Đề tài Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Thành phố Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Danh mục các chữviết tắt. iii

Danh mục các bảng biểu .iv

Danh mục các mô hình .v

Danh mục các biểu đồ .v

Mục lục. vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3

2.1. Mục tiêu chung .3

2.2. Mục tiêu cụthể .3

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

3.1. Phương pháp chung .3

3.2. Các phương pháp cụthể.4

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu .4

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích sốliệu .5

3.2.3. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo.6

3.2.4. Hệthống các chỉtiêu sửdụng trong nghiên cứu.6

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ.8

1.1. MỘT SỐKHÁI NIỆM CƠBẢN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGÀNH NGHỀ

THỦCÔNG TRUYỀN THỐNG, NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ, LÀNG

NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ.8

1.1.1. Ngành nghềthủcông truyền thống .8

1.1.2. Ngành nghềthủcông mỹnghệ .9

1.1.3. Làng nghề, làng nghềtruyền thống, làng nghềthủcông mỹnghệ .10

1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG TRUYỀN THỐNG, THỦ

CÔNG MỸNGHỆTRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI .12

1.2.1. Phát triển ngành nghềth ủcông m ỹnghệ góp phần tạo việc làm cho ng ười lao động 12

1.2.2. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệgóp phần mởrộng thịtrường, tăng

giá trịtổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế.14

1.2.3. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệnâng cao thu nhập của người dân,

góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia .16

1.2.4. Phát triển ngành nghềthủthủcông mỹnghệgóp phần bảo tồn bản sắc văn

hoá của dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá .18

1.2.5. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệtheo hướng sản xuất hàng hoá giúp

đội ngũlao động có khảnăng thích ứng với lao động công nghiệp, góp phần công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn .19

1.2.6. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệtheo hướng liên kết cùng ngành du lịch 20

1.2.7. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệgóp phần phát triển khối doanh

nghiệp, định hình nên một đội ngũthương nhân mới.22

1.2.8. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệhướng vào xuất khẩu trực tiếp góp

phần tăng nguồn thu ngoại tệcho đất nước.23

1.3. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM.25

1.3.1. Đặc điểm lịch sử .25

1.3.2. Đặc điểm văn hoá .26

1.3.3. Tính phong phú, đa dạng.27

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH

NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ .30

1.4.1. Sựbiến động của thịtrường .30

1.4.2. Trình độkỹthuật và công nghệ .31

1.4.3. Trình độ đào tạo, trình độtay nghềcủa đội ngũlao động làm nghề.32

1.4.4. Chính sách và pháp luật nhà nước.33

1.4.5. Kỹthuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời .34

1.4.6. Một sốcác nhân tốkhác.34

1.5. TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀTHỦ

CÔNG MỸNGHỆCỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾGIỚI VÀ ỞVIỆT NAM. .36

1.5.1. Các nước trên thếgiới.36

1.5.2. Các địa phương trong nước.39

1.5.3. Tỉnh thừa thiên Huế .43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG

MỸNGHỆTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHUẾ .45

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN, LỊCH SỬ, CƠSỞHẠTẦNG, KINH

TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐHUẾ .45

2.1.1. Điều kiện tựnhiên của thành phốHuế .45

2.1.2. Đặc điểm lịch sửcủa thành phốHuế .47

2.1.3. Cơsởhạtầng của thành phốHuế .48

2.1.4. Đặc điểm vềdân số, lao động của thành phốHuế .48

2.1.5. Tình hình kinh tếxã hội của thành phốHuế .50

2.2. S ỰPHÁT TRI Ể N C ỦA NGÀNH NGHỀ TH Ủ CÔNG M ỸNGHỆ THÀNH PH ỐHU Ế.52

2.2.1. Khái quát vềsựphát triển của ngành nghề th ủcông truyền thống ởthành ph ốHuế . 52

2.2.2. Sựphát triển của ngành nghềthủcông mỹnghệ ởthành phốHuếgiai đoạn

2003-2006 .56

2.2.2.1. Sốlượng đơn vị .56

2.2.2.2. Nguồn lực .58

2.2.2.3. Kết quảsản xuất kinh doanh .62

2.2.2.4. Đánh giá chung . 64

2.2.3. Kết quả điều tra các cơsởsản xuất kinh doanh hàng thủcông mỹnghệ

(đúc đồng, mộc mỹnghệ, thêu ren) năm 2006 .66

2.2.3.1. Khái quát vềcác nhóm nghề điều tra.66

2.2.3.2. Đặc điểm vềnguồn lực của các đơn vị điều tra .68

2.2.3.3. Kết quảvà hiệu quảsản xuất của các đơn vị điều tra.73

2.2.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trịgia tăng bằng phương pháp

phân tổ .76

2.2.3.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến giá trịgia tăng bằng hàm

sản xuất .81

2.2.3.6. Một sốvấn đềvềthịtrường và khó khăn của các đơn vị điều tra .85

2.3.6. Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệthành phốHuế .96

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦYẾU PHÁT TRIỂN

NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ ỞTHÀNH PHỐHUẾ .99

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀTHỦCÔNG MỸNGHỆ.99

3.1.1. Quan điểm phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệ .99

3.1.2. Phương hướng phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệthành phốHuế đến

năm 2015.101

3.1.2.1. Phát huy thếmạnh của từng nhóm ngành nghềthông qua việc tạo lập mối

quan hệhợp tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủcông mỹ

nghệHuế .101

3.1.2.2. Phát triển ngành nghềthủcông mỹnghệtrên cơsởkết hợp một cách có

hiệu quảgiữa giá trịtruyền thống và hiện đại .102

3.1.2.3. Tập trung phát triển các nghềcó khảnăng thu hút nhiều lao động, có tiềm

năng xuất khẩu trực tiếp .103

3.1.2.4. Liên kết phát triển cùng ngành du lịch .104

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦYẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ

THỦCÔNG MỸNGHỆTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHUẾ .105

3.2.1. Tổchức điều tra, khảo sát tổng thểngành nghềthủcông mỹnghệ đểcó sự

quy hoạch phát triển phù hợp.105

3.2.2. Phát triển mô hình sản xuất theo cụm đểtạo sựliên kết giữa các đơn vị cung ứng,

nhà sản xuất, các thểchếtài chính, giáo dục đểtạo sức cạnh tranh bền vững.107

3.2.3. Tạo lập mối liên kết, hợp tác giữa các đơn vịtrong ngành thông qua các hiệp

hội ngành nghề .109

3.2.4. Phát triển thịtrường và nguồn vốn .109

3.2.4.1. Giải pháp phát triển thịtrường .109

3.2.4.2. Giải pháp phát triển nguồn vốn .113

3.2.5. Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề

thủcông mỹnghệ .114

3.2.6. Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, ti ếp cận thông tin quốc tế, qu ảng bá và

khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm thủcông mỹnghệ địa phương .117

3.2.6.1. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại.117

3.2.6.2. Tổchức mạng lưới cung cấp thông tin vềngành nghềthủcông mỹnghệ 118

3.2.6.3. Cải tiến kênh cung cấp nguyên liệu và tiêu thụsản phẩm.120

3.2.7. Giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển mẫu mã .122

3.2.7.1. Cải tiến chất lượng sản phẩm .122

3.2.7.2. Phát triển thiết kếmẫu mã cho sản phẩm thủcông mỹnghệ .124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .128

1. KẾT LUẬN. 128

2. KIẾN NGHỊ .130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf142 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để giảm công lao động thủ công, hạ giá thành sản phẩm thì chắc chắn mặt hàng này sẽ trở thành một loại quà lưu niệm có giá trị được nhiều người ưa chuộng và có nhiều khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. 2.2.2.4. Đánh giá chung Qua nghiên cứu quy mô, cơ cấu, vốn đầu tư, giá trị sản xuất, tốc độ phát triển ngành nghề TCTT nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng thời kỳ 2004- 2006, có thể rút ra những đánh giá chung sau: 65 Thành phố Huế hiện còn khá nhiều nghề TCTT, phẩn bổ khá đều trong các nhóm nghề: TCMN, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm, phục vụ sản xuất đời sống. Ngành nghề TCTT có vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thành phố, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có nhiều tiềm năng phát triển liên kết với các doanh nghiệp du lịch địa phương nhằm xây dựng các chương trình tham quan làng nghề thực sự mới lạ, hấp dẫn và ấn tượng đối với du khách. Hàng năm ngành nghề TCMN đóng góp một khối lượng đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Tuy nhiên so với sự phát triển chung của các ngành nghề thủ công truyền thống cả nước, ngành thủ công truyền thống của Huế vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Hầu hết là các cơ sở cá thể sản xuất nhỏ, Việc tổ chức sản xuất còn rất phân tán, thiếu tính cộng đồng, liên kết, hợp tác. Hầu hết các cơ sở đều nằm rải rác trong các khu dân cư theo hình thức tổ chức sản xuất hộ cá thể, quy mô nhỏ, khép kín, nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, SX theo hình thức tự sản, tự tiêu. Sự thiếu liên kết giữa các đơn vị về tổ chức, vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật dẫn đến việc hạn chế khả năng phát triển. Trình độ và năng lực quản lý của các chủ hộ sản xuất còn yếu, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất; rất ít người được học qua các trường dạy nghề chính quy. Sản xuất không ổn định, doanh thu, lợi nhuận thấp, lao động phát triển chậm. Các nghệ nhân, thợ giỏi đã không còn gắn bó với nghề hoặc bỏ đi làm ăn ở các tỉnh, thành phố lớn khác. Lớp thợ trẻ không thích theo nghề vì lao động nặng, thu nhập thấp. Trước thực trạng này, tỉnh và thành phố cần thực hiện khuyến khích, hỗ trợ vốn cho các cơ sở tư nhân, cá thể để họ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh hàng thủ công xuất khẩu, có các dự án du nhập ngành nghề mới, sáng tác các mẫu mã hàng lưu niệm và xuất khẩu phù hợp với xu hướng thị trường, đầu tư cải tiến thiết bị, bao bì, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. 66 2.2.3. Kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (đúc đồng, mộc mỹ nghệ, thêu ren) năm 2006 2.2.3.1. Khái quát về các nhóm nghề điều tra a. Nghề mộc mỹ nghệ Nghề chạm khắc gỗ ở Huế chiếm vị trí quan trọng và gần gủi, phổ biến trong đời sống của mọi tầng lớp xã hội. Những sản phẩm tiêu biểu của ngành điêu khắc gỗ ở Huế cô đọng sự thể hiện của mình trên nội thất kiến trúc và vật dụng trang trí, sinh hoạt. Các công trình ấy có một mối liên kết ăn ý giữa người thợ cưa xẻ, thợ mộc, thợ chạm, thợ tiện, thợ khảm, thợ sơn son thếp vàng. Phần lớn những người thợ đều xuất xứ từ làng mộc điêu khắc Mỹ Xuyên ở huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, nghề mộc mỹ nghệ đang hoạt động tương đối tốt và có xu hướng phát triển do nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao và xuất khẩu. Trên địa bàn thành phố đang có 89 đơn vị sản xuất - kinh doanh hàng mộc mỹ nghệ, trong đó có 2 Công ty TNHH 3 DNTN cùng nhiều đơn vị cá thể phân bố đều khắp trên 25 phường, xã. Các cơ sở hoạt động ổn định, có thể đảm bảo cuộc sống bằng nghề. Các đơn vị hoạt động có tính chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực của nghề như: mộc dân dụng, mộc cao cấp xuất khẩu, mộc mỹ nghệ điêu khắc tượng, mộc mỹ nghệ chạm khảm, mộc mỹ nghệ sơn son thếp vàng… Điều này góp phần tạo nên sự phát triển nghề một cách bền vững, với một khối lượng hàng hoá lớn hơn, thị trường ổn dịnh hơn. Trong những năm gấn đây, được sự hỗ trợ của nhà nước nên các cơ sở có điều kiện đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. Do nghề mộc ở Huế đang phát triển nên đã thu hút được nhiều thợ trước đây đi làm ăn xa trở về làm nghề tại quê hương và một số thợ giỏi của các địa phương khác đến như Hà Tây, Bắc Ninh…Nghệ nhân của nghề mộc điêu khắc còn rất ít, tuổi cao lại thường tập trung làm các sản phẩm có giá trị nên không có thị trường tiêu thụ lớn. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp đa số đều chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu quản lý đơn vị bằng kinh nghiệm bản thân và truyền thống gia đình nên chưa có sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh. Các chủ cơ sở ít mạnh dạn trong việc tìm kiếm, mở mang thị trường mới, chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá 67 sản phẩm, vì vậy các sản phẩm mộc mỹ nghệ của Huế chưa có vị trí trên thị trường trong và ngoài nước . [61] b. Nghề đúc đồng mỹ nghệ Làng Đúc Huế hiện vẫn được duy trì tập trung tại địa bàn Phường Đúc và xã Thuỷ Xuân. Nghề đúc không còn nổi tiếng như trước đây mà chỉ còn rãi rác, hoạt động cầm chừng với các mặt hàng tự khí, thủ công mỹ nghệ tiêu dùng nội địa. Theo số liêu điều tra đến nay Làng Đúc đang có 61 cơ sở, trong đó có 2 HTX , tổng số lao động nghề đúc hiện có 209 người. Tổng vốn SXKD toàn làng đúc hiện nay là 2.848,5 triệu đồng, trong đó vốn cố định 1.380 triệu đồng, vốn lưu động là 1.468,5 triệu đồng. Cơ sở có vốn SXKD lớn nhất là 420 triệu đồng, nhỏ nhất là 2 triệu đồng. Tổng doanh thu hàng năm của làng đúc khoảng 5,5 tỷ đồng. Sản phẩm chính của làng nghề hiện nay chủ yếu là các mặt hàng tượng đồng mỹ nghệ, đồ nghi lễ thờ cúng như chuông đồng, lư đèn đồng… tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, phục vụ khách du lịch và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thiết bị công nghệ vẫn duy trì theo kiểu thủ công truyền thống, ít có sự đầu tư cải tiến nên sản phẩm sau khi đúc vẫn còn phải làm nguội khá công phu, mất nhiều công sức nên giá thành cao, sản phẩm kém tinh xảo. Chủng loại sản phẩm không phong phú, chủ yếu vẫn là các loại tượng, mẫu mã ít được cải tiến, bao bì không được chú ý đầu tư, cải tiến nên chưa phù hợp với thị hiếu du khách. Thị trường tiêu thụ hẹp, sản lượng tiêu thụ không lớn, chưa khai thác được thị trường xuất khẩu. Tỉnh và Thành phố đã có chủ trương phát triển làng Đúc Huế thành một làng nghề thủ công truyền thống nằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác Trung tâm trưng bày, giới thiệu làng nghề Đúc truyền thống kết hợp các kiốt trưng bày và bán các sản phẩm đúc đồng trên trục đường chính của làng nghề tạo thành một sản phẩm du lịch mới, kết hợp với các tuyến đu lịch đã có trên tuyến đường này góp phần tăng thêm sự phong phú, đa dạng và sức hấp dẫn cho ngành du lịch Huế.[62] c. Nghề Thêu ren Nghề thêu tồn tại độc lập và có tính chất chuyên nghiệp ở Huế từ lâu. Thợ thêu Huế không chỉ từ nôi Quất Động, Bắc Hà, mà còn từ nhiều nơi khác đã đến Huế phục vụ cho nhu cầu của giới quý tộc, thượng lưu từ khi xây dựng triều đình 68 nhà Nguyễn. Trong quá trình phát triển nghề thêu ở Huế, với sự du nhập của kỹ thuật phương Tây, hàng thêu đã được chia thành hai hệ : hàng thêu màu và hàng thêu trắng. Nghề thêu là nghề có tính chất công việc phù hợp với nữ giới, thời gian học nghề nhanh, vốn đầu tư ít, mặt bằng sản xuất không cần lớn và có thể sử dụng không gian trong gia đình, thị trường tiêu thụ rộng rãi cả nội địa và xuất khẩu, giá cả phù hợp với tay nghề và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất toàn ngành thêu năm 2006 đạt 8 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước, sản phẩm ngành thêu ngày càng phong phú, đa dạng, ngoài các mặt hàng thêu truyền thống như tranh thêu, cờ trướng liễn… đến nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới như hàng thêu chân dung, thêu 2 mặt, thêu hàng lưu niệm, áo thêu, túi xách thêu, rua và móc chỉ… đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và khách du lịch. Tuy nhiên, nhìn chung sản phẩm thêu của nhiều cơ sở vẫn chưa hấp dẫn du khách về chủ đề, giá cả, bao bì, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thiếu tính liên kết giữa các cơ sở với nhau; đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa có phương pháp sư phạm để truyền nghề. [63] 2.2.3.2. Đặc điểm về nguồn lực của các đơn vị điều tra a. Đặc điểm của chủ đơn vị Chủ đơn vị ngành nghề TCMN là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển của đơn vị, chủ đơn vị có kinh nghiệm sản xuất đồng thời là người quản lý lao động, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị TCMN hoạt động mạnh và hiệu quả thông thường người chủ đơn vị có năng lực trong tổ chức sản xuất đồng thời có sự nhạy bén về thị trường. Những nét cơ bản về chủ đơn vị các nhóm nghề được nghiên cứu thể hiện qua bảng 12. Giới tính chủ đơn vị thể hiện rất rõ đặc trưng của từng nghề, nghề thêu có tỷ trọng nữ giới chiếm đa số bởi đây là nghề phù hợp với lao động nữ do sự đòi hỏi tính tỷ mỹ, cẩn thận. Trong khi đó nghề đúc đồng do là loại công việc nặng nhọc không phù hợp với nữ giới nên 100% là nam giới. Đối với nghề mộc, quá trình điều tra cho thấy tại một số đơn vị người vợ có vai trò rất lớn đối với công việc quản lý thợ, cung cấp vật tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tuy nhiên đa số chủ đơn vị là nam giới. Trình độ văn hoá của chủ đơn vị nhìn chung 69 không cao, chỉ có nhóm thêu có trình độ tương đối cao hơn so với hai nhóm kia, có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, còn lại nhóm đúc đồng và nhóm mộc mỹ nghệ tối đa là tốt nghiệp phổ thông trung học. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những thế mạnh của các chủ hộ, kinh nghiệm dưới 10 năm chỉ thuộc về nghề thêu chiếm 5,6%, nhóm chủ đơn vị có kinh nghiệm trong nghề trên 30 năm chiếm bình quân 26,5%, trong đó nhóm đúc đồng cao nhất với 38,0%. Nhóm chủ đơn vị có kinh nghiệm từ 10 đến 30 năm chiếm phần lớn và phân bố tương đối đồng đều ở cả 3 nghề. Bảng 12 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHỦ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA Tiêu thức ĐVT Nghề thêu Nghề đúc đồng Nghề mộc mỹ nghệ 1. Theo giới tính : - Nam - Nữ % % 22,2 77,8 100 0 98 2 Trình độ văn hoá + Cấp 1 % 5,6 4,0 16,0 + Cấp 2 % 36,1 76,0 70,0 + Cấp 3 % 38,9 20,0 14,0 + Trung cấp, Cao đẳng % 11,1 2. + Đại học % 8,3 Kinh nghiệm sản xuất + Dưới 10 năm % 5,6 + Từ 11 đến 20 năm % 44,4 28,0 42,0 + Từ 21 đến 30 năm % 30,6 34,0 36,0 3. + Trên 30 năm % 19,4 38,0 22,0 4. Tuổi trung bình chủ đơn vị năm 42,8 50,1 42,6 5. Nghề gia truyền % 44,4 90,0 40,0 6. Đã qua đào tạo kỹ thuật, quản lý % 16,7 4,0 6,0 Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006 Độ tuổi trung bình của chủ đơn vị nghề đúc đồng là 50,1 tuổi và hầu hết là nghề gia truyền, độ tuổi chủ đơn vị nhóm thêu và nhóm mộc tương đối trẻ hơn trong khoảng trên 42 tuổi và nghề gia truyền chỉ chiếm 58,1%. Số chủ đơn vị đã học qua các lớp đào tạo chính quy về kỹ thuật, quản lý rất thấp, nhóm thêu tương đối cao hơn bởi nhiều chủ đơn vị bên cạnh công việc của nghề thêu còn làm các công việc khác đòi hỏi phải có trình độ đào tạo nhất định. Nghề đúc đồng và nghề mộc 70 mỹ nghệ do được truyền nghề hoặc xác định nghề nghiệp từ rất sớm nên thiếu đi động lực và điều kiện học do đó trình độ của chủ đơn vị không cao. Muốn hình thành được nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển ngành nghề TCMN cần phải có chiến lược đào tạo phù hợp từ phía nhà nước, bởi vì những người có trình độ cao có điều kiện chọn lựa làm việc ở các ngành nghề mang tính “thời thượng” và có mức thu nhập cao hơn, do đó ngành nghề TCMN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động giỏi. b. Lao động Số lượng lao động và mặt bằng sử dụng cho sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Qua bảng 13 có thể nhận thấy, nghề thêu có tỷ lệ lao động nữ chiếm 95,3%, trong khi nghề đúc đồng và nghề mộc mỹ nghệ chủ yếu là nam giới với tỷ lệ tương ứng là 96,7% và 93,9%, số lao động nữ trong nhóm đúc đồng chủ yếu là con gái hoặc vợ của chủ đơn vị đứng ra phụ giúp công việc bán hàng, số lao động nữ trong nhóm mộc bên cạnh công việc bán hàng còn có một số lao động trực tiếp với các công việc như làm nguội, hoàn thiện sản phẩm… Đối với nguồn lao động, nhìn chung cả ba nghề đều sử dụng lao động thuê ngoài, tuy nhiên nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu có tỷ lệ cao hơn với trên 70%, trong khi đó nhóm nghề đúc đồng có tỷ lệ lao động trong gia đình chiếm 46% cao hơn hai nhóm còn lại. Tỷ lệ lao động trực tiếp trong cả 3 nghề là rất cao, nghề đúc đồng 96,2% và nghề mộc mỹ nghệ và thêu ren lần lượt là 97,8% và 93,0%. Số lao động gián tiếp của nghề thêu tương đối cao hơn nghề mộc và đúc đồng, số lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 4,1% và thường rơi vào các đơn vị có hướng phát triển khả quan. Thâm niên tay nghề của lao động có sự khác biệt giữa các nghề, nghề đúc đồng có thời gian hoạt động trong nghề trên 30 năm là 15,0% cao hơn 5,0% của nhóm mộc mỹ nghệ và 1,8% của nhóm thêu. Nhóm thêu do đặc thù của công việc nên những lao động cao tuổi mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng do mắt yếu dần khó thể hiện được những tinh hoa của tay nghề, nhóm này thường có kinh nghiệm quản lý về kỹ thuật và kỹ năng truyền nghề cho đội ngũ lao động kế cận. Nhìn 71 chung, chiếm tỷ lệ cao nhất nằm trong nhóm có kinh nghiệm tay nghề từ 21 đến 30 năm, đây là nhóm lao động có năng suất cao và kinh nghiệm trong nghề tương đối chắc chắn. Bảng 13 : LAO ĐỘNG VÀ MẶT BẰNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA Ngành nghề Chỉ tiêu ĐVT Đúc đồng Mộc MN Thêu ren 1. Số đơn vị điều tra ĐV 50 50 36 2. Lao động người 184 231 170 * Chia theo nguồn lao động - Lao động gia đình % 38,8 26,8 26,5 - Lao động thuê ngoài % 61,2 73,2 73,5 * Chia theo giới tính - Nam % 96,8 93,9 4,7 - Nữ % 3,2 6,1 95,3 * Chia theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp % 96,2 97,8 92,9 - Lao động gián tiếp % 3,8 2,2 7,1 * Chia theo thâm niên tay nghề - Dưới 10 năm % 23,0 41,13 21,7 - Từ 11 đến 20 năm % 32,6 38,5 55,3 - Từ 21 đến 30 năm % 29,4 16,0 21,2 - Trên 30 năm % 15,0 5,0 1,8 3. Bình quân lao động/đơn vị lđ/đv 3,7 4,6 4,7 4. Mặt bằng sản xuất kinh doanh - Diện tích nhiều nhất m2 770 150 160 - Diện tích ít nhất m2 12 15 10 5. BQ diện tích SXKD/đơn vị m2 103 45,4 46,8 Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006 Diện tích sản xuất kinh doanh có sự khác biệt tương đối giữa các nghề, tổng diện tích của các đơn vị ngành đúc đồng lớn hơn nhiều so với 2 nghề kia do phần lớn đều có vườn rộng do đó diện tích đất sử dụng cho sản xuất cao hơn với mức bình quân là 103m2, đơn vị có diện tích nhiều nhất là 770m2 và thấp nhất là 12 m2. Nghề thêu chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc sông Hương, diện tích dùng cho sản xuất thường hẹp và do nghề này tận dụng được các khoảng không gian trong nhà nên mặc dù mặt bằng không rộng nhưng người sản xuất không cho đó là 72 vấn đề khó khăn lớn, đơn vị có diện tích nhiều nhất là 150m2 và thấp nhất với 15m2. Nghề mộc mỹ nghệ có diện tích bình quân tương đương với nghề thêu, tuy nhiên nghề này cần có khu vực làm việc mang tính riêng biệt và độc lập cao hơn nên diện tích sản xuất hẹp và việc sử dụng chung với nhà ở cũng tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, diện tích nhiều nhất và ít nhất của nhóm này tương ứng 160m2 và 10m2. c. Vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của cả 3 nghề nhìn chung không cao cho thấy quy mô của các đơn vị chủ yếu còn mang tính gia đình. Vốn cố định của các đơn vị phần lớn không đáp ứng được tiêu chuẩn về mức giá trị mà chủ yếu là công cụ, dụng cụ, các loại máy móc thiết bị nhỏ. Nghề đúc đồng có tỷ trọng nguồn vốn cố định chiếm 29,01% cao hơn nhiều so với nghề mộc và nghề thêu do nghề đúc đồng cần sử dụng các loại như : máy mài, máy mơn, khoan, máy đánh bóng, mô tơ thổi gió, mô tơ điện vào hầu như tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, giảm được độ nặng nhọc, tăng được năng suất. Bảng 14 : TÌNH HÌNH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ Đúc đồng Mộc mỹ nghệ Thêu ren Ngành nghề Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Tổng số bình quân 57,05 100,00 63,78 100,00 41,42 100,00 Trong đó : * Theo T/C chu chuyển - VCĐ bình quân 16,54 29,01 6,9 10,82 3,15 7,51 - VLĐ bình quân 40,48 70,77 56,88 89,18 38,26 92,39 * Theo nguồn hình thành - Vốn tự có 54 94,65 63,78 100,00 41,42 100,00 - Vốn vay 3,5 5,35 0 0 0 0 Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006 73 Nghề mộc mỹ nghệ cũng sử dụng một số loại máy như : máy khoan, máy đánh bóng, máy cắt phá, máy cưa lộng… tuy nhiên số đơn vị có đầu tư vào nguồn vốn này ít nên mức vốn cố định bình quân không cao chỉ chiếm 10,64%. Nghề thêu hầu như ít đầu tư vào vốn cố định vì nghề này chỉ cần các loại khung dùng để căng vải thêu, một số đơn vị có đầu tư vào máy may, ren nhưng không nhiều vì nghề này chủ yếu làm bằng tay. Nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng số tuyệt đối không cao, cao nhất là nghề mộc mỹ nghệ cũng chỉ đạt mức bình quân 56,88 triệu đồng cho 1 đơn vị, nghề đúc đồng chỉ đạt 40,48 triệu đồng và nghề thêu 38,26 triệu đồng bình quân. Hầu hết các đơn vị đều sử dụng nguồn vốn tạm ứng của khách hàng để mua nguyên vật liệu cho sản xuất, điều này làm các đơn vị khá bị động bởi nguồn nguyên liệu như đồng cho nghề đúc đồng, các loại gỗ quý dùng cho nghề mộc điêu khắc ngày càng khan hiếm và luôn có xu hướng tăng giá. Đối với vốn tín dụng, chỉ có nghề đúc đồng có vay vốn và hầu như là từ nguồn vốn vay khuyến công của thành phố, còn lại nghề mộc và nghề thêu hầu như các chủ đơn vị đều không vay với nhiều lý do, hoặc nếu có vay thì chỉ vay nóng trong thời gian ngắn. Điều này cho thấy các đơn vị làm nghề chưa sẵn sàng cho việc phát triển lớn hơn, tâm lý ngại không trả được nợ nên quy mô sản xuất vẫn chỉ mang tính gia đình. (xem bảng 14) 2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các đơn vị điều tra Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị điều tra được phân tích qua bảng 15. Giá trị sản xuất (GO) giữa ba nghề có sự khác biệt. Giá trị sản xuất bình quân của nghề mộc lớn nhất (179,91 triệu đồng) cao gấp 2,05 lần nghề thêu và gấp 1,74 lần nghề đúc đồng. Sự chênh lệch về giá trị sản xuất giữa các ngành nghề là không lớn, nghề mộc tương đối cao hơn là do có được thị trường tiêu thụ ổn định, các đơn vị không chỉ bán ở Huế mà còn chuyển hàng đến các điểm du lịch tại nhiều địa phương trên cả nước, một số đơn vị xuất khẩu được các sản phẩm trực tiếp sang thị trường Lào. Các mặt hàng thêu thường có giá trị của từng sản phẩm không cao bằng nghề mộc và nghề đúc đồng, nhiều đơn vị chỉ sản xuất mang tính gia công nên tỷ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất chung không lớn làm cho giá trị sản xuất bình quân của nghề này không cao. 74 Bảng 15 : KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN CỦA ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA NĂM 2006 Chỉ tiêu ĐVT Đúc đồng Mộc MN Thêu ren 1. Giá trị sản xuất (GO) tr.đ 103,53 179,91 87,82 2. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 60,42 72,32 26,08 Tỷ trọng trong GO % 58,36 40,20 29,70 3. Giá trị gia tăng (VA) tr.đ 43,11 107,60 61,74 Tỷ trọng trong GO % 41,64 59,80 70,30 Trong đó : - Lãi (M) tr.đ 8,18 16,93 12,87 - Công lao động (L) tr.đ 34,81 90,84 48,88 Tỷ trọng lãi trong VA (M/VA) % 18,98 15,73 20,85 4. GO/vốn (K) lần 1,82 2,82 2,12 5. VA/K lần 0,76 1,70 1,49 6. M/K lần 0,14 0,27 0,31 7. GO/lao động BQ tr.đ/lđ 27,98 39,11 18,69 8. VA/L BQ tr.đ/lđ 11,65 23,39 13,14 9. M/L BQ tr.đ/lđ 2,21 3,68 2,74 Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006 Chi phí trung gian của nghề mộc và nghề đồng chiếm tương đối lớn trong giá trị sản xuất, nghề đúc đồng chiếm 58,36%, nghề mộc chiếm 40,2% trong khi đối với nghề thêu chi phí trung gian chỉ chiếm 29,7%. Tỷ trọng chi phí trung gian của nghề đúc đồng và nghề mộc có xu hướng ngày càng tăng, nghề đúc người sản xuất chủ yếu sử dụng đồng phế phẩm và nguồn cung cấp này ngày càng khan hiếm dần, đồng nhập khẩu thì giá cao và biến động thất thường theo giá thế giới trong khi giá sản phẩm khó tăng kịp sự tăng giá của nguyên liệu. Đối với nghề mộc, các sản phẩm chạm khắc có chất lượng cao đều cần sử dụng các loại gỗ quý như: Trắc, Mun, Hương, Gõ… nhưng nguồn cung khan hiếm do chủ trương đóng cửa rừng của nhà 75 nước nên giá cả nguyên liệu luôn tăng, người sản xuất thường phải mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc nên dễ gặp phải những rắc rối về mặt pháp lý. Nghề thêu có nhiều thuận lợi do tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất thấp, chỉ chiếm 29,7% và nguồn nguyên liệu có thể mua dễ dàng trên thị trường. Đây là một yếu tố thuận lợi mà hai nghề kia không có được. Giá trị gia tăng chiếm trong giá trị sản xuất của cả 3 nghề là tương đối lớn, đây cũng là đặc trưng chung của ngành nghề TCMN do sản phẩm chủ yếu làm bằng thủ công, sử dụng nhiều lao động. Nghề thêu có tỷ trọng GTGT chiếm trong GTSX rất cao đến 70,3%, lao động chủ yếu trong nhóm này là nữ nên phát triển nghề này rất có ý nghĩa về mặt tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho giới nữ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho thấy một đồng vốn bỏ vào SX-KD tạo được bao nhiêu đồng GTSX và bao nhiêu đồng GTGT. Nghề mộc có hiệu suất sử dụng vốn tốt nhất, 1 đồng vốn bỏ ra tạo được 2,82 đồng GTSX và 1,7 đồng GTGT, tiếp đến là nghề thêu với các chỉ số tương ứng là 2,12 và 1,49, nghề đúc đồng tương ứng là 1,82 và 0,76. Về hiệu quả sử dụng lao động : Các chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả SX-KD của các đơn vị cao hay thấp. Đối với nghề mộc : 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,27 đồng lãi, 1 lao động một năm bình quân tạo ra được 39,11 triệu đồng GTSX , 23,39 triệu đồng GTGT và 3,68 triệu đồng lãi; nghề thêu tương ứng là 0,31 đồng lãi cho 1 đồng vốn bỏ ra, hiệu quả sử dụng lao động tương ứng là 18,69 triệu đồng GTSX, 13,14 triệu đồng GTGT và lãi là 2,74 triệu đồng cho một lao động bình quân. Nghề đúc đồng bình quân mỗi năm mỗi lao động tạo ra được 27,98 triệu đồng GTSX, 11,65 triệu đồng GTGT và 2,21 triệu đồng lợi nhuận, bình quân mỗi đồng vốn bỏ ra thu được 0,14 đồng lãi. Thông qua các chỉ tiêu phân tích trên cho thấy kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị không cao, nguồn vốn đầu tư còn nhỏ, năng suất lao động thấp. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất kinh doanh đã đóng góp một phần vào giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, tạo được công ăn việc làm và thu nhập 76 ổn định cho người lao động, giữ gìn sự ổn định về mặt xã hội, tiếp tục duy trì và phát triển ngành nghề TCMN, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình phát triển du lịch - dịch vụ và hàng xuất khẩu. 2.2.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị gia tăng bằng phương pháp phân tổ Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau. Nhằm phân tích và so sánh sự ảnh hưởng của các nhân tố đến VA của các nhóm đơn vị có sự khác biệt không, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tổ và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định. Các yếu tố được sử dụng để so sánh thuộc về nguồn lực gồm : vốn cố định, vốn lưu động, lao động thuê ngoài, lao động gia đình, mặt bằng sản xuất, chi phí trung gian và một số yếu tố thuộc về cá nhân chủ đơn vị như : trình độ văn hoá, hình thức học nghề, kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi, vốn vay, đào tạo kỹ thuật và loại hình của đơn vị . Kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng 16 và 17 và phần phụ lục 2. a. Các yếu tố nguồn lực Vốn là yếu tố cơ bản để tiến hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đối với cả 3 nghề, nhận thấy rằng các nhóm thu nhập khác nhau có sự khác biệt về mức độ đầu tư vốn. Sự chênh lệch về vốn cố định giữa các nhóm tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung không lớn lắm (độ tin cậy 99%), trong khi sự chênh lệch về vốn lưu động giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập cao nhất có sự khác biệt rất lớn (độ tin cậy 99%) hầu như trong cả 3 nhóm. Điều này phù hợp với thực tế bởi các ngành nghề TCMN các sản phẩm chủ yếu được sản xuất bằng lao động thủ công nên nhu cầu đầu tư vào vốn cố định không lớn, nguồn vốn cần đầu tư chủ yếu tập trung vào vốn lưu động và đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cả 3 nhóm nghề. 77 Bảng 16 : MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VA)VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CP trung gian (Tr.đồng) Vốn CĐ (Tr.đồng) Vốn LĐ (Tr.đồng) LĐ thuê (người) LĐ gia đình (người) MB SX (m2) Phân nhóm ĐV theo VA (Tr.đồng) BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN Nghề mộc 72,3 *** 6,9 ns 56,9 *** 3,4 *** 1,24 ns 45,4 *** Dưới 60 19,8 4,9 29,8 0,9 1,3 34,1 60 đến 100 44,9 6,7 43,8 2,1 1,2 33,2 101 đến 200 91,1 6,6 56,4 4,4 1,1 50,0 Trên 200 217,8 14,5 188,8 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Huế.pdf
Tài liệu liên quan