Đề tài Định hướng phát triển và giải pháp cho hoạt động Selling Online tại Thành phố Hồ Chí Mình

Việt Nam bắt đầu hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì

thuật ngữ thƣơng mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chƣa phát triển. Một thời gian sau

đó đã bắt đầu có các hoạt động Selling Online. Các hoạt động Selling Online lúc đầu

chỉ đơn giản là dùng các trang web để liên lạc trao đổi thông tin với các đối tác.

Tháng 12/1998 thành lập Ban thƣơng mại điện tử.

Trong năm 2002-2003 một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy

định cụ thể về giao dịch điện tử nhƣ bộ luật hình sự năm 2000.

Tháng 1/2002, Bộ thƣơng mại xây dựng pháp lệnh điện tử.

Năm 2003, lần đầu tiên có báo cáo về thƣơng mại điện tử và tiến hành các cuộc

điều tra khảo sát về thƣơng mại điện tử.

Cuối năm 2005, Việt Nam mới có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra

đời Nghị định hƣớng dẫn thi hành luật này.

pdf80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển và giải pháp cho hoạt động Selling Online tại Thành phố Hồ Chí Mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới công nghệ là chìa khóa cho sự tăng trƣởng của Amazon .com, cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm, tiện lợi hơn, và thậm chí ở mức giá thấp hơn. Amazon cung cấp kinh nghiệm mua sắm cho từng khách hàng và một số tính năng giúp cho khách hàng dễ khám phá sản phẩm mới và đƣa ra quyết định mua của mình .  Khuyết điểm Vài năm trở lại đây, trong thế giới cổ phiếu công nghệ, mặc dù Amazon luôn tuyên bố sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị phần bán lẻ trực tuyến toàn cầu, nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn chỉ hồi hộp theo dõi các báo cáo doanh thu và lợi nhuận của hãng hơn là đầu tƣ mua vào cổ phiếu của Amazon. Amazom.com chủ trƣơng thu hẹp kinh doanh các sản phẩm nhƣ sách hay đĩa DVD để tăng cƣờng các sản phẩm điện tử, trang sức, quần áo và một số mặt hàng khác. Hiện nay Amazon đã cung cấp 21 mặt hàng khác nhau với mục tiêu thực sự trở thành một siêu thị bán lẻ khổng lồ trên Internet. Một vài nhà phân tích lo ngại rằng chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng mới này không đủ sức để đẩy mạnh lợi nhuận của Amazon bởi vì hiện các nhà bán lẻ sản phẩm hàng điện tử trên thị trƣờng luôn duy trì mức giá rất thấp để cạnh tranh. Thách thức lớn nhất hiện nay của Amazon là thuyết phục các nhà đầu tƣ rằng hãng không những thành công trong việc ngăn chặn mối đe doạ từ các nhà bán lẻ khác mà việc này hoàn toàn không ảnh hƣởng chút nào tới lợi nhuận của hãng. Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Amazon hiện nay là Overstock.com, Walmart.com cùng sự gia tăng nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm mua sắm trực tuyến. 1.7.3. Những bài học rút ra cho Việt Nam Việt Nam hiện nay đang chậm sau thế giới rất nhiều, do đó những gì chúng ta gặp phải gần nhƣ đã đƣợc biết đến và có thể đã giải quyết đƣợc hoặc đã có những phƣơng cách đối phó cụ thể, ở một nơi nào đó trên thế giới. Vì vậy, Selling Online cần học tập 31 kinh nghiệm của các doanh nghịêp khác trên thế giới là một điều không thể bàn cãi. Và Mỹ là một điển hình trong trƣờng hợp này. Những kinh nghiệm thực tế của Mỹ cho thấy để thúc đẩy Selling Online phát triển thì vai trò của Nhà nƣớc phải đƣợc thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ trong Selling Online. Nếu nhƣ chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thƣơng mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nƣớc cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát đƣợc các hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử. Bên cạnh đó, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ Selling Online đã đạt tới mức chính muồi, thêm sự hỗ trợ của Chính phủ tạo môi trƣờng thuận lợi bằng hệ thống pháp luật và các chính sách cho Selling Online phát triển mà thôi. Việt Nam là nƣớc đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu và phát triển trên cơ sở những thành công của Mỹ và Amazon, biến những thành công này thành những thành công cho riêng mình Với những quốc gia đi sau về Selling Online và xây dựng Luật Thƣơng mại điện tử nhƣ Việt Nam, đây chắc chắn sẽ là những kinh nghiệm quý báu cần đƣợc quan tâm và đánh giá nghiêm túc. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Nhƣ vậy qua việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản về bán hàng, Selling Online, và một số vấn đề về Selling Online Việt Nam, việc hiểu đƣợc những vấn đề này sẽ là nền tảng cho việc xem xét tìm hiểu thực trạng Selling Online ở TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói riêng ở chƣơng thứ hai của đề tài. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SELLING ONLINE TẠI TP.HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆT NAM. Chƣơng này đi vào tìm hiểu thực trạng Selling Online tại TP.Hồ Chí Minh kết hợp với phân tích mô hình kim cƣơng về ngành, chúng ta sẽ có đƣợc một cái nhìn tổng quát về hoạt động Selling Online ở TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam. Những thuận lợi, khó khăn và những cơ hội để phát triển của hoạt động Selling Online cũng sẽ đƣợc phân tích và làm rõ trong phần này và từ đó sẽ làm cơ sở cho mô hình những giải pháp đƣa ra ở phần ba. 2.1. Thực trạng Selling Online ở Việt Nam. 2.1.1 Quá trình phát triển Selling Online ở Việt Nam. Việt Nam bắt đầu hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì thuật ngữ thƣơng mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chƣa phát triển. Một thời gian sau đó đã bắt đầu có các hoạt động Selling Online. Các hoạt động Selling Online lúc đầu chỉ đơn giản là dùng các trang web để liên lạc trao đổi thông tin với các đối tác. Tháng 12/1998 thành lập Ban thƣơng mại điện tử. Trong năm 2002-2003 một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định cụ thể về giao dịch điện tử nhƣ bộ luật hình sự năm 2000. Tháng 1/2002, Bộ thƣơng mại xây dựng pháp lệnh điện tử. Năm 2003, lần đầu tiên có báo cáo về thƣơng mại điện tử và tiến hành các cuộc điều tra khảo sát về thƣơng mại điện tử. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định hƣớng dẫn thi hành luật này. Quyết định thành lập Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam đƣợc Bộ Nội vụ ban hành ngày 25/6/2007. Ngày 28/04/2008, sau khi bàn bạc và thống nhất, Chủ tịch Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam đã ký quyết định thành lập Văn phòng phía Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh với tên gọi Văn phòng Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam phía Nam. Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định: Số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính"; Số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số"; Số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng". 33 Theo Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - ngày 2/4/2008 đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin bao gồm: Thông tƣ số 78/2008/TT-BCT - hƣớng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Thông tƣ số 09/2008/TT-BCT - hƣớng dẫn Nghị định thƣơng mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thƣơng mại điện tử. Từ năm 2005 đến nay chính phủ đã đƣa ra nhiều nghị định và thông tƣ để hƣớng dẫn thi hành luật thƣơng mại điện tử 2005. Từ năm 2005, sự ra đời của luật thƣơng mại điện tử đã mở ra một thời kỳ mới cho hoat động Selling Online Việt Nam, thời kỳ các doanh nghiệp đã có thể chính thức hoạt động theo luật thƣơng mại điện tử Việt Nam. 2.1.2 Hoạt động của các công ty cung cấp Selling Online ở Việt Nam. 2.1.2.1 Mô hình hoạt động Mô hình một giao dịch mua bán Qua trang Web Amazon.com Mô hình một giao dịch mua bán thực hiện qua trang Web Megabuy.com.vn Điền địa chỉ giỏ hàng Kiểm tra lại giỏ hàng và hoàn tất việc mua hàng Đăng ký Tìm kiếm sản phẩm Add món hàng muốn mua vào giỏ Chọn phƣơng thức vận chuyển Thanh toán Kiểm tra và mua hàng Điền thông tin thuế Kiểm tra lại giỏ hàng và hoàn tất việc mua hàng Đăng ký + check mail Tìm kiếm sản phẩm Chọn những sản phẩm muốn mua Chọn phƣơng thức vận chuyển Điền địa chỉ vận chuyển Kiểm tra và mua hàng Chọn hình thức thanh toán Xác nhận mua hàng 34 2.1.2.2. Những thành tựu đạt đƣợc Theo kế hoạch phát triển thƣơng mại điện tử nói chung, Selling Online nói riêng ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 thì trong vòng 5 năm Việt Nam phải đạt đƣợc các thành tựu sau: - Hầu hết (khoảng 90%) các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới lợi ích của kinh doanh qua internet và có ứng dụng nhất định. - Một bộ phận đáng kể (khoảng 15%) gia đình và cá nhân có thói quen mua sắm trên mạng. - Tất cả các chào thầu mua sắm chính phủ đƣợc công bố trên các trang điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm chính phủ đƣợc mua sắm trên mạng. - Hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp có website riêng đƣợc dùng vào việc trao đổi, buôn bán ở Việt Nam là tƣơng đối thấp khoảng 32% và các doanh nghiệp mua bán chƣa có website theo khảo sát sẽ xây dựng website doanh nghiệp trong tƣơng lai là 22%. Mặt dù so với thế giới, so với các nƣớc phát triển tỷ lệ này là còn thấp nhƣng đối với Việt Nam đây là một con số đáng để nói. Với 27% doanh nghiệp đã bố trí cán bộ chuyên trách về Selling Online. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng thƣơng mại điện tử trong các giao dịch, kinh doanh đã đạt đƣợc một tỷ khá cao. Sau đây là các hình thức giao dịch điện tử mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất:Phƣ Phƣơng tiện Điện thoại Fax Email Website Tỷ lệ 95% 91% 68% 24% Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu là thông qua điện thoại và fax, tỷ lệ khách hàng mua hàng qua website của doanh nghiệp còn ở mức thấp 24%. Nó cũng đồng nghĩa với việc kinh doanh Selling Online cũng khoảng 24%. Công việc sắp tới của chúng ta là nâng cao tỷ lệ các giao dịch thông qua trang web của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Công ty Vinalink, tại Việt Nam hiện có khoảng 9.300 website B2C với doanh thu từ mua sắm trực tuyến kết hợp với các phƣơng thức đặt hàng qua website, qua điện thoại trên website vào khoảng 450 triệu USD, chiếm 0,5% GDP. Mặc dù bán hàng qua mạng của các công ty chỉ là một hình thức phụ, chi phí cho các trang web chỉ chiếm khoảng 5% chi phí của công ty. Tại các doanh nghiệp nhỏ và 35 vừa là 7%, còn tại các doanh nghiệp lớn là 3%. Năm 2009, tỷ lệ doanh thu từ các đơn đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử chiếm 33% tổng doanh thu của doanh nghiệp. So sánh giữa chi phí và doanh thu đạt đƣợc từ hoạt động bán hàng qua mạng chúng ta có thể thấy đƣợc vai trò to lớn của Selling Online. Ngoài ra số liệu trên cũng cho thấy đƣợc tiềm năng to lớn của Selling Online. Đây sẽ là phƣơng pháp hữu hiệu nhất để giảm đƣợc chi phí phân phối và chi phí bán hàng của các doanh nghiệp. Từ những kết quả đạt đƣợc, chúng ta thấy rằng đây sẽ là một ƣu xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong tƣơng lai. 2.1.2.3 Những bất cập của các công ty Selling Online ở Việt Nam. Số lƣợng các doanh nghiệp chƣa nhiều và các sản phẩm đƣợc bán qua mạng còn hạn chế. Đa số các sản phẩm đƣợc rao bán qua mạng chủ yếu là tập trung vào giới trẻ. Các sản phẩm đƣợc bán qua mạng chủ yếu là: vé máy bay, quần áo, các sản phẩm “độc”… Do điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam chƣa phát triển, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Selling Online chủ yếu là dƣới hình thức đơn giản, chƣa thật sự chú tâm vào hoạt động này nên số lƣợng và chủng loại sản phẩm rao bán trên thị trƣờng còn rất hạn chế. Hình thức bán hàng và phân phối rất đơn giản. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, mục đích thành lập trang web của các doanh nghiệp rất đơn giản đó là: - Trƣng bày sản phẩm của công ty - Là nơi để khách hàng tham khảo giá. - Để khách hàng liên lạc, trao đổi thông tin và đặt hàng qua mạng. Đối với các doanh nghiệp chuyên bán hàng qua mạng thì hoạt động chủ yếu là nhỏ lẻ, sản phẩm không nhiều. Chất lƣợng sản phẩm trôi nổi, chƣa có cơ quan, tổ chức đứng ra kiểm định, đảm bảo chất lƣợng cho các doanh nghiệp Selling Online. Việc kinh doanh Selling Online ở Việt Nam còn mới sơ khai, chƣa đƣơc sự kiểm soát kỹ lƣỡng của các cơ quan quản lý và chính phủ nên đã có rất nhiều bất cập đã xảy ra ở nhiều công ty: - Các công ty lừa đảo. Các công ty này hoạt động dƣới nhiều hình thức nhƣng chủ yếu là lừa tiền cọc của khách hàng. - Sản phẩm thật không đúng với hình ảnh thông tin đã quảng cáo. 36 - Việc phân phối mất nhiều thời gian, chi phí cao, dễ bị hƣ hỏng, đặc biệt là khó đổi lại sản phẩm khi sản phẩm gặp vấn đề. - Việc thanh toán trong Selling Online vẫn còn rất sơ khai. Chủ yếu là thanh toán trực tiếp cho ngƣời bán hàng khi giao sản phẩm. Vấn đề là do sự liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp còn kém. Vì vậy, khách hàng mua sắm qua mạng hiện nay gặp phải rất nhiều vấn đề với khâu thanh toán. - 65% ngƣời tìm hiểu thông tin trên mạng trƣớc khi mua sắm. Ở Việt Nam nhiều ngƣời xem các trang web điện tử chỉ là một hình thức tham khảo trƣớc khi mua hàng. Điều này cũng một phần là do uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh online chƣa cao, chƣa tạo đƣợc lòng tin ở ngƣời tiêu dùng. - Các trang web hiện nay cũng gặp rất nhiều bất cập nhƣ: nội dung có vấn đề, thiết kế chƣa phù hợp làm rối mắt ngƣời xem, tốc độ truy cập trang web chậm và lƣợng truy cập web còn thấp. - Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều đó là vấn đề bảo mật. Do là một ngành kinh doanh mới, chƣa đƣợc các doanh nghiệp quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều thiếu các chuyên gia trong việc quản lý và bảo mật thông tin khách hàng. - Vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng cũng có nhiều vấn đề. Thời gian vận chuyển thƣờng kéo dài nhiều ngày gây nhiều bất lợi cho ngƣời mua. Ngoài ra chi phí vận chuyển cũng khá cao và không phải chổ nào cũng đƣợc chấp nhận chuyển hàng tới tận nhà. 2.1.3 Quản lý hoạt động Selling Online ở Việt Nam. 2.1.3.1 Các công cụ quản lý hoạt động Selling Online. 2.1.3.1.1 Pháp luật Selling Online là một bộ phận nhỏ của thƣơng mại điện tử. Các luật định, văn bản đƣa ra đều nhắm vào hoạt động thƣơng mại điện tử nhƣng phần lớn các bộ luật về thƣơng mại điện tử đều có liên quan hoặc điều chỉnh trực tiếp lên hoạt động Selling Online. Các phần trình bày về luật pháp sau đây của nhóm sẽ đƣợc trình bày dựa trên các luật thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Ở Việt Nam ngày 29/11/2005, luật giao dịch điện tử đƣợc quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/3/2006. Đƣợc xây dựng dựa trên cấu 37 trúc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL về thƣơng mại điện tử, luật này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống pháp luật thƣơng mại điện tử Việt Nam, hƣớng tới thiết lập một khung chính sách - pháp luật toàn diện cho các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ giao dịch hành chính, dân sự cho đến hoạt động kinh doanh, thƣơng mại. Việc ra đời luật thƣơng mại điên tử đã mở ra một thời kỳ mới cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam: thời kỳ các doanh nghiệp có thể hoạt động công khai, minh bạch và rõ ràng. Sự ra đời của luật thƣơng mại điện tử cũng đã tạo một thuận lợi to lớn cho các doanh nghiệp Selling Online phát triển. Các doanh nghiệp đã biết đƣợc những sản phẩm đƣợc bán, loại hình kinh doanh mà mình đƣợc kinh doanh. Sự ra đời của luật thƣơng mại điện tử cũng thể hiện ý chí của nhà nƣớc trong việc ủng hộ sự phát triển của hoạt động thƣơng mại điện tử nói chung và hoạt động Selling Online nói riêng ở Việt Nam. 2.1.3.1.2 Các cơ quan quản lý. 2.1.3.1.2.1 Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam (gọi tắt là VECOM). Đƣợc thành lập từ tháng 07/2007 với trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Hiệp hội Thƣơng mại điện tử là một tổ chức phi chính phủ đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện bình đẳng của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng hoặc ứng dụng thƣơng mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ với mục đích ngày càng mở rộng phạm vi hợp tác. Đây chính là cơ quan có tầm ảnh hƣởng đến hoạt động Selling Online của doanh nghiệp. 2.1.3.1.2.2 Cơ quan bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định ban hành Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, thay thế nghị định 69/2001/NĐ–CP trong đó quy định Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong phạm vi cả nƣớc và Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực này. 2.1.3.1.2.2 Cơ quan quản lý hoạt động Selling Online. Selling Online là một phần của thƣơng mại điện tử, do đó chịu sự quản lý của các cơ quan phụ trách về thƣơng mại điện tử. 38 Theo nghị định về thƣơng mại điện tử ngày 9/1/2006 đã quy định: A. Bộ thƣơng mại chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử. B. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thƣơng mại thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại điện tử 2.1.3.1.2.4 Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin. Theo Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - ngày 2/4/2008 đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin. Mục đích thành lập ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin đó là nhằm thúc đẩy ngành này phát triển nhanh hơn nữa. Nhiệm vụ của ban này là tƣ vấn cho chính phủ và thủ tƣớng để đƣa ra các giải pháp chiến lƣợc nhằm phát triển bền vững ngành công nghệ thông tin và các hoạt động có liên quan đến công nghệ thông tin. Trong đó, Selling Online, thƣơng mại điện tử cũng chịu tác động từ những quyết định của bộ này. Ngoài ra bộ này còn thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát sự hoạt động của các bộ, ban, ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp. 2.1.3.2 Pháp luật. 2.1.3.2.1 Ƣu điểm Nhà nƣớc đã cố gắng đƣa ra các điều luật để quản lý hoạt động thƣơng mại điện tử, theo đó, Selling Online cũng đƣợc điều chỉnh theo. Các bộ luật sau ra đời đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của bộ luật trƣớc. Các bộ luật, nghị định đã quan tâm đến việc nâng cao tính rõ ràng minh bạch cho hoạt động thƣơng mại điện tử và Selling Online ở Việt Nam nhƣ nghị định về thƣơng mại điện tử tháng 6 năm 2006 đã có các điều luật cơ bản về thƣơng mại điện tử nhƣ sau: + Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử. + Quy định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong thƣơng mại điện tử + Giá trị pháp lý nhƣ văn bản + Giá trị pháp lý nhƣ bản gốc + Các quy định về chứng từ điện tử. + Các quy định về tính hợp pháp của các giao dịch thƣơng mại điện tử. 39 Các điều luật ở trên đã xây dựng đƣợc một cái sƣờn cơ bản nhất cho thƣơng mại điện tử Việt Nam. Nó đã tạo đƣợc tính minh bạch và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thƣơng mại điện tử và Selling Online của các doanh nghiệp. Ngoài ra nó cũng là những căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có. Các nghị định và thông tƣ đƣợc đƣa ra liên tiếp từ năm 2005 đến nay đã cơ bản làm rõ ràng luật thƣơng mại điện tử 2005. Các nghị định, thông tƣ đã quy định rõ ràng và phạm vi điều chỉnh, cách thực hiện luật và các khung, bậc xử lý các sai phạm trong thƣơng mại điện tử. 2.1.3.2.2 Nhƣợc điểm Luật về thƣơng mại điện tử ra đời quá muộn: phải đến năm 2005 thì các bộ luật và nghị định về việc điều chỉnh hoạt động thƣơng mại điện tử mới ra đời. Việc chậm đƣa ra một bộ luật hoàn chỉnh về hoạt động thƣơng mại điện tử đã làm hạn chế và kiềm hãm sự phát triển của hoạt động Selling Online trong một thời gian quá dài. Vì môi trƣờng pháp luật không rõ ràng nên đã không hấp dẫn nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế đầu tƣ vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn áp dụng Selling Online vào doanh nghiệp. Thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực rất phức tạp nhƣng các điều luật của chúng ta còn chƣa thật sự cụ thể trong việc điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh Selling Online nói chung. Ví dụ nhƣ nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử có những điều luật quy định rất mù mờ về các tài sản không đƣợc kinh doanh trên mạng. Có nhiều câu rất mang tính cảm tính nhƣ “không đƣợc kinh doanh các sản phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục”. Luật chƣa có các quy định và giải pháp cụ thể, hiệu quả để quản lý các doanh nghiệp nƣớc ngoài, có trụ sở ở nƣớc ngoài nhƣng lại có các hoạt động thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Mặc dù việc quản lý các doanh nghiệp này là rất khó nhƣng chúng ta cũng nên có các điều luật chi phối đối với ngƣời những ngƣời Việt Nam có liên quan cả về bên tổ chức lẫn doanh nghiệp. Có nhiều điều luật, nghị định, thông tƣ viết rất khó hiểu. Vì vậy, khi ngƣời dân hoặc các doanh nghiệp muốn tìm hiểu về luật thƣơng mại điện tử sẽ là một khó khăn 40 rất lớn. Có thể ví dụ nhƣ nghị định số 28/2009/ NĐ-CP - xử phạt vi phạm hành chính trong dịch vụ internet và thông tin điện tử. Luật Việt Nam hiện nay đang thiếu một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong giao dịch thƣơng mại điện tử. Chúng ta quy định trách nhiệm của bộ công thƣơng là bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng nhƣng bộ vẫn chƣa thật sự chủ động đứng ra bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Các cơ quan điều tra, xét xử về các vụ án thƣơng mại điện tử vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, khi xảy ra những tranh chấp thì các cơ quan giải quyết tranh chấp vẫn còn bị lúng túng trong việc xác định đúng, sai. Cuối cùng ngƣời bị thiệt vẫn là ngƣời tiêu dùng. 2.1.3.3 Các cơ quan quản lý 2.1.3.3.1 Ƣu điểm Chúng ta có nhiều loại cơ quan quản lý dƣới nhiều hình thức: chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Điều này đã tạo ra đƣợc nhiều sự hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh Selling Online. - Các tổ chức quản lý Selling Online của nhà nƣớc sẽ có nhiều quyền lực để giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch của Selling Online. - Các tổ chức tƣ vấn có nhiều giải pháp tốt để phát triển Selling Online ở Việt Nam. - Hiệp hội quản lý hoạt động thƣơng mại điện tử là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dựa trên sự tự nguyện của những doanh nghiệp muốn tham gia. Vì vậy, các giải pháp và mục đích hoạt động của tổ chứa đều nhắm đến quyền lợi của các doanh nghiệp, giảm thiểu đƣợc các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành của tổ chức. Mục đích hoạt động của các tổ chức đều nhắm đến mục đích chung là tạo điều kiện và giúp đỡ cho sự phát triển Selling Online ở Việt Nam. 2.1.3.3.2 Nhƣợc điểm Sự liên kết giữa các tổ chức quản lý của chính phủ và các doanh nghiệp còn kém, khả năng tuyên truyền, kêu gọi mọi ngƣời tham gia, hƣởng ứng chính sách phát triển thƣơng mại điện tử còn kém. Tính chuyên nghiệp của các tổ chức vẫn chƣa cao. Vì vậy, các tổ chức còn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp, ngƣời dân tham gia sử dụng mua hàng qua internet. 41 2.1.4 Xu hƣớng phát triển Selling Online ở Việt Nam. Để biết đƣợc xu hƣớng phát triển của Selling Online Việt Nam, chúng ta cần phân tích từ nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra chúng ta cũng cần phân tích xu hƣớng phát triển của Selling Online của thế giới. Kết hợp từ kết quả phân tích trên chúng ta sẽ thấy đƣợc xu hƣớng phát triển Selling Online tại Việt Nam. 2.1.4.1 Tiềm năng phát triển Selling Online ở Việt Nam là cao. Vì các lý do sau: Đƣợc sự ủng hộ của chính phủ, nhà nƣớc chủ trƣơng thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển, thành lập nhiều tổ chức điều hành và quản lý hoạt động thƣơng mại điện tử và Selling Online. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Các máy tính ngày càng mạnh hơn và tốc độ truy cập mạng cũng nhanh hơn nhiều so với nhiều năm cách đây. Các trang web thƣơng mại cũng ngày càng phổ biến hơn nhờ sự tiện lợi trong thao tác sử dụng và tính an toàn về thông tin trong giao dịch đã làm cho hình thức Selling Online ngày càng trở thành hình thức kinh doanh đƣợc nhiều doanh nghiệp ƣa chuộng. Tốc độ phủ sóng của Internet ngày càng nhanh và rộng. Với dân số hơn 80 triệu dân, tỷ lệ sử dụng internet khoảng 20% đã biến Việt Nam trở thành một thị trƣờng kinh doanh Selling Online đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng, vật giá leo thang, các doanh nghiệp đều có chung nhu cầu đó là giảm chi phí. ứng dụng Selling Online trong kinh doanh là một giải pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn trên của doanh nghiệp. Ngoài ra, kinh doanh qua mạng cũng là một giải pháp tốt để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh và tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Sự phát triển mạnh mẽ của nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo nguồn dân lƣc phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và đây cũng là một trong những lý do sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành Selling Online ở Việt Nam. Với tốc độ tăng trƣởng nhanh và có nhiều điểm ƣu thế so với các hình thức kinh doanh khác, lợi ích thu dƣợc từ việc kinh doanh Selling Online ở Việt Nam ngày càng cao. 42 2.4.1.2 Xu hƣớng phát triển Selling Online của thế giới Châu Á có số ngƣời sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, nhƣng Trung Đông lại có mức tăng trƣởng số ngƣời sử dụng Internet trong vòng 9 năm (2000-2009) cao nhất thế giới. Theo thống kê của công ty điều tra tòan cầu Nielson, hơn 85% số ngƣời sử dụng internet để mua bán, trao đổi. Tỉ lệ số ngƣời dùng để mua bán qua mạng so với số ngƣời sử dụng Internet tiêu biểu ở: Hàn quốc (99%), Anh (97%), Đức (97%), Nhật bản (97%), Mĩ (94%). Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thƣơng mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và trong năm 2005 là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh hướng phát triển và giải pháp cho hoạt động Selling Online ( bán hàng trực tuyến ) Tại Thành phố Hồ Chí Mình.pdf
Tài liệu liên quan