Đề tài Định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 6

CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH XỬ LÝ NưỚC THẢI . 9

1. Khái niệm cơ bản về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt . 9

1.1. Thành phần và tính chất của nước thải . 9

1.2. Các thông số của nước thải có ảnh hưởng tới môi trường . 12

1.3. Các phương pháp xử lý nước thải. 13

1.3.1. Phương pháp lý học . 14

1.3.2. Phương pháp hóa học . 15

1.3.3. Phương pháp sinh học . 16

1.3.4. Xử lý nhiệt . 17

2. Tầm quan trọng của ngành xử lý nước thải . 17

2.1. Trên lĩnh vực kinh tế . 17

2.2. Trên lĩnh vực xã hội . 20

CHưƠNG II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

NGÀNH XỬ LÝ NưỚC THẢI Ở VIỆT NAM . 21

1. Các nhân tố chung . 22

1.1. Nguồn cung nước sạch . 22

1.2. Nguồn vốn và công nghệ . 24

1.3. Tài nguyên thiên nhiên . 25

2. Cầu thị trường về xử lý nước thải . 27

2.1. Quá trình đô thị hoá . 27

2.2. Quá trình công nghiệp hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư . 28

2.3. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO . 32

3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ . 32

4. Vai trò của chính phủ . 33

4.1. Các cơ quan quản lý hoạt động xử lý nước thải . 33

4.2. Các văn bản pháp luật về xử lý nước thải . 34

4.3. Cách thức theo dõi và đánh giá hoạt động xử lý nước thải . 37

CHưƠNG III: THỰC TRẠNG NGÀNH XỬ LÝ NưỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

VÀ NưỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NưỚC TA HIỆN NAY . 39

1. Khái quát về thị trường xử lý nước thải tại Việt Nam hiện nay . 39

2. Thực trạng xử lý nước thải công nghiệp . 40

2.1. Thực trạng chung . 40

2.3. Khu vực Đông Nam Bộ . 41

2.4. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long . 46

3. Thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt . 48

3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt ở TP HCM . 50

3.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Nội . 52

CHưƠNG IV: ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH XỬ LÝ

NưỚC THẢI TRONG THỜI GIAN TỚI . 54

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển hệ thống xử lý nước thải . 54

2. Các giải pháp đối với Việt Nam . 58

2.1. Đối với việc xử lý nước thải tại các KCN, KCX . 58

2.2. Sử dụng vốn vay ODA cho các dự án về XLNT . 59

2.3. Kêu gọi đầu tư và sự tham gia của tư nhân vào ngành XLNT . 60

KẾT LUẬN . 63

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 2. Cầu thị trƣờng về xử lý nƣớc thải 2.1. Quá trình đô thị hoá Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Hiện nay tại 4 đô thị lớn của nước ta là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng thì ở Hà Nội, nguồn nước mà công ty nước sạch đô thị xử lý để cung cấp cho người dân là nguồn nước ngầm, ở thành phố Hồ Chí Minh là nước ngầm và nước sông, ở Huế và Hải Phòng, nước được lấy từ các con sông, qua xử 28 lý rồi cung cấp cho người dân. Trong các đô thị, hầu hết nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được thải trực tiếp ra dòng chảy mà không qua xử lý. Hiện nay lượng nước thải đô thị qua xử lý chỉ đạt khoảng 6% 3. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì hậu quả tất yếu sẽ là sự ô nhiễm nặng nề của các dòng chảy, nguồn nước. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Như vậy cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, vấn đề xử lý nước thải đô thị vốn đã căng thẳng lại phải chịu nhiều áp lực hơn nữa. 2.2. Quá trình công nghiệp hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong các chủ trương lớn của chính phủ để mở rộng, phát triển sản xuất công nghiệp là khuyến khích xây dựng, đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Các dự án đầu tư vào KCN, KCX được hưởng ưư đãi về thuế và được nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Đến nay trên cả nước đã có 219 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. 3 Nguồn: n2796.php 29 Biểu đồ 2 Số lƣợng KCN, KCX trên cả nƣớc qua các năm 65 130 145 194 121 30926 46588 26971 11830 2370 3000 50 100 150 200 250 1991 1995 2000 2005 2006 2008 0 10000 20000 30000 40000 50000 ha Số lượng KCN, KCX Diện tích Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn Tập trung sản xuất công nghiệp vào các KCN, KCX có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn vấn đề ô nhiễm do SXCN. Đồng thời nó cũng cho phép các công ty trong cùng 1 KCN, KCX chia sẻ các chi phí về môi trường. Ví dụ như các công ty có thể chia sẻ chi phí xâu dựng, vận hành cho một nhà máy xử lý nước thải tập trung. Theo quy định của nhà nước, mỗi KCN, KCX phải có một nhà máy xử lý nước thải tập trung, và mỗi các công ty trước khi thải nước ra nhà máy này phải xử lý nước thải sơ bộ tại nhà máy của mình. Điều này có nghĩa là mỗi nhà máy phải có một bộ phận xử lý nước thải. Đối với các DN vừa và nhỏ có lượng nước thải ít thì sẽ rất tốn kém để duy trì một bộ phận xử lý nước thải trong nhà máy, do đó để tiết kiệm chi phí, các DN này không xử lý nước thải trước khi thải ra nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Trong quá trình CNH của nước ta không thể không kể đến vai trò của dòng vốn FDI. FDI chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn đầu tư vào SXCN mỗi năm. 30 Nguồn: Tổng cụ thống kê Việt Nam Trong năm 2008, lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 64,1 tỷ USD, trong đó vốn đã giải ngân là 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong tổng số 1171 dự án FDI cấp mới của cả năm 2008, có 572 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Khối doanh nghiệp FDI đóng góp 40% kim ngạch xuất khẩu và chiếm 25% thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008. Tính lũy kế đến 19/6/2009, cả nước có 10.409 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 164,7 tỷ USD. 31 Tuy nhiên đi cùng với tăng trưởng công nghiệp và tự do hoá thương mại và đầu tư, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên trầm trọng. Việt Nam có lực lượng lao động phổ thông dồi dào. Chi phí lương lao động phổ thông ở Việt Nam tương đối thấp, mức lương tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp FDI chỉ trên dưới 1 triệu đồng/ người/ tháng tuỳ theo từng khu vực. Vì Việt Nam có một lực lượng lao động giá rẻ dồi dào nên Việt Nam có lợi thể tương đối trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Tương tự như vậy. ở Việt Nam, các chính sách và quy định liên quan môi trường còn khá lỏng lẻo, điều này ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm công nghiệp ở nước ta. Bởi vì ở Việt Nam thiếu thiếu những biện pháp kiên quyết để bảo vệ môi trường nên Việt Nam có lợi thế tương đối trong các ngành công nghiệp ô nhiễm. Việt Nam có mối quan hệ về thương mại và đầu tư với các nước có quy định về môi trường chặt chẽ hơn nhiều như Nhật Bản và các nước trong khối EU. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng Việt Nam trở thành nơi tập trung sản xuất của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Để giữ được tốc độ tăng trưởng và trở nên “cạnh tranh”, Việt Nam khó có thể từ chối dự án đầu tư vào các ngành này, bởi vì các doanh nghiệp FDI giải quyết được vấn đề thiếu vốn và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động phổ thông vốn dư thừa ở Việt Nam. Tuy nhiên trong dài hạn, cái giá phải trả cho việc chấp nhận công nghệ bẩn sẽ rất đắt, vì chi phí để làm sạch môi trường ô nhiễm bao giờ cũng cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để bảo vệ môi trường. Như vậy một khi nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và có các biện pháp kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường thì sự tăng trưởng quy mô SXCN chắc chắn sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với ngành xử lý nước thải. 32 2.3. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đã theo đuổi quá trình gia nhập WTO từ năm 1995 và từ tháng 11 năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Mặc dù Việt Nam đang thay đổi với nhịp độ nhanh chóng, nhưng tư cách thành viên của WTO vẫn sẽ là một lực đẩy cho quá trình cải cách ở Việt Nam. Trong quá trình đàm phám gia nhập WTO chính phủ đã ban hành có rất nhiều luật cũng như quy định mới. Vấn đề nằm ở chỗ những luật hay quy định này được soạn thảo trong một thời gian rất ngắn. Những luật, quy định này là điều kiện cần để gia nhập WTO, nhưng rõ rang chúng thiếu một nền tảng vững chắc cần thiết. Tuy vậy vẫn có thể hy vọng rằng sẽ có nhiều thay đổi và cải tiến, cũng như các hình thức cưỡng chế để những quy định này đi vào thực tế. Những quy định mới về bảo vệ môi trường sẽ mở ra cơ hội mới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Thực hiện tốt công tác quản lý môi trường là một trong những yêu cầu cơ bản để Việt Nam có thể gia nhập WTO. Như vậy, sau khi nước ta đã gia nhập WTO có thể hy vọng rằng những cam kết về quản lý môi trường sẽ sớm được đưa vào thực tiễn. 3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ Các công ty Việt Nam gần đây giành được ngày càng nhiều hợp đồng xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Nhưng hầu hết trong số đó chỉ là những nhà máy nhỏ. Các nhà máy lớn và phức tạp thì vẫn do các công ty nước ngoài xây dựng, lắp đặt. Dù nhà máy xử lý nước thải được xây dựng, lắp đặt bởi các công ty trong nước hay nước ngoài thì cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào các thiết bị nhập khẩu. Các dụng cụ, thiết bị như quạt, máy quạt gió, bơm, van, động cơ …được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ được lắp ráp trong nước. 33 4. Vai trò của chính phủ 4.1. Các cơ quan quản lý hoạt động xử lý nước thải Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (MOSTE) thành lập năm 1992 và Tổng cục môi trường quốc gia (NEA) thành lập năm 1993, trực thuộc MOSTE là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ chính của các cơ quan này là xúc tiến các nghiên cứu về môi trường, định hướng các chính sách về môi trường, thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề môi trường, và theo dõi ảnh hưởng của các dự án lớn đến môi trường. Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan chủ quản trong việc vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế, đồng thời chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài sau một quá trình thẩm định toàn diện, bao gồm cả thẩm định về tác động đến môi trường. Dưới MOSTE là Sở khoa học, công nghệ và môi trường (DOSTE) của từng tỉnh, chịu trách nhiệm theo dõi xem các DN có tuân thủ pháp luật về môi trường hay không. DOSTE thường có từ 3 đến 10 nhân viên, tuỳ thuộc từng tỉnh. DOSTE trao đổi, xin ý kiến MOSTE các vấn đề về chuyên môn, nhưng chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh. UBND tỉnh phụ trách cấp ngân sách hoạt động cho MOSTE. DOSTE có thẩm quyền xem xét, đánh giá tác động lên môi trường của các dự án đầu tư, và giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bảng 4 Các cơ quan trong khung pháp lý về quản lý môi trƣờng Hoạch định chính sách Đảng cộng sản Việt Nam Nam Thủ tướng chính phủ Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh 34 Ban hành luật, quy định Quốc hội Thủ tướng chính phủ Hội đồng nhân dân tỉnh Lập kế hoạch Các bộ và uỷ ban quốc gia UBND tỉnh (phòng kế hoạch) Cố vấn Văn phòng chính phủ Bộ, viện, trường đại học Tổ chức phi chính phủ Ban chỉ đạo, nhóm làm việc liên ngành Tổ chức chấp hành Các bộ Bộ tài nguyên môi trường (MoNRE) Cục bảo vệ môi tường quốc gia (VEPA) Tổ chức thực hiện Ban môi trường của các uỷ ban quốc gia DoNRE VEPA, NGO, DOSTE, các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức quần chúng 4.2. Các văn bản pháp luật về xử lý nước thải Có 3 mức chính trong pháp luật môi trường tại Việt Nam. Thứ nhất là luật bảo vệ môi trường, thứ hai là các tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Thứ ba là luật và quy đinh cụ thể cho từng ngành liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, và các quy định và tiêu chuẩn môi trường cấp tỉnh. Các luật và quy định ở cấp 3 này do MOSTE quản lý. Các văn bản chỉ đạo chính về bảo vệ môi trường có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là: Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. 35 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường Bảng 5: Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị tới hạn A B C 1 Nhiệt độ oC 40 40 45 2 pH _ 6 đến 9 5,5 đến 9 5 đến 9 3 Mùi _ Không khó chịu Không khó chịu _ 4 Màu sắc, C0-Pt ở pH=7 20 50 _ 5 BOD5(20 o ) mg/l 30 50 100 6 COD mg/l 50 80 400 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200 8 Asen mg/l 0,05 0,1 0,5 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 1 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 0,5 12 Crom (IV) mg/l 0,05 0,1 0,5 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 2 14 Đồng mg/l 2 2 5 15 Kẽm mg/l 3 3 5 36 16 Niken Mg/l 0,2 0,5 2 17 Mangan Mg/l 0,5 1 5 18 Sắt Mg/l 1 5 10 19 Thiếc Mg/l 0,2 1 5 20 Xianua Mg/l 0,07 0,1 0,2 21 Phenol Mg/l 0,1 0,5 1 22 Dầu mỡ khoáng Mg/l 5 5 10 23 Dầu động thực vật Mg/l 10 20 30 24 Clo dư Mg/l 1 2 _ 25 PCBs Mg/l 0,003 0,01 0,05 26 Hoá chất bảo vệ thực vật: Lân hữu cơ Mg/l 0,3 1 27 Hoá chất bảo vệ thực vật: Clo hữu cơ Mg/l 0,1 0,1 28 Sunfua Mg/l 0,2 0,5 1 29 Florua Mg/l 5 10 15 30 Clorua Mg/l 500 600 1000 31 Amoni (tính theo Nitơ) Mg/l 5 10 15 32 Tổng Nitơ Mg/l 15 30 60 33 Tổng phôtpho Mg/l 4 6 8 34 Coliform MPN/ 100ml 3000 5000 _ 37 35 Xét nghiệm sinh học (Bioassay) 90% cá sống sót sau 96 giờ trong 100% nước thải _ 36 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 _ 37 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1 1 _ Nước thải công nghiệp (NTCN) có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các khu vực nước thường được dung làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt. NTCN có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đỏo vào các vực nước nhận thải khác không dùng cho mục đích sinh hoạt. NTCN có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy đinh trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép thải vào các nơi được quy định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung…) 4.3. Cách thức theo dõi và đánh giá hoạt động xử lý nước thải Có 3 cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động môi trường: ở miền bắc là Đại học Xây dựng Hà Nội, ở miền Trung là Trung tâm bảo vệ môi trường (EPC), và ở đồng bằng Mêkông là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Một biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường đã được nêu rõ trong Luật môi trường 2005, mà trước đó là luật môi trường 1993 là Nhà nước yêu cầu các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA), và báo cáo này phải được coi là một trong những yếu tố chủ chốt trong 38 quá trình ra quyết định. Điều luật về EIA được đưa ra với mục đích bảo vệ môi trường không bị huỷ hoại bởi các dự án gây ô nhiễm, nhưng trong một số trường hợp, nó lại trở thành rào cản cho sự chấp thuận các dự án đầu tư. Vì thế có nhiều dự án được Bộ kế hoạch đầu tư cấp phép đầu tư rồi thì báo cáo EIA mới được xét đến. Địa điểm và quy mô của dự án được quyết định trước khi xem xét, đánh giá báo cáo EIA. Vì thế các báo cáo EIA thường không ảnh hưởng đến việc dự án đầu tư có được cấp phép không, hay có phải di chuyển địa điểm không; mà chỉ có ý nghĩa trong việc bắt buộc các DN phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Một vấn đề nữa là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để để thẩm định, đánh giá EIA. Điều này dẫn đến việc các cơ quan quản lý môi trường không đánh giá đúng về tác động môi trường của dự án đầu tư, nhiều khi không lường trước được mức độ ô nhiễm mà các dự án đầu tư sẽ gây ra. 39 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NƢỚC TA HIỆN NAY Khái quát hệ thống sông ngòi Việt Nam Với chiều dài bờ biển 3.260 km, biên giới đất liền dài 3.730 km, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 9 lưu vực sông (LVS) lớn bao gồm Kỳ Cùng- Bằng Giang (với tổng diện tích lưu vực ở Việt Nam là 11.200 km2), Hồng-Thái Bình (92.246 km2), Đà (25.500 km2), Mã-Chu (17.600 km2), Cả (21.230 km2), Thu Bồn (10.350 km2), Ba (13.800 km2), Đồng Nai (36.261 km2) và Mêkông (70.520 km2), cùng nhiều tiểu LVS như Cầu, Nhuệ - Đáy... Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, môi trường ở một số LVS nước ta đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. vấn đề quản lý môi trường ở các LVS còn nhiều bất cập. Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam chưa có tổ chức chuyên trách nào quản lý vấn đề liên quan đến môi trường ở cấp độ lưu vực, phương pháp tiếp cận nhằm bảo vệ môi trường LVS chưa được xác định rõ ràng, hệ thống chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường LVS còn thiếu và chưa đồng bộ, nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ môi trường LVS còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chưa có hệ thống dữ liệu - thông tin phục vụ quản lý môi trường LVS. 1. Khái quát về thị trƣờng xử lý nƣớc thải tại Việt Nam hiện nay Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp (IPSI) tiến hành trong các năm 2006-2007 trên phạm vi 20 tỉnh, đã thống kê được trên 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Ngoài các công ty Môi trường đô thị URENCO của các tỉnh/thành phố còn có 40 các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết. Quy mô của các công ty cũng tăng rất nhanh, trong đó một số công ty có doanh số lên đến 1.000 tỷ đồng/năm. Hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hóa sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ trên tất cả 3 lĩnh vực: dịch vụ môi trường, sản xuất thiết bị công nghệ và quản lý tài nguyên. Chúng ta có quá nhiều vấn đề môi trường xuất hiện, yêu cầu giải quyết cấp bách. Do những quy định về môi trường còn chưa chặt chẽ nên Việt Nam là điểm đến của không ít công nghệ “bẩn” mà giá trị gia tăng chưa hẳn cao như: sắt thép, xi măng... Theo tính toán của IPSI, ước tính, nhu cầu đầu tư bảo vệ môi trường của 18 ngành và lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ở nước ta lên đến 124.000 tỷ đồng, chứng tỏ thị trường của ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường là rất lớn. 2. Thực trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp 2.1. Thực trạng chung Mỗi ngày, 1 triệu m3 lượng nước thải công nghiệp thải ra môi trường từ 219 khu chế xuất và khu công nghiệp trên cả nước, nhưng chỉ một phần tư số lượng trên được xử lý. Theo ông Phan Hữu Vinh, phó cục trưởng cục cảnh sát môi trường đến cuối năm 2008, cả nước mới chỉ 60/219 khu chế xuất - khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải, với lượng nước xử lý đạt 30%. Tuy nhiên, đáng lo ngại là chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa ổn định 4. Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng không đấu nối vào 4 Nguồn: nghiep/20096/142096.laodong 41 hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước thải sau xử lý cũng là vấn đề các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cần quan tâm, tỷ lệ mẫu phân tích nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp. Việc xử lý cục bộ tại các doanh nghiệp trong KCN trước khi nhập vào hệ thống thải chung cũng chưa được quan tâm đúng mức ở đa số các doanh nghiệp; vấn đề đo đếm để tính phí xử lý nước thải cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi giữa chủ nguồn thải và các công ty kinh doanh hạ tầng KCN; một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng công suất và hiệu xuất xử lý không đạt yêu cầu, thậm chí còn có hiện tượng chạy cầm chừng để giảm chi phí xử lý. Do hạn chế về mặt tiếp cận số liệu nên trong phạm vi bài nghiên cứu này sẽ chỉ đề cập đến thực trạng xử lý nước thải ở hai vùng: vùng Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ở các vùng khác tuy không có số liệu cụ thể và cập nhật nhưng thực trạng XLNT CN nhìn chung cũng gặp phải các vấn đề như hai vùng kinh tế trên. 2.3. Khu vực Đông Nam Bộ Ở khu vực này, hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phải gánh chịu một lượng lớn NTCN mỗi ngày từ các KCN, KCX. Con sông Đồng Nai phải oằn mình gánh nước thải của gần 30 khu công nghiệp từ tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu. Có thể hình dung một lược đồ sông Đồng Nai và một mạng lưới khu công nghiệp đang “đầu độc” nó như thế nào. 42 Sơ đồ 5: Các KCN quanh hệ thống sông Đồng Nai Theo báo cáo của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai, vào giữa năm 2008, tổng lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh xả ra mỗi ngày đêm hơn 200.000m3. Đây mới chỉ là thống kê sơ bộ vì vẫn còn không ít khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ chưa bị kiểm tra. Hầu hết số nước thải trên đều chưa 43 qua xử lý, hoặc xử lý không đạt chất lượng, và lưu vực sông Đồng Nai trở thành bể chứa khối nước thải khổng lồ kia. Hiện tại, Đồng Nai có 30 khu công nghiệp, chiếm gần 10.000ha đất, chỉ một số ít chưa có doanh nghiệp vào đầu tư, phần còn lại đi vào hoạt động từ lâu. Qua đợt khảo sát nước thải của 21 khu công nghiệp hồi giữa năm, kết quả: chất lượng nước thải của tất cả 21 khu công nghiệp (68.000m3) đều không đạt. Cho dù nhiều khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung (chiếm gần 1/3 lượng nước thải) như Biên Hoà 2, Amata, Nhơn Trạch 1…, phần đông trong số 21 khu công nghiệp được kiểm tra, đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ít nhất, có đến 14 khu công nghiệp trong số này đã thải thẳng ra sông Đồng Nai, qua nhiều nhánh sông, suối, rạch. Điểm qua bốn khu công nghiệp nằm tại Biên Hoà gồm Biên Hoà 1 và 2, Amata, Loteco, nước thải được xả ra sông Cái, suối Chùa, suối Bà Lúa. Tương tự, hàng loạt khu công nghiệp ở Nhơn Trạch mượn sông Thị Vải xả nước, các khu công nghiệp ở Long Thành mượn rạch Bà Chèo, suối Nước Trong để xả thải. Tất cả những dòng này đều đổ vào sông Đồng Nai. Cả hai hồ lớn ở Đồng Nai là Trị An và Sông Mây, đều bị các khu công nghiệp mượn làm nơi xả thải. Đây mới chỉ là con số thống kê sơ bộ, chưa đầy đủ của sở Tài nguyên và môi trường, bởi lẽ, còn lại bảy khu công nghiệp nữa, sở Tài nguyên môi trường mới chỉ kết luận là có xả nước thải trái phép vào môi trường, nhưng không rõ là thải đi đâu, vào sông suối nào. Phân tích chất lượng nước thải 12 khu công nghiệp có nguồn thải lớn trong năm 2007 theo các tiêu chí của bộ Tài nguyên môi trường đã cho kết quả như sau: tám khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bốn khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Trong tám khu công nghiệp, có không ít mới đi vào hoạt động vài năm nay, gồm: Hố Nai, Biên Hoà 1, Nhơn 44 Trạch 2 và 3, Sông Mây, Gò Dầu, Amata, Tam Phước và Loteco. Giả sử, nếu kiểm tra hết các khu công nghiệp, con số gây ô nhiễm sẽ không chỉ là 12 khu công nghiệp. Thế nhưng, nỗi lo của sở Tài nguyên môi trường về vài chục khu công nghiệp xả nước thải chưa xử lý ra sông, suối nói trên lại không lớn bằng nỗi lo về hàng trăm doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua đợt kiểm tra 110 doanh nghiệp vào giữa 2008, cho thấy: mỗi ngày đêm có 136.400m3 nước thải được xả ra sông, suối; chỉ có 36 doanh nghiệp trong số này có hệ thống xử lý nước thải, thế nhưng chỉ có 20 doanh nghiệp đạt yêu cầu về chất lượng nước thải. Trong 90 doanh nghiệp xả bậy, có khá nhiều công ty lớn như: công ty men thực phẩm Mauri La Ngà xả thẳng ra hồ sông La Ngà gần 10.000m3/ngày đêm vì chưa có nhà máy xử lý nước thải; công ty cổ phần Hoá An xả hơn 3.000m3/ngày đêm; công ty Vedan 5.800m3/ngày. Sông Sài Gòn Hiện nay mỗi ngày sông Sài Gòn phải tiếp nhận hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt và công nghiệp, một phần chất thải rắn đô thị, chất thải nguy hại cùng nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu cao gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần... Sông Sài Gòn với tổng chiều dài hơn 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai và giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp cho 3 địa phương này. Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm 2 huyện thuộc Tây Ninh, 5 huyện thuộc Bình Dương và 20 quận huyện thuộc TP.Hồ Chí Minh. Nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sài Gòn 45 được xem là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong toàn lưu vực, tổng lượng dòng chảy bề mặt của các sông suối trong lưu vực đổ ra biển hàng năm gần 3 tỷ m3. Thời gian qua các kênh rạch càng bị thu hẹp về diện tích dòng chảy trong lúc đó lại phải gánh chịu lượng nước thải phần lớn chưa qua xử lý. Điều này khiến chất lượng nước mặt của khu vực hạ lưu sông Sài Gòn- khu vực TP.Hồ Chí Minh ngày càng suy giảm về chất lượng. Nồng độ dầu trong nước có xu hướng tăng dần mỗi năm từ 1,9-2,1 lần, ô nhiễm vi sinh tăng vọt với hàm lượng Coliform tại các trạm quan trắc chất lượng nước đo được vượt chuẩn cho phép từ 5-71 lần. Nguyên nhân chính của việc suy giảm chất lượng nước trên sông Sài Gòn là do tốc độ gia tăng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và các đô thị dọc theo lưu vực sông. Nước thải đô thị và công nghiệp chưa qua xử lý đã làm cho khả năng tự làm sạch của sông kém đi. Theo quy hoạch phát triển của các tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại việt nam.pdf
Tài liệu liên quan