MỤC LỤC
MỘT SỐTỪVIẾT TẮT & THUẬT NGỮ.1
LỜI MỞ ĐẦU. 2 U
CHƯƠNG 1. 4
CƠSỞLÝ LUẬN VỀINTERNET VÀTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 4
1.1 Tổng quan vềInternet. 4
1.1.1Khái niệm Internet. 4
1.1.2 Lịch sửra đời và phát triển của Internet. 4
1.1.3 Ứng dụng của Internet. 5
1.2Tổng quan vềthương mại điện tử. 5
1.2.1Khái niệm vềthương mại điện tử. 5
1.2.1 Đặc trưng của thương mại điện tử. 7
1.2.2Lợi ích của thương mại điện tử. 8
1.2.3Hạn chếcủa thương mại điện tử. 10
1.2.4 Tình hình phát triển thương mại điện tửtrên thếgiới. 11
CHƯƠNG 2. 13
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ỞVIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 13
2.1 Hạtầng Internet và CNTT:. 13
2.1.1 Hạtầng Internet:. 13
2.1.2 Công nghệthông tin. 15
2.2 Pháp lý:. 16
2.3 Tình hình ứng dụng thương mại điện tửtrong doanh nghiệp. 19
2.3.1 Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và thương mại điện tử. 19
2.3.2 Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. 20
2.3.3 Nguồn nhân lực cho CNTT và thương mại điện tửtrong doanh nghiệp. 24
2.3.4 Các công ty thiết lập trang web thương mại điện tử. 26
2.4 Một sốdịch vụhỗtrợthương mại điện tử:. 33
2.4.1 Trang web cung cấp dịch vụtrung gian mua bán. 33
2.4.2 Dịch vụthanh toán điện tử. 34
2.5 Những thách thức chủyếu ảnh hưởng tới sựphát triển thương mại
điện tửtại Việt Nam đến năm 2010. 37
CHƯƠNG 3. 39
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ ỞVIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 39
3.1Xu hướng phát triển thương mại điện tửtới 2010. 39
3.2 Định hướng phát triển thương mại điện tử đến năm 2010. 39
3.4 Giải pháp phát triển TMĐT ởViệt Nam đến năm 2010. 45
3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động phổbiến, tuyên truyền vềTMĐT. 45
3.4.2 Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử. 47
3.4.3 Hỗtrợ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tửgiữa các doanh nghiệp lớn. 49
3.4.4 Đẩy nhanh việc tạo lập môi trường pháp lý. 49
3.4.5 Các cơquan chính phủphải nhanh chóng cung cấp các dịch vụ
hỗtrợTMĐT và chủ động, tích cực tham gia thương mại điện tử. 51
3.4.6. Đầu tưcho thương mại điện tử. 53
3.4.7 Vềhạtầng kỹthuật và viễn thông. 53
3.4.8 Giải pháp cho doanh nghiệp. 54
3.4.9 Thanh toán điện tử. 55
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch diện tử - Ủy
ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội)
- Theo khảo sát của bộ thương mại về tình hình ứng dụng thương mại
điện tử trong các doanh nghiệp trên ba địa bàn này, kết quả xử lý thông
tin từ 530 phiếu hợp lệ thu về như sau:
- Mẫu phiếu thứ nhất với 500 phiếu phát ra nhằm thu thập thông tin về
tình hình ứng dụng CNTT và thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
nói chung. Đối tượng điều tra được chọn theo phương thức lấy mẫu,
thuộc nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động
trong những lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng từ cơ khí, xây dựng, nông
lâm thủy sản cho đến công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Kết quả thu được 303
phiếu từ các doanh nghiệp được phân bổ theo ngành nghề kinh doanh như
sau.
Bảng 3: Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh
doanh
Ngành
SX
19
kinh
doanh
Cơ khí
XD
Nông
lâm
thủy
sản
Điện tử
viễn
thông
Công
nghiệp
nhẹ
Thủ
công
mỹ
nghệ
Dịch vụ Khác
Tỷ lệ
doanh
nghiệp
R R R R R R R R R R R R R15,51% 6,93% 17,82% 19,14% 6,93% 48,51% 22,77%
- Mẫu phiếu thứ hai với 300 phiếu phát ra tập trung điều tra những
doanh nghiệp đã thiết lập trang web nhằm quảng bá, xúc tiến bán hàng và
hỗ trợ giao dịch mua bán ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp
được chọn làm đối tượng khảo sát phải là những đơn vị đã có hoặc đang
trong quá trình xây dựng trang web.
Bảng 4: Nhóm đối tượng có trang web phân theo ngành nghề kinh
doanh
Với sự phân bổ khá đa dạng về quy mô và ngành nghề kinh doanh, hai
nhóm đối tượng điều tra nêu trên sẽ phản ánh một bức tranh mang tính
đại diện cho tình hình ứng dụng CNTT và thương mại điện tử của các
doanh nghiệp tại ba thành phố.
2.3.2 Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
2.3.2.1 Kết nối Internet
- Kết quả khảo sát 303 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất cho thấy
một tỉ lệ khá cao đã có những đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với
82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập
trang web.
- Xét thực tế các công ty được điều tra đều tập trung ở những thành
phố lớn, nơi hạ tầng CNTT và viễn thông phát triển hơn những địa
phương, có thể ước tính tỉ lệ kết nối Internet của doanh nghiệp trên toàn
Ngành
SX
kinh
doanh
Cơ khí
XD
Nông
lâm
thủy
sản
Điện tử
viễn
thông
Công
nghiệp
nhẹ
Thủ
công
mỹ
nghệ
Dịch
vụ
Khác
Tỷ lệ
doanh
nghiệp
7,39% 2,17% 16,09% 14,78% 11,30% 34,78% 42,17%
20
- Đây là một bước tiến lớn về trình độ tiếp cận CNTT của doanh
nghiệp trong năm 2003-2004 so với năm 2002, khi chỉ khoảng 30%
doanh nghiệp được kết nối Internet và không đến 10% doanh nghiệp có
trang web riêng giới thiệu về dịch vụ và các hoạt động của doanh nghiệp
mình (Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có
liên quan đến Luật Giao dịch điện tử - Tiến sỹ Mai Anh, thành viên Ban
soạn thảo Dự án Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội).
Biểu 1: Hình thức truy cập trang web của các doanh nghiệp nói
chung
- Nhìn vào tỷ lệ các hình thức truy cập Internet của hơn 500 doanh
nghiệp được điều tra (300 doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất và hơn 200
doanh nghiệp thuộc nhóm thứ hai), có thể giải thích một trong những yếu
tố đưa đến sự tăng trưởng nhanh chóng về tỷ lệ kết nối Internet trong
năm 2003-2004 là sự ra đời của dịch vụ ADSL. 53,93% các doanh nghiệp
có kết nối Internet trong nhóm doanh nghiệp điều tra tổng quan cho biết
họ truy cập Internet bằng ADSL, và tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp có
21
Biểu 2: Hình thức truy cập Internet của các doanh nghiệp có trang
web
- Ngoài ra, việc giảm giá 12 loại cước viễn thông và Internet từ ngày
1/4/2003 với mức giảm bình quân từ 10% đến 40% cũng là yếu tố khích
lệ các doanh nghiệp dành một phần chi phí hoạt động thường niên để đầu
tư cho kết nối viễn thông, một tiền đề quan trọng của việc ứng dụng phát
triển CNTT và thương mại điện tử trong tương lai.
2.3.2.2 Cơ cấu đầu tư CNTT
- Kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các
doanh nghiệp cho thấy tỷ trọng chi CNTT trên tổng chi phí hoạt động
thường niên vẫn còn rất thấp. 63,19% các công ty được khảo sát chi dưới
5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình, và chỉ khoảng 6,59% số công ty cho biết đang
dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT, bao
gồm cả chi phí viễn thông, đầu tư phần mềm, bảo dưỡng hệ thống, và đào
tạo ứng dụng CNTT.
22
Biểu 3: Tỷ trọng chi phí CNTT trong tổng chi phí hoạt động hàng
năm
- Phân tích sâu hơn tình hình đầu tư ứng dụng CNTT trong các doanh
nghiệp được khảo sát, có thể thấy cơ cấu đầu tư hiện vẫn còn mất cân đối,
với tỷ trọng đầu tư bình quân cho phần cứng là 61,6% trong khi phần
mềm chỉ chiếm 29,2% và đào tạo chiếm 12,3% tổng đầu tư CNTT của
doanh nghiệp
Bảng 5: Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp
Khoản mục đầu tư Tỷ trọng bình quân Tổi thiểu Tối đa
Phần cứng 61,6% 35% 100%
Phần mềm 29,2% 4% 55%
Đào tạo 12,3% 0% 40%
- Mặc dù mức đầu tư 29,2% dành cho phần mềm đã cho thấy một tiến
bộ đáng kể so với tỷ lệ 21% của năm 2003, đây vẫn là tỷ lệ tương đối
thấp nếu so với mức bình quân của thế giới trong năm 2003 là 49%.
Hiện tượng này phản ánh một thực tế:
- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức đến đầu
tư phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, mặc dù đây là
những yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT nói
chung cũng như ứng dụng CNTT nói riêng trong từng doanh nghiệp.
23
- Tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam rất cao, các phần mềm
thường được cung cấp từ những nguồn không chính thống nên chi phí
thấp.
2.3.3 Nguồn nhân lực cho CNTT và thương mại điện tử trong
doanh nghiệp
- Tỷ lệ 12,3% đầu tư CNTT dành cho đào tạo mới chỉ nói lên phần nào
thực trạng phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT và thương mại điện
tử trong doanh nghiệp, bởi đây là con số tính bình quân cho tất cả các đơn
vị tham gia khảo sát. Trong thực tế, tỷ lệ phân bổ chi phí đào tạo giữa các
doanh nghiệp có sự chênh lệch khá lớn, phản ánh sự phát triển không
đồng đều trong nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề này. 28,4%
doanh nghiệp được hỏi, chiếm hơn 1/4 nhóm đối tượng khảo sát, không
có bất cứ hình thức đào tạo CNTT nào cho đội ngũ nhân viên của mình.
Với những doanh nghiệp bắt đầu có nhận thức về tầm quan trọng của
nguồn nhân lực CNTT, việc đào tạo cũng chưa mang tính chuyên nghiệp
hoặc đi vào quy củ. Hơn 40% đơn vị được hỏi cho biết hình thức đào tạo
kỹ năng CNTT duy nhất cho người lao động là đào tạo tại chỗ. Chỉ một
tỷ lệ rất ít doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào
tạo khác nhau như mở khoá huấn luyện, gửi nhân viên đi học, và đào tạo
theo công việc.
- Trình độ CNTT của người lao động trong các doanh nghiệp còn
tương đối sơ đẳng. Tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính trong hơn 300
đơn vị được khảo sát bình quân là 51%, mục đích sử dụng máy tính
thường chỉ dừng ở mức soạn thảo văn bản, chỉ có 64% đơn vị cho biết đã
bước đầu ứng dụng CNTT vào phục vụ một số hoạt động tác nghiệp như
tài chính kế toán, quản lý cán bộ… Mức độ nhận thức và triển khai đào
tạo như trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT trong doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy một
mối tương quan khá rõ rệt giữa tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính với
hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp. Những đơn vị không triển khai bất
24
Biểu 4: Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp
Ngoài hoạt động đào tạo, việc bố trí cán bộ chuyên trách về CNTT
cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức và trình độ tổ chức triển
khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy
32,9% công ty bước đầu đã có cán bộ chuyên trách về CNTT, một tỷ lệ
hợp lý trong tương quan 25,3% doanh nghiệp có trang web và 82,9%
doanh nghiệp được kết nối Internet. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng
trưởng mạnh về số lượng trang web trong những năm tới, đồng thời đưa
việc ứng dụng thương mại điện tử đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả
thực tế cho doanh nghiệp, thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai
trò thiết yếu. Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT phải
vượt trên tỷ lệ doanh nghiệp có trang web một khoảng cách đủ xa để tạo
ra được lực đẩy cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên quan tâm lựa
chọn mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức hợp lý cho việc tham gia
thương mại điện tử. Hiện nay, mới có 16,5% doanh nghiệp đã xác định
hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng thương mại
điện tử cho đơn vị mình.
25
2.3.4 Các công ty thiết lập trang web thương mại điện tử
Tình hình chung: )
Trong số 230 doanh nghiệp có trang web được khảo sát, những doanh
nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa chiếm tỷ lệ 20%, còn lại chủ yếu là
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Phân bổ ngành nghề của những
doanh nghiệp sản xuất cũng khá tập trung, với hai phần ba số doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và thủ công mỹ nghệ, một phần ba trong
lĩnh vực nông lâm thủy sản hoặc cơ khí điện máy. Con số này phản ánh
một hiện tượng thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ, không kể quy mô,
đang trở thành lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 6: Tỷ lệ trang web phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ
Nhóm sản phẩm dịch vụ Tỷ lệ trang web
Hàng hóa tổng hợp 5,65%
Điện tử viễn thông 15,65%
Tiêu dùng 11,74%
Thủ công mỹ nghệ 12,61%
Dệt may giày dép 16,09%
Sách, đĩa nhạc 3,91%
Dịch vụ du lịch 10,00%
Dịch vụ tài chính 6,96%
Luật, tư vấn 9,57%
Khác 38,26%
- Có một điểm đáng lưu ý là trong số những trang web này, riêng các
trang web thành lập từ năm 2003 trở lại đây đã chiếm đến 35,68%. Sự nở
rộ về số lượng trang web trong một thời gian ngắn cho thấy nhận thức và
ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp đã có những bước tiến
dài trong hai năm qua, đồng thời là kết quả của việc cải thiện chất lượng
dịch vụ Internet và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử tại
Việt Nam kể từ khi ADSL ra đời.
26
Biểu 5: Tỷ lệ trang web phân theo năm thành lập
- Nhìn vào cơ cấu trang web phân theo tên miền Việt Nam và tên miền
quốc tế của các doanh nghiệp được khảo sát, có thể nhận thấy tỷ lệ trang
web tên miền Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Trong số các trang
web thành lập từ năm 2003 đến nay, chỉ có 32,76% đăng ký tên miền .vn,
giảm hơn 1/4 so với tỷ lệ 45,9% của những trang web thành lập trước
năm 2003. Các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết mặc dù trang web
tên miền .vn có độ an toàn cao hơn (không phải chịu khả năng tên miền
bị hacker chiếm dụng), nhưng thủ tục đăng ký rất phức tạp và tốn thời
gian. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lo ngại tên miền Việt Nam dễ bị phát
hiện và kiểm soát trong trường hợp Bộ Văn hóa Thông tin muốn xiết chặt
quy định về quản lý cấp phép trang web. Do đó, xu thế phổ biến hiện nay
là doanh nghiệp sẽ chọn mua tên miền quốc tế và các công ty cung cấp
dịch vụ thiết kế web cũng thường tư vấn cho khách hàng của mình đăng
ký một tên miền .com hoặc .net.
27
Biểu 6: Tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng
thời kỳ
Tính năng thương mại điện tử của trang web )
- Tính năng thương mại điện tử của các trang web doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện vẫn còn ở mức tương đối sơ khai. Kết quả điều tra 230 công ty
đã xây dựng trang web cho thấy, đa phần những trang web này mới chỉ
dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ (92,17%). Khoảng
trên 40% trang web đã tiến thêm một bước là có cung cấp thông tin về giá
cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số trang web cho
phép thanh toán trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản) chỉ
chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và trang
web dịch vụ (du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông)
Bảng 7: Tỷ lệ trang web có các tính năng thương mại điện tử
Sản phẩm Giá cả Đặt hàng
Thanh toán
trực tuyến
Dịch vụ
khách hàng
92,17% 47,83% 40,43% 10,47% 47,83%
28
Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử )
- 73,91% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ hướng tới khi
thiết lập trang web là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp
chú trọng tới đối tượng là đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn: 56,09%.
Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là thương mại điện tử
B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh
doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.
- Đa số doanh nghiệp khi xây dựng trang web đã có ý thức quảng bá
trang web của mình bằng nhiều hình thức. 52,61% đơn vị được hỏi cho
biết có đăng ký trang web với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, như
Yahoo!, Google hay danh bạ trang web do một tổ chức trong nước đứng
ra tập hợp. Trên 50% doanh nghiệp có quảng cáo trang web qua các
phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi link với những trang web
khác, tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng
biện pháp nào để quảng bá trang web
Bảng 8: Các hình thức quảng bá trang web của doanh nghiệp
Phương tiện
đại chúng
Liên kết
trang web
Quà tặng
Không quảng
cáo
50,43% 53,04% 21,34% 16,52%
Hiệu quả đầu tư thương mại điện tử )
- Kết quả khảo sát nhóm doanh nghiệp có trang web, là những doanh
nghiệp đã bắt đầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở các mức độ
khác nhau, cho thấy tỷ trọng đầu tư CNTT có sự phân tán khá lớn, với
38,1% đơn vị được hỏi cho biết hàng năm dành dưới 5% tổng chi phí
hoạt động cho ứng dụng CNTT, 39,3% chi từ 5 đến 15%, và 22,6% chi
trên 15% cho lĩnh vực này.
- Do ứng dụng CNTT đòi hỏi một số hạ tầng kỹ thuật nhất định với chi
phí tối thiểu được cố định không kể quy mô doanh nghiệp, đầu tư CNTT
sẽ chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí hoạt động của các doanh
29
Bảng 9: Tỷ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động hàng năm
Quy mô doanh nghiệp
Tỷ trọng
chi CNTT
Từ 30 nv
trở xuống
30–50
nv
50-100
nv
100-300
nv
Trên
300 nv
Tính
chung
Dưới 5% 30,36% 33,33% 50,00% 37,50% 45,24% 38,10%
Từ 5% -
15%
42,86% 33,33% 25,00% 46,88% 38,10% 39,29%
Trên 15% 26,79% 33,33% 25,00% 15,63% 16,67% 22,62%
- Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho CNTT và thương mại điện tử như vậy là
tương đối cao, nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lại vẫn được
doanh nghiệp đánh giá khá dè dặt. 58,87% các doanh nghiệp cho rằng
ứng dụng thương mại điện tử đóng góp dưới 5% vào tổng doanh thu của
đơn vị, và chỉ có 13,71% đánh giá phần đóng góp này đạt trên 15%. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô vốn hạn chế, phải chịu sức ép chi
phí lớn hơn khi triển khai ứng dụng CNTT nhưng lại thu được hiệu quả
thấp hơn từ những ứng dụng này. Nhóm doanh nghiệp nhỏ (có 30 nhân
viên trở xuống) tỏ ra bi quan hơn cả: có đến 63,83% đơn vị được hỏi cho
biết ứng dụng CNTT - thương mại điện tử chỉ đóng góp dưới 5% vào
việc tạo doanh thu, so với 52,38% số doanh nghiệp với quy mô từ 100-
300 nhân viên.
30
Bảng 10: Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng
thương mại điện tử trong doanh nghiệp
% doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử
% doanh thu
do ứng dụng
TMĐT đem lại
Từ 30
nv trở
xuống
30–50
nv
50-100
nv
100-
300 nv
Trên
300 nv
Tính
chung
Dưới 5% 63,83% 53,85% 58,82% 52,38% 57,69% 58,87%
Từ 5% - 15% 21,28% 15,38% 29,41% 42,86% 30,77% 27,42%
Trên 15% 14,89% 30,77% 11,76% 4,76% 11,54% 13,71%
- Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đang
là đối tượng cần được hỗ trợ để triển khai ứng dụng thương mại điện tử
một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp này vừa tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến của
thế giới, vừa không chịu sức ép quá lớn về chi phí đồng thời thu được
hiệu quả kinh tế thật sự đối với hoạt động đầu tư cho thương mại điện tử
của doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn vốn (hiểu theo nghĩa là thời gian để đầu tư bắt đầu
đem lại hiệu quả kinh tế) cũng là một yếu tố các doanh nghiệp phải cân
nhắc khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị. Kết quả
điều tra cho thấy nhận định của doanh nghiệp về mức độ thu hối vốn của
đầu tư thương mại điện tử có độ phân tán khá rộng. Trung bình, thời gian
thu hồi vốn được các doanh nghiệp điều tra ước tính ở mức từ 2-5 năm, là
thời gian khá dài xét bối cảnh đầu tư thương mại điện tử chiếm tỉ trọng
đáng kể trong tổng đầu tư của doanh nghiệp như phân tích ở trên. Đặc
biệt có đến 16,76% doanh nghiệp được hỏi dự tính phải mất trên 5 năm
để đầu tư thương mại điện tử bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.
31
Các hình thức tổ chức trang web )
Trang web doanh nghiệp
- Đây là loại hình trang web đang phát triển mạnh nhất hiện nay, và
chiếm phần lớn (hơn 90%) trong tổng số trang web doanh nghiệp được
khảo sát. Tuy nhiên, đa phần các trang web hiện nay mới dừng ở mức
cung cấp những thông tin giới thiệu cơ bản nhất, chưa thể được coi là
những trang web thương mại điện tử cho phép có sự tương tác giữa
doanh nghiệp với khách hàng để tiến hành một số khâu của quy trình giao
dịch.
- Tùy theo cấu trúc và tính năng của trang web, có thể tạm phân các
trang web theo ba cấp độ sau:
o Trang web giới thiệu công ty và lĩnh vực kinh doanh
o Catalogue sản phẩm
o Cho phép đặt hàng trực tuyến
Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)
- Siêu thị trực tuyến được tách riêng ra khỏi nhóm trang web công ty
do đây là một hình thái phát triển khá chuyên biệt của mô hình kinh
doanh thương mại điện tử B2C. Trên thế giới, các trang web bán hàng
tổng hợp hiện là xu thế vượt trội, chiếm từ 60% đến 70% doanh số bán lẻ
qua Internet ở những nước có nền thương mại điện tử phát triển. Còn ở
Việt Nam, các siêu thị trực tuyến hiện cũng đang là mô hình ứng dụng
B2C năng động và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận cũng như
người tiêu dùng.
Những hàng hóa phổ biến trên mạng hiện nay
- Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao, sản phẩm số hoá, sản phẩm
thông tin (Sách, báo, đĩa phim, đĩa nhạc,...), thiếp, hoa, quà tặng, hàng thủ
công mỹ nghệ, …
32
2.4 Một số dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử:
2.4.1 Trang web cung cấp dịch vụ trung gian mua bán
Những trang web cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng
nhằm tạo ra một không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều
người bán, tạm hình dung như những sàn giao dịch thương mại trên mạng
Internet. Đơn vị quản lý trang web không trực tiếp tham gia vào các giao
dịch và cũng không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm quảng
bá trên trang web. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật
cho người mua và người bán, đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra
trong môi trường đó. Tham gia vào các sàn thương mại điện tử này sẽ có
nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ khác nhau, nắm quyền chủ
động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên sàn,
và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân
cùng tham gia sàn giao dịch.
- Khảo sát một số sàn thương mại điện tử hiện nay cho thấy:
∗ Tình hình phát triển: Các sàn thương mại điện tử trong năm 2004
có sự khởi sắc rõ rệt so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức,
công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn.
∗ Đơn vị chủ trì: Trong khi tất cả trang web thương mại điện tử
C2C đều do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân thành lập, thì phần lớn
các sàn thương mại điện tử B2B và B2C (12 trong số 17 trang web hiện
đang hoạt động và xác minh được nguồn gốc) là do các tổ chức phi lợi
nhuận hoặc doanh nghiệp nhà nước đứng ra chủ trì.
∗ Hình thức tổ chức: Đa phần trang web mới chỉ dừng ở mức một
sàn thông tin về cơ hội giao thương hoặc một trung tâm thương mại trưng
bày và giới thiệu sản phẩm. Các trang web này chưa thực sự cung cấp
được cho doanh nghiệp những tiện ích của một sàn giao dịch thương mại
điện tử theo đúng nghĩa: tư vấn, kết nối người mua và người bán (đối với
phương thức thức B2B), hay cho phép các đối tác tiến hành trọn gói các
33
∗ Tính chuyên môn hoá: Trừ hai “chợ công nghệ” vista.gov.vn và
techmart.hochiminhcity.gov.vn, các sàn thương mại điện tử B2B hiện nay
chưa đi theo hướng chuyên môn hoá: tập trung kết nối các doanh nghiệp
trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoặc trong những ngành hàng có quan
hệ mật thiết với nhau, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của dây
chuyền cung ứng và tính kinh tế của cả một ngành sản xuất.
∗ Hiệu quả kinh tế: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử chưa
đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một
lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn có thể khá dài, phần lớn
doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải dựa trên nguồn
thu từ những hoạt động kinh doanh khác để tạo kinh phí và duy trì hoạt
động của sàn giao dịch.
∗ Một số khó khăn: Tổng hợp ý kiến từ các đơn vị được phỏng vấn,
khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là vấn đền nguồn nhân lực, tiếp đến
là nhận thức và kỹ năng của doanh nghiệp, thứ ba mới đến môi trường
pháp lý. Các đơn vị đều nhận xét hạ tầng CNTT và viễn thông của Việt
Nam hiện nay, tuy chưa đạt mức tiên tiến, nhưng cũng đủ để tiến hành
thương mại điện tử.
2.4.2 Dịch vụ thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triển
thương mại điện tử, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy
trình giao dịch và trong nhiều trường hợp còn là biện pháp xác thực việc
ký kết hợp đồng giữa người bán và người mua trong một giao dịch
thương mại điện tử trên môi trường Internet.
Thực tế cho thấy những nước có nền thương mại điện tử phát triển là
những nước đã xây dựng được một hạ tầng thanh toán điện tử khá hoàn
thiện.
34
Điều kiện cần để phát triển hệ thống thanh toán điện tử:
∗ Hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, trong đó phần lớn các giao
dịch được tiến hành thông qua phương tiện điện tử.
∗ Hạ tầng kỹ thuật của xã hội đạt trình độ tiên tiến, phần lớn các doanh
nghiệp được nối mạng và kết nối với hệ thống ngân hàng.
∗ Cơ sở pháp lý của thanh toán điện tửđược thiết lập đồng bộ, giá trị
pháp lý của thanh toán điện tử được thừa nhận và có những quy định tài
chính kế toán tương ứng.
∗ Hạ tầng an toàn bảo mật trong thanh toán điện tửđược đảm bảo.
∗ Thói quen mua bán của người tiêu dùng và tập quán kinh doanh
trong xã hội đạt trình độ tiên tiến.
Trong 5 điều kiện này, Việt Nam mới phần nào đáp ứng được điều
kiện đầu tiên với việc bước đầu thiết lập một nền tảng công nghệ hiện đại
cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các giao dịch nghiệp vụ trong
nội bộ những ngân hàng thương mại lớn.
Qua hơn 2 năm vận hành chính thức, đến nay hệ thống thanh toán điện
tử liên ngân hàng đã có 55 thành viên (trong đó có 6 đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước và 49 ngân hàng thương mại) với hơn 200 chi nhánh trên
5 địa bàn tham gia thanh toán. Số món và doanh số thanh toán qua hệ
thống ngày càng tăng, bình quân 12.000 – 15.000 món/ngày với doanh số
trên 8.000 tỷđồng/ngày. Tính đến 31/12/2004 đã có 4.900.000 món thanh
toán với 2.800.000 tỷ đồng được thanh toán qua hệ thống thanh toán điện
tử liên ngân hàng.
Cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có một số khá ít các phương tiện
thanh toán điện tử được triển khai cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Việc thanh toán trực tuyến cũng chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, với
quy trình thanh toán còn mang tính bán thủ công vì chứng từ thanh toán
vẫn phải có chữ ký tay và lưu dưới dạng giấy ở cả đầu ngân hàng cũng
như người sử dụng.
35
là tDưới đây ình hình phát triển của các phương thức thanh toán điện
tử tại Việt Nam
Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (thanh toán B2B):
Đây là phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối
tác thường xuyên, có kết nối hệ thống trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI), cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực
hiện và tiến hành quyết toán định kỳ theo hình thức bù trừ tài khoản đối
ứng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một trình
độ ứng dụng CNTT ở mức cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương
đối hoàn thiện. Việt Nam hiện vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát triển
hình thức thanh toán này.
Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán
hàng /dịch vụ) (Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước)
Đây là phương thức thanh toán điện tử B2C sơ đẳng nhất, đặt tiền đề
quan trọng cho việc phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ
thương mại điện tử. Một khi cơ sở hạ tầng và hệ thống kết nối giữa ngân
hàng với các điểm bán hàng/dịch vụ đã đủ trình độ đáp ứng những yêu
cầu của việc thanh toán bằng thẻ, thì chỉ cần hoàn thiện thêm một bước
khung khổ pháp lý và hạ tầng an toàn bảo mật cho thanh toán trực tuyến
là có thể tích hợp hệ thống thanh toán điện tử này với môi trường giao
dịch thương mại điện tử trên Internet.
Hiện nay ở Việt Nam, thói quen dùng thẻ mới bắt đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43817.pdf