Đề tài định hướng và một số giải pháp chất lượng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010

A. Lời nói đầu 1

B. Nội dung 3

Chương I: Những vấn đề lý luận về chất lượng lao động và sự cần thiết nâng cao chất lượng lao động 3

I. Nguồn lao động và vai trò của nó với phát triển kinh tế xã hội 3

1. Nguồn lao động 3

1.1. Dân số 3

1.2. Nguồn nhân lực 4

2. Các yếu tố cấu thành nguồn lao động 5

3. Vai trò của nguồn lao động với phát triển kinh tế xã hội 6

3.1. Vai trò hai mặt của phát triển kinh tế 6

3.2. Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế 7

3.3. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8

3.4. Vai trò tạo ra khoa học công nghệ phát triển kinh tế 9

3.5. Thu nhập và tỷ lệ lao động có việc làm góp phần ổn định nâng cao mức sống của người dân 9

II. Chất lượng nguồn lao động 11

1. Chất lượng lao động và chỉ tiêu đánh giá 11

1.1. Khái niệm về chất lượng lao động 11

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn lao động 11

2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 14

2.1. Nhân tố giáo dục 14

2.2. Chế độ dinh dưỡng 16

2.3. Chăm sóc y tế 17

2.4. Nhân tố về tập quán, truyền thống và văn hoá 17

2.5. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế sử dụng và đãi ngộ người lao động 18

3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động 19

3.1. Chất lượng lao động và tăng trưởng kinh tế 19

3.2. Chất lượng lao động và vấn đề chất lượng sản phẩm 20

3.3. Chất lượng lao động với quá trình phát triển CNH-HĐH và kinh tế tri thức 21

3.4. Chất lượng lao động và vấn đề tham gia hội nhập 23

4. Thực trạng chất lượng lao động và nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của nước ta 24

Chương II: Phân tích thực trạng chất lượng lao động và khả năng đào tạo nghề của Bắc Ninh hiện nay 26

I- Giới thiệu khái quát lịch sử kinh tế xã hội của tỉnh bắc ninh có liên quan đến vấn đề chất lượng nguồn lao động 26

1. Đặc điểm về tự nhiên 26

2. Đặc điểm về kinh tế 26

3. Điều kiện về xã hội 27

II- Lực lượng lao động hiện tại của tỉnh. 28

1. Về nhân khẩu 28

2. Lực lượng lao động thường xuyên của tỉnh. 28

2.1. Sự gia tăng quy mô lực lượng lao động 28

2.2. Cơ cấu lao động theo ngành 30

2.3. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 31

2.4. Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế của các khu vực thành phần kinh tế 32

2.5. Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế 33

III- Phân tích thực trạng chất lượng lao động của tỉnh. 33

1. Trình độ học vấn của lực lượng lao động. 33

2. Phân tích thực trạng về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 35

2.1. Quy mô, tỷ lệ và cơ cấu lao động qua đào tạo 35

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng lao động theo ngành kinh tế 37

2.3. Trình độ lao động theo đơn vị hành chính 39

3. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ sở: 40

3.1. Khối quản lý nhà nước 40

3.2. Khối sự nghiệp 41

4. Đánh giá chung về chất lượng lao động 43

4.1. Những mặt đạt được 43

4.2. Những hạn chế 43

4.3. Nguyên nhân 43

IV- Thực trạng các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. 44

1. Giáo dục phổ thông 44

2. Thực trạng các cơ sở dạy nghề . 46

2.1. Các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh 46

2.2. Các cơ sở dạy nghề của TƯ, quân đội trên địa bàn tỉnh 48

2.3. Đánh giá chung về mạng lưới đào tạo nghề 49

Chương III: Định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010: 52

I- Mục tiêu nâng cao chất lượng lao động ở bắc ninh đến năm 2010 52

1. Những căn cứ 52

1.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 52

1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta 53

1.3. Căn cứ vào thực trạng chất lượng lao động và yêu cầu phát triển kinh tế 54

2. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động của Bắc Ninh đến năm 2010 54

3. Mục tiêu cụ thể 54

II- Một số giải pháp chính 55

1. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo trong tỉnh 55

2. Đa dạng hoá các phương thức bảo đảm chất lượng nguồn lao động: 57

3. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm đào tạo 58

3.1. Tổ chức liên kết đào tạo 59

3.2. Tổ chức đào tạo lại, đào tạo tiếp 60

3.3. Đẩy mạnh tổ chức đào tạo tại các cơ sở sản xuất 61

4. Áp dụng thị trường lao động kết hợp với sự điều tiết của chính quyền địa phương để đảm phân bổ lực lượng lao động qua đào tạo 62

5. Giải pháp về cơ chế chính sách. 63

6. Giải pháp về vốn đầu tư 66

III. Một số kiến nghị. 67

C. Kết luận: 69

Danh mục tài liệu tham khảo 70

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài định hướng và một số giải pháp chất lượng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật chất Bảng1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm qua. Cơ cấu/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 N. nghiệp 44.7 44.1 40.6 37.7 34.2 CN- XDCB 24.4 25.7 31.4 35.3 37.6 Dịch vụ 30.9 30.2 28 27 28.2 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bắc Ninh Đặc biệt hơn trên địa bàn tỉnh còn có các cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn như: Nhà máy kính xây dựng Đắp Cầu, nhà máy thuốc lá Bắc Sơn và có nhiều làng nghề truyền thống hình thành từ lâu đời và hiện đang phát triển rất mạnh. Những điều kiện này đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Bắc Ninh phát triển ngành công nghiệp. Đã tạo nên nhu cầu lớn về lao động có trình độ 3. Điều kiện về xã hội Với số dân là 956.020 người, mật độ trung bình là 1,89 người/km2 (số liệu năm 2000). Tốc độ tăng dân số trung bình 1,3%, địa hình tương đối bằng phẳng có nhiều hệ thống sông ngòi chảy qua tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp. Tổng số nguồn nhân lực năm 2001 là 508.200 người, số lao động qua đào tạo là 108.754 người chiếm 21,4%, lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp 362.765 người chiếm 71,4%, nhưng chỉ tạo ra được 34,2% trong GDP. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao năm 1999 là 6,77% năm 2000 là 6,57%, năm 2001 là 5,71%. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đã tăng lên nhưng vẫn ở mức trung bình so với cả nước. Năm 1999 là 71,9%, năm 2000 là 71,2%, năm 2001 là 73,8%. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh thể hiện thông qua giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Truyền thống, lịch sử là tỉnh nổi tiếng về truyền thống văn hoá, có nhiều di tích lịch sử, có nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng điều này tạo nên truyền thống hiếu học của người dân Bắc Ninh. Hơn nữa ở Bắc Ninh còn có các làng nghề truyền thống lâu đời với các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như đồ gỗ Đông Kỵ, tranh Đông Hồ… Các thế hệ ngày nay đã được thừa hưởng kỹ thuật, kinh nghiệm từ cha ông để lại. II- Lực lượng lao động hiện tại của tỉnh. 1. Về nhân khẩu Tại thời điểm điều tra (1/7/2002) tổng số nhân khẩu thực tế thường trú của toàn tỉnh là 970.736 người: trong đó khu vực thành thị có 105.971 người chiếm 10,92%, tổng số nữ là 559.168 người chiếm 51,49%. Tính chung toàn tỉnh số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên là 689.882 người, chiếm 71,07%. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15- 60 tuổi, nữ từ đủ 15- 55 tuổi) là 577.204 người chiếm 59,49% trong tổng dân số thường trú. ở nông thôn số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 511.459 người chiếm 59,14%, ở khu vực thành thị con số này là 65.745 người chiếm 62,04%. 2. Lực lượng lao động thường xuyên của tỉnh. Lực lượng lao động thường xuyên là một bộ phận trong lực lượng lao động mà đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế tại thời điểm điều tra. 2.1. Sự gia tăng quy mô lực lượng lao động Nhìn chung toàn tỉnh số người trong độ tuổi lao động là 577.204 người chiếm 59,46% tổng dân số của tỉnh năm 2002. Trong đó, lực lượng lao động của tỉnh là 514.468 người chiếm 52,99% trong tổng dân số của tỉnh. Điều này thể hiện ở tỉnh Bắc Ninh cứ một ngưởi lao động phải nuôi một người. Qua đó người lao động có điều kiện, cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện đời sống vật chất tinh thần và chăm lo đầu tư cho thế hệ sau. Bảng 2 .Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh. Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Quy mô LL LĐ 470.874 482.600 493.500 499.000 508.200 514.446 Tốc độ tăng - 2,49% 2,26% 1,11% 1,84% 1,23% Tỷ lệ trong dân số - - - 52,19% 53,11% 52,99% Nguồn: điều tra lao động việc làm Bắc Ninh qua các năm Qua bảng ta thấy quy mô lực lượng lao động tăng lên qua các năm rất chậm, tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần và tương đương với tốc đọ tăng dân số của tỉnh (1,3%). Điều này phản ánh tốc độ tăng quy mô lực lượng lao động đang ổn định. Nguồn nhân lực của tỉnh sẽ tăng trung bình mỗi năm là 13.000 người và nguồn lao động mỗi năm sẽ tăng thêm trung bình từ 6.000-8000 người. - Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Tính đến năm 2002 thì tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,28% và hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 77,37%. Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Năm 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 6,77% 6,57% 5,71% 5,28% Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 71,9% 71,2% 73,8% 77,37% Nguồn: niên giám thống kê Bắc Ninh 2002 Trong các nhóm tuổi, nhóm lực lượng lao động ở độ tuổi từ 20-24 có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (17,36%), tiếp đến là nhóm tuổi 15-19 (16,19%), thấp nhất là nhóm tuổi 50-54(0,54%), nhóm tuổi 45-49(1,16%), nhóm tuổi từ 40-44(2,45%), nhóm từ 30-34(3,19%), các nhóm tuổi khác có tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4-5%. Điều này cho thấy, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung vào để giải quyết việc làm cho các nhóm tuổi từ 15-24 là chủ yếu, có thể thông qua đào tạo làm tăng cơ hội tìm việc làm cho người lao động đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh(vì đây là lực lượng còn trẻ có khả năng tiếp thu kiện thức và thời gian lao động còn dài). Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống đáng kể từ 6,77% năm 1999 còn 5,28% năm 2002. Hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng lên từ 71,9% năm 1999 lên 77,37%. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước 2002 là 6,01%, giảm 0,19% so với năm 2001 và hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trung bình cả nước là 75,29%, tăng 0,99% so với năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp và hệ số sử dụng thời gian lao động của tỉnh Bắc Ninhđã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ này tương đương mức trung bình của cả nước. Do đó vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở tỉnh Bắc Ninh vẫn là một vấn đề bức xúc. 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành Theo kết quả điều tra lao động việc làm qua các năm của tỉnh Bắc Ninh năm 2002 thì lao động trong ngành nông nghiệp là 280.652 người chiếm tỷ lệ 56,1% trong tổng lực lượng lao động thường xuyên của tỉnh. Lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ là: 98.581người và 121.828 người tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 19,67% và 24,32%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh vẫn tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp. Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế Năm 1999 2000 2001 2002 Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ NN 391.054 79,24% 361.775 72,5% 362.753 71,4% 280.652 56,01% CN 50.874 10,3% 72.854 14,6% 74.960 14,7% 98.581 19,67% DV 51.572 10,46% 64.371 12,9% 70.487 13,9% 121.828 24,32% Nguồn: niên giám thống kê Bắc Ninh. Qua bảng ta thấy: + Quy mô lao động trong ngành nông nghiệp đang giảm xuống từ 391.054 năm 1999 còn 280.652 năm 2002. + Trong khi đó lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đều tăng lên. Cơ cấu lao động của cả nước năm 2002 là: Lao động nông nghiệp: 60,95%, giảm 1,8% so với năm 2001 Lao động công nghiệp: 15,08%, tăng 0.7% so với năm 2001 Lao động dịch vụ: 23,96% , tăng 1,16% so với năm 2001. + Cơ cấu lao động trong các ngành đang chuyển biến theo hướng tích cực,tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Cơ cấu này hợp lý hơn mức trung bình của cả nước. Đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2002 trong khi mức trung bình của cả nước lao động nông nghiệp giảm 1,8% thì của tỉnh giảm 15,39%. +Tuy nhiên quy mô và tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao (56,01% năm 2002). Chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. 2.3. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi Các nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trong năm cao nhất là nhóm từ 35- 39 tuổi (98,61%), tiếo đó là nhóm 30- 34 tuổi (98,04), thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi (22,34%) tiếp đó là nhóm 15- 19 tuổi (36,29%). Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động thường xuyên theo độ tuổi lao động Nhóm tuổi Ll lĐ tx Dân số Tỷ lệ Tỷ trọng Tổng số 514468 970736 74,57 100% 15-19 41091 113230 36,29 7,99% 20-24 58932 66141 89,1 11,45% 25-29 74587 76296 97,76 14,5% 30-34 67142 68484 98,04 13,05% 35-39 68954 69927 98,61 13,4% 40-44 72625 74337 97,7 14,12% 45-49 56203 58457 96,14 10,92% 50-54 33275 37152 89,56 6,47% 55-59 19310 26003 74,26 3,75% >=60 22285 99760 22,34 4,33% Nguồn điều tra lao động việc làm bắc ninh 2002: Qua bảng ta thấy: Tỷ lệ lao động tham gia vào lực lượng lao động thường xuyên ở nhóm tuổi 15-19 là rất thấp có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhóm tuổi này đang có tỷ lệ đi học rất lớn. Điều này hứa hẹn trong vài năm tới chất lượng nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh sẽ cao hơn. Tỷ trọng tham gia lực lượng lao động của các nhóm tuổi từ 25-44 là cao nhất trung bình từ 13,5-14% trong tổng lực lượng lao động thường xuyên của tỉnh. Điều này cho thấy lực lượng lao động của tỉnh không quá trẻ và không quá già. Trong độ tuổi này người lao động sẽ phát huy được đầy đủ năng lực phẩm chất của mình và quyết định đến mặt bằng chất lượng lao động của tỉnh. 2.4. Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế của các khu vực thành phần kinh tế Giữa các khu vực thành phần kinh tế , có sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế . ở khu vực thành phần kinh tế nhà nước, lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất (44,45%); tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (33,82%); nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm có 21,73%. ở khu vực kinh tế tập thể đa số lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp (76,94%) tiếp đến là nhóm ngành dịch vụ (17,61%); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm (5,45%). ở khu vực thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động làm việc ở nhóm ngành công nghiệp và xây dựng(65,49%); tiếp đến là dịch vụ(20,29%); nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm (13,92%). ở khu vực thành phần kinh tế cá thể lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư ngiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (44,78%), hai nhóm ngành còn lại tỷ lệ tương đương (27%). ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (100%) lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Bảng 6: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành: Đơn vị tính: % Nhóm ngành KTQD Tổng số Khu vực thành phần kinh tế nhà nước Nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Có vốn ĐTNN Tổng số 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 56,01 21,73 76,94 13,92 44,18 - Công nghiệp 19,67 33,83 5,45 65,77 27,51 100 Dịch vụ 24,32 44,44 17,61 20,31 27,71 - Nguồn: điều tra lao động việc làm Bắc Ninh 2002 2.5. Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số lao động làm việc thường xuyên của toàn tỉnh thì khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,6%); tiếp đó là kinh tế tập thể (43,5%); thành phần kinh tế nhà nước đứng vị trí thứ 3 chỉ chiếm 7,5%; thứ tư là kinh tế tư nhân chiếm 3,2 %. Lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 0,1%. III- Phân tích thực trạng chất lượng lao động của tỉnh. 1. Trình độ học vấn của lực lượng lao động. Tính chung cho toàn tỉnh, tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động là 1,2% (tăng thêm 0,46% so với năm 2001), tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 40,01% (giảm 7,46%) tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 21,94% (giảm 4,82%). Bảng 7: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động tỉnh Đơn vị: % Chung Thành thị Nông thôn Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Toàn tỉnh 100 100 100 100 100 100 Mù chữ 1,1 1,54 0,5 0,8 1,17 1,63 ChưaTốtnghiệp C1 8,35 10,5 4,25 5,25 8,85 11,1 Tốt nghiệp tiểu học 28,6 31,64 18,8 20,9 29,8 32,8 Tốt nghiệp THCS 40,01 40,09 33,5 33,8 40,8 40,8 Tốt nghiệp THPT 21,94 16,23 43,8 39,3 19,3 13,6 Nguồn: điều tra lao động việc làm Bắc Ninh 2002 Nhìn chung tỷ lệ trên ở mức trung bình của cả nước, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với trung bình của vùng đồng bằng Sông Hồng. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở của vùng này là 75,4%. Do đó có thể thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động của tỉnh là thuộc vào loại trung bình. Cần phải tiến hành đào tạo thêm trình độ học vấn cho lực lượng này để đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong đó phần lớn tập trung ở nông thôn. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở khu vực thành thị bằng 2,3 lần ở khu vực nông thôn. Số người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chỉ chiếm 4,75% thấp hơn 2 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn. Trình độ học vấn của lực lượng lao động nam cao hơn lực lượng lao động nữ đặc biệt là tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của nam cao hơn gần gấp đôi của nữ. Lý do là trình độ văn hoá của lao động nữ tại nông thôn thấp chỉ có 13,6% là tốt nghiệp trung học phổ thông. 2. Phân tích thực trạng về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 2.1. Quy mô, tỷ lệ và cơ cấu lao động qua đào tạo Tính đến năm 2002 lực lượng lao động thường xuyên của tỉnh có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên có 122.757 người chiếm 23,8% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh . Lao động đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên là 58.559 người chiếm tỷ lệ 14,6%. Bảng 8: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số lao động đã qua đào tạo (người) 73.340 80.687 89.197 99.800 108.754 122.757 Tỷ lệ 16% 14,56% 18,1% 20% 21,4% 23,8% Nguồn: báo cáo tổng kết công tác dạy nghề 1997 – 2001 tỉnh Bắc Ninh Qua bảng ta thấy: so với năm 2001 số lao động qua đào tạo tăng thêm là 14.003 người, trong khi số lao động tăng trong năm là 6.234 người điều này cho thấy tốc độ tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động. Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh đều tăng qua các năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Ta thấy tỷ lệ tăng dần qua các năm, tăng trung bình của cả thời kỳ là 19,16%. Tỷ lệ này của cả nước là 12,29% (1997); 13,31% (1998); 13,87% (1999) và năm 2000 là 18- 20%. Mức tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh luôn luôn cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng như thế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Theo F.M. Harbison thì tỷ lệ này phải là từ 30- 35%. Do đó tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong số lao động qua đào tạo của các năm một điều cần quan tâm là cơ cấu đào tạo. Bảng 9: Cơ cấu lao động qua đào tạo theo trình độ Đơn vị tính: % Năm 1998 2001 2002 ĐH,CĐ,trên ĐH 10.2 14.3 13.67 THCN 16,8 14,2 17,64 Sơ cấp, học nghề, cnkt 73 70,3 68,69 Cơ cấu đào tạo 1-1,65-7,15 1-1,03-4,69 1-1,29-5,02 Nguồn: Điều tra lao động việc làm Bắc Ninh trong các năm qua Qua bảng ta thấy: tổng số lao động được đào tạo ở bậc học cao đẳng, đại học và trên đại học đều tăng qua các năm, ở bậc trung học chuyên nghiệp thì tăng chậm hơn, còn ở bậc sơ cấp, học nghề, công nhân kỹ thuật thì đang có xu hướng giảm. Năm 2002 tỷ lệ lao động qua đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và trên đại học là 13,67%, ở bậc trung học chuyên nghiệp là 17,64%, công nhân kỹ thuật là 68,69%. Điều này cho thấy năm 2002 tỷ lệ lao động qua đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật tương đối cao. Nếu xét về cơ cấu đào tạo ta thấy Cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2002: trong tỷ lệ lao động qua đào tạo thì cứ một lao động có trình độ cao đẳng đại học, trên đại học thì có 1,29 lao động trung học chuyên nghiệp tương ứng có 5,02 lao động là công nhân kỹ thuật. Cơ cấu lao động qua đào tạo của cả nước là: Năm 1998: 1 – 1.27 – 1,71 Năm 2002: 1 – 1,27 – 1,37 Cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh có tỷ lệ lao động qua đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật cao hơn cả nước. Tuy nhiên như thế vẫn là chưa đủ để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội một cách ổn định. Cơ cấu lao động qua đào tạo ở các bậc học là không cân đối. Trong khi cơ cấu đào tạo của các nước ở bên ngoài thường có:1-(4-6)-20. Điều này cho thấy tỉnh Bắc Ninh còn thiếu quá nhiều lao động trung học chuyên ngiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề. 2.2. Phân tích thực trạng chất lượng lao động theo ngành kinh tế Theo kết quả điều tra năm 2002 cả tỉnh có 280.652 người làm việc trong nhóm ngành nông, lâm ngư nghiệp, trong đó số đã được đào tạo là 37.271 người chiếm 30,86% trong tổng lực lượng lao động đã qua đào tạo của tỉnh; số lao động qua đào tạo đang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ là 48.432 người và 35.080 người; chiếm lần lượt là 40,1% và 29,4% trong tổng lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh. Bảng 10: Cơ cấu lao động qua đào tạo phân theo ngành kinh tế: Năm 2001 2002 Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng NN 25.877 33,57 37.271 30,86 CN 33.762 43,78 48.432 40,1 DV 17.465 22,65 35.080 29,04 Nguồn: báo cáo công tác dạy nghề Bắc Ninh 2001 – 2002 Qua bảng ta thấy: quy mô lao động qua đào tạo qua theo các ngành đều tăng. Tỷ lệ tăng trong ngành dịch vụ tăng cao nhất (từ 22,65% năm 2001 lên 29,04% năm 2002). Tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp đang giảm xuống. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo ở từng ngành so với tổng số lao động trong ngành thì lại có sự khác biệt rất lớn. Năm 2002 tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành nông nghiệp là 13,28%, trong ngành công nghiệp là 47,2%; ngành dịch vụ là 32,06%. Điều này phản ánh có sự chênh lệch rất lớn về trình độ của lực lượng lao động trong các ngành; ngành công nghiệp thì tương đối cao (47,2%) ngành nông nghiệp lại rất thấp (13,28%). Bảng 11: quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các ngành Năm 2001 2002 Quy mô Tỷ lệ Quy mô Tỷ lệ NN 25.877 7,1% 37.271 13,28% CN 33.762 45% 48.432 47,2% DV 17.465 24,8% 35.080 32,06% Nguồn: báo cáo công tác dạy nghề Bắc Ninh 2001 – 2002 Qua bảng ta thấy: + Ngành nông nghiệp năm 2001 có tỷ lệ lao động qua đào tạo là 33,57% trong tổng số lao động đã qua đào tạo của tỉnh nhưng lại chỉ chiếm có 7,1% trong tổng số lao động của ngành mình. + Ngược lại với các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ 43,78% và 22,65% trong tổng lượng lao động qua đào tạo và lại chiếm đến 45% và 24,8% trong tổng số lao động ngành mình. Điều đó là do tổng lao động trong các ngành khác nhau đặc biệt là quy mô lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp rất lớn chiếm đến 71,4% tổng lược lượng lao động của tỉnh. + Đến năm 2002 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tất cả các ngành đều tăng (so với tổng lao động trong các ngành). Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành nông nghiệp tăng lên cao nhất từ 7,1% lên 13,28%. Điều này do nhiều lý do nhưng quan trọng nhất là số lượng lao động qua đào tạo tham gia vào ngành nông nghiệp đã tăng lên và tổng lượng lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm xuống, từ chiếm 71,4% xuống còn 56,2% tổng lực lượng lao động trong tỉnh. 2.3. Trình độ lao động theo đơn vị hành chính Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn. ở nông thôn tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên chiếm 20,48%, đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 8,2% trong tổng số lực lượng lao động của toàn tỉnh. Tương ứng với các tỷ lệ đó ở thành thị là42,93% và 34,44%. Về chất lượng của đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn càng cách biệt lớn hơn. ở thành thị cứ 100 người tham lực lượng lao động thường xuyên thì có 34 người đã được đào tạo ở trình độ từ CNKT trở lên,gấp hơn 4 lần ở nông thôn. Tương quan về tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa các huyện trông tỉnh cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi ở thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đạt tỷ lệ trên 44-51% thì ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình chỉ đạt 11-14%. Huyện Quế Võ đạt 17,88%; huyện Tiên Du 20,68%, huyện Yên Phong đạt 2,98%. Trong tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo thì tỷ lệ lao động qua đào tạo ,dặc biệt ở trình độ CNKT có bằng trở lên của lực lượng lao động nữ thấp hơn khá nhiều so với nam Bảng 12: Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh Đơn vị tính: % Chung Thành thị Nông thôn Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng số 100 100 100 100 100 100 Không có cmkt 77,1 85,85 57,07 65,55 79,52 88,2 Sơ cấp, 1,79 1,5 3,08 1,86 1,63 1,45 Cnkt không bằng 10,08 5,27 5,41 6,81 10,61 5,09 Cnkt có bằng 3,86 0,89 12,85 3,82 2.77 0,55 Thcn 4,04 3,87 11,64 12,86 3,12 2,83 Cđ,đh,trên đh 3,13 2,62 9,95 9,1 2,31 1,88 Nguồn: Điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2002 3. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ sở: Đây là lực lượng lao động đặc biệt không tạo ra của cải vật chất nhưng lại có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, như cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ khối sự nghiệp, cán bộ chính quyền. Những cán bộ này là người đề ra chủ trương, biện pháp, đường lối thực hiện, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cần đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ này trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm quản lý. 3.1. Khối quản lý nhà nước Cán bộ quản lý nhà nước là lực lượng lao động đang làm trong biên chế hành chính của tỉnh, chủ yếu làm những công việc quản lý nhà nước về kinh tế. Tính đến năm 2002 số cán bộ quản lý nhà nước là 1.240 người, số có trình độ chuyên môn là 1.156 người, chiếm tỷ lệ là 91,6%; số cán bộ có trình độ lý luận chính trị là 691 người, chiếm tỷ lệ 55,71%. Bảng 13: cơ cấu cán bộ quản lý nhà nước phân theo trình độ Năm 1997 2002 Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng số 964 100 1240 100 Trình độ chuyên môn Trên đại học 8 0,82% 18 1,5% đại học, cao đẳng 496 51,45% 703 56,7% THCN 352 33,71% 414 33,4% Còn lại 135 14% 84 8,4% Trình độ lý luận chính trị Cử nhân cao cấp 31 3,21% 135 10,88% Trung cấp 271 28,11% 556 44,83% Trình độ quản lý nhà nước 190 - - - Nguồn:kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Bắc Ninh. Qua bảng ta thấy: + Số cán bộ quản lý nhà nước có trình độ trên đại học là 18 người chiếm tỷ lệ 1,5%, số cán bộ đại học là 56,7%, số cán bộ quản lý nhà nước có trình độ trung học chuyên nghiệp là 33,4%. Điều này thể hiện trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ quản lý nhà nước trong tỉnh mới dừng lại chủ yếu ở bậc đại học và dưới đại học. + Số lượng cán bộ quản lý nhà nước có trình độ lý luận chính trị cử nhân cao cấp là 133 người, chiếm tỷ lệ 10,88%, số có trình độ trung cấp là 556 người chiếm tỷ lệ 44,83%. Điều này phản ánh trình độ lý luận chính trị của lực lượng cán bộ quản lý nhà nước chủ yếu là ở bậc trung cấp. So với năm 1997 ta thấy: +Cán bộ quản lý nhà nước tăng lên cả về số lượng và chất lượng: +Tốc độ tăng về chất lượng tương đối chậm: Trình độ chuyên môn: sau 6 năm tỷ lệ cán bộ công chức trên đại học tăng lên 0,68% (10 người), cao đẳng đại học tăng lên 5,25%. Số chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng ngành nghề giảm không đáng kể (5,6%). Trình độ lý luận chính trị có tốc độ tăng cao hơn nhưng phần lớn là do tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp: cao cấp cử nhân tăng lên 7,67%, trung cấp tăng lên 16,72%. 3.2. Khối sự nghiệp Cán bộ sự nghiệp là lực lượng lao động đang làm việc trong biên chế nhà nước chủ yếu làm việc trong khối sự nghiệp như: y tế, giáo dục … Đến năm 2002 số cán bộ sự nghiệp là 11.861 người, trong đó: Số cán bộ có trình độ chuyên môn là 11.460 người, chiếm tỷ lệ là 96,6%; số cán bộ có trình độ chính trị là 1.319 người, chiếm tỷ lệ 11,11%. Trong số cán bộ sự nghiệp có trình độ chuyên môn thì số cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp là 73,9% trong tổng số cán bộ sự nghiệp. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 22,5% và trên đại học là 6,3%. Điều này cho thấy trình độ số cán bộ sự nghiệp còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Số cán bộ sự nghiệp có trình độ lý luận chính trị cao cấp rất thấp chỉ có 34 người và chiếm tỷ lệ 0,28% và cán bộ có trình độ lý luận trung cấp là 1.285 người chiếm 10,83% trong tổng lực lượng cán bộ sự nghiệp. Tỷ lệ này phản ánh thực trạng rất buồn là trình độ lý luận chính trị của cán bộ sự nghiệp là quá thấp. Bảng 14: cơ cấu cán bộ sự nghiệp theo trình độ Năm 1997 2002 Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng số 9522 100 11861 100 Trình độ chuyên môn Trên đại học 14 0,15% 32 6,3% đại học, cao đẳng 3710 38,86% 2664 22,5% THCN 5329 55,02% 8764 73,9% Còn lại 568 5,96% 401 3,4% Trình độ lý luận chính trị Cử nhân cao cấp 16 0,17% 34 0,28% Trung cấp 135 1,42% 1285 10,83% Nguồn:Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Bắc Ninh. Qua biểu ta thấy: - Tổng số cán bộ sự nghiệp đã tăng lên 2339 người. Trình độ chuyên môn của cán bộ sự nghiệp tăng lên chậm, cán bộ có trình độ đại học tương đương giảm đi cả về số lượng và tỷ lệ, tương ứng là:1046 người chiếm tỷ lệ 13,36%. Cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp tăng 18,88% là một tỷ lệ rất cao. - Số lượng cán bộ đầu ngành tăng chậm (6,15%), mà những ngành như giáo dục, y tế……cần nhiều những người có trình độ trên đại học. - Trình độ lý luận chính trị tăng mạnh ở bậc đào tạo trung cấp đạt tỷ lệ tăng là 9,41%. Vì vậy chất lượng chưa được nâng lên ở trình độ cao. 4. Đánh giá chung về chất lượng lao động 4.1. Những mặt đạt được Nguồn lao động trẻ: năm 2002 tỉnh Bắc Ninh có 55,15% lực lượng lao động trong độ tuổi từ 25 – 44. Đội ngũ này với sự năng động nhạy bén ham hiểu biết và đã có một chút kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37007.doc
Tài liệu liên quan