Đề tài Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre 2007-2010

Mục tiêu chung:

Tăng cường hoạt động XTTMDL nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, du lịch mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, tạo lập uy tín thương hiệu trong hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đồng thời mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, gớp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sự thành công của quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Mục tiêu cụ thể:

Hoạt động XTTMDL phải tác động thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu phàt triển thương mại du lịch của tỉnh đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại giai đoạn 2006–2010 chiếm tỷ trọng 10% trong GDP của tỉnh.

- Tăng trưởng TMLCHHXH giai đoạn 2006–2010 đạt bình quân 16%/năm.

- Tỷ trọng thương mại hiện đại giai đoạn 2006–2010 là 15%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là 750 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 413 triệu USD; hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 277 triệu USD; hàng Nông sản: 35 triệu USD; dịch vụ xuất khẩu: 25 triệu USD.

- Tổng thu nhập du lịch đến năm 2010 đạt 226,9 tỷ đồng tăng bình quân 20%/năm. Khách du lịch đạt 505.000 lượt khách. Tổng nhu cầu đầu tư du lịch giai đọan 2006 – 2010 là 449 tỷ đồng. Tổng số lao động ngành du lịch đến năm 2010 là 7.180 người, trong đó lao động trực tiếp là 2.244 người, lao động gián tiếp là 4.936 người.

 

doc61 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số khu vực chưa có sóng điện thoại di động. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch còn nhiều bất cập, đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu. 2.2- Công tác XTDL của các doanh nghiệp: - Nghiên cứu thị trường: hầu hết các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến nghiên cứu thị trường phát triển các dịch vụ du lịch thu hút khách. - Thông tin du lịch: nhận từ Báo, đài, internet, khách hàng… - Các hình thức quảng bá: + Xây dựng catalogue, brochure: 83% doanh nghiệp + Xây dựng phim tài liệu, đĩa CD, VCD: 50% doanh nghiệp + Quảng cáo trên mạng, trang web các đơn vị khác: 50% doanh nghiệp + Quảng cáo thông qua báo, tạp chí: 33,3% doanh nghiệp + Quảng cáo thông qua đài truyền hình: 33,3% doanh nghiệp + Quảng bá thông qua các hội chợ, sự kiện du lịch tổ chức tại tỉnh 66,7% doanh nghiệp. - Tham gia hội chợ trong nước: 50% doanh nghiệp tham gia các hội chợ, lễ hội do Sở Thương mại Du lịch tổ chức tham gia tại các tỉnh/thành phố. - Khảo sát xây dựng tour: đã khảo sát và xây dựng 11 chương trình tham quan du lịch tại tỉnh; 12 chương trình du lịch nối tour với các địa phương trong nước; 6 chương trình du lịch quốc tế đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia. Kết quả hoạt động XTDL góp phần tăng doanh thu du lịch và khách du lịch không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động XTDL của các doanh nghiệp cũng còn một số hạn chế sau đây: Một số doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch chưa thật sự quan tâm đến hoạt động XTDL, hầu như chưa có doanh nghiệp nào xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, chưa dành ra một khoảng kinh phí cho hoạt động XTDL. Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch còn nhiều hạn chế, các ấn phẩm quảng bá còn nghèo nàn, đa số các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch chỉ mới xây dựng brochure, chưa quan tâm đến việc đa dạng hóa các ấn phẩm du lịch để quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc quảng bá trực tiếp với khách du lịch. Đa số các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch chưa quan tâm đến việc tham gia các sự kiện du lịch lớn, các hội chợ, hội thảo được tổ chức trong nước nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch trong cả nước. III- Thành tựu và hạn chế trong hoạt động XTTMDL: 1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân : - Trong những năm gần đây, công tác XTTMDL ở tỉnh được quan tâm. Tỉnh đã cho thành lập Trung tâm XTTMDL, bố trí cán bộ chủ chốt và kinh phí XTTMDL năm sau cao hơn năm trước. - Hoạt động Trung tâm XTTMDL luôn được sở quản lý quan tâm và hỗ trợ các điều kiện hoạt động. Đội ngũ cán bộ XTTMDL cũng đã tiếp cận công việc mới và từng bước trưởng thành. - Hầu hết các chương trình XTTMDL chủ yếu của tỉnh được tổ chức thành công, nguyên nhân là do các chương trình xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp; huy động được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp; được sự hỗ trợ tận tình của Trung ương hoặc các đối tác và công tác tổ chức được thực hiện chu đáo. - Một số doanh nghiệp Bến Tre có năng lực về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực đã vận dụng các công cụ XTTMDL có hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã có cán bộ chuyên trách công tác thị trường, có trang bị máy vi tính kết nối internet, xây dựng trang web để giới thiệu và quảng bá sản phẩm. - Thông qua hoạt động XTTMDL, các doanh nghiệp đã cập nhật được thông tin thị trường, sản phẩm, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện để ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngành thương mại du lịch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 2. Hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động XTTMDL cũng còn những hạn chế: - Việc đầu tư cho hoạt động XTTMDL còn hạn chế cả về cơ sở vật chất lẫn kinh phí và nguồn nhân lực. - Chưa có chiến lược XTTMDL cho một thời kỳ dài, chỉ có kế hoạch triển khai theo từng năm (cả trung ương và địa phương). Trước đây 2006, còn được triển khai theo từng vụ việc cụ thể. Những hoạt động XTTMDL… mới chỉ tập trung vào việc giải quyết khó khăn, vướng mắc nhất thời. Chưa chủ động gắn với việc lựa chọn các thị trường mục tiêu, chiến lược. Nguyên nhân: Do công tác XTTMDL mới được triển khai mấy năm gần đây, năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ làm công tác XTTMDL còn hạn chế. Mặt khác, do ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp. Bộ Thương mại đã có cơ quan chuyên môn là Cục XTTM, nhưng Trung ương không có cơ chế hỗ trợ về kinh phí đối với các tỉnh trong chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, mà tập trung đầu mối tại các tổng công ty, hiệp hội… - Thực trạng các doanh nghiệp của tỉnh Bến Tre hầu hết là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, khả năng về tài chính, kỹ thuật công nghệ, thu thập thông tin, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế còn rất hạn chế. - Đối với doanh nghiệp việc lựa chọn các công cụ XTTMDL còn hạn hẹp về số lượng, chủ yếu sử dụng những công cụ truyền thống, chất lượng và hiệu quả chưa cao. - Các cơ quan và tổ chức tư vấn làm dịch vụ XTTMDL chuyên nghiệp tại Bến Tre hầu như không có nên cơ hội dành cho doanh nghiệp bị giới hạn. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TMDL 2007 – 2010 I- Quan điểm, mục tiêu XTTMDL tỉnh Bến Tre (2007–2010): 1- Quan điểm: 1. Trước những thay đổi của môi trường kinh doanh sau hội nhập WTO của Việt Nam, cần hướng tới quan niệm XTTM theo nghĩa rộng ở các nước chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Hoạt động XTTM không chỉ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thương mại, tổ chức đoàn vào, đoàn ra, quảng bá thương mại…mà cần hướng đến việc cải thiện, tăng cường năng lực sản xuất để cung cấp hàng cho thị trường và và xuất khẩu, gắn hoạt động XTTMDL với mục tiêu phát triển hoạt động thương mại nội địa, hoạt động xuát nhập khẩu và phát triển du lịch cả tỉnh. 2. Phát triển XTTMDL phải liên kết chặt chẽ các đối tác XTTMDL trên địa bàn (Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến đầu tư, các cơ quan XTTMDL khác,…) tận dụng tối đa cơ hội. 3. Phát triển XTTMDL phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo sự thống nhất quản lý và hướng dẫn của nhà nước. 4. Triển khai hoạt động XTTMDL theo các nhóm có yêu cầu chung nhằm phân bố các nguồn lực XTTMDL một cách hợp lý, khoa học, hiệu quả. 5. Phát triển XTTMDL gắn liền với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở vật chất và ứng dụng mạng thương mại điện tử của cơ quan XTTMDL. 6. Tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế để nâng cao hiệu quả XTTMDL. 2- Mục tiêu: Mục tiêu chung: Tăng cường hoạt động XTTMDL nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, du lịch mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, tạo lập uy tín thương hiệu trong hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đồng thời mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, gớp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sự thành công của quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu cụ thể: Hoạt động XTTMDL phải tác động thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu phàt triển thương mại du lịch của tỉnh đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Giá trị tăng thêm của ngành thương mại giai đoạn 2006–2010 chiếm tỷ trọng 10% trong GDP của tỉnh. - Tăng trưởng TMLCHHXH giai đoạn 2006–2010 đạt bình quân 16%/năm. - Tỷ trọng thương mại hiện đại giai đoạn 2006–2010 là 15%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là 750 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 413 triệu USD; hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 277 triệu USD; hàng Nông sản: 35 triệu USD; dịch vụ xuất khẩu: 25 triệu USD. - Tổng thu nhập du lịch đến năm 2010 đạt 226,9 tỷ đồng tăng bình quân 20%/năm. Khách du lịch đạt 505.000 lượt khách. Tổng nhu cầu đầu tư du lịch giai đọan 2006 – 2010 là 449 tỷ đồng. Tổng số lao động ngành du lịch đến năm 2010 là 7.180 người, trong đó lao động trực tiếp là 2.244 người, lao động gián tiếp là 4.936 người. II- Chủ trương của Chính phủ về kinh phí hoạt động XTTMDL giai đoạn 2006 – 2010: 1- Chủ trương của nhà nước về kinh phí hoạt động XTTM: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006 – 2010. Về kinh phí hỗ trợ XTTM của trung ương: được quy định cụ thể những nội dung nhà nước hỗ trợ, những nội dung doanh nghiệp đóng góp trong mỗi chương trình XTTM trọng điểm quốc gia được phê duyệt. - Thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu: hỗ trợ 70% kinh phí - Thuê chuyên gia tư vấn phát triển XK: hỗ trợ 50% kinh phí - Đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh xuất khẩu: hỗ trợ 50% kinh phí - Tổ chức hoặc tham gia hội chợ nước ngoài: hỗ trợ 100% chi phí gian hàng, chi phí trang trí tổng thể khu hội chợ và chi phí tổ chức hội thảo nếu có. - Tổ chức hội chợ triển lãm xuất khẩu trong nước (địa phương có ít nhất 150 gian tiêu chuẩn hoặc 120 doanh nghiệp tham gia): hỗ trợ 50% chi phí cấu thành gian hàng và 100% chi phí tuyên truyền, quảng bá cho hội chợ. - Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài: hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay, chi phí tổ chức hội thảo và giao dịch thương mại. - Tham gia hội chợ kết hợp với khảo sát thị trường nước ngoài: hỗ trợ 100% chi phí gian hàng, chi phí trang trí tổng thể khu hội chợ, chi phí tổ chức hội thảo nếu có và hỗ trợ 100% chi phí đi lại từ điểm tổ chức hội chợ đến các địa điểm tổ chức khảo sát. - Quảng bá, hỗ trợ thâm nhập thị trường các nước đối với thương hiệu hàng hóa, dịch vụ đặc trưng thuộc chương trình thương hiệu quốc gia đạt giải thưởng xuất khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính phủ: hỗ trợ 50 – 70% chi phí - Xây dựng và ứng dụng quy trình kinh doanh điện tử, áp dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong các ngành: hỗ trợ 70% chi phí. Về kinh phí hỗ trợ XTTM của địa phương Điều 8: quy định hoạt động XTTM thông qua các tổ chức XTTM thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: 1. Doanh nghiệp các thành phần kinh tế trực thuộc UBND tỉnh, thành phố, ngoài việc tham gia chương trình XTTM quốc gia thông qua các đơn vị chủ trì chương trình quy định tại quy chế này, còn có quyền tham gia các nội dung XTTM theo quy định và hướng dẫn của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với tình hình kinh doanh thương mại ở các địa phương. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với Bộ Thương mại để được tư vấn trong việc xây dựng các nội dung XTTM phù hợp các nội dung của quy chế này và các quy định của luật pháp hiện hành về quản lý hoạt động XTTM. 3. Nguồn kinh phí để hỗ trợ hoạt động XTTM nêu trên được sử dụng từ quỹ hỗ trợ XTTM do các tỉnh, thành phố thành lập trên cơ sở ngân sách địa phương sử dụng nguồn thưởng vượt thu và nguồn tài chính hợp pháp khác, như đã nêu tại Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ. Bộ Tài chính hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập quỹ này. 2- Chủ trương của nhà nước về kinh phí hoạt động XTDL 2006 - 2010: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch 2006 – 2010. Kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006–2010 từ các nguồn: - Ngân sách trung ương (bố trí cho Tổng cục Du lịch): + Năm 2006: 27.737 triệu đồng, được trích từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương năm 2006; + Từ năm 2007 - 2010: căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và dự toán kinh phí do Tổng cục Du lịch lập, Bộ Tài chính thẩm định và bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo tiến độ thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, trường hợp có những nhiệm vụ phát sinh nhất thiết phải bảo đảm kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Chương trình, giao Bộ Tài chính thống nhất với Tổng cục Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí để triển khai thực hiện. - Ngân sách địa phương: căn cứ nhiệm vụ, nội dung Chương trình của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để các địa phương thực hiện. - Đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động khác. III- Phân tích, dự báo thị trường và nhu cầu XTTMDL của các doanh nghiệp Thương mại du lịch năm 2010 : 1- Dự báo thị trường thương mại đến năm 2010 : 1.1- Dự báo thị trường thế giới sản phẩm thủy sản, dừa đến năm 2010: Thị trường hàng thủy sản: Dự báo nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 149,2 – 157,2 triệu tấn và khoảng 35 – 40 triệu tấn sẽ dùng làm nguyên liệu công nghiệp. Về cơ cấu tiêu thụ, Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, chiếm khoảng dưới 30% giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới, tiếp đến là Mỹ khoảng 15%, Pháp và Tây Ban Nha từ 5 – 6%. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản ở các nước phát triển vẫn chiếm 80% nhập khẩu thủy sản thế giới. Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thủy sản tươi, sống, đặc biệt là các lọai có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi… Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Dự báo thị trường các sản phẩm dừa: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu dừa trái trong các ngành chế biến dừa các nước trong khu vực và trên thế giới tăng nhanh, tuy nhiên sản lượng dừa của các nước tăng giảm bất thường do ảnh hưởng các yếu tố: chính trị, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… Để khai thác hiệu quả các sản phẩm từ dừa, các nước sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, ngoài các sản phẩm thực phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, còn có các sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm…, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống, dẫn đến giá thành sản phẩm thấp và rất cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác chiến lược phát triển thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ngành dừa các nước sẽ là yếu tố làm tăng giá trì gia tăng các sản phẩm dừa có hàm lương công nghệ cao. Dự báo sắp tới, xu hướng phát triển của công ty xuyên quốc gia sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dừa sẽ tăng nhanh. Từ những xu hướng phát triển của các công ty xuyên quốc gia cho thấy, với sức mạnh toàn diện (khoa học công nghệ, tài chính, sự liên kết, mạng lưới phân phối) các công ty xuyên quốc gia sẽ là lực lượng chủ đạo quyết định thị trường các phẩm dừa trên thế giới. 1.2- Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2010: Dự báo đến năm 2010, những tiềm năng kinh tế của tỉnh từng bước được khai thác để tập trung cho xuất khẩu, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, các chính sách đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp chế biến sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Trong những năm tới khi cầu Rạch Miễu hoàn thành, khu công nghiệp Giao Long, cụm công nghiệp An Hiệp và các cụm công nghiêp trên địa bàn các huyện, thị xã được hình thành sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm xuất khẩu . Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, dừa vẫn còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, dừa vẫn tiếp tục đối mặt với tình thiếu nguyên liệu sản xuất, do nhu cầu sử dụng nguyên liệu ngày càng tăng trong khi diện tích, sản lượng nuôi trồng tăng chậm Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Bến Tre còn phải đối mặt với áp lực đổi mới công nghệ, một số doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, chế biến xuất khẩu các sản phẩm thô thì hiệu quả xuất khẩu sẽ rất thấp hoặc không có hiệu quả hoặc thua lổ. Dự báo đến năm 2010, năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu của Bến Tre tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, nhất là khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ của AFTA và WTO, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế cũng như ngay cả trên thị trường trong nước. 1.3- Dự báo thị trường xuất khẩu đến năm 2010: Trên cơ sở trình độ sản xuất, năng lực kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp của tỉnh, khả năng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu cũng như đánh giá về triển vọng thị trường, dự báo phát triển thị trường xuất khẩu của Bến Tre: - Thị trường Trung Quốc: là thị trường rộng lớn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao, không đòi hỏi chất lượng khắc khe. Các sản phẩm của chủ yếu xuất khẩu vào thị trương nầy là kẹo dừa, than thiêu kết, chỉ xơ dừa, các sản phẩm từ chỉ. Điều quan trọng là phải chú ý nâng cao chất lượng hàng hóa để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác bán ở thị trường Trung Quốc. - Thị trường Nhật, Hàn Quốc: là thị trường lớn có khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đang có xu hướng phát triển các mặt hàng thủy sản, dừa, hàng thủ công mỹ nghệ. Trong thơì gian tới cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, kiểu dáng, bao bì để phát triển xuất khẩu vào thị trường nầy. - Thị trường Đài Loan, Hồng Kông: là thị trường trung gian. Các mặt hàng của Bến Tre xuất khẩu vào thị trường nầy là chỉ xơ dừa, lưới xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, vỏ dừa cắt, mụn dừa, than hoạt tính. Các doanh nghiệp của Bến Tre nên tận dụng những ưu thế, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng cường giới thiệu mặt hàng mới tạo điều kiện để hàng hóa của Bến Tre từng bước tiếp cận với thị trường mới. - Thị trường các nước ASEAN: gồm 10 nước với hơn 500 triệu dân, là khu mậu dịch tự do, có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhiều sản phẩm gống nhau nhưng hàng hóa của Bến Tre tính cạnh tranh chưa mạnh, đang thực hiện các cam kết AFTA miển giảm thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp Bến Tre cần tích cực chủ động tận dụng thuận lợi xuất khẩu vào thị trường này. Các sản phẩm xuất khẩu: thủy sản, kẹo dừa, thạch dừa, sữa dừa. - Thị trường Châu Âu: có thể xuất khẩu sang EU những sản phẩm như: thủy sản, cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, than hoạt tính, than sinh hoạt, hàng TCMN. - Thị trường Châu Mỹ: là thị trường tiềm năng trọng tâm là Hoa Kỳ và khu vực Bắc Mỹ, các nước này có dân số đông, nhu cầu lớn, có thể xuất khẩu thủy sản, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, các sản phẩm từ xơ dừa có giá trị gia tăng, hàng thủ công mỹ nghệ. - Thị trường Châu Phi: cũng là thị trường tiềm năng, khả năng các doanh nghiệp ngành dừa có thể xuất khẩu các mặt hàng cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, thạch dừa, kẹo dừa sang các nước như Ai Cập, Nam Phi. - Thị trường Châu Đại Dương: tập trung chủ yếu ở hai nước Australia và New Zealand. Các sản phẩm có thể xuất vào thị trường này là: dừa trái tươi, cơm dừa nạo sấy, cơm dừa đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản. 1.4- Dự báo những tác động của môi trường quốc tế đối với thương mại nội địa của Bến Tre - Thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn thứ 7 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn và công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, điều đó vừa tạo thêm những yếu tố thuận lợi để phát triển thương mại, vừa báo hiệu những xung đột sẽ xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại trong nước và các nhà phân phối nước ngoài. - Một số tập đoàn thương mại bán buôn và bán lẻ của Đức, Pháp, Malaixia đã có mặt ở Việt Nam và ở TP.Hồ Chi Minh. Như vậy, cùng với quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam, sự tham gia của các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Hà Lan và sau là Trung Quốc, Singapore... sẽ có mặt ở vùng ĐBSCL vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn. 2- Dự báo thị trường du lịch đến năm 2010: 2.1- Dự báo thị trường khách du lịch cả nước đến năm 2010: Theo dự báo của WTO, đến năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế của thế giới lên tới 1.006 triệu lượt, thu nhập du lịch ước tính đạt 900 tỷ USD. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch: đến năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD. - Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển như khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). - Khách nội địa giai đoạn tới sẽ tăng trưởng ổn định do quỹ thời gian rỗi và thu nhập đã được đảm bảo. Các nhu cầu của khách nội địa sẽ đa dạng hơn, tuy nhiên chủ yếu vẫn là đi với mục đích du lịch thuần túy trong đó các hoạt động được ưa thích là tham quan các khu di tích lịch sử, chợ, các làng nghề truyền thống, tham quan các nhà vườn sinh thái... (chiếm 90 - 95%). Ngoài ra thị trường khách du lịch với mục đích thăm thân và hội nghị - thương mại cũng đang có xu hướng tăng lên. 2.2- Dự báo du lịch Bến Tre đến năm 2010: Dự báo đến năm 2010, du lịch Bến Tre có bước phát triển đáng kể, cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư xây dựng, đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động du lịch sẽ phát triển mạnh sau khi Cầu Rạch Miễu hoàn thành. Các loại hình du lịch chủ yếu như: du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp với vui chơi, giải trí, du lịch thể thao sông nước... Các sản phẩm du lịch đặc thù sẽ gắn với sắc thái riêng của Bến Tre như biểu tượng cây dừa - một đặc sản của địa phương, quê hương Đồng khởi, bản sắc văn hóa, cộng đồng dân cư gắn với các lễ hội, làng nghề, ẩm thực…). 3- Nhu cầu XTTMDL giai đọan 2007–2010: Qua tổ chức làm việc với doanh nghiệp, lấy ý kiến trực tiếp; họp mặt các doanh nghiệp, gởi phiếu điều tra để nhận lại thông tin từ phiếu điều tra. Tổng số phiếu phát ra cho các doanh nghiệp thương mại du lịch là 50, tổng số phiếu thu lại là 32. Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra cho thấy: - Về thông tin thương mại du lịch: có 75% đề nghị hỗ trợ cung cấp thông tin thương mại du lịch. - Về quảng bá thông tin trên trang web ngành TMDL Bến Tre 81,25% đề nghị được hỗ trợ để quang bá thông tin trên trang web ngành TMDL Bến Tre. - Tham gia danh bạ các doanh nghiệp Bến Tre: 68,75% đăng ký. - Tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm XTTM: 56,25% đăng ký. - Tham gia trưng bày sản phẩm tại Showroom TP.HCM: 62,5% đăng ký. - Tham gia các sự kiện tại tỉnh như: Tuần lễ DNNVV - Hội chợ TMDL, Lễ hội dừa,…: 65,62% đăng ký. - Tham gia hội chợ trong nước: 25% đề nghị được hỗ trợ gian hàng, 62,5% đề nghị cơ quan XTTMDL của tỉnh đứng ra tổ chức để doanh nghiệp tham gia. - Tham gia hội chợ ngoài nước: 50% đề nghị cơ quan XTTM của tỉnh đứng ra tổ chức để doanh nghiệp có điều kiện tham gia. - Khảo sát thị trường trong nước: 81,25% đăng ký. - Khảo sát thị trường ngoài nước: 68,75% đề nghị cơ quan XTTM của tỉnh đứng ra tổ chức để doanh nghiệp có điều kiện tham gia. - Hội thảo: 90,62% đăng ký tham gia các hội thảo. - Về đào tạo: khoảng 50% đăng ký tham dự các lớp như: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX, KD; Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực lãnh đạo; Xây dựng và quảng bá thương hiệu; Pháp luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO; Nâng cao nâng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại... IV- Tổng hợp đề xuất, chọn lọc các nội dung xúc tiến thương mại, du lịch giai đoạn 2007 – 2010: 1. Cung cấp thông tin thị trường - Mục tiêu: nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại hiệu quả. - Nguồn thông tin: Mạng Vinanet, các mạng, trang web trên Internet, thông tin từ sách, báo, tạp chí, tình hình thực tế của địa phương. - Đối tượng phục vụ: các doanh nghiệp, HTX, hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp, nông gia, các ngành, địa phương có liên quan. - Nội dung bản tin: bao gồm thông tin thị trường thương mại, du lịch trong nước, ngoài nước, hoạt động XTTMDL, cơ hội kinh doanh, các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới ban hành. - Các loại bản tin phát hành: + Bản tin Thương mại Du lịch và hội nhập (1 số/tháng); + Bản tin thế giới và cây dừa (1 số/tháng); + Thông tin chuyên đề theo yêu cầu của doanh nghiệp; + Thông tin thị trường cung cấp cho các nông gia. 2- Xây dựng các ấn phẩm quảng bá: - Mục tiêu: giới thiệu tình hình thương mại, giới thiệu đất nước, con người, các sản phẩm du lịch của Bến Tre để quảng bá cho khách hàng trong nước, ngoài nước. - Đối tương tham gia: các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động thương mại du lịch. - Hình thức quảng bá: các kỳ tham gia hội chợ, khảo sát thị trường tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả hoạt động Xúc Tiến Thương Mại Tỉnh Bến Tre.doc
Tài liệu liên quan