CHƯƠNG I: CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG THÔN .
I - Tổng quan về kinh tế nông thôn và cơ cấu ngành kinh tế nông thôn.
1 - Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong phát triển kinh tế.
1.1 - Khái niệm kinh tế nông thôn .
1.2 - Vai trò của kinh tế nông thôn .
2 - Cơ cấu kinh tế nông thôn . .
2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn
2.2. Các dạng cơ cấu kinh tế nông thôn .
2.3. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn .
II - Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn.
1 - Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn .
1.1 - Thực chất và ý nghĩa của cơ cấu ngành kinh tế nông thôn
1.2 - Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành kinh tế nông thôn .
2 - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn
2.1- Khái niệm và mục đích của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn .
2.2 - Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo ngành
93 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậm. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn, đây là những hạn chế mà tỉnh cần phải có giải pháp khắc phục.
1.2 - Chuyển dịch cơ cấu ngành theo góc độ lao động:
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn cũng được biểu hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân bổ cho các ngành và nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 : Chuyển dịch cơ cấu lao động phân bổ cho các ngành kinh tế
khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2002.
1997
1998
1999
2000
2001
2002
*Tổng số LĐ (ng)
-Nông nghiệp
-Công nghiệp
-Dịch vụ
*Cơ cấu LĐ ( %)
-Nông nghiệp
-Công nghiệp
-Dịch vụ
451.797
398.937
31.174
21.686
100
88,3
6,9
4,8
453.636
399.649
30.387
23.601
100
88,1
6,7
5,2
465.123
398.412
40.657
26.054
100
85,7
8,7
5,6
472.879
392.076
50.081
30.722
100
82,9
10,6
6,5
483.108
383.602
64.667
34.839
100
79,4
13,4
7,2
492.770
379.433
69.973
43.364
100
77
14,2
8,8
Nguồn: Niên giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Qua biểu 3 ta thấy cơ cấu lao động theo ngành kinh tế khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã chuyển dịch theo xu hướng tích cực. Trong nông nghiệp do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lao động trong nông nghiệp đã tăng lên, từ đó lao động trong nông nghiệp được giải phóng và chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, nhu cầu về lực lượng lao động ngày càng cao nên đã thu hút được một lực lượng lao động đông đảo từ khu vực nông nghiệp sang. Bên cạnh đó, các ngành nghề phụ ở các địa phương, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống của tỉnh như nghề đỗ gỗ thủ công mỹ nghệ, nghề làm giấy, gốm, tơ tằm vv... đã được khơi dậy và đang phát triển. Điều này đã thu hút một phần lao động nông nghiệp nông nhàn. Chính vì vậy, từ năm 1997 đến năm 2002 tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ 88,3% xuống còn 77%. Đồng thời tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng từ 6,9 % lên 14,2%, ngành dịch vụ tăng từ 4,8% lên 8,8%.
2 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ( theo nghĩa rộng).
2.1 - Chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp ( theo nghĩa rộng).
Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bao gồm các ngành: Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và thuỷ sản. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (nghĩa rộng) được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 4 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2002 ( Theo giá cố định - 1994).
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
I - Giá trị sản xuất
-Nông nghiệp
-Lâm nghiệp
-Thuỷ sản
II - Cơ cấu
-Nông nghiệp
-Lâm nghiệp
-Thuỷ sản
III - Tốc độ phát triển
-Nông nghiệp
-Lâm nghiệp
-Thuỷ sản
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
%
%
%
1271019
1218104
9347
43568
100
95,83
0,74
3,43
109,9
109,1
71,7
150,2
1356213
1293885
9646
52682
100
95,4
0,71
3,89
106,7
106,2
103,2
120,9
1468430
1402439
9825
56166
100
95,51
0,67
3,82
108,3
108,4
101,9
106,6
1657901
1587856
11916
58129
100
95,77
0,72
3,51
112,9
113,2
121,3
103,5
1754359
1670904
11605
71850
100
95,24
0,66
4,1
105,8
105,2
97,4
123,6
1865545
1772012
12025
81508
100
94,99
0,64
4,37
106,3
106,1
103,6
113,4
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Qua bảng 4, ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nganh qua các năm. Năm 1997 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( theo nghĩa rộng) đạt 1271019 triệu đồng, đến năm 2002 đạt 1865545 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân trong 6 năm đạt 108,3%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( nghĩa hẹp) đã có xu hướng giảm đi từ 95,83 % năm 1997 xuống còn 94,99% năm 2002, nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng từ 1218104 triệu đồng năm 1997 lên 1772012 triệu đồng năm 2002, tốc độ phát triển bình quân trong 6 năm đạt 108%.
Ngành lâm nghiệp, là ngành có cơ cấu giá trị sản xuất so với tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( nghĩa rộng ) là rất nhỏ ( 0,64% năm 2002). Tuy giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp có tăng lên, nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lại có xu hướng giảm đi từ 0,74% năm 1997 xuống còn 0,64% năm 2002.
Đối với ngành thuỷ sản, tỷ trọng giá trị sản xuất tuy còn rất nhỏ nhưng nó đã có sự chuyển dịch tích cực. Năm 1997 giá trị sản xuất của ngành chiếm 3,43%, đến năm 2002 chiếm 4,37%. Giá trị sản xuất của ngành cũng tăng lên đáng kể: năm 1997 đạt 43568 triệu đồng đến năm 2002 đạt 81508 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 119,7%/ năm.
Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2002 ngành nông nghiệp ( theo nghĩa rộng) nói chung đã có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn rất chậm. Ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp) vẫn chiếm tỷ trọng lớn, còn ngành lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đặc biệt là cơ cấu ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm đi. Đây là vấn đề đặt ra cho tỉnh cần phải có giải pháp để nâng cao việc khai thác tiềm năng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản để nâng tỷ trọng của hai ngành lên trong cơ cấu toàn ngành.
2.2 - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp):
*Chuyển dịch cơ cấu toàn ngành:
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp) bao gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó đã xuất hiện ngành dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho 2 ngành chính. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp)
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2002 ( theo giá cố định - 1994).
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
I - Giá trị sản xuất
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ nông nghiệp
II - Cơ cấu
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ nông nghiệp
III - Tốc độ phát triển
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ nông nghiệp
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
%
%
%
1218104
840999
338543
38562
100
6,9
27,8
3,2
109,1
106,8
115,3
109,5
1293885
882658
368634
42593
100
68,2
28,5
3,3
106,2
105,0
108,9
110,5
1402439
982836
373124
46479
100
70,1
26,6
3,3
108,4
111,3
101,2
109,1
1587856
1085592
452084
50180
100
68,4
28,4
3,2
113,2
110,5
121,2
108,0
1670904
1078970
535117
56817
100
64,6
32
3,4
105,2
99,4
118,4
113,2
1772012
1116368
584575
70880
100
63
33
4
106,1
103,5
109,2
91,2
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao ( 63% năm 2002). Từ năm 1999 đến năm 2002 tỷ trọng ngành trồng trọt đã có xu hướng giảm xuống (từ 70,1% xuống còn 63%), giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng từ 840999 triệu đồng ( 1997) lên 1116368 triệu đồng ( năm 2002) với tốc độ phát triển bình quân là 106,1%/năm.
Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ngành trồng trọt nhưng nó đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là từ năm 1999 trở lại đây đã tăng lên rất nhanh ( từ 26,6 % lên 33%). Đây là một xu hướng tích cực. Từ năm 1997 đến năm 2002 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đã tăng từ 338543 triệu đồng lên 584575 triệu đồng, với tốc độ phát triển bình quân là 112,4%/ năm.
Ngành dịch vụ nông nghiệp do mới được phát triển nên vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 4% năm 2002) và bắt đầu có xu hướng tăng lên từ năm 2000 trở lại đây. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 38562 triệu đồng ( 1997) lên 70880 triệu đồng ( 2002).
Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2002 cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực, trong đó tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần đồng thời tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần.
*Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:
Thực trạng về cơ cấu và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt được thể hiện qua bảng 6 .
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1997 -2002 ( theo giá cố định - 1994).
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
I - Giá trị sản xuất
-Cây lương thực
-Cây thực phẩm
-Cây công nghiệp
-Cây ăn quả
-Cây khác
-Giá trị sản phẩm phụ
II - Cơ cấu
-Cây lương thực
-Cây thực phẩm
-Cây công nghiệp
-Cây ăn quả
-Cây khác
-Giá trị sản phẩm phụ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
%
%
840999
554022
137852
14591
48903
1567
84064
100
65,9
16,4
1,7
5,8
0,2
10,0
882658
598035
131274
16367
48562
101
88319
100
67,7
14,9
1,9
5,5
0,01
10,0
982836664959
151979
16660
49714
297
99227
100
67,6
15,5
1,7
5,5
0,03
10,0
1085592
747766
162264
20491
48347
385
106339
100
68,9
14,9
1,9
4,5
0,04
98
1078970
718928
194090
22113
40931
390
102518
100
66,6
18,0
2,0
3,8
0,04
9,5
1116368
747967
195364
24560
34607
413
113457
100
67
17,5
2,2
3,1
0,04
10,1
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Trong cơ cấu của ngành trồng trọt thì cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 67% năm 2002) và nó không có xu hướng tăng hay giảm. Từ năm 1997 đến năm 2002 giá trị sản xuất của cây lương thực tăng từ 554022 triệu đồng lên 747967 triệu đồng. Tỷ trọng của cây thực phẩm cũng không có xu hướng tăng lên rõ rệt, mà nó chỉ tăng rồi lại giảm qua các năm, nhưng giá trị sản xuất của cây thực phẩm vẫn tăng lên ( từ 137852 triệu đồng lên 195364 triệu đồng). So với cây lương thực thì tốc độ phát triển bình quân của cây thực phẩm lớn hơn.
Cây công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt: năm 1997 chiếm 1,7% đến năm 2002 chiếm 2,2%. Như vậy cây công nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất tăng từ 14591 triệu đồng ( năm 1997) lên 24560 triệu đồng ( năm 2002) với tốc độ phát triển bình quân là 111,2% cao hơn so với tốc độ phát triển của cây lương thực và cây thực phẩm.
Cây ăn quả cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt và đang có xu hướng giảm dần : năm 1997 chiếm 5,8% đến năm 2002 giảm xuống còn 3,1%, đồng thời giá trị sản xuất cũng giảm từ 48903 triệu đồng xuống còn 34607 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tiêu cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.
Như vậy, cơ cấu ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch nhưng chưa rõ rệt. Trong cơ cấu ngành trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn và không có xu hướng giảm đi, những cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả lại có xu hướng giảm đi. Đây là vấn đề mà tỉnh cần phải có biện pháp khắc phục nhằm tăng diện tích những cây có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích những cây có giá trị kinh tế thấp.
*Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:
Cơ cấu ngành chăn nuôi giai đoạn 1997 - 2002 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7a: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 1997 - 2002
( theo giá cố định - 1994).
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
II- Giá trị sản xuất
-Gia súc
-Gia cầm
-Chăn nuôi khác
-SP không qua giết thịt
II - Cơ cấu
-Gia súc
-Gia cầm
-Chăn nuôi khác
-SP không qua giết thịt
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
338543
211081
55515
52197
19750
100
62,6
16,4
15,2
5,8
368634
226016
66157
57436
19025
100
61,3
17,9
15,6
5,2
373124
231700
65746
55889
19789
100
62,1
17,6
15
5,3
452089
278688
94607
58694
20095
100
61,6
20,9
13
4,5
535117
316161
107343
65647
45966
100
59,1
20,1
12,2
8,6
584575
341976
120117
65778
56704
100
58,5
20,5
11,3
9,7
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Trong các năm từ 1997 đến 2002 trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm dần ( từ 62,6% xuống 58,5%), chăn nuôi gia cầm có xu hướng tăng dần (từ 16,4% lên 20,5%). Giá trị sản xuất của đàn gia súc tăng từ 211081 triệu đồng ( năm 1997) lên 341967 triệu đồng ( năm 2002); gia cầm tăng từ 55515 triệu đồng ( năm 1997) lên 120117 triệu đồng ( năm 2002).
Tóm lại, trong 6 năm 1997 - 2002 cơ cấu ngành chăn nuôi đã có sự chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng các loại con có giá trị kinh tế thấp giảm, đồng thời tỷ trọng con có giá trị kinh tế cao tăng dần. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn rất chậm và trong cơ cấu vẫn nặng về chăn nuôi lợn.
Bảng 7b: Bảng số lượng đàn chăn nuôi qua các năm ( 1997 - 2002)
Đơn vị : Con
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
-Đàn lợn
-Đàn trâu
-Đàn bò
-Đàn gia cầm và chăn nuôi khác
332060
19583
36969
2830000
386814
19103
39137
2623000
398480
18257
40740
2584000
419685
17065
42647
3037000
417500
12727
41989
3406000
428420
11672
42536
3907000
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Về số lượng sản phẩm chỉ có sản phẩm thịt trâu hơi là giảm còn lại đều tăng, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi bò sản lượng thịt bình quân tăng với tốc độ khá cao (110,6% và 165,9%). Sau 6 năm tổng sản phẩm chăn nuôi tăng 22764 tấn với tốc độ bình quân là 13%/năm.
2.3 - Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:
Ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Ninh là ngành không được phát triển do diện tích rừng của tỉnh rất ít và chủ yếu là rừng trồng. Diện tích rừng hiện có năm 1997 là 500 ha, năm 2002 là 722 ha. Do diện tích trồng rừng nhỏ và chủ yếu trồng cây phân tán nên tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cũng đạt giá trị thấp và đang có xu hướng giảm dần. Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm 3 ngành chủ yếu: một là trồng rừng và nuôi rừng, hai là ngành khai thác lâm sản, ba là thu nhặt lâm sản, ngành dịch vụ lâm nghiệp hầu như chưa được phát triển. Thực trạng về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 1997 - 2002 ( theo giá cố định - 1994)
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
II- Giá trị sản xuất
1 -Trồng và nuôi rừng
Trong đó: trồng cây phân tán.
2 - Khai thác lâm sản
Trong đó:
- Gỗ
-Củi
-Tre, luồng các loại
3 - Thu nhặt sản phẩm
II - Cơ cấu
1 -Trồng và nuôi rừng
Trong đó: trồng cây phân tán.
2 - Khai thác lâm sản
Trong đó:
- Gỗ
-Củi
-Tre, luồng các loại
3 - Thu nhặt sản phẩm
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
%
%
%
9347
1610
1283
7716
3410
81
4225
18
100
17,2
13,7
82,3
36,5
0,9
45,2
0,2
9646
2160
1326
7466
3472
91
3900
20
100
22,4
13,7
77,4
36,0
0,9
40,4
0,2
9825
1750
1282
8055
3410
92
4550
20
100
17,8
13,0
82,0
34,7
0,9
40,4
0,2
11916
1870
1299
9857
4209
188
5454
189
100
15,7
10,9
82,7
35,3
1,6
45,8
1,6
11605
1735
1081
9662
4247
193
5213
208
100
15,0
9,3
83,3
36,6
1,7
44,9
1,7
12025
1696
1070
10113
4509
216
5387
216
100
14,1
8,9
84,1
37,5
1,8
44,8
1,8
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Qua bảng 8, ta thấy trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thì khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất( 82,3%-84,1%), còn nuôi trồng rừng chiếm tỷ trọng nhỏ(14,1%-17,2%). Điều này dẫn đến hậu quả là diện tích rừng ở Bắc Ninh ngày càng giảm.
Từ năm 1997 đến năm 2002 tỷ trọng trồng và nuôi rừng có xu hướng giảm từ 17,2% xuống còn 14,1%, đồng thời giá trị sản xuất cũng không tăng. Còn tỷ trọng khai thác lâm sản có xu hướng tăng từ 82,3% lên 84,1%, đặc biệt là từ năm 1998 trở lại đây. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng lên chủ yếu là do khai thác lâm sản. Thu nhặt lâm sản chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, nhưng từ năm 1999 trở lại đây đã có xu hướng tăng lên.
Như vậy, cơ cấu ngành lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng theo xu hướng không tích cực, giữa nuôi trồng và khai thác, mất cân đối vì vậy trong mấy năm qua diện tích rừng của tỉnh đã bị giảm sút. Vấn đề đặt ra cho tỉnh là cần phải có giải pháp nhằm tăng diện tích trồng và nuôi rừng để cân đối với việc khai thác rừng, đồng thời tăng cường công tác thu nhặt lâm sản.
2.4 - Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản:
Thuỷ sản Bắc Ninh chỉ có thuỷ sản nước ngọt. Trong mấy năm qua nhờ áp dụng một số thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác cải tạo giống mới trong ngành thuỷ sản đã làm cho ngành thuỷ sản Bắc Ninh có nhiều khởi sắc. Hiện nay tỉnh đang mở rộng diện tích nuôi trồng các loại con có giá trị kinh tế cao như cá rô phi lưỡng tính, tôm càng xanh, cá chim trắng. Các địa phương đang tích cực lập quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án chuyển đổi một số diện tích ruộng trũng thành diện tích nuôi thả cá, từ đó đã làm cho ngành thuỷ sản ngày càng tăng trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn.
Thực trạng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản giai đoạn 1997 -2002 ( theo giá cố định - 1994)
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
I - Giá trị sản xuất
-Thuỷ sản nước ngọt khai thác
-Nuôi trồng thuỷ sản
-Dịch vụ thuỷ sản
II - Cơ cấu
-Thuỷ sản nước ngọt khai thác
-Nuôi trồng thuỷ sản
-Dịch vụ thuỷ sản
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
43568
8369
32102
3097
100
19,2
73,7
7,1
52682
9260
40097
3375
100
17,6
76,0
6,4
56166
9115
42949
4102
100
16,2
76,5
7,3
58129
8850
45033
4246
100
15,2
77,5
7,3
71850
9190
58164
4496
100
12,7
81,0
6,3
81508
9129
66918
5461
100
11,2
82,1
6,7
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Từ năm 1997 đến năm 2002 tổng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản tăng lên với tốc độ bình quân khá cao ( 19,7%). Trong cơ cấu ngành thuỷ sản thì ngành nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng dần ( 73,7% lên 82,1%), giá trị sản xuất của ngành này cũng tăng với tốc độ khá cao ( 21,9%). Ngành khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần ( 19,2% xuống 11,2%). Ngành dịch vụ thuỷ sản là ngành mới được phát triển bởi vậy chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và cũng chưa có xu hướng tăng lên, tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành dịch vụ thuỷ sản vẫn không ngừng tăng lên với tốc độ là 12,3%/năm.
Như vậy ngành thủy sản Bắc Ninh đã có sự chuyển địch đúng hướng với tốc độ khá nhanh, trong đó tỷ trọng ngành nuôi trồng đang có xu hướng tăng lên rất nhanh, ngành khai thác có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản vẫn còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp ( 4,37% năm 2002). Vì vậy cần phải có giải pháp phát triển nhanh ngành thuỷ sản nhằm nâng cao tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn.
3 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nông thôn:
Trong giai đoạn 1997 - 2002, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo đầu tư xây dựng htêm một số doanh nghiệp mới, xây dựng đầu tư mở rộng quy mô một số doanh nghiệp hiện có. Triển khai xây khu công nghiệp Từ Sơn, khu công nghiệp Quế Võ, đồng thời có những giải pháp khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống trong nông thôn Bắc Ninh, ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn. Do đó công nghiệp trên địa bàn nói chung, trên địa bàn nông thôn nói riêng phát triển với nhịp độ nhanh. Đặc biệt khu vực liên doanh với nước ngoài đã có dự án đi vào sản xuất, đóng góp quan trọng trong việc tăng thêm năng lực mới, tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp và tạo nên bức tranh công nghiệp trên địa bàn có đủ các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh bao gồm các ngành chủ yếu sau: Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; ngành dệt, da, may mặc; ngành công nghiệp cơ khí điện tử. Thực trạng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nông thôn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2002 ( theo giá cố định - 1994)
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
I - Giá trị sản xuất
1 -CN chế biến N-L- TS
2 - SXVLXD
3 - Ngành dệt, da, may mặc
4 - Ngành cơ khí, điện tử
5 - Các ngành CN khác
II - Cơ cấu:
1 -CN chế biến N-L- TS
2 –SXVLXD
3 - Ngành dệt, da, may mặc
4 - Ngành cơ khí, điện tử
5 - Các ngành CN khác
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
%
%
%
%
%
%
376930
186696
126650
2254239422
1620
100
45,5
33,6
6,0
10,5
0,4
420378
208302
140544
26690
43557
1285
100
49,6
33,4
6,3
10,4
0,3
862763
299336
359020
37407
154172
12828
100
34,7
41,6
4,3
17,9
1,5
138168
421109
673212
45603
219181
22163
100
30,5
48,7
3,4
15,9
1,6
1713868
499475
766605
67773
354754
25261
100
29,1
44,7
4,0
20,7
1,5
2214589
593509
1025355
77511
489424
28789
100
26,8
46,3
3,5
22,1
1,3
Nguồn: Niên giám thống kê Cục thống kê Bắc Ninh
Qua bảng 10, ta thấy trong giai đoạn 1997-2002 tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tăng lên rất nhanh (từ 376930 triệu đồng lên 2214589 triệu đồng), tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 46%. Nổi bật nên trong ngành công nghiệp nông thôn là sự tăng lên rất nhanh của ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí, điện tử.
Để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nông thôn Bắc Ninh, ta sẽ đi sâu phân tích từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiêp.
3.1. Những ngành đang có xu hướng tăng lên:
Trong giai đoạn 1997-2002, ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí, điện tử là hai ngành đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có mức tăng trưởng rất cao, từ năm 1997 đến năm 2002 giá trị sản xuất của ngành này tăng từ 126650 triệu đồng lên 1025355 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 60,3%. Tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 33,6%(năm 1997) lên 46,3%( năm 2002). Hiện nay ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nông thôn. Ngành này chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên là do có điểm xuất phát khá từ khi Bắc Ninh chưa được tái lập. Một số cơ sở sản xuất ổn định, có mức tăng trưởng khá như công ty kính Đáp Cầu, sản xuất vật liệu xây dựng Từ Sơn. Trong những năm gần đây bổ sung năng lực mới như nhà máy gạch Kiềm Tính, công ty liên doanh kính nổi Việt Nhật...Vì vậy đã làm cho ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh và đang có xu hướng tăng lên trong cơ cấu ngành công nghiệp nông thôn.
Đối với ngành công nghiệp cơ khí, điện tử. Trong giai đoạn 1997 - 1998, do mới được tái lập tỉnh nên chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản xuất của ngành hàng này chỉ chiếm 10,4% - 10,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn nông thôn. Nhưng từ 1998 đến nay do được sự quan tâm hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển của tỉnh, các đơn vị thuộc ngành này đã được phục hồi và phát triển như nhà máy quy chế Từ Sơn, các cơ sở sản xuất cán kéo théo Đa Hội và một số đơn vị ngoài quốc doanh lắp ráp xe mô tô, thiết bị điện tử...Vì vậy từ năm 1998 đến nay tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng lên rất nhanh ( 10,4% lên 22,1%) đồng thời giá trị sản xuất tăng từ 43557 triệu đồng lên 489424 triệu đồng, với tốc độ bình quân năm là 99%. Như vậy ngành này có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nông thôn.
3.2-Những ngành đang có xu hướng giảm dần:
Những ngành đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành công nghiệp nông thôn là ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản và ngành dệt, da, may mặc.
Năm 1997 ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nông thôn. Nhưng từ năm 1997 đến 2002 tỷ trọng của ngành này có xu hướng giảm rất nhanh(từ 45,5% xuống còn 26,8%). Tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành này vẫn tăng từ 186696 triệu đồng( năm 1997) lên 593510 triệu đồng( năm 2002) với tốc độ tăng bình quân là 26,7%/năm. Điều này chứng tỏ ngành này vẫn đang có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây các làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa đang phát triển rất mạnh mẽ ở nông thôn như đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, nghề sản xuất giấy ở Phong Khê đang được mở rộng và phát triển đã làm cho giá trị sản xuất của ngành này tăng lên. Như vậy tỷ trọng của ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản giảm không phải là do ngành này kém phát triển mà là do các ngành công nghiệp khác phát triển với tốc độ nhanh hơn nên đã lấn áp tỷ trọng của ngành này.
Đối với ngành dệt, da, may mặc là ngành công nghiệp chủ yếu giải quyết vấn đề lao động xã hội, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngoài đơn vị chủ lực trên địa bàn là công ty may Đáp Cầu sản xuất ổn định, các doanh nghiệp mới được thành lập vào thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, tay nghề công nhân còn thấp, mức thu nhập người lao động chưa cao. Các cơ sở may ngoài quốc doanh chủ yếu sản xuất hàng hoá tiêu thụ thị trường trong nước, sản xuất theo phương pháp thủ công, chất lượng sản phẩm thấp. Cơ cấu ngành này chiếm tỷ trọng rất thấp (3,4 - 6,3%) trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn 1997-2002, tỷ trọng của ngành này có xu hướng giảm rất nhanh( từ 6,0% xuống 3,5%). Tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành này vẫn tăng từ 22542 triệu đồng(năm1997) lên 77510 triệu đồng(năm 2002).
Tóm lại, trong giai đoạn 1997 - 2002 ngành công nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37136.doc