lần giảm từ 10%-9%-8,5%.
• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc nội tệ có 1 lần tăng từ 10%à11% và 4 lần giảm từ 11%-10%-8%-6%-5%.
• Theo NHNN, tổng phương tiện thanh toán năm 2008 ước tăng 17% và dư nợ tín dụng tăng 22%, chưa bằng ½ năm 2007. Tốc độ tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm giảm dần dù tình hình vốn của các NHTM dư thừa nhiều cho thấy những khó khăn của nền kinh tế đang ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tình hình tỷ giá hối đoái
• Năm 2008 là một năm đầy biến động của tỷ giá USD/VND. Đầu năm VND tiếp tục đà tăng giá từ năm 2007 do luồng vốn FPI, FDI vào nhiều. Tuy nhiên, sau đó VND nhanh chóng giảm giá mạnh do tình hình nhập siêu lớn và cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn vốn nhà ĐTNN (từ mua ròng chuyển sang bán ròng trên TTCK)
• Năm 2008, NHNN đã ba lần điều chỉnh biên độ, từ mức +/-0,75% à +/-1% (tháng 3) à +/- 2% (tháng 6) à +/- 3% (tháng 12) và hai lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2% (tháng 6) và 3% (tháng 12) do áp lực chênh lệch cung - cầu trên thị trường ngoại hối tại những thời điểm đó.
Tính từ đầu năm, VND đã giảm giá ~10% so với USD, mức lớn nhất kể từ năm 1997.
• Ngân hàng Nhà nước cũng đã can thiệp mua/bán trên thị trường để ổn định tỷ giá. Lần đầu tiên, NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia đạt ~ 21 tỷ USD (6/2008) và đến tháng 12 (ngày 24/12), Thống đốc NHNN cho biết dự trữ ngoại hối hiện vẫn cao hơn mức 20,3 tỷ USD năm 2007.
Thị trường trái phiếu
• Doanh số phát hành trái phiếu tăng mạnh, nửa đầu năm 2008, tăng 28%, trong đó trái phiếu chính phủ tăng 31%. Riêng trái phiếu doanh nghiệp chỉ tăng 8,6% do thị trường vốn biến động bất lợi.
• Lãi suất trái phiếu có thời điểm lên đến 20-25% năm khi các nhà ĐTNN bán tháo do e ngại VND sẽ bị phá giá mạnh (tháng 6/2008), sau đó giảm dần và hiện nay ở mức từ 9,5% -10% năm (kỳ hạn 2 – 5 năm).
• Từ tháng 10/2008, nhà ĐTNN tiếp tục bán ròng trái phiếu với số lượng khá lớn, ước khoảng 1-1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng vốn này đều nhanh chóng bị hấp thụ bởi các NHTM trong nước do tình hình vốn dư thừa, trong khi tín dụng không tăng trưởng.
• Dự đoán năm 2009, lãi suất trái phiếu sẽ xuống mức 7%-8% (kỳ hạn 2-5 năm). Lãi suất quá thấp sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư do tỷ lệ rủi ro hiện nay được đánh giá là cao và không hấp dẫn nhà ĐTNN. Hiện một số phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ trong tháng 12, tỷ lệ trúng thầu rất thấp và rất ít nhà đầu tư tham gia.
Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế tới các doanh nghiệp.
Với cuộc khủng hoảng toàn cầu… Doanh nghiệp phải thích ứng với bão…
Trong năm 2009, vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp khó khăn (trừ những doanh nghiệp năng động linh hoạt lách được vào những kẽ hở của thị trường).
Tình hình kinh tế thế giới lại đang biến động rất nhanh, bất thường và theo chiều hướng tiêu cực. Những đánh giá - dự báo về xu hướng lan rộng và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nhìn chung là bi quan. Đầu tư giảm, bất ổn gia tăng, dẫn tới nguy cơ gây giảm phát và suy thoái toàn cầu kéo dài. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa mới bắt đầu quá trình khôi phục, ổn định vĩ mô sau "cơn" lạm phát cao kéo dài, sức còn yếu, gốc "bệnh tật" chưa được tẩy trừ. Nhiều DN, nhất là các DNNVV, đang lâm vào tình trạng "sức cùng, lực kiệt", lại vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, việc dự báo đúng tình hình và cảnh báo sớm các khả năng đột biến là đặc biệt quan trọng đối với sự "an nguy" của các DN
Các DN cần phải có một chiến lược tích cực hơn chúng ta phải thích ứng với bão, nếu dừng lại để chờ sẽ có nhiều nguy hiểm. Hiện nay các DN quan tâm về chống tham nhũng, phát triển thị trường mạnh đến đâu, tham nhũng sẽ lùi đi đến đấy.
Bộ phận nghiên cứu thị trường của DN phải biết được sự biến động của những yếu tố chủ yếu thuộc môi trường kinh tế như: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng và phát triển KTQD, tỷ lệ lạm phát, sự ổn định về kinh tế; chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ để kịp thời đưa ra các quyết định các chiến lược.
Khi nền kinh tế trong nước suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, hoạt động của các DN sụt giảm thì nhu cầu đối với sản phẩm sụt giảm, môi trường kinh doanh không thuận lợi, đây là yếu tố làm thất bại các kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số kinh tế vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong thực hiện các kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và chiến lược marketing nói riêng.
Chính trị – Pháp luật
Sự bình ổn:
Ngay từ buổi đầu được thành lập ngày 2-9-1945 và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Nhà nước Việt Nam luôn luôn dành sự quan tâm thích đáng cho việc thực thi và phát triển dân chủ, thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội song song với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nên một môi trường Việt Nam hoà bình, hữu nghị, hợp tác..
Trong điều kiện thế giới, khu vực có những diễn biến rất phức tạp, có thể khẳng định, an ninh chính trị là điểm sáng của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận. Điểm sáng này tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng đầu tư vào Việt Nam, là điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra”
An ninh chính trị là điểm sáng của Việt Nam và điều này đã được các nước thừa nhận. Đất nước ổn định đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng đầu tư vào Việt Nam. Vai trò nòng cốt để tạo dựng sự ổn định chính là lực lượng Công an, Quân đội, đặc biệt là việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, tạo điều kiện để nhân dân chủ động nêu cao cảnh giác, phát hiện, phòng chống tội phạm, tham gia góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong đó lực lượng Công an đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, hoan nghênh ý thức tích cực, tự giác của đông đảo người dân trong vấn đề này. Tuy nhiên chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác, không được chủ quan, thỏa mãn. Thành tích hôm qua không đồng nghĩa sẽ có thành tích sắp tới bởi kẻ thù trăm mưu ngàn kế, chúng không muốn Việt Nam ổn định, phát triển. Chúng luôn tìm cách phá hoại đất nước chúng ta trên nhiều mặt, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tư tưởng song tôi tin với truyền thống và kinh nghiệm đã được tôi luyện qua thử thách, chúng ta sẽ tiếp tục thu được những thành tựu mới trong việc giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Những hoạt động khủng bố đang diễn ra trên thế giới gây hậu quả rất đau lòng và bị nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới lên án mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta phải tích cực hợp tác và ngăn chặn các hoạt động khủng bố để xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan chức năng đã, đang triển khai các biện pháp cần thiết trong việc phòng, chống vấn đề này, không cho phép khủng bố xảy ra ở Việt Nam – một dân tộc yêu chuộng hòa bình và luôn thân thiện với bè bạn quốc tế.
...Việt Nam chủ trương phát huy tối đa nội lực, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, với tinh thần là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Chính vì vậy, công ty Orion đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm để tiến tới mở rộng thị trường sang các nước lân cận, xung quanh của khu vực. Đây chính là một sự lựa chọn sáng suốt.
Pháp lý cho các doanh nghiệp
Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ.
Từ sự ảnh hưởng khá lớn của pháp luật đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày, nên việc tạo một hành lang pháp lí thông thoáng nhưng trong khuôn khổ là vô cùg quan trọng. Sau đây là một số những nghĩa vụ pháp luật chung trong kinh doanh tại Việt Nam
Các nghĩa vụ pháp lý về thuế
Tất cả các loại hình kinh doanh ở Việt Nam đều phải trả thuế. Các loại thuế hiện đang áp dụng rất nhiều:
- Thuế môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: được áp dụng cho các mặt hàng Nhà nước cần điều tiết (đồ uống, rượu, thuốc lá, các hoạt động giải trí, sản xuất ôtô và xe máy). Đối với tất cả các loại hình kinh doanh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trị giá gia tăng được miễn trừ; - Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế xuất nhập khẩu: áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.
Nghĩa vụ pháp lý giấy phép kinh doanh
“Doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, đó là tư tưởng chung rất thoáng đối với bạn theo pháp luật hiện nay. Tuy nhiên, có những ngành nghề mà bạn muốn kinh doanh sẽ có điều kiện kinh doanh nhất định hay phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Bạn hãy tìm đến các cơ quan chức năng để tìm các thông tin phù hợp cho doanh nghiệp của mình về vấn đề này trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Nghĩa vụ pháp lý về điều kiện làm việc
Quan tâm đến điều kiện làm việc của các nhân viên sẽ tránh được những tổn hại, thương tật không cần thiết do tai nạn ở nơi làm việc cũng như các bệnh nghề nghiệp gây ra. Việc này sẽ góp phần tăng năng suất, động viên công nhân, tạo điều kiện tốt cho công việc kinh doanh.
Khi xem xét các điều kiện làm việc, hãy suy nghĩ về những vấn đề như tiếng ồn, ánh sáng, và việc sử dụng, lưu giữ những chất độc hại. Bạn cần phải tuân thủ các qui định và luật về lao động.Khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh mới phải cân nhắc xem các điều kiện làm việc tốt sẽ làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh như thế nào. Hãy nhớ rằng điều kiện làm việc tốt sẽ có ích cho công việc kinh doanh của bạn.
Nghĩa vụ pháp lý về bảo hiểm
Có nhiều rủi ro khi tiến hành một công việc kinh doanh. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà có các loại rủi ro khác nhau. Nhu cầu về hàng hoá của bạn giảm sút cũng là một phần rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, các loại rủi ro khác có thể được giảm nhẹ nhờ mua bảo hiểm.
Bạn không thể bảo hiểm tất cả mọi thứ. Bảo hiểm kinh doanh thường được thực hiện đối với những loại sau:
- Các tài sản như máy móc, hàng lưu kho, xe cộ được bảo hiểm chống trộm cắp;
- Hàng hoá trong quá trình vận chuyển (đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu);
- Tài sản được bảo hiểm chống bão lụt hay cháy;
- Bảo hiểm y tế cho bản thân bạn và người làm công;
- Bồi thường lao động hay bảo hiểm tai nạn lao động.
Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế và xã hội là bắt buộc đối với bất kì đơn vị kinh doanh nào có hơn 10 nhân viên.
Đối với công việc kinh doanh của bạn thì bảo hiểm sẽ đem lại bảo đảm về mặt tài chính đối với nhiều vấn đề. Một số chủ kinh doanh quyết định không mua bảo hiểm để tiết kiệm tiền. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và giá trị tài sản việc không mua bảo hiểm không phải bao giờ cũng là một quyết định sáng suốt. Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm và những thiết bị đắt tiền bị mất do trộm cắp hay cháy, bạn sẽ phải trích tiền lãi để mua thiết bị thay thế.
Bạn phải quyết định loại hình bảo hiểm nào mình cần. Bạn có thể lấy thông tin về bảo hiểm từ nguồn tư vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ. Có các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ được thành lập để hỗ trợ kinh doanh nhỏ. Giấy báo giá cũng có thể lấy được từ các công ty bảo hiểm ở địa phương. Tuy vậy, bạn phải nhớ rằng các công ty bảo hiểm sẽ cố gắng bán bảo hiểm trọn gói. Phải sáng suốt kiểm tra các nguồn để Những nghĩa vụ pháp lý trên là rất cần thiết đế hoạt động kinh doanh của bạn được suôn sẻ. Nếu gặp những khó khăn về mặt pháp lý bạn có thể được giải quyết nhờ vai trò của tư vấn pháp luật và các luật sư. Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có được những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) lại công bố các báo cáo nghiên cứu về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của từng quốc gia dựa trên việc rà soát những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực của quốc gia đó qua các tiêu chí:
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay. Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái.
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên so với nước ta. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145).
Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau. Với những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh danh về yếu tố pháp luật thì Orion đã dễ dàng trong mọi thủ tục để có thể thành lập chi nhánh mới cũng như được sự hẫu thuẫn của cơ quan địa phương để mở rộng thị trường kinh doanh.
Văn hóa – xã hội
Văn hóa thương mại ở Việt Nam rất trọng chữ tín. Các Doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường phải biết gìn giữ và nâng cao uy tín của mình. Uy tín là tài sản vô hình nhưng rất đỗi quan trọng, mất nó có thể khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thứ. Chính vì vậy, khi tham gia thị trường tại Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào, Orion cũng phải chú ý gây dựng uy tín và bảo vệ nó. Uy tín phải xuất phát từ một nền tảng phát triển vững chắc của doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm luôn đặt hàng đầu, bên cạnh đó phải có các biện pháp chống hàng giả. Hiện nay, hàng giả nhái sản phẩm của Orion lưu thông trên thị trường khá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp còn phải giữ chữ tín với người cung cấp, với khách hàng, với nhà phân phối: trả tiền hay cung cấp sản phẩm đúng hạn, đúng chất lượng.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc. Hơn nữa, Orion là một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100 % từ Hàn Quốc. Việc thực hiện Marketing có thể theo xu hướng của đất nước xứ Hàn để có thể gần gũi hơn với người Việt. Như hình ảnh của Jang Dong Gun (diễn viên rất được hâm mộ tại Việt Nam) cùng người thiếu nữ trong tà áo dài trong clip quảng cáo của Orion có thể gây ấn tượng về sự gần gũi giữa hai quốc gia.
Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
Có thể thấy nhu cầu của người dân trên thị trường bánh kẹo hiện nay là rất lớn. Bên cạnh những thực phẩm thiết yếu thì giờ đây cũng có mặt với tần suất ngày càng nhiều của các loại thực phẩm “ngọt”. Khẩu vị của khách hàng cũng đa dạng và tinh tế hơn. Người Việt mua bánh không phải chỉ để ăn mà còn để biếu, tặng bạn bè và gia đình trong những dịp lễ tết. Đó là một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Có thể nói thị trường Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng của Orion Food Vina.
Môi trường kỹ thuật công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Nó làm thay đổi phương thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phương thức trao đổi của xã hội nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay công nghệ và kỹ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Sản phẩm mới, quy trình mới, vật liệu mới đẫn đến tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống.các sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt hơn, tính năng tốt hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung hơn. Tất cả điều đó đã tạo ra một thị trường mới cho sản phẩm, dịch vụ của DN.
Thực tế cho thấy những xu thế trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ đều có những ảnh hưởng tới các quyết định marketing của doanh nghiệp, nhất là xét về dài hạn. Những thay đổi công nghệ vừa tác động mạnh mẽ tới phương thức sản xuất của các ngành sản xuất, vừa tác động tới cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của dân cư, vừa tạo ra những nhu cầu đòi hỏi mới về sản phẩm dịch vụ.
Có thể nói, nhân tố kỹ thuật-công nghệ tác động tới các quyết định marketing theo hai phương thức, thứ nhất là các tác động làm thay đổi lối sống của khách hàng hoặc là làm xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng mới và giúp tạo ra những sản phẩm để thỏa mãn những đổi thay trong lối sống đó.
Đồng thời khi nghiên cứu tác động của các yếu tố công nghệ, người làm công tác Marketing phải xác định được một cách cụ thể về trình độ hiện tại của doanh nghiệp và cả khách hàng, những lợi thế về công nghệ của doanh nghiệp, đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệ của doanh nghiệp so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và thế giới.
Ngày nay, Các thành tựu khoa học nối đuôi nhau ra xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn.
Sự tăng tốc của những đổi thay công nghệ; ngày nay, khoảng thời gian từ khi những ý tưởng về sản phẩm mới xuất hiện đến khi chúng được triển khai trên thực tiễn đã được rút ngắn nhanh chóng. Sự tăng tốc của những thay đổi công nghệ làm cho chu kỳ đời sống của các sản phẩm bị rút ngắn. Nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất 2-4 năm. một máy tính mới tinh chỉ sau 1 năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng. Những tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Vì thế các đối thủ cạnh tranh với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiến tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Xuất hiện ngày càng nhiều các công nghệ mới mà trước đây chưa hề có. Sự ra đời của các công nghệ mới sẽ tạo ra những cuộc cách mạng về sản phẩm, Chuyển giao công nghệ…
Mức ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển của các quốc gia có xu hướng tăng lên làm cho các nghiên cứu do chính phủ đầu tư được tăng lên . Các doanh nghiệp cũng cần phải lập ra các quỹ đầu tư, nghiên cứu và phát triển để giúp doanh nghiệp hoàn thiện máy móc, các quy trình kỹ thuật. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới…sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
Chính sách bảo vệ bản quyền ở Việt Nam cũng đang được nâng cao dần. Nếu như những năm trước Việt Nam thuộc vào top những nước có tỉ lệ ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm lớn nhất thì nay tỉ lệ đó đang được rút ngắn đần. Người dân đã bắt đầu ý thức được các lợi ích và tác hại của việc ăn cắp bản quyền. Các doanh nghiệp cũng bắt tay vào công cuộc bảo vệ bản quyền để bảo vệ uy tín và chất lượng cho sản phẩm của mình.
Các quy định đối với sản phẩm ngày càng được hoàn thiện để nhằm mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food Vina Sử dụng mô hình SWOT.doc