LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 2
I. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 2
1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2
1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế. 2
1.2 -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 4
1.3 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 4
1.4 - Các nhân tố cơ bản tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 5
2. Cơ cấu ngành công nghiệp 6
2.1. Khái niệm công nghiệp 6
2.2. Phân loại trong ngành công nghiệp. 7
2.3. Vai trò, vị trí của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và ý nghĩa đối với nước ta. 9
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 12
3.1 Yêu cầu và điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. 12
3.2. Sự phát triển của khoa học - công nghệ. 13
II. Hội nhập kinh tế và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp việt nam 14
1. Sự cần thiết phải hội nhập đối với Việt nam. 14
2. Tiến trình hội nhập của Việt Nam. 14
3. Những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 15
III. các mô hình công nghiệp hoá và mô hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chủ yếu trên thế giới. 18
1. Các mô hình công nghiệp hoá. 18
1.1. Mô hình công nghiệp hoá hiện đại, điển hình là các nước NIC. 18
1.2. Mô hình công nghiệp hoá Nhật Bản 19
1.3. Mô hình công nghiệp hoá Trung Quốc 22
2. Các mô hình thực tiễn về công nghiệp hoá. 25
2.1Mô hình công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu. (hướng nội). 25
2.2. Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. ( hướng ngoại) 26
2.3- Mô hình công nghiệp hoá hỗn hợp. 27
3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế các nước vận dụng vào xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, công nghiệp ở Việt Nam 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2004 31
I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004 31
1. Giai đoạn 1991 - 1995 31
2. Giai đoạn 1996 - 1999 32
3. Giai đoạn 2000 - 2004 32
4. Tổng quan về sự phát triển của công nghiệp 35
5. Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế 37
5.1. Chuyển dịch cơ cấu CN góp phần tăng trưởng GDP 37
5.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 38
II. Những thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế việt nam 38
1. Về khả năng cạnh tranh 38
2. Về trình độ trang bị công nghệ 39
3. Về môi trường đầu tư phát triển công nghiệp 40
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐẾN NĂM 2020 43
I. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020. 43
1. Những căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020. 43
2. Căn cứ vào yêu cầu của quá trình hội nhập 50
Khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi thực hiện CEPT 50
II. định hướng phát triển và chuyên dịch cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020 52
1. Định hướng chung. 52
1.1 Định hướng phát triển đến năm 2010 52
1.2 Định hướng phát triển một cơ cấu công nghiệp hợp lý, lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển 53
2. Phương hướng phát triển các các ngành công nghiệp theo định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 55
III những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 63
1. Chính sách thu hút và sử dụng vốn. 63
1.1 Để có vốn cho phát triển công nghiệp Việt Nam phải dựa vào nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn của toàn dân, vừa phải tranh thủ thu hút được nguồn vốn nứơc ngoài. 63
1.2 Phải có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công nghiệp. 64
2. Các giải pháp thị trường và chính sách thương mại. 64
2.1 Đối với thị trường nước ngoài. 64
2.2 Đối với thị trường trong nước. 65
3. Chính sách thuế quan. 65
4. Chính sách tài chính và thuế. 65
5. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công nghiệp. 66
6. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực. 67
7. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cho phát triển công nghiệp. 68
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước đi của quá trình phát triển các ngành công nghiệp nêu trên có sự xen kẽ nhau. Ngay khi tập trung phát triển các ngành khai thác, người ta cũng xây dựng các cơ sở của các ngành công nghiệp chế biến. Sự thành công của mô hình này phụ thuộc nhiều vào các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và các thể của Nhà nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp của đất nước.
2.3- Mô hình công nghiệp hoá hỗn hợp.
Đây là mô hình kết hợp các yếu tố của hai mô hình trên để khắc phục nhược điểm của từng mô hình trên, đồng thời trong điều kiện kinh tế hiện nay thì kết hợp hai tư tưởng trên sẽ phát huy được sức mạnh của đất nước mình. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của mô hình hướng nội và các yéu tố của mô hình hướng ngoại. Sự hình thành mô hình hỗn hợp chính là sự điều chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất của mô hình hướng nội và mô hình hướng ngoại. Trong sự kết hợp ấy vẫn phải giành ưu tiên nhiều hơn cho mô hình hướng ngoại.
Tóm lại, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Vì thế mô hình hỗn hợp là mô hình phù hợp nhất đối với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Nhưng trong sự kết hợp ấy hiện nay Việt Nam đang chú trọng đến việc hướng ra các thị trường thế giới bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Kết luận: trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế mở, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước có hiệu quả nhất. Mô hình kêt hợp cả hướng nội và hướng ngoại sẽ phù hợp đối với yêu cầu phát triển của Việt Nam.
3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế các nước vận dụng vào xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, công nghiệp ở Việt Nam:
1. Xác định lợi thế so sánh của đất nước trước khi định ra chiến lược phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp về các mặt: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, sông ngòi, biển, cơ sở hạ tầng (đường sá, phương tiện đi lại), bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, lao động, trình độ kỹ thuật, tay nghềv..v..
2. Xác định chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp cả chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược hướng ra xuất khẩu.
3. Lựa chọn cơ cấu phát triển các công nghiệp và những ngành công nghiệp mũi nhọn theo từng thời kỳ một cách hợp lý (theo kinh nghiệm của các nước Đông á, những ngành công nghiệp sau đây được chọn làm những ngành mũi nhọn: những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu có khả năng giảm được chỉ tiêu ngoại tệ; những ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều lao động có khả năng thu được ngoại tệ; các ngành công nghiệp máymóc nặng và hoá chất để cung cấp thiết bị; các ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều vốn và kỹ thuật; các ngành công nghiệp xuất khẩu có kỹ thuật tiên tiến).
4. Chính sách của chính phủ: cần có những chính sách phù hợp như chính sách thuế quan và phí thếu quan, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin, thị trường marketing để tạo dkk thậun lợi nhất phát triển công nghiệp, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thường xuyên để một mặt hỗ trợ được sản xuất trong nước nhưng mặt khác cũng để sản xuất trong nước phải tự vươn lên thì mới có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
5. Tổ chức các khu vực cônhg nghiệp theo cụm công nghiệp, các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tổ chức sản xuất các hàng hoá hướng ra xuất khẩu.
6. Luôn đổi mới kịp thờiquan điểm, chiến lược, chíng sách phát triển cho phù hợp với diễn biến tình hình trong nước, ngoài nước; giải quyết những vấn đề nảy sinh trên con đường phát triển; đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá và nâng cấp không ngừng tới mức cao nhất có thể để không bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
7. Khuyến khích phát triển nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tạo ra sự phân công hoá, hợp tác hoá trong sản xuất.
8. Quan tâm đúng mức và có những biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học - công nghệ gắn liền với sản xuất. Coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển công nghiệp. Tập trung vốn cho nghiên cứu những đề tài trọng điểm phục vụ phát triển ngành tranh thủ tài trợ của nước ngoài và huy động vốn nghiên cứu khoa học từ các cơ sở sản xuất để có cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất.
Tăng cường động lực phát triển khoa học công nghệ bằng cách tìm mọi biện pháp có hiệu quả để thương mại hoá các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo được mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh.
Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trong áp dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại bao gồm chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với viẹc vay vốn để đổi mới thiết bị và công nghệ, đặc biệt ưu tiên cho các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, sản phẩm mới.. Khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước vào công nghệ và các bí quyết công nghệ hiện đại hơn so với mức trung bình thông qua miễn giảm thuế.
Xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, áp dụng lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ hoặc áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến.
Thiết lập trung tâm cung cấp thông tin về công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp.
Tạo môi trường thông thoáng để tăng cường quan hệ với nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới thiết bị công nghệ, rút ngắn khoảng cách về mặt bằngcông nghệ nước ta với thế giới.
Đẩy mạnh thực hiện các công trình đầu tư công cộng nhằm cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội.
chƯƠng II
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004
I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004
1. Giai đoạn 1991 - 1995
Giai đoạn này đánh dấu một mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. GDP tăng bình quân năm là 8,2% từ 1991 - 1995. Đặc biệt nổi bật là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, trong giai đoạn này giá trị sản lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân là 13,4%/năm, lạm phát được đẩy lùi từ 67,7% năm 1991 lên 18,2%/GDP năm 1995, tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 15,1% GDP năm 1991 lên 27,1% GDP năm 1995; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá: năm 1991 tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là 23,5; 40,5%; 36% đến năm 1995 thay đổi cơ cấu trong 3 ngành đó là: 27,2%; 28,8%; 44,1%. Xuất khẩu tăng mạnh hơn 2 lần từ 1991 là 2,042 tỷ đô la đến 1995 là 5,2 tỷ đô la.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng giai đoạn 1991 - 1995
Nguyên nhân bao trùm của tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này la những cải cách mạnh mẽ vào cuối những năm 80.
Từ sự kiện đổi mới Đại hội VI năm 1986 đến năm 1990, Việt Nam đã liên tục thực hiện cải cách, mở cửa theo hướng cơ chế htị trường, những chủ trương đó đã phát huy mạnh mẽ tiềm lực trong nước, tạo điều kiện cho mọi ngời dân, mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; thu hút nhanh vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 1993 có nguồn tài trợ ODA là những nguyên tố quan trọng tăng nguồn đầu tư trong khi tiết kiệm và đầu tư trong nước thấp. Ngoài ra từ năm 1988, Việt Nam xuất hiện một ngành mới là khai thác dầu thô, trong năm 1989, dầu thô đã đóng góp 7,2% tổng thu ngân sách 1,1% GDP trong các năm 1990 - 1991, dầu thô đã đóng góp tới 13,1% và 20,8% tổng thu ngân sách 2,0% và 2,8% GDP. Xuất khẩu dầu thô đã thu hút được nguồn thu gần đủ để bù đắp cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ. Cũng với đó là Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra thị trường mới để tăng giá trị xuất khẩu, hàng hóa, nên về nguyên tắc, sự sụp đổ của khối Liên Xô cũ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta.
2. Giai đoạn 1996 - 1999
Nếu như giai đoạn 1991 - 1995 nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh và ổn định, thì bắt đầu từ năm 1996, đã bộc lộ nhiều yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ năm 1996, sau đó giảm rất nhanh xuống 4,8% năm 1999 từ 9,45 năm 1995. Từ năm 1996, thì những chính sách "cởi trói" của các năm cuối thập kỷ 80 không còn phát huy tác dụng như những năm 1991 - 1995. Sau một giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh có nghĩa tăng mạnh các lực lượng sản xuất, htì nó cũng đỏi hỏi các dịnh chế, các chính sách cần đổi mơi để phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta cao hơn.
Hệ quả tất yếu la mức độ chậm chạp trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh vốn đã yếu kém của sản phẩm Việt Nam trên thị trường cả trong lẫn ngoài nước, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, xảy ra tình trạng không cân đối giữa cung và cầu. Hệ số ICOR tăng nhanh (từ khoảng 2,8 - 3,5 trong thời kỳ 1990 - 1996 lên 4,9 - 5,4 trong các năm 1998 và 1999) là một trong những bằng chứng rõ nhất của tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 1999
3. Giai đoạn 2000 - 2004
Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2001 - 2003 và những dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2004 như trên, có thể sơ bộ đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu va nhiệm vụ 4 năm 2001 - 2004 so với kế hoạch 5 năm như sau:
Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001 - 2004 khoảng 7,2% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1% năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,6%); tuy thấp hơn 0,3% só với mức kế hoạch bình quân chung 5 năm 2001 - 2005; nhưng trong điều kiện khó khăn cả ở trong và ngoài nước thì mức tăng trưởng đạt được 4 năm qua là một cố gắng rất lớn; đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) là 5,2% (kế hoạch là 4,8%). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm (GDP nông nghiệp) dự kiến chỉ đạt khoảng 3,4%, thấp hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu 5 năm là 4%/năm).
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) tăng 15,3%, (kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là 13,1%). Tuy nhiên, do chi phí sản xuất còn cao nên giá trị tăng thêm của công nghiệp bình quân 4 năm chỉ đạt 10%, thấp hơn kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 10,4%).
Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 4 năm khoảng 7,2%, thấp hơn so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đề ra là 7,5%. Giá trị tăng thêm bình quân 4 năm đạt 6,6% (mục tiêu kế hoạch 5 năm la 6,8%).
Tính chung 4 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 4 năm là khoảng 14,6% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 20,8%; năm 2004 tăng 24%) (kế hoạch 5 năm là 104 - 110 tỷ USD, tăng 14 - 16%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển.
Ước tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 4 năm 2001 - 2004 (tính theo giá 2000) khoảng 731 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch 5 năm đề ra. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước chiếm 21,9%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 14,7%; vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,7%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,3%. Trong 4 năm 2001 - 2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng 10,5 tỷ USD; giải ngân ODA ước đạt khỏng 6,2 tỷ USD.
Thu ngân sách Nhà nước 4 năm qua đạt khá, tỷ lệ huy động vào ngân sách trung bình là 22,7% GDP.
Tình hình giá cả có biến dộngvà diễn biến phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 4 năm khoảng 4,5%/năm (kế hoạch là dưới 5%).
Tạo việc làm mới trong 4 năm cho 5,9 triệu lao động (kế hoạch 5 năm là 7,5 triệu lao động); tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2004 giảm xuống còn 8,3% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến cuối năm 2004 là 26% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%).
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch ở nông thôn đến cuối năm 2004 là 58% (kế hoạch đến cuối 2005 là 62%)
Mức tăng trưởng trong 4 năm qua tuy khá, nhưng với quy mô nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé thì tốc đọ tăng trưởng như vậy còn quá thấp để có thể rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Điều đó đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao hơn, bứt phá mạnh hơn trong các năm tới, trước mắt là năm 2005 để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
4. Tổng quan về sự phát triển của công nghiệp
Trong những năm qua công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp một phần lớn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, do phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát huy lợ thế về sử dụng nguồn lao động. Những kết quả đó là sự cố gắng rất lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.
Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ 21,85% năm 1995, đến năm 1998 đã tăng lên 26,84% (nếu kể cả xâydựng tỷ lệ này tương ứng là 28,72% và 32,59%). Đến năm 2004 tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên 39,3% năm 2005 ước đạt 42%.
Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong tăng giá trị xuất khẩu của quốc gia, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn là: dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy, hàng nông sản chế biến. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử cũng đã đạt trên 500 triệu USD.
Ngành công nghiệp khai thác: Trong những năm vừa qua công nghiệp khai thác đã phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí, đây là ngành có cai trò quan trọng đóng góp cho sự khởi động của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Hiện nay ngành công nghiệp khai thác đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, riêng ngành dầu khí chiếm trên 18,5%. Sản lượng dầu thô năm 2004 đạt trên 20,05 triệu tấn, đóng góp 23% cho giá tị kim ngạhc xuất khẩu của cả nước.Trong những năm tới nguồn tài nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khá lợi thế này sẽ tạo điều kiện cho viẹc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu chế biết phát triển theo, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt sẽ tạo ra chương trình phát triển đồng bộ từ khai thác, sự chuyển đén chế biến khí đang mở ra triển vọng phát triển cho nhiều ngành công nghiệp, trước hết là phát điện và một số ngành công nghiệp hoá và phân bón.
Công nghiệp chế biến: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tác đã chiếm trên 80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mới công nghiệp trong một số ngành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng mạnh về xuất khẩu. Đã có xu hướng hình thành những ngành công nghiệp có công nghệ cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo định hướng đi từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ thấp đến các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ tiên tiến và công nghệ cao, đó là các ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, ngành cơ khí chế tạo phát triển theo hướng nội địa hoá phụ tùng cấu kiện cho công nghiệp lắp ráp, trong đó có các loại động cơ.
Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ các ngành nông, lâm thuỷ sản hải sản chiếm tỷ lệ cao chất trogn ngành công nghiệp chế biến và chế tác, khoảng 36% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Đã tạo ra nhiều sản phẩm suất khẩu có giá trị kim ngạch lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới như: thuỷ hải sản, gạo cà phê, cao su, chè, hạt điều… Tuy nhiên các ngành công nghiệp mới chỉ làm ở khâu sơ chế ban đầu, chủ yếu vẫn là xuất khẩu nguyên liệu. Nguyên liệy nông sản ta thị trường sản phẩm tươi sống. Ngành công nghiệp này chưa phat triển mạnh nhưng lại gó phần phân công lại lao động trong nông nghiệp thêo hướng CNH. Trong những năm gần đầ cơ cấu lao động giữa công và nông nghiệp hầu như không thay đổi. Một số sản phẩm nước ta cso nhiều lợi thế so sánh như rau quả xuất nhập khẩu cũng chưa phát triển hết tiềm năng.
Các ngành công nghiệp nhân công, thu hút nhiều lao động như ngành con dệt, may, da giầy chiếm khoảng 32% trong giá trị sản xuất công nghiệp, đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp USD nếu tính cả ngành da giầy, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 6,9 tỷ USD, đứng đầu trong các hàng xuất khẩu. Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp gia công xuất khẩu này đã phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội và phân bố triên nhiều địa phươg cả thành thị và một số vùng nông thôn. Đây là những ngành công nghiệp mà ta đang có lựo thế vè nguồn nhân công nhiều với mức lương thấp và có thị trường thư EU, Mỹ và Nhật. Ngành công nghiệp may của ta hiện nay đã xuất khẩu gia công cho trên 40 nước và đã thu hít đựơc nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng gia công đặt hàng, tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Mỗi liên kết trong ngành còn yếu, phần lớn vải gia công đều từ nguồn nước ngoài vào vải sản xuất trong nước cung cáp chi xuất nhập khẩu còn rất ít, khoảng dưới 10%. Nguyên nhân chủ yếu là công nghệ yếu kém dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu. Mặt khác cũng có nguyên nhân do trình độ tiếp cận thị trường yếu kém vẫn cần dựa vào đối tác gia công. Môi trường đầu tư cũng như môi trường kinh doanh cũng còn bất cập, chưa tạo động lực cho ccs Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân phát triển.
5. Tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế
5.1. Chuyển dịch cơ cấu CN góp phần tăng trưởng GDP
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa chất tinh thần của nhân dân. Từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Tạo ra tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế.
5.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng từ 19,8% năm 1991 lên 21,9% năm 1995 và 36,6% năm 2000, năm 2005 ước đạt 42%. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế. Bên cạnh đó công nghiệp còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và còn thúc đẩy các ngành khác phát triển như công nghiệp nông thôn, y tế giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ… Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới.
II. Những thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế việt nam
Phát triển công nghiệp trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu và đã đóng góp lớn cho tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn đang ở điểm xuất phát thấp, sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, còn gặp nhiều thách thức trong việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới trong môi trường tự do hóa. Một số điểm đánh giá cụ thể như sau:
1. Về khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực và trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, dịch vụ sau bán hàng còn thấp. Chỉ tiêu tổng hợp nhất về khả năng cạnh tranh là năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, tiêu hao vật chất đầu vào lớn và trình độ quản lý kém đã làm giảm đi những lợi thế so sánh, hạn chế lợi thế cạnh tranh. Phần lớn các ngành công nghiệp đều yêu cầu bảo hộ của Chính phủ. Ngoài các biện pháp về thuế quan, còn phải duy trì nhiều biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng, cấp quốc gia…
2. Về trình độ trang bị công nghệ
Phần lớn công nghệ trong các ngành công nghiệp đều lạc hậu cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh. Tốc độ đổi mới công nghệ mới đạt khoảng 7-8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiên cứu và phát triển chưa gắn với sản xuất và đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất. Ngược lại, các cơ sở sản xuất cũng không đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển, chưa tạo được những tác động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp và các ngành nghề khác của nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp cao cũng còn thiếu và hạn chế về trình độ, hạn chế về chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Trình độ công nghiệp hóa còn thấp thể hiện trên mức tiêu dùng một số sản phẩm như năng lượng điện, sắt thép, xi măng… còn thấp xa so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp.
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành có vai trò quan trọng, chế biến các nguyên liệu từ nông nghiệp, tạo ra sự phân công lao động mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhưng hiện nay, nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp mới chỉ có khoảng 30% đưa vào chế biến công nghiệp. Chủ yếu là chế biến thô, sơ chế hoặc bảo quản, thực chất vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô như hải sản đông lạnh, cà phê, cao su… Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chiếm phần lớn là xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu thô, khoáng sản, nguyên liệu từ nông lâm, hải sản. Tình trạng này vừa hạn chế đóng góp giá trị gia tăng, tạo thêm việc làm, vừa không nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp.
Tỷ lệ tạo giá trị gia tăng qua chế biến công nghiệp cũng còn thấp, một số sản phẩm gia công xuất khẩu là điển hình, mới chỉ thu được tiền công với giá nhân công thấp, nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu. Ngành dệt may là ngành xuất khẩu đạt kim ngạch lớn trên 4,2 tỷ USD năm 2004
3. Về môi trường đầu tư phát triển công nghiệp
Cơ chế tổ chức và môi trường phát triển còn bất cập. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm những cơ sở sản xuất lớn và những ngành công nghiệp then chốt, nhưng hiệu quả sản xuất không cao và khả năng cạnh tranh yếu.
Môi trường phát triển khu vực công nghiệp tư nhân tuy đã có cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được động lực phát triển và bản thân khu vực này cũng còn nhỏ bé, thiếu sức cạnh tranh.
Qua thực trạng phát triển công nghiệp trong những năm qua ta thấy công nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung ngành công nghiệp vẫn đang ở điểm xuất phát thấp, chất lượng sản phẩm kém, sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, nhiều thách thức trong việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới trong môi trường tự do hóa. Sự yếu kém này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nói chung từ thực trạng trên ta rút ra đánh giá cụ thể như sau:
Thứ nhất, là khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực và trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, các dịch vụ sau bán hàng. Chỉ tiêu tổng hợp nhất về khả năng cạnh tranh là năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, nên tiêu hao vật chất đầu vào lớn và trình độ quản lý kém đã làm giảm đi những lợi thế so sánh, làm hạn chế lợi thế cạnh tranh. Phần lớn các ngành công nghiệp đều yêu cầu bảo hộ của Chính phủ. Ngoài ra các biện pháp về thuế quan, còn phải duy trì nhiều biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng, cấp quotas… đó chính là các nguyên nhân làm cho công nghiệp Việt Nam thực sự chưa chủ động sáng tạo trong quá trình phát triển.
Thứ hai phần lớn công nghệ trong các ngành công nghiệp của Việt Nam đều lạc hậu và cũ kỹ đây cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh củă các sản phẩm công nghiệp. Tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm mới đạt khoảng 7-8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu; nghiên cứu và triển khai chưa gắn với sản xuất và chưa đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các cơ sở sản xuất cũng không đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các cơ sở sản xuất cũng không đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu triển khai. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển, chưa tạo được những tác động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm củă các ngành công nghiệp và các ngành nghề khác củă nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao cũng còn thiếu và hạn chế về trình độ, hạn chế về chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Đây là một mặt yếu kém mà công nghiệp Việt Nam cần giải quyết ngay trong giai đoạn tới để có thể gia nhập các tổ chức thương mại thế giới.
Thứ ba trình độ công nghiệp hóa còn thấp thể hiện trên mức tiêu dùng một số sản phẩm như năng lượng điện, sắt thép, xi măng. Còn thấp xa so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp. Đây là biểu hiện của sự tiến bộ trong CNH. Nói chung thực trạng công nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém, chính vì thế mà trong giai đoạn tới cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0040.doc