Đề tài Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới

Lời mở đầu

Chương 1: Một số vấn đề chung về thương mại quốc tế

1.1. Cơ sở phát triển của thương mại quốc tế

1.1.1. Cơ sở hình thành thương mại quốc tế

1.1.2. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế

1.2 Các chiến lược phát triển ngoại thương

1.2.1. Chiến lược thay thế nhập khẩu

1.2.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế

1.2.3. Chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu

1.2.4. Chiến lược phát triển hỗn hợp

1.3. Vai trò của thương mại quốc tế đối với quá trình phát triển kinh tế quốc dân

1.3.1 Vai trò đối với việc phát triển kinh tế

1.3.2. Vai trò đối với việc giải quyết việc làm và các vấn đề chính trị - xã hội của mỗi quốc gia.

1.4. Một số kinh nghiệm phát triển ngoại thương trên thế giới

1.4.1 Hàn Quốc

1.4.2 Đài Loan

1.4.3 Malaysia

1.4.4 Trung Quốc

Chương 2: Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua

2.1. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986

2.1.1. Chiến lược phát triển ngoại thương thời kỳ 1975 - 1986

2.1.2. Thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986

2.1.3. Đánh giá ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1975 - 1986

2.2. Ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay

2.2.1. Chiến lược phát triển ngoại thương từ 1986 đến nay

 

doc118 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối và chủ trương phát triển kinh tế cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, sao cho phù hợp với xu thế nhưng không đi chệnh đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kế thừa và phát huy có chọn lọc các quan điểm và tư duy đổi mới của Đại hội VI, Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) đã đề ra "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế , xã hội đến năm 2000" trong đó tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chỉ đạo "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" và "mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất cả các nước ở các khu vực trên thế giới", nước ta chủ trương tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng "đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại" Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến tới "tự do hoá thương mại", Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản chế độ, chính sách mới nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Điển hình nhất trong thời kỳ này là Nghị định 114/HĐBT (ngày 7/4/1992) của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu. Sự ra đời của Nghị định này đã đánh dấu bước chuyển mới từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá thương mại, từ cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính, chỉ được làm những gì mà Nhà nước cho phép sang cơ chế quản lý bằng các đòn bẩy kinh tế, được làm tất cả những gì mà Nhà nước không cấm. Đến năm 1994, trước những chuyển biến mạnh của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, Chính phủ ban hành Nghị định 33/CP (ngày 19/4/1994) về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm bổ sung và sửa đổi những khiếm khuyết của Nghị định 114/HĐBT cho phù hợp với yêu cầu mới. Nhờ có việc đề ra chính sách đổi mới đúng lúc và điều chỉnh kịp thời những khiếm khuyết của các chính sách, Chính phủ đã đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dần dần ổn định. Sản xuất và lưu thông trong nước đã được hồi phục và phát triển theo chiều hướng tốt hơn, khiến cho thị trường hàng hoá của nước ta ngày càng sôi động, đa dạng và phong phú. Giá cả hàng hoá trên thị trường ngày một ổn định, lạm phát dần bị đẩy lùi, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhu cầu hàng hoá tiêu dùng đã được thị trường đáp ứng ngày một đầy đủ hơn, tạo ra xu hướng hàng hoá trên thị trường ngày một phong phú và đa dạng, chất lượng ngày một cao, nhiều mặt hàng đã ở tình trạng dư cung. Từ sau năm 1991, mặc dù hoạt động ngoại thương của ta diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn do bị mất các thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu(cũ), trong khi đó đến trước tháng 3/1995 Mỹ và một số nước tư bản vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế đối với nước ta, chúng ta cùng một lúc vừa phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường thế giới mới, vừa phải thay đổi phương thức và nghệ thuật kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đạt được kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu (xem biểu 4). Từ biểu 4 thấy được rằng: mặc dù có năm xuất khẩu tăng thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ thời kỳ 1995 - 1997, song nhìn chung tốc độ tăng trưởng là khá cao. Còn về nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,1%. Cán cân thanh toán của nước ta luôn luôn trong trạng thái nhập siêu: năm 1991 nhập siêu 251 triệu rúp - USD, năm 2000: 1154 triệu USD và đến năm 2003 nhập siêu 5075 triệu USD. Đây cũng là quy luật chung tất yếu của các nước đang phát triển thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Từ sau năm 1986 chúng ta tập trung vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, trong đó cần tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và hàng có hàm lượng chất xám. Biểu 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003 Năm Kim ngạch XNK (triệu rúp - USD) Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tổng số (triệu rúp - USD) Trong đó (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng % Tổng số (triệu rúp - USD) Trong đó (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng % 1991 4425,2 2087,1 2009,8 - 13,17 2338,1 2049,0 49,29 1992 5121,4 2580,7 2552,4 23,65 2540,7 2540,3 23,98 1993 6909,2 2985,2 2952,0 15,67 5000,0 3924,0 54,47 1994 8600,0 3600,0 3571,0 20,59 5000,0 5000,0 27,42 1995 12800,0 5300,0 5300,0 47,22 7500,0 7500,0 50,00 1996 18400,0 7256,0 7256,0 36,91 11144,0 11144,0 48,59 1997 20777,0 9185,0 9185,0 26,58 11592,0 11592,0 4,02 1998 20860,0 9360,0 9360,01 1,91 11500,0 11500,0 0,80 1999 23283,0 11541,0 1541,0 23,30 11742,0 11742,0 2,10 2000 30120,0 14483,0 14483,0 25,49 15637,0 15637,0 33,17 2001 31189,0 1502,07 15027,0 3,76 16162,0 16162,0 3,36 2002 3648,8 16705,8 16705,8 11,17 19733,0 19733,0 22,09 2003 44815,0 19870 19870 18,94 24945,0 24945,0 26,41 Nguồn: - Số liệu từ 1991 đến 2001 - Niên giám thống kế 2002, NXB TK - Số liệu năm 2002 - Kinh tế XH VN tháng 3/2001 - 2003,NXB TK, HN 2003, tr 256 - Số liệu năm 2003 - Tình hình TM tháng12 và cả năm 2003 (Bộ TM). Về cơ cấu xuất nhập khẩu, trước hết xem xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Giai đoạn 1986 - 1988 là giai đoạn chúng ta chưa có gạo và dầu thô xuất khẩu, hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông - lâm - thủy sản, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Song tỷ trọng của hàng nông - lâm - thuỷ sản có chiều hướng giảm dần: từ 62,8% năm 1986 còn 56,2% năm 1988; hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: có chiều hướng tăng dần : từ 28,8% (1986) lên 36,9% (1988) và hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng mạnh: từ 8% (1986) lên 17,2% (1988). Khi Việt Nam bắt đầu có gạo và dầu thô xuất khẩu (1989) thì cơ cấu xuất khẩu có sự thay đổi khá rõ rệt, thiên về sự tăng lên của ngành hàng nông - lâm - thủy sản và công nghiệp nặng, khoáng sản: nếu cả 2 ngành này năm 1986 có tỷ trọng là 70,8% thì đến năm 1990 là 73,6%. Trong giai đoạn 1991 - 1995 cơ cấu hàng nông - lâm - thủy sản, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên: năm 1991: 85,7%, năm 1993: 86,2%, sang đến năm 1995 chỉ còn 71,6%, nguyên nhân chính là do sự "lên ngôi của hàng dệt may, giày dép và chế biến thuỷ sản" Sự tăng lên tỷ trọng của hàng công nghiệp chế biến giày dép, may mặc trong kim ngạch xuất khẩu cho chúng ta thấy rằng: nền kinh tế nước ra đang ở giai đoạn mở đầu để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Bước sang giai đoạn 1996 - 2003, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể (xem biểu5). Biểu 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam 1995 - 2003 (%) Ngành nhóm hàng 1995 1999 2000 2001 2002 2003 1. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 34,9 31,2 27,6 2. Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 28,5 36,8 33,8 35,7 38,3 43,0 3. Hàng nông-lâm- thủy sản 46,2 31,9 39,0 29,4 30,5 29,4 Nguồn: từ 1995 - 2000: Kinh tế XH VN 3 năm 2001 - 2003, Tổng cục Thống kê. Năm 2002 - 2003 Bộ Thương mại Căn cứ vào biểu 5, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, mà chủ yếu là khoáng sản xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô có xu hướng giảm dần vào những năm đầu thế kỷ 21. Còn nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại ngược lại, tăng dần lên: năm 1995 tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của chúng ta là 28,5% thì năm 2000 là 33,8% và đến năm 2003 là 43,0%. Hàng nông - lâm - thủy sản có tỷ trọng giảm dần (1995: 46,2%, 2000: 39,0% và năm 2003: 29,4%). Trong thời kỳ này chúng ta đã và đang dần đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược xuất khẩu là: tăng dần tỷ trọng hàng chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu và hàng sơ chế. Trong các mặt hàng chế biến, đáng kể nhất là các mặt hàng chủ lực: giày dép và hàng dệt may. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đạt 850 triệu USD, đến năm 2003 đạt 3630 triệu USD (bằng 4,3 lần năm 1995); hàng giày dép: năm 1995 đạt kim ngạch xuất khẩu 296,4 triệu USD đến năm 2003 đạt 2225,0 triệu USD bằng 7,5 lần năm 1995. Về thị trường xuất khẩu, nhìn chung chúng ta ngày càng có nhiều tiến bộ trong việc duy trì, củng cố, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn lại thời kỳ từ năm 1986 đến nay xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang các nước và khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Nếu như trước đây hàng xuất khẩu của ta chủ yếu sang các nước khu vực I (Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây), thì từ cuối những năm 1990 chiến lược phát triển ngoại thương của ta chuyển hướng sang các nước khu vực II (các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển). Thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực I bị co hẹp lại và có thể coi là chúng ta đã bị mất thị trường xuất khẩu, làm mất theo 70 - 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời với việc mất thị trường khu vực I, chúng ta lại phải đứng trước những khó khăn và thử thách mới, dó là việc Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế, cho nên chúng ta vừa phải chuyển hướng tìm kiếm thị trường mới, vừa phải thay đổi phương thức và nghệ thuật kinh doanh theo xu thế chung của thế giới. Nhờ vậy tình hình hoạt động ngoại thương của ta được cải thiện và ngày càng có chiều hướng phát triển (xem biểu 6). Biểu 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 1990 – 2002 (ĐVT %) Vùng lãnh thổ 1990 1995 2000 2001 2002 - Châu Á: + ASEAN + Trung Quốc + Nhật Bản + Hàn Quốc 43,0 13,0 0,3 14,0 1,1 72,4 18,4 6,6 26,8 4,3 60,0 18,1 10,6 17,8 2,4 57,3 17,0 9,4 16,7 2,7 52,1 14,5 8,9 14,6 2,8 - Châu Âu: +EU +Đông Âu 51,0 45,0 20,0 5,0 23,0 19,6 1,9 23,4 20,0 2,6 23,5 18,9 2,0 - Châu Mỹ: + Mỹ 7,0 4,4 6,6 5,1 8,9 7,1 16,3 14,5 - Châu Đại Dương + Ôxtrâylia 0,3 1,9 9,0 8,8 7,1 6,9 8,1 8,0 - Châu Phi. 0,2 0,6 1,0 1,1 0,8 Nguồn: 1990 - 1995. Tổng cục TK 1996, 2000- 2002. Tổng cục TK 2003. Qua số liệu ở biểu 6 cho thấy sang thị trường châu Á tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam có giảm, song đây vẫn là thị trường lớn cần củng cố, duy trì và quan tâm, nhất là các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm mạnh trong thời kỳ 1991 - 1995 (như đã phân tích ở trên), tuy vậy vẫn giữ được tỷ trọng ổn định (trên 23%) trong thời kỳ 2000 - 2003, chủ yếu do chúng ta tăng cường quan hệ buôn bán với các nước trong khối thị trường chung châu Âu (EU). Đặc biệt, chúng ta đã phát triển sang thị trường châu Mỹ, nhất là sau khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu của ta tăng rất mạnh (từ 6,6% năm 2000 lên 16,3% năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003 đạt tỷ trọng 22,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Hết năm 2003 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Âu -Mỹ đạt 44,3%. Đến năm 2003 có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ) là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Singapore, Đức, Anh, Đài Loan, Inđônêxia, Hà Lan, Pháp. Năm 2002 Nhật Bản là nước đứng đầu về nhập khẩu của Việt Nam thì sang năm 2003 Hoa Kỳ vượt lên trên Nhật Bản. Từ kết quả này thấy rằng, bên cạnh việc Việt Nam chú trọng duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, tận dụng mọi cơ hội có được về sự phục hồi kinh tế thế giới làm tăng nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá, tận dụng sự tăng giá do tình hình biến động về kinh tế thế giới mang lại, chúng ta còn nhanh chóng mở rộng thị trường, có những chính sách phù hợp với việc khuyến khích phát triển ngoại thương, đã kịp thời tạo ra những đột phá để phát triển ngoại thương, nên trong những năm qua, xuất khẩu hàng hoá của ta có tốc độ tăng trưởng khá cao và bền vững. Việc mở rộng thị trường sang châu Mỹ, EU, châu Phi là hướng đi đúng đắn và do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu thị trường khá hợp lý. Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua cũng có nhiều tiến bộ về cả cơ cấu hàng hoá cũng như thị trường. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay về cơ bản nhập khẩu vẫn luôn luôn ở trong tình trạng cao hơn xuất khẩu. Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu của ta là 2338, 1 triệu rúp - USD, nhập siêu 251 triệu rúp - USD, năm 1995: 7500 triệu USD, nhập siêu 2200 triệu USD, đến năm 2003 nhập khẩu 24945 triệu USD, nhập siêu 5075 triệu USD. Sở dĩ chúng ta nhập siêu cao như vậy là do yêu cầu về phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, buộc chúng ta phải huy động tối đa nguồn tài lực nước ngoài, nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tăng cường đầu tư để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời chiến lược phát triển kinh tế của ta là tăng cường xuất khẩu, nên để có hàng hoá xuất khẩu, cần phải tăng cường nhập để xuất. Trong nhập khẩu, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của ta cũng có những thay đổi rõ rệt. Nếu năm 1986 nhập khẩu tư liệu sản xuất của ta chiếm 86,6%, trong đó nhập nguyên vật liệu chiếm 51,9% thì đến năm 1998 nhập tư liệu sản xuất đã tăng lên 91,5%( trong đó nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 61%). Xu hướng chung chuyển biến tích cực là giảm dần nhập hàng hoá tiêu dùng (năm 1986 nhập khẩu chiếm 13,4% đến năm 1998 còn 8,5%). Đến giai đoạn 2000 - 2003, cơ cấu nhập khẩu vẫn tăng về phía nhập tư liệu sản xuất. Năm 2003, nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm 93,3%, còn hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong các mặt hàng nhập khẩu, nguyên liệu và vật liệu tăng khá, nhất là các nguyên vật liệu cho công nghiệp dệt may và giày dép, vì đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, nên cần phải tăng cường nhập khẩu các loại hàng hoá đó. Về cơ cấu nhập khẩu theo thị trường, chúng ta vẫn chú trọng hàng hoá được nhập từ các nước trong khu vực châu Á. Hiện nay các nước châu Á là nguồn cung cấp chính hàng hoá nhập khẩu cho Việt Nam. Mục tiêu chúng ta đặt ra là sẽ giảm tỷ trọng nhập từ các nước châu Á xuống còn 55% song hiện nay vẫn còn cao: chiếm 80% kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực châu Á hiện nay chúng ta nhập của các nước khối ASEAN 24,2%, của Trung Quốc 10,9%, Nhật Bản 12,7%, Đài Loan 12,9% và Hàn Quốc 11,6%. Nhìn chung trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nó phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế của nước ta. Sự tăng trưởng mạnh đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế vững chắc luôn ở mức trên dưới 7%/năm. 2.2.3 Đánh giá ngoại thương Việt Nam từ năm 1986 đến nay Trước hết, xem xét định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1986 trở đi Khi chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, tình hình phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Tình hình thế giới cũng đang có nhiều biến động bất lợi cho ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải coi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác là những đồng minh và là chỗ dựa duy nhất trong việc đảm bảo an ninh và sự ổn định của kinh tế. Mặt khác đường lối đối ngoại của ta là mở rộng quan hệ thân thiện và tiến tới toàn diện với tất cả các nước khác trong các khu vực khác nhau với các màu sắc chính trị khác nhau để dần phá thế bao vây, bị cô lập trên trường quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của họ để phát triển kinh tế, tạo sự ổn định trong đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Chính vì vậy, thời kỳ 1986 - 1990 chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam là đổi mới, mở cửa đơn phương để hội nhập. Chỉ có đổi mới và mở cửa để hội nhập thì mới có cơ hội phát triển kinh tế, đưa nước ta tiến lên để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và suy thoái. Nhờ có định hướng đúng về đường lối, chúng ta đã triển khai và thực hiện nhiều biện pháp cải cách quan trọng như: từng bước xoá bỏ bao cấp, nhất là bao cấp về giá, khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau phát triển để giải phóng sức lao động, đổi mới các hoạt động tài chính, tiền tệ; trong sản xuất kinh doanh: trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện đúng đắn và triệt để chế độ hạch toán kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; ban hành luật đầu tư nước ngoài với nhiều điều khoản ưu đãi; khuyến khích xuất khẩu. Những biện pháp trên đã làm cho nền kinh tế nước ta dần phục hồi và tăng trưởng, đặc biệt là việc khai thác dầu thô năm 1985 - 1986, đưa sản lượng khai thác lên gần 3 triệu tấn trong năm 1990 đã tạo cho ta một nguồn lực vô cùng quan trọng và quý giá để phát triển kinh tế. Hoạt động đối ngoại cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh đã giảm được đáng kể tình trạng nhập siêu, thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài khá lớn: 371,8 triệu USD ( năm 1988). Chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo, dầu thô và kiềm chế được lạm phát. Bước sang giai đoạn 1991 - 1995: giai đoạn sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Nền kinh tế của ta chưa khắc phục được hết những hậu quả của giai đoạn trước thì lại phải đương đầu với những khó khăn và thử thách hết sức to lớn tưởng chừng khó có thể vượt qua: nguồn vốn và viện trợ đột ngột bị cắt hoàn toàn, thị trường xuất nhập khẩu bị cắt hoặc bị co hẹp, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận, bao vây nước ta. Hậu quả tức thì là: kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, lạm phát bùng phát trở lại. Trước tình hình đó đường lối chiến lược về đối ngoại của ta là: đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Từ đường lối chiến lược này chúng ta chủ trương gắn kết thị trường trong nước với nước ngoài, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo hộ sản xuất nội địa. Đây chính là nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và là bước phát triển logic tất yếu sau khi chúng ta đã cơ bản thống nhất được thị trường trong nước theo cơ chế một giá được xác định cơ bản trên cơ sở cung, cầu và thị trường. Với chủ trương đúng đắn này, chúng ta đã có những bước chuyển biến tích cực trong nền kinh tế: năng suất lao động không ngừng nâng cao, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế tăng lên rõ rệt, dần dần mở rộng phạm vi, mức độ và đối tượng cạnh tranh trên các thị trường nội địa, khu vực và toàn thế giới. Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, nộp đơn chấp nhận hoặc đã ký trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như: AFTA, WTO... Được tham gia vào AFTA là cơ hội để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và nó cho thấy Việt Nam thực sự mong muốn tham gia vào một hiệp định tự do hoá thương mại quốc tế ở tầm khu vực phù hợp với các luật lệ thương mại chung của thế giới. Việc cam kết tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho các nước, khu vực và tổ chức kinh tế quốc tế mở cửa để cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập, và nhờ vậy Việt Nam tăng xuất khẩu hàng hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thời kỳ từ 1996 đến nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Quan điểm về hội nhập của Việt Nam cũng rõ ràng hơn. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực... Có thể thấy rằng: việc Nhà nước đề ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế cho từng thời kỳ phù hợp với thực tế của quốc tế và nước ta là hết sức đúng đắn, điều đó đã tạo cơ sở cho quá trình phát triển ngoại thương, do vậy chúng ta đã có nền ngoại thương phát triển mạnh mẽ và vững chắc, là động lực phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã có nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định vào bậc nhất thế giới, nhờ đó chúng ta đã làm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, mọi nhu cầu về đời sống về cơ bản đã và đang được đáp ứng. Thứ hai, về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu: có thể nói rằng, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của ta ngày một thay đổi theo hướng tạo hiệu quả nhất cho nền kinh tế. Về cơ cấu hàng xuất khẩu: nếu so sánh với các nước phát triển trên thế giới thì cơ cấu hàng xuất khẩu của ta hiện nay còn rất lạc hậu. Hiện nay hàng thô, hàng sơ chế xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu: khoảng gần 60%, phần lớn nguồn tài nguyên chúng ta khai thác được hoặc là đem xuất khẩu ngay, hoặc là chỉ sơ chế rồi đem xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là: chúng ta chưa có đủ công nghệ cần thiết để chế biến hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, chúng ta bị thua thiệt nhiều, hiệu quả xuất khẩu thấp, đồng thời không tận dụng được lực lượng lao động dồi dào hiện có nên làm cho tình trạng người lao động bị thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gay gắt. Trong những năm qua, cơ cấu xuất khẩu của hàng công nghiệp nặng và khoáng sản thay đổi khá mạnh, chủ yếu là do nước ta tăng xuất khẩu dầu thô. Dầu thô của ta xuất khẩu tăng nhanh, nhất là trong những năm cuối thế kỷ 20 (tốc độ bình quần hàng năm từ 1995 đến 1999 là 17,87%) đến những năm đầu thế kỷ 21 xuất khẩu dầu thô nhìn chung tăng không nhanh như trước đây, nhưng đột biến tăng nhanh vào năm 2003: so với năm 2002 tăng 15,5%. Trong những năm gần đây chúng ta đã đề ra chính sách tập trung phát triển một số mặt hàng này, làm cho xuất khẩu các loại hàng chủ lực chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 2 mặt hàng vượt ngưỡng 2 tỷ USD là hàng dệt may và thuỷ sản. Một số mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao như sản phẩm gỗ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến. Còn mặt hàng nông sản tình hình xuất khẩu, không được như mong đợi, trong những năm gần đây liên tục bị giảm: năm 2001 giảm 14,2% so với năm 2000, năm 2002 giảm thêm 10%, riêng xuất khẩu gạo vẫn giữ được mức tăng liên tục (năm 2003 tăng 20% so với 2002). Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu ta đã có nhiều tiến bộ, tuy rằng tỷ trọng hàng chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với các nước trong khu vực, song cũng đã thể hiện những thay đổi theo định hướng chiến lược, tăng hàng chế biến và tinh chế, giảm dần xuất khẩu hàng thô và sơ chế. Định hướng này giúp cho hàng hoá của ta nâng dần thế chủ động trên trường quốc tế và hiệu quả xuất khẩu nagỳ một cao hơn. - Về nhập khẩu: cơ cấu hàng nhập khẩu cũng có nhiều tiến bộ, nhất là trong những năm gần đây. Nhập khẩu có tốc độ tăng dần và cơ cấu cũng tăng dần về nhập tư liệu sản xuất, giảm dần nhập vật phẩm tiêu dùng. Năm 1986 nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm 86,6%, năm 1998 là 91,5%, đến năm 2003 đã là 93,3%. Việc tăng kim ngạch nhập khẩu và xu hướng tăng tỷ trọng nhập tư liệu sản xuất là kết quả tất yếu của tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên tốc độ tăng cao của nhóm nguyên, nhiên, vật liệu cho thấy sự phụ thuộc của hàng xuất khẩu vào nguyên liệu nhập khẩu còn khá lớn. Trong cơ cấu nhập khẩu, xăng dầu, nguyên phụ liệu may mặc, da giày và sắt thép vẫn là 3 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Các mặt hàng nhập khẩu như : phân bón, xe máy có xu hướng chững lại hoặc giảm dần, nhưng do nhu cầu cao nên nhập khẩu ô tô lại tăng mạnh. Về cơ cấu hàng nhập khẩu trong những năm qua: việc chúng ta tăng cường nhập khẩu một số nguyên phụ liệu cho sản xuất may mặc và da giày cho thấy chúng ta vẫn còn khá coi trọng loại hàng gia công hàng hoá cho nước ngoài. Trong một số năm tiếp theo chúng ta chưa thể kìm chế và hạ thấp tỷ lệ nhập siêu, vì trong điều kiện thực tế của nước ta, vấn đề đó chưa phù hợp và khó thực hiện. Thứ ba, thị trường xuất nhập khẩu: - Về thị trường xuất khẩu: Quán triệt định hướng mở rộng và đa dạng hoá thị trường, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xét về tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu, châu Á vẫn là khu vực tiêu thụ chủ yếu hàng xuất khẩu của Việt Nam, song có chiều hướng giảm dần. Năm 1986 xuất khẩu sang các nước ở khu vực này chiếm 22,5%, đến 1995 - 72,5%, song đến những năm đầu thế kỷ 21 giảm dần: năm 2000: 60,0%, năm 2002: 52,1% và 2003 dự kiến khoảng 47%. Xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ, châu Phi tăng đáng kể, đặc biệt là thị trường Mỹ, nhất là từ sau khi ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chính thức được Quốc hội hai nước thông qua (năm 2001), xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh và được coi là một trong những yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sang Mỹ, nếu như những năm trước 2000, hầu như Việt Nam chưa xuất được hàng sang Mỹ, thì đến những năm 2001 trở đi, kim ngạch đã tăng đáng kể: năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 5,1% đến năm 2003 hơn 20%, đạt gần 4 tỷ USD. Trong 2 năm gần đây thị trường xuất khẩu ít có sự biến động. Các thị trường truyền thống ở Đông Âu vẫn chưa được phục hồi, thị phần có chiều hướng giảm. Thị trường châu Phi tuy có được mở mang, đặc biệt là các hàng nông sản và các hàng không đòi hỏi chất lượng cao, song quy mô còn nhỏ bé và đây mới chỉ được coi là thị trường xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37192.doc
Tài liệu liên quan