Sinh viên Hà Nội vốn nổi tiếng với khoa ăn nói. Điều đó được thể hiện khá rõ ràng thông qua số người trả lời câu hỏi. Có 53% sinh viên ngoại tỉnh cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo. Điều này không chỉ thể hiện trong các cuộc tranh luận chính thức trên giảng đường mà còn được thể hiện khá rõ nét trong các cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau. Sinh viên đặc biệt là con gái Hà Nội thường được nhắc đến như những người có khả năng ăn nói rất tốt mà thường được nói là “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn của nông thôn đã giúp cho sinh viên Hà Nội có hướng phấn đấu trong tương lai cũng như khả năng thích ứng và năng động trọng cuộc sống.
Nhưng khi được hỏi là liệu sinh viên Hà Nội có phải là những người quán triệt theo tư tưởng của Đảng không thì có đến 32% trả lời là không quán triệt, 53.1% phân vân chỉ có 14.3% đồng ý. Điều này có vẻ rất đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là trái tim của cả nước, là nơi đặt bộ máy nhà nước, chính phủ, là nơi đặt quốc hội. Hà Nội đã từng oanh liệt với chiến công đã đi vào lịch sử và đi vào điện ảnh “Hà Nội 90 ngày đêm” người dân sẵn sàng phá nhà, bỏ đồ đạc ra để cản phá quân thù mà giờ đây số người cho rằng sinh viên Hà Nội quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng chỉ là 14.3% một con số quả là ít ỏi. Phải chăng chính sách mở cửa và thời đại kinh tế thị trường đã khiến cho một số bộ phận người dân Hà Nội không còn quán triệt như trước. Điều này quả thật là khó xét đoán. Nhưng phải chăng các sinh viên ngoại tỉnh đã hơi quá khắt khe khi cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng. Nhịp sống nhanh, vội, vòng xoáy của thời đại kinh tế thị trường phải chăng đã cuấn con người ta vào trong đó khiến họ đánh mất mình. Hay cuộc sống vật chất ở thành phố cao, tiếp xúc với văn minh phương Tây nhanh đã khiến sinh viên Hà Nội đã mất đi một vài phẩm chất trong con mắt của các bạn sinh viên ngoại tỉnh. Ở đây ý kiến của sinh viên trường Nhân Văn và trường Tự nhiên là khá gần nhau, 30,5% sinh viên Nhân văn và 34% sinh viên tự nhiên cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt. Đây là thực tế hay chỉ là nhận xét phiến diện của các sinh viên ngoại tỉnh? Xét trên thực tế thì không hẳn là sinh viên Hà Nội không quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng nhưng nếu giữa sinh viên Hà Nội và sinh viên ngoại tỉnh thì có lẽ là sinh viên ngoại tỉnh quán triệt hơn. Có lẽ do cuộc sống nhiều khi sinh viên Hà Nội sống hơi đòi hỏi, hơi ích kỷ và họ nghĩ đến bản thân họ hơi nhiều. Đồng thời do tính tự tin của sinh viên Hà Nội hơi cao quá cho nên nhiều khi họ thích nhìn nhận và phán xét vấn đề theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, không thể vì thế mà họ không quán triệt. Như khi được yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm trong thành phố người dân không chấp nhận với lý do đường Hà Nội vừa chật, nhỏ lại hay tắc đường, xe cộ đi lại thì chậm nên nếu đội mũ bảo hiểm thì không thể chịu được. Nhưng với việc đội mũ bảo hiểm khi đi đường trường thì họ hoàn toàn chấp nhận. Như vậy không thể nói là sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng vì trong số những người được cử đi học cảm tình Đảng không thiếu những người là sinh viên Hà Nội cũng nhưng trong số Đảng viên được bầu khi còn là sinh viên cũng không ít người là sinh viên Hà Nội.Nhưng nếu nói rằng sinh viên Hà Nội thờ ơ với Đảng hơn sinh viên ngoại tỉnh thì cũng đúng vì sinh viên Hà Nội hầu hết sống trong những diều kiện khá thuận lợi so với các bạn khác lại không quen vất vả nên không thể có được những phẩm chất ở một người đảng viên như sinh viên ngoại tỉnh.
Khi được hỏi là nếu trong hai người có cùng năng lực như nhau ai là người để bạn tin tưởng để bầu vào Đảng thì có đến 60.3% chọn sinh viên ngoại tỉnh, 13.2% chon sinh viên Hà Nội còn lại là chọn cả hai hoặc tuỳ vào nhiệt tình của từng người. Những bạn sinh viên Hà Nội cho rằng sinh viên Hà Nội được tiếp nhận hệ thống pháp luật sớm hơn nên có thể sẽ tốt hơn khi vào Đảng. Còn những người chọn sinh viên ngoại tỉnh thì cho rằng để được vào Đảng các bạn sinh viên ngoại tỉnh đã phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn so với các bạn sinh viên Hà Nội nên cần phải lựa chọn những người ít cơ hội hơn. Ngoài ra có một số người nói là sinh viên Hà Nội không có được những phẩm chất mà đảng viên cần có như nhiệt tình, thực tế, dễ hoà đồng. Nếu đảng viên là sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng gần gũi với quần chúng hơn. Ở câu này thì phương án trả lời khá là thống nhất giữa nam và nữ, giữa trường Tự nhiên và trường Nhân văn (50% - 57.1% và 62.3 - 56%). Liệu đây có thể gọi là phân biệt đối xử được không? Theo tôi thì không bởi vì nếu giữa hai người có cùng năng lực, cùng khả năng như nhau thì việc ưu tiên hơn với người phải nỗ lực hơn, phấn đấu hơn để đạt được kết quả đó là điều hoàn toàn bình thường. Việc một người phải bỏ nhiều công sức hơn, khó khăn hơn để đạt được tới cùng một kết quả thì kết quả đấy phải được tôn trọng và coi trọng hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Người Việt Nam là những người coi trọng tình cảm, tôn trọng con người biết yêu thương và đoàn kết phấn đấu như vậy việc lựa chọn như trên là hoàn toàn có thể lí giải được. Những người lựa chọn cả hai hoặc không lựa chọn phương án nào lại có một cách lý giải khác là cần phải căn cứ trên những tiêu chuẩn để bình chọn đảng viên, không nên bình chọn đảng viên dựa trên cảm tính. Điều này cũng rất đúng tuy nhiên nếu chọn một đảng viên không những làm được việc mà còn có được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người thì đó là một điều rất tốt.
Tuy vậy khi được hỏi là giữa những người có cùng năng lực như nhau thì ai là người bạn sẽ lựa chọn vào ban cán sự lớp thì có đến 32.9% sinh viên ngoại tỉnh tin tưởng bầu sinh viên Hà Nội 26.3% bầu sinh viên ngoại tỉnh và 18.6% bầu cho sinh viên cùng quê. Vây điều gì đã dẫn đến sự khác biệt khi bầu chọn sinh viên vào Đảng và sinh viên vào ban cán sự lớp. Những người bầu cho sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên cùng quê cho rằng trong các lớp hầu hết là sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên Hà Nội chỉ chiếm một số rất ít nên nếu chọn sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng thông cảm và quan tâm đến nhau hơn.Các bạn cho rằng ban cán sự lớp ngoài năng lực thì còn phải biết chia sẻ với các bạn. Ngoài ra có ý kiến cho rằng trong cùng một điều kiện một môi trường sinh viên ngoại tỉnh sẽ thành công hơn so với sinh viên Hà Nội. Còn những bạn chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự thì lại cho rằng sinh viên Hà Nội tiện lợi hơn về phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc lại thông hiểu về cuộc sống Hà Nội nên các bạn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình cũng như có nhiều hiểu biết và dễ ứng phó với các tình huống và có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp. Ở đây hầu như đã có sự khác biệt trong phương án lựa chọn giữa các sinh viên nam và nữ, các sinh viên trường ĐHKHTN và ĐHKHXH. Số sinh viên nữ và sinh viên trường xã hội bầu chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự lớn hơn số sinh viên nam và sinh viên ĐHKHTN vào ban cán sự (43.5% và 43.1% so với 35.6% và 35.4%). Tuy nhiên sự chênh lệch ở đây không nhiều vì dù chọn sinh viên ngoại tỉnh hay sinh viên Hà Nội các bạn cũng đều xuất phát từ mong muốn có một tập thể tốt, một ban lãnh đạo đủ năng lực và phẩm chất cần thiết hoặc là phải biết quan tâm đến các thành viên trong lớp. Ngoài ra nếu so sánh giữa sinh viên thường xuyên liên hệ, hiếm khi liên hệ hoặc không bao giờ liên hệ với sinh viên Hà Nội thì ta có thể thấy rằng số sinh viên chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự lớp ở cả hai mức độ liên hệ đều là lớn nhất 17.1% và24% trong khi đó những người không bao giờ liên hệ thì không ai chọn sinh viên Hà Nội. Như vậy nếu có sự liên hệ dù ít hay nhiều thì mỗi người có thể thấy được những mặt tích cực của người khác, xác định được những lợi thể có thể đem lại thuận lợi và lợi ích cho tập thể. Còn với những người không bao giờ liên hệ thì không có một người nào chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự. Điều đó chứng tỏ rằng việc liên hệ qua lại sẽ giúp cơ hội cho mỗi người đều được tăng cao, bằng không mọi hành động của mình chỉ dựa trên những định khuôn sẵn có.
Sinh viên Hà Nội vốn nổi tiếng với khoa ăn nói. Điều đó được thể hiện khá rõ ràng thông qua số người trả lời câu hỏi. Có 53% sinh viên ngoại tỉnh cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo. Điều này không chỉ thể hiện trong các cuộc tranh luận chính thức trên giảng đường mà còn được thể hiện khá rõ nét trong các cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau. Sinh viên đặc biệt là con gái Hà Nội thường được nhắc đến như những người có khả năng ăn nói rất tốt mà thường được nói là “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”. Khả năng ăn nói có thể xuất phát từ môi trường sống của các sinh viên Hà Nội. Sinh viên Hà Nội vốn có khả năng giao tiếp tốt, tự tin và khá tự nhiên trong các cuộc giao tiếp. Vốn dĩ ngay trong môi trường xã hội các gia đình ở Hà Nội ngày nay khá dân chủ con cái cũng có thể ngồi nói chuyện bàn bạc và đưa ra ý kiến riêng của mình trong công việc chung của gia đình hay chỉ đơn giản là đưa ra ý kiến về câu chuyện và một bộ phim. Họ không còn bị hoặc rất ít khi bị cha mẹ mắng là “nói leo” hay không cho bày tỏ ý kiến của mình. Ngoài ra, việc tiếp xúc với phim ảnh, báo chí, việc các gia đình thường sát nhau trên phố tạo điều kiện cho trẻ con phát triển tư duy, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Có thể nói rằng trẻ con thành phố dạn dĩ và dễ làm quen hơn trẻ em nông thôn, có thể hoà nhập và bắt chuyện khá nhanh với các nhóm người lạ. hơn nữa sự tự tin vào bản thân giúp các em có thể trình bày vấn đề một cách khá mạch lạc và có thể tìm những dẫn chứng sắc bén để bảo vệ lý lẽ của mình. Số sinh viên nữ đồng ý cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo chiếm 56.7%, sinh viên nam là 45.8%. Sinh viên đại học Tự nhiên là 55.1%, sinh viên đại học Xã hội là 51.2%. Như vậy bất kể là phân chia theo giới hay trường thì ý kiến của các sinh viên ngoại tỉnh là khá đồng nhât. Còn số sinh viên không đồng ý thì tương đối thấp nam 18.8%, nữ 15.5%, trường ĐHKHTN 20.4%, ĐHKHXH 14.3%. Vậy là nhìn chung mọi người đều cho rằng sinh viên Hà Nội là những người ăn nói sắc sảo. Vậy liệu ý kiến đánh giá này có sự chênh lệch nào giữa những người thường xuyên liên hệ hay hiếm khi liên hệ không? Tôi xin thưa là không. Ở những người thường xuyên tiếp xúc thì có 24.2% đồng ý còn ở những người hiếm khi tiếp xúc là 28.9%. Như vậy việc những sinh viên Hà Nội là những người ăn nói sắc sảo là khá nhất quán trong cách đánh giá của các sin viên ngoại tỉnh.
Vậy ngoài việc được đánh giá là ăn nói sắc sảo thì sinh viên Hà Nội có phải là những người hiếu thắng hay không? Theo như kết quả điều tra thì có 30,8% cho rằng sinh viên Hà Nội hiếu thắng, 44.5% phân vân và 24.7% không đồng ý. Như vậy mặc dù ăn nói sắc sảo nhưng sinh viên Hà Nội không phải là những người bất chấp lẽ phải luông muốn giành phần thắng về mình nhưng họ cũng không phải là những người dễ dàng buông xuôi. Trong những người thường xuyên giao tiếp với họ (chiếm 45.1%) trong số người trả lời thì có 13.9% cho rằng sinh viên Hà Nội hiếu thắng và trong 53,5% người hiếm khi giao tiếp thì có 17.4% đồng ý với phương án trả lời như trên. Nếu liên hệ câu này với câu hỏi “Nếu xảy ra những cuộc tranh luận thì theo bạn những người sinh viên Hà Nội sẽ làm gì?” Ở câu hỏi này có 49.6% cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ tranh luận đến cùng để tìm ra vấn đề, 28.9% cho rằng họ sẽ giữ vững lập trường trong mọi tình huống chỉ có 9.9% cho rằng họ tranh luận nửa chừng và 10.7% cho rằng họ không tranh luận nữa. Điều đó chứng tỏ rằng sinh viên Hà Nội không phải là qua hiếu thắng và không quan tâm đến câu trả lời chính xác. Họ tranh luận với mục đích tìm ra được một câu trả lời khiến họ thoả mãn chứ không phải là hoàn toàn cố chấp chỉ muốn giữ vững lập trường của mình. Trong mỗi cuộc tranh luận mục đích chính không phải tìm ra người thắng người thua mà là tìm ra một câu trả lời làm hài lòng tất cả mọi người. Đó không phải là một đáp án lấp lửng đánh đố theo kiểu ai muốn hiểu thế nào cũng được mà phải là một đáp án tạm được coi là đúng nhất. Khi tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình hay là tranh luận để đi đến lời giải đáp thì đồng thời đều giúp mọi người tìm ra những chỗ hổng trong lý lẽ của mình và lý lẽ của người khác. Những sinh viên Hà Nội vốn đã được coi là ăn nói sắc sảo sẽ vận dụng những khả năng này vào trong các cuộc tranh luận . Bất kể thế nào thì những người tham gia cuộc tranh luận đó đều đạt được những kết quả theo ý muốn. Không chỉ tìm ra đáp án được xem là chính xác nhất mà họ còn được nâng cao khả năng trình bày và sắp xếp logíc vấn đề. Việc phải tiếp nhận ý kiến người khác bằng cách lắng nghe nhưng cũng vừa phải tư duy để tìm ra những chỗ trống trong ý kiến đó hoặc chuẩn bị lý lẽ của mình để phản bác. Họ sẽ học được kỹ năng trình bày vấn đề cũng như kỹ năng vừa tập trung nghe vừa phải nhanh chóng xác định lý lẽ để trình bày. Còn những người cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ giữ vững lập trường trong mọi tình huống thì trong đó có đến 24.3% (trên 30.8% cho rằng họ hiếu thắng). Theo những người này thì bất kể họ đúng hay sai thì họ vẫn luôn giữ vững lập trường của mình. Ở đây về một mặt nào đó thì đã biến thành cố chấp. Tuy nhiên để xác định là họ có cố chấp hay không hay đây chỉ là định kiến thì ta có thể xem xét là Ý kiến này được xác định trên mối quan hệ tiao tiếp như thế nào. Ở cả những người thường xuyên liên hệ và hiếm khi liên hệ số người cho rằng sinh viên Hà Nội khá hiếu thắng đều chiếm khoảng 1/3 trong số người trả lời. Như vậy có thể thấy rằng trong lúc tranh luận để tìm ra vấn đề chỉ cần quá đi một chút sẽ đẩy chúng ta vào con đường cóo chấp bảo thủ, luôn giữ ý kiến của mình trong mọi tình huống. Tuy nhiên số nà không nhiều so với những người biết điểm dừng trong các cuộc tranh luận và biết chấp nhận những phương án tuy khác với mình nhưng lại là câu trả lời chính xác. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng không chỉ có sinh viên Hà Nội mà các sinh viên ở nơi khác cũng sẽ như thế khi bảo vệ ý kiến của mình. Bởi lẽ hầu hết các sinh viên đều là những con người trẻ tuổi mang đầy hoàn bảo và nhiệt huyết mang trong mình lý tưởng và những quan điểm riêng. Họ lại là những ngwofi bồng bột và mang một chút tỉnh hiếu thắng của tuổi trẻ nếu không thể thuyết phục họmột cách đúng đắn bằng những lý lẽ và bằng chứng thuyết phục thi họ vẫn sẽ tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến riêng của mình. Đây là những đặc điểm chugn của giới thanh niên - sinh viên nhưng nó được thể hiện rõ nét hơn ở sinh viên Hà Nội bởi họ là những người khá tự tin và nhạy bén.
Có 48% số sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội là những người thông minh, 41.9% phân vân và chỉ có 10.1% không đồng ý. Ở những người thường xuyên liên lạc trao đổi số người đồng ý với phương án trả lời này là 24,5%/44,9%thường xuyên liên hệ với sinh viên Hà Nội trả lời câu hỏi này còn những người hiếm khi là 23,1%/ 59,7%. Như vậy sự chênh lệnh không phải là cao. Ý kiến của những người thường xuyên trao đổi liên hệ và những người hiếm khi trao đổi là khá tương quan. Sự thông minh của sinh viên Hà Nội xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hợp lý của người mẹ khi đang mang thai là một phần mà chủ yếu là do môi trường xã hội, do sự tiếp xúc xã hội và giao tiếp xã hội của trẻ em thành phố lớn hơn trẻ em nông thôn. Việc sống trong một môi trường xã hội phức tạp như Hà Nội tạo cho người ta khả năng phán xét tình huống và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy. Ở câu hỏi này sự thuần nhất trong phương án trả lời là khá cao. Có 46.8% (nam) và 49.5% (nữ) đồng ý với phương án trên và 45.8% sinh viên trường Tự nhiên và 50% sinh viên Trường Nhân văn chọn cùng phương án này. Như vậy có đến gần một nửa số sinh viên được hỏi cho rrằng sinh viên Hà Nội thông minh còn số người không đồng ý với ý kiến này thì không nhiều có 6.4% nam, 11.6% nữ và 12.5% sinh viên trương tự nhiên so với 11% sinh viên Trường Xã hội. Như vậy số sinh viên nam không đồng ý với phương án cho rằng sinh viên Hà Nội thông minh là ít nhất. Có lẽ do sự tiếp xúc trao đổi của nam sinh viên với sinh viên Hà Nội là cao hơn rất nhiều so với các sinh viên nữ. Nếu như ở nam có 60% người được hỏi trả lời là thường xuyên liên hệ thì ở nữ số người này chỉ chiếm 36,5% mà thôi. Như vậy việc thường xuyên liên hệ trao đổi sẽ giúp cho khả năng đánh giá đối phương cao hơn so với việc ít khi liên hệ trao đổi. Tuy được đánh giá là thông minh nhưng chỉ có 24,5% cho rằng sinh viên Hà Nội thường đóng góp ý kiến trong những tình huống có vấn đề. Còn 23,4% cho rằng cả hai cùng đóng góp. Tại sao lại như vậy khi sinh viên Hà Nội được cho là thông minh nhưng lại ít khi đóng góp ý kiến?. Hienẹ nay ở các trường đại học sóo sinh viên Hà Nội không nhiều thường chỉ chiếm dưới 20% trong một lớp học mà thôi như vậy là chỉ chiếm khoảngn ¼ so với cá sinh viên các sinh viên ngoại tỉnh như vậy nếu so về số lượng ý kiến đưa ra chắn hẳn là sẽ không thể nào bằng được so với các sinh viên ngoại tỉnh. Nhưng ngay cả ý kiến này cũng không đồng nhất giữa nam và nữ trong việc chọn phương án trả lời. Nếu 42,9% nam cho rằng sinh viên Hà Nội đóng góp ý kiến nhiều thì tỉ lệ đó chỉ là 21,3% ở nữ. Còn 48,9% sinh viên xã hội đồng ý. Điều gì đã dẫn đến sự khác biệt đó, phải chăng ở đây đã thấp thoáng thấy bóng dáng của sự định kiến hay đây chỉ là ý kiến chủ quan củau từng người. Nếu các bạn đã biết khi cảm thấy giá trị của mình bị đe doạ thì con người ta thường có xu hướng giảm giá trị của người khác xuống nhằm đề cao giá trị của bản thân mình. Có thể ở đây cơ chế phòng vệ cảu sinh viên nữ cao hơn so với các sinh viên nam và của sinh viên xã hộicao hơn so với sinh viên trường Tự nhiên nên dẫn đến sự khác biệt khá lớn trong câu trả lời. Cũng có thể là do lối tư duy khác nhau giữa các ngành học đã khiến sinh viên Hà Nội thường đóng góp ý kiến hơn trong các vấn đề thuộc về khoa học tự nhiên. Theo tôi có thể là do cả hai nguyên nhân trên nhưng có lẽ sinh viên tự nhiên thường khoáng đạt hơn sinh viên xã hội cũng như dễ chấp nhận những người sinh viên không giống mình. Một bạn sinh viên khoa toán- cơ- tin đã nói với tôi: “Có gì đâu mỗi người mỗi cách sống miễn chẳng quan hệ đến mìn là được”. Họ chấp nhận những cách sống khác nhau trong khuông khổ cách sống ấy không làm hại người khác nhưng sinh viên xã hội thường dễ chấp nhận hơn với những người giống mình. Có lẽ do sinh viên xã hội là những ngườ sống thiên về nội tâm, có một đời sống tình cảm đa dạng và phong phú thường mong muốn mọi việc trở nên hoàn hảo hơn so với sinh viên xã hội. Cũng như các nam sinh khi có điều gì bực bội thì họ sẽ nói thẳng với nhau thậm chí đánh cho nhau vài cái rồi thôi nhưng nếu là nữ thì sẽ không như vậy họ chỉ âm thầm giữ trong lòng và cứ dần xa nhau mà thôi. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng người mà còn phụ thuộc vào đặc điểm chung của mỗi giới.
Nhưng nếu như số người cho rằng sinh viên Hà Nội ít đóng góp ý kiến trong những tình huống có vấn đề thì khi được hỏi về năng lực học thì lại khá đồng nhất về mặt ý kiến. Có 28.9% người được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội học tốt và 62.4% cho rằng học khá tốt. Như vậy ít khi đưa ra ý kiến không đồng nghĩa với việc khả năng tư duy kém. Tuy khả năng tư duy thấp hay cao không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả học tập nhưng kết quả học tập cũng phản ánh một phần khả năng tư duy của người đó. Nếu như ở trên số người cho rằng sinh viên Hà Nội thông minh 48% thì 100% những người đấy đánh giá sinh viên Hà Nội là học tốt và khá thậm chí có 3.4% cho rằng họ học rất tốt. Nếu như có 12.2% sinh viên nam cho rằng họ học không tốt thì chỉ có 2.1% sinh viên nữ cho rằng như vậy. Theo như các bạn sinh viên thì sinh viên Hà Nội có khả năng học tốt và khá tốt lên đến 94.6% thì liệu có phải đúng như vậy không hay chỉ là cảm tính của các bạn sinh viên. Điều này ta có thể xem xét khi so sánh với thực tế…
Không chỉ vậy khả năng tư duy còn được biểu hiện qua khả năng làm việc. Trong những sinh viên được hỏi thì có đến 42.5% cho rằng sinh viên Hà Nội độc lập khá tốt thậm chí có 4.6% cho rằng rất tốt và chỉ có 5.9% cho rằng họ làm việc không tốt. Những người cho rằng họ làm việc không tốt bởi vì sinh viên Hà Nội quen dựa dẫm và ỷ lại vào người khác nếu không có khả năng độc lập. Còn đa số đều cho rằng sinh viên Hà Nội có khả năng làm việc tốt và khá tốt. Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến những nhận xét trên như sau. Sinh viên Hà Nội thường được coi là những con người tự tin và năng động. Họ có hướng phấn đấu trong tương lai và biết cách hành động để tiến tới tương lai đó. Hơn nữa cuộc sống ở thành thị và vòng xoáy của cơ chế thị trường tạo cho họ sự tự chủ khi quyết định tương lai của mình. Nếu xét về khía cạnh vật chất có thể sinh viên Hà Nội có lợi thế hơn sinh viên ngoại tỉnh nhưng về khía cạnh tình cảm thì chưa hẳn. Những gia đình ở Hà Nội hầu như cả ngày bố mẹ đều đi làm, tối đến ai về phòng nấy và tiếp tục làm việc riêng của mình gia đình nhiều khi thiếu đi những bữa cơm cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ như ở nông thôn cho nên sinh viên Hà Nội học được cách tự chăm sóc và lo lắng cho những việc riêng của bản thân mình. Họ tự quyết định họ muốn gì và làm gì ý kiến của bố mẹ không phải là quyết định mà chỉ là tham khảo và hướng dẫn để họ có thể chọn lựa. Việc bố mẹ đi làm cả ngày và việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng sớm khiến cho họ học được cách tự quyết định cũng như tự giải quyết các vấn đề của mình. Hơn nữa sự tự tin vào bản thân mình cũng giúp cho họ rất nhiều khi giải quyết vấn đề và họ thường muốn tự giải quyết trước khi tìm đến sự giúp đỡ của người khác. Hơn nữa sự tự tin và quyết đoán khi làm việc sẽ dễ dàng cho họ làm việc độc lập nhưng lại khó khăn khi làm cùng một nhóm. Số sinh viên của trường Nhân Văn khi được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc độc lập không tốt chỉ chiếm 1,2% trong khi đó cùng phương án trả lời sinh viên tự nhiên có đến 12,2% chọn lựa. Như vậy sinh viên tự nhiên cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc độc lập không tốt chiếm gấp hơn 10 lần so với sinh viên nhân văn. Điều gì đã đến sự khác biệt như vậy như vậy. Theo như thực tế sinh viên nhân văn thường quan tâm đến những vấn đề xã hội và thường có những nhận xét, những đánh giá về điều họ nhìn thấy nhiều hơn là so với sinh viên tự nhiên. Họ nhìn nhận không chỉ trong lĩnh vực học tập mà còn nhìn nhận cả những vấn đề bên ngoài trường học và trong cuộc sống. Họ nhìn và đánh giá cách sử lý tình huống của các sinh viên Hà Nội trong nhiều trường hợp và sinh viên nhân văn thường nhạy cảm hơn à để ý hơn so với sinh viên tự nhiên.
Còn khi được hỏi về khả năng làm việc nhóm thì có 8% cho rằng họ làm việc nhóm tốt, 26.7% cho rằng tốt; 54% cho rằng khá tốt và 11.3% cho rằng không tốt. Như vậy số người cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm tốt giảm gần một nửa so với số người cho rằng làm việc độc lập tốt trong khi số người cho là họ làm việc theo nhóm không tốt tăng gấp đôi so với số người cho là họ làm việc độc lập không tốt. Có sự chênh lệch này là do nhiều khi sự tự tin thái quá của sinh viên Hà Nội khó dẫn đến việc dung hoà giữa các thành viên trong nhóm. Hoặc giả là do nhiều khi thái độ của sinh viên Hà Nội đã khiến họ bị tách ra khỏi tập thể. Có nhiều ý kiến cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm tốt khi trong nhóm chỉ toàn sinh viên Hà Nội với nhau và làm việc không tốt khi có sinh viên ngoại tỉnh. Như vậy ở đây sự định khuôn đã dần chuyển sang sự định kiến. Vì lý do gì mà các bạn lại cho rằng như vậy. Có thể là do các bạn định kiến là sinh viên Hà Nội khó hoà hợp với sinh viên ngoại tỉnh hoặc là do các bạn cho rằng sinh viên Hà Nội không có khă năng hợp tác với người khác. Trong thực tế sinh viên ngoại tỉnh vốn có sẵn những định khuôn về sinh viên Hà Nội thêm vào đó việc nhiều khi sinh viên Hà Nội không dễ dàng vứt bỏ ý kiến của mình đã khiến cho sự hiểu lầm ngày càng rộng thêm và dẫn đến việc không thể làm việc chung. Hơn nữa sinh viên Hà Nội thường là những người có chủ kiến cao và rất sẵn sàng tranh luận khi phải bảo vệ ý kiến của mình nên nhiều khi bị coi là cố chấp, ngang bướng và không thể hợp tác. Cái tôi cá nhân của sinh viên Hà Nội hơi cao nên khó hoà nhập trong một nhóm và khó khi làm việc chung.
Ngoài ra sinh viên Hà Nội còn bị cho là kiêu ngạo và khó gần với 29.9% số người được hỏi đồng ý với ý kiến trên và 46.7% phân vân khi lựa chọn phương án trả lời.Trong đó có 67% trong số những người cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm không tốt cho rằng họ kiêu ngạo.Vậy điều này có thể lí giải được vì sao sinh viên Hà Nội cho là làm việc nhóm không tốt.Những người kiêu ngạo thường là những người quá tự tin vào mình thậm chí dẫn đến tự kiêu,luôn cho rằng bản thân mình là đúng thậm chí khi biết rằng mình đã sai cũnh khó tự nhận rằng mình đã sai.Những người kiêu ngạo luôn ho rằng mình là trung tâm của mọi việc và khò hợp tác với người khác nhất là với những người cũng quá tự tin như vậy.nhưng liệu kiêu ngạo có phải là một đặc điểm của sinh viên Hà nội hay không?Trong số 42.6% những người thường xuyên liên hệ với sinh viên Hà Nội thì có 13.1cho rằng sinh viên hà Nội kiêu ngạo.Trong số 52.4% những người hiếm khi liên hệ thì 16.6% cho rằng sinh viên Hà Nội kiêu ngạo.Như vậy số lưọng người cho rằng sinh viên Hà Nppọi kiêu ngạo chiếm khoảng 1/3 trong số những người có sự trao đổi liên hệ với sinh viên Hà Nội ở câu này.Nhưng ngay ở câu này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ.Số sinh viên nam cho rằng sinh viên Hà Nội khong kiêu ngạo là 29.2% và sinh viên nữ là 17.2%.Số sinh viên trường tự nhiên là 32.7% và sinh viên trường nhân văn là 16.3%.Như vậy có thể thấy rằng các nam sinh viên và sinh viên tự nhiên cho rằn inh viên Hà Nộ không kiêu ngạo hay kiêu ngạo không phải là thuộc tính của sinh viên Hà Nội thì nhiều gầngấp đoi số sinh viên cho rằng sinh viên Hà Nộ kiêu ngạo.Có thể lí giải điều này như sau : sinh viên nam và sinh viên thuộc ngành tự nhiên thường khoáng đạt và không chú ý nhiền đén tiểu tiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (76).doc