Đề tài Định vị chiến lược toàn cầu (global strategic positioning)

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 1

A – HỢP NHẤT CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU . 2

1. Logistics trong nền kinh tế toàn cầu . 3

2. Các giai đoạn phát triển quốc tế . 3

2.1 Xuất nhập khẩu : Triển vọng của quốc gia . 5

2.2 Hoạt động quốc tế : Sự hiện diện tại địa phương . 6

2.3 Toàn cầu hoá : các doanh nghiệp vô chính phủ . 7

3. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu . 8

3.1 Cấu trúc quy trình hoạt động . 8

3.2 Vận tải . 9

3.3 Cân nhắc hoạt động . 10

3.4 Tích hợp hệ thống thông tin . 12

3.5 Sự liên minh. 13

B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG . 13

C – TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG QUỐC TẾ . 17

2. Thách thức của việc tìm kiếm nguồn cung ứng từ các quốc gia có chi phí thấp . 18

D - CASE STUDIES . 21

CASE STUDY 1 : NIKE, TOÀN CẦU HÓA VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG . 21

CASE STUDY 2 : AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG - BÀI HỌC TỪ QUẢN LÝ RỦI RO CỦA NIKE . 24

CASE STUDY 3 : TÌM NGUỒN CUNG ỨNG TỪ CÁC QUỐC GIA CÓ CHI PHÍ THẤP - NHỮNG

VẤN ĐỀ CỦA NIKE . 26

CONCLUSION : QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU, MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ NIKE . 29

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định vị chiến lược toàn cầu (global strategic positioning), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một phương tiện thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu. Có 2 loại : trả tiền khi nhìn thấy chứng từ hợp lệ (hối phiếu trả ngay) và trả tiền tại một thời điểm xác định sau khi chấp nhận chứng từ hợp lệ (hối phiếu trả sau). Cả 2 loại này kèm với giấy tờ hướng dẫn và những tài liệu khác (nhưng không có L/C), được gọi là hối phiếu kèm chứng từ.  Vận đơn (B/L) : được cấp phát bởi hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu như là bằng chứng của một hợp đồng vận chuyển hàng hóa và như một sự xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.  Chứng từ vận tải đa phương thức : có thể thay thế B/L nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không (vận đơn hàng không) hoặc có nhiều hơn một phương tiện vận chuyển.  Hóa đơn thương mại : một chứng từ do nhà xuất khẩu phát hành để mô tả chính xác hàng hóa và những điều khoản mua bán (giống với một hóa đơn vận chuyển hàng được sử dụng trong vận chuyển nội địa).  Giấy chứng nhận bảo hiểm : giải thích phạm vi bảo hiểm nào được sử dụng (lửa, trộm cắp, nước), tên công ty bảo hiểm và tên nhà xuất khẩu có tài sản được bảo hiểm.  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : chỉ rõ tên nước mà hàng hóa được sản xuất để ấn định thuế và những rào cản khác của chính phủ về thương mại . Bảng 12.3 – Các loại chứng từ logistics quốc tế thông dụng 3.4 Tích hợp hệ thống thông tin Thử thách chính của toàn cầu hóa là tích hợp hệ thống thông tin. Kể từ khi những công ty điển hình toàn cầu hóa bằng cách mua bán và sát nhập, việc tích hợp các hệ thống có đặc điểm là không theo kịp sự sát nhập đó. Sự sát nhập hoạt động đòi hỏi khả năng gửi những đơn đặt hàng và quản lý hàng tồn kho bằng điện tử trên khắp thế giới. Sự phát triển của việc tích hợp công nghệ hỗ trợ là kết quả đáng kể của quá trình đầu tư vốn. Quá trình tổng thể đã được tạo điều kiện thuận lợi đáng kể bởi sáng kiến toàn cầu nhằm đạt được sự đồng thuận Y2K. Như đã đề cập ở chương 5, có hai dạng hệ thống tích hợp cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động toàn cầu. Đầu tiên là hệ thống ERP hay hệ thống quản lý kinh doanh toàn cầu. Hệ thống ERP toàn cầu là cần thiết để cung cấp dữ liệu chung để xem xét những khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm và tài chính toàn cầu. Thật là điều cần thiết khi cung cấp những thông tin chung và phù hợp đối với đơn hàng và tình trạng hàng hóa mà không cần quan tâm đến địa điểm tra cứu của khách hàng hoặc nơi mà hàng hóa sẽ được giao. Một yêu cầu hệ thống tích hợp thứ hai là hệ thống hoạch định toàn cầu, nó có thể tối đa hóa hoạt động sản xuất tổng thể và cho phép tận dụng tài sản trong khi vẫn đáp ứng những yêu cầu dịch vụ ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 13 B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG | từ phía khách hàng. Vài công ty đã tích hợp đầy đủ các hệ thống hay khả năng thông tin toàn cầu.(xem thêm CASE STUDY–CONCLUSION–Bài học 3) 3.5 Sự liên minh Mối quan tâm cuối cùng của những hoạt động quốc tế là sự phát triển quan trọng của sự liên minh các bên thứ ba. Khi sự liên minh với hãng chuyên chở và những nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa là quan trọng trong các hoạt động nội địa, thì chúng cũng rất cần thiết trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự liên minh, một công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải duy trì mối liên hệ với nhà bán lẻ, nhà bán sỉ, nhà sản xuất, nhà cung ứng, và nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới. Các liên minh quốc tế cung cấp cơ hội thâm nhập và những hiểu biết về thị trường cùng với khả năng giảm thiểu những nguy cơ vốn có của các hoạt động toàn cầu. Số lựa chọn thay thế cũng như sự phức tạp của toàn cầu hóa đòi hỏi sự liên minh. Nói tóm lại, toàn cầu hóa là một lĩnh vực đang tiến triển và đang đòi hỏi ngày càng tăng sự hợp nhất chuỗi cung ứng. Khi các công ty mở rộng sự tập trung của họ hướng vào các thị trường quốc tế, nhu cầu về năng lực logistics tăng cao do các chuỗi cung ứng trở nên dài hơn, đa dạng hơn, tính không chắc chắn gia tăng và nhiều chứng từ hơn. Khi sự bắt buộc phải thay đổi bị thúc đẩy theo hướng hoạt động không biên giới, quản trị logistics vẫn còn phải đương đầu với những rào cản về thị trường, tài chính, và kênh phân phối. Những rào cản này được minh họa bởi khoảng cách, nhu cầu, sự đa dạng hóa và các tài liệu, chứng từ. Thách thức sẽ là định vị công ty để tận dụng những lợi ích của sản xuất và marketing toàn cầu bằng cách phát triển năng lực logistics mở rộng khắp thế giới. (xem thêm CASE STUDY – CONCLUSION – Bài học 4) B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG Như một hệ quả của vụ tấn công khủng bố ngày 11.09.2001, rủi ro và an ninh quản trị chuỗi cung ứng là hai chủ đề mà các nhà quả trị logistics ngày càng quan tâm. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng tập trung vào việc làm tối thiểu những tác động gây khó khăn trong khâu vận hành của nhà cung cấp, những thất bại trong kinh doanh và sự gián đoạn sản xuất ngoài dự kiến trong hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản trị phải quan tâm không những đến những nhà cung ứng chuyên biệt của họ mà còn cả quá trình vận hành trong suốt chuỗi cung ứng mở rộng. Quá trình này, được định nghĩa như là hoạch định tính liên tục trong kinh doanh, phải chỉ ra và thẩm định các nhà cung ứng về khả năng thất bại tiềm tàng của họ cũng như những rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp. Khi nào tồn tại những rủi ro lớn, hoạt động quản trị nên có hành động để giảm thiểu rủi ro thông qua việc tăng dần mức độ kiểm soát đối với nhà cung ứng hoặc nhận diện những nhà cung ứng thay thế. Giảm thiểu rủi ro từ nguồn cung ứng là trách nhiệm trực tiếp và điển hình của quá trình thu mua. (Xem CASE STUDY 2 và CONCLUSION – Bài học 6) ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 14 B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG | An ninh chuỗi cung ứng là sự áp dụng của các chính sách, thủ tục và công nghệ nhằm bảo vệ tài sản, sản phẩm, phượng tiện, trang thiết bị, thông tin cũng như nhân sự khỏi hành động trộm cắp, phá hoại hay chủ nghĩa khủng bố và ngăn cản sự xâm nhập trái phép của buôn lậu, con người hay vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thách thức của an ninh chuỗi cung đến từ sự de dọa của chủ nghĩa khủng bố có những tác động hết sức nguy hại đến doanh nghiệp, nhà cung ứng, khách hàng, nhà chuyên chở, các đơn vị hoạt động đầu cuối, chính phủ và các đối tác kinh doanh toàn cầu. Quả thật, nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào tính an toàn và mềm dẻo của chuỗi cung ứng. Trong khi an ninh chuỗi cung đã được định nghĩa từ trước, tính mềm dẻo chuỗi cung ứng gợi đến khả năng của nó trong việc đứng vững và phục hồi sau sự cố. Một chuỗi cung ứng mềm dẻo phải chủ động trong việc lường trước và định sẵn các bước một cách có trật tự để ngăn chặn và phản ứng với các sự cố an ninh. Những chuỗi cung ứng mềm dẻo nhanh chóng tái xây dựng và thiết lập lại các phương án hoạt động thay thế khi phải trải qua những sự cố an ninh. Đối với các doanh nghiệp, sẽ là không cân bằng khi tập trung vào quá trình an ninh nội địa vốn chủ yếu hướng vào việc chống trộm cắp hoặc lên kế hoạch khẩn cấp cho những sự cố bất thường tại kho bãi hay nhà xưởng. Nhà quản trị ngày nay phải tính đến và lên kế hoạch vượt xa hơn cả bốn bức tường trong xưởng của họ. Thách thức đối với an ninh chuỗi cung ứng vượt xa hơn nữa, từ việc ngăn ngừa trộm cắp đến mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và đòi hỏi sự gắn kết bắt buộc của an ninh với nhiều bộ phận khác nữa. Vì vậy, các nhóm liên chức năng bao gồm đại diện của logistics, quản lý sản xuất, thu mua, thuế, hải quan, an ninh, quan hệ chính phủ, quản lý nội bộ và nguồn nhân lực là cần thiết nhằm phát triển, thực thi các sáng kiến và quá trình quản trị chuỗi cung ứng toàn diện. Các doanh nghiệp không chỉ phải quan tâm đến các thủ tục an ninh trong nội bộ hoạt động của mình hay của các nhà cung ứng đi đầu hoặc đích đến của chuyến hàng. Họ cần phải quan tâm đến an ninh trong toàn thể chuỗi cung ứng. Trong khi sự cần thiết phải bảo vệ khách hàng và nhân viên của một công ty khỏi khủng bố là rõ ràng, còn có những lí do khác nữa mà quản trị chuỗi cung ứng phải nhấn mạnh để củng cố an ninh. Thứ nhất, thất bại trong an ninh chuỗi cung ứng có thể tạm thời hay lâu dài phá hủy thương hiệu của doanh nghiệp. Thậm chí việc nhập khẩu không cố ý thịt bò điên từ Canada đã gây ra những tác động tiêu cực thực sự đối với các doanh nghiệp liên quan. Nếu một doanh nghiệp không có những hành động thích hợp để củng cố an ninh chuỗi cung ứng, các nhà quản trị cấp cao có thể bị quy trách nhiệm pháp lý cho thất bại trong việc bảo vệ tài sản doanh nghiệp. Thứ hai, một thất bại trong an ninh chuỗi cung ứng có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng về mặt kinh tế đối với một vùng hay một ngành công nghiệp. Việc đóng của biên giới sau ngày 11.09.2001 dẫn đến việc đóng của một số nhà máy, đã làm giảm hoạt động kinh tế và công ăn việc làm. Tương tự, sự cố bệnh bò điên đã gây nên một sự giảm sút lan rộng trong ngành công nghiệp thịt bò của bang Washington, Mỹ. Do tính chất toàn cầu của chuỗi cung ứng, các công ty đều bị phụ thuộc vào các thủ tục, luật lệ và các quy định có thể nói là độc nhất ở các quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Các quyết định liên ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 15 B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG | quan đến các nhà cung ứng nhiều khả năng ngày càng phụ thuộc vào tình trạng của đối tác đáng tin cậy từ phía công ty và quốc gia của nhà cung ứng. Cụ thể, các đối tác của chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp dịch vụ có chứng minh được rằng họ có đáng tin cậy để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm khi nó nằm trong vòng kiểm soát của họ hay không? Cuối cùng, các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải tiến hành việc tự đánh giá về tính an toàn của chuỗi cung ứng và lập kế hoạch đối phó với những sự cố bất ngờ, và các đội liên chức năng phải phát triển những kế hoạch quản lý khủng hoảng bao gồm việc lập kế hoạch, giảm nhẹ, phát hiện, phản ứng, và bồi thường. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng thương mại quốc tế, chính phủ phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông của con người và hàng hóa qua biên giới và chịu trách nhiệm sau cùng cho sự an toàn của con người, của quốc gia và thương mại. Đối với các cơ quan chính phủ, theo truyền thống họ thường hướng trọng tâm vào kiểm soát thương mại nhằm bảo đảm việc thu thuế và lệ phí, hạn chế những dòng lưu thông của các mặt hàng bất hợp pháp cùng với lấy mẫu kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, tiêu điểm ngày nay đang chuyển sang hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại với việc giảm nhẹ an ninh trong hoạt động của chuỗi cung ứng trước đó, bằng cách xác định các đối tác tin cậy để gia tăng tính an toàn thông qua việc kiểm tra xuất khẩu và các dòng thông tin. Tuy nhiên, ý tưởng chính của đối tác đáng tin cậy là tạo ra sự cần thiết của việc hợp tác toàn cầu. Mỹ và nhiều đối tác thương mại của mình đã phản ứng với các mối đe dọa khủng bố bằng cách khởi xướng các nỗ lực xây dựng an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. Quốc hội đã ủy thác cho giám đốc về an ninh giao thông vận tải và biên giới của Bộ Nội An (DHS) phải đảm bảo dòng chảy giao thông và thương mại hợp pháp thật nhanh chóng, có trật tự, và hiệu quả. Cục hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ, nay là một phần của DHS, đã nỗ lực để tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo an ninh thông qua “Chương trình hợp tác thương mại – hải quan chống khủng bố“(C- TPAT), “Sáng kiến an ninh container” (CSI), và các chương trình có liên quan. C-TPAT theo đuổi việc chứng thực trước những hãng chuyên chở được chọn thông qua việc tự đánh giá về các thủ tục an ninh kết hợp với hải quan để kiểm tra và xác nhận. CSI sẽ triệu tập để sàng lọc trước các container đi đôi với việc nhanh chóng theo dõi khi hàng hóa đến Mỹ. Luật kê khai trước (AMR) và gần đây hơn là “Phương pháp thông tin hàng hóa trước“ (ACI) đòi hỏi phải có dữ liệu hàng hóa chi tiết trước khi hàng hóa được mang vào hay gửi đi từ Mỹ bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ. Cơ quan tự do và đảm bảo thương mại (FAST) đưa ra chương trình cho phép hàng hoá có nguy cơ thấp được vận chuyển bởi những người chuyên chở đáng tin cậy đến các công ty đáng tin để có thể nhanh chóng được qua hàng rào biên giới trong khi vẫn kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc của các chuyến hàng lạ hoặc có nguy cơ cao. Những quy định này đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế. Bước tiến triển tiếp theo trong sự phát triển này sẽ là việc tận dụng công nghệ để tăng cường phát hiện sự giả mạo, gia tăng hiệu quả và hiệu lực giám sát, cũng như mở rộng phạm vi của “đối tác đáng tin cậy” nhằm làm tăng hiệu quả tại một số lớn các địa điểm vận chuyển. ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 16 B – AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG | Những nỗ lực toàn cầu không làm hạn chế các sáng kiến của chính phủ Mỹ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tìm kiếm nhiều phương pháp hòng tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đưa việc kiểm soát và kiểm tra vào khâu xuất khẩu thông qua chia sẻ thông tin thống nhất giữa các cơ quan chính phủ, các công ty, nhà cung ứng, nhà chuyên chở, và khách hàng. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) trong đó có 161 nước thành viên đã tham gia vào sáng kiến “Tiêu chuẩn toàn cầu cho an ninh chuỗi cung ứng”, tương tự cũng tìm cách thúc đẩy tiến trình thuận lợi hoá thương mại qua việc phát triển và đẩy mạnh các nguyên tắc chỉ đạo giúp các tổ chức hải quan cùng nhau làm việc nhằm đẩy nhanh tiến trình thông quan các chuyến hàng có nguy cơ không cao. Các chương trình của hải quan Mỹ cũng như những nỗ lực của WTO và WCO đã mở rộng quy trình thẩm tra hải quan đến xuất khẩu, nhờ vào các tờ khai trong đó có các dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá đầy đủ các rủi ro liên quan đến hàng hóa. Các dữ liệu bao gồm mô tả hàng hóa, giá cả, xuất xứ và đích đến, người gửi và người nhận, và nhà cung cấp dịch vụ vận tải sẽ được sử dụng theo xác nhận của nhà sản xuất, hãng vận tải, và các cơ quan khác. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đang làm việc với “Hội đồng chiến lược về công nghệ an ninh” trong một sáng kiến về “Các tuyến đường thương mại thông minh và an toàn” (SST). SST đang phát triển một nền tảng công nghệ để theo dõi các container trên toàn cầu và tạo ra các biên bản kiểm tra chuỗi kiểm soát. Mục đích là để tạo ra sự trao đổi dữ liệu toàn cầu cho phép tất cả các thành viên của một chuỗi cung ứng làm việc cùng nhau, tạo ra một môi trường phần nào tương tự như của các sáng kiến hợp tác chất lượng ở những năm 1990. Vào thời điểm đó, người tiêu dùng đã yêu cầu gia tăng đáng kể chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Kết quả là các tổ chức phải tập trung mạnh vào những nỗ lực để tăng chất lượng sản phẩm và tiến trình hoạt động của mình. Trong khi các công ty ban đầu cảm thấy rằng họ có thể tăng giá bán để bù đắp cho chi phí cải thiện chất lượng, thị trường ngay lập tức phản ứng lại rằng không cần phải nâng cao chất lượng, nhưng không được tăng giá để tương xứng. Nhưng trong thực tế, nhiều công ty đã nhận ra rằng có thể gia tăng tăng chất lượng trong khi vẫn giảm chi phí. Tương tự như vậy, điều quan trọng cần lưu ý là tăng cường an ninh chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ không làm tăng chi phí. Do đó, thách thức của ngày nay là phải xem xét lại, tinh chỉnh, mở rộng các thực tiễn chuỗi cung ứng logistics hiện có để cung cấp các biện pháp kiểm soát an ninh cần thiết đồng thời vẫn giữ chi phí không thay đổi. Các công ty, các chính phủ và các hiệp hội của chính phủ chỉ là một số các cơ quan hợp thành của an ninh chuỗi cung ứng. Sự thiếu vắng của một nhà cung ứng nòng cốt có thể phá vỡ trầm trọng một chuỗi cung ứng, và các công ty bị phụ thuộc vào các thủ tục an ninh của các nhà cung ứng để đảm bảo sự an toàn của chính họ và để duy trì tình trạng đối tác đáng tin cậy với các cơ quan chính phủ. Khách hàng rõ ràng là điểm kết thúc của chuỗi cung ứng, và do đó các công ty phụ thuộc chủ yếu vào sự hài lòng của họ. Khách hàng cũng rất quan trọng với ý nghĩa rằng những thông tin cần thiết cho phép kiểm tra quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung ứng đến khách hàng phải được ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 17 C – TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG QUỐC TẾ | mở rộng đến các hoạt động của khách hàng. Sự thu hồi thực phẩm và sản phẩm cùng với mối đe dọa sắp xảy đến có lẽ là ví dụ tốt nhất cho các yêu cầu này. Các hãng vận chuyển, các công ty giao nhận, các đơn vị quản lý cảng và những người hoạt động ở các khâu cuối cùng bản thân mỗi bên đều có trách nhiệm trong phạm vi giới hạn của mình từ điểm xuất phát đến đích đến của hàng hoá trong suốt quá trình của chuỗi cung ứng. Những thủ tục tốt nhất của một đối tác thương mại đáng tin cậy là vô nghĩa nếu không được hậu thuẫn bởi một trình tự vận chuyển an toàn và hiệu quả để bảo đảm hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở. Ngoài việc là điểm then chốt trong hoạt động kiểm soát, các thiết bị ở cảng là những mục tiêu tiềm tàng mà những kẻ khủng bố nhắm vào hòng phá vỡ chuỗi cung ứng bằng cách tấn công vào những thiết bị này hay xem chúng như các điểm thâm nhập để can thiệp đến hàng hoá. Do đó, toàn bộ chuỗi cung ứng phụ thuộc vào các thủ tục an ninh như kiểm soát truy cập, sàng lọc cá nhân, bảo vệ vật lý qua 4 lớp, và sự sẵn sàng ứng phó khẩn cấp của những người quản lý cảng và người chuyên chở để đạt được sự bảo vệ hiệu quả. An ninh chuỗi cung ứng đòi hỏi quản lý logistics phải làm việc theo chức năng chéo cùng với nhân sự của các bộ phận như an ninh, chất lượng, pháp lý và hải quan. Nhóm kết hợp này phải tập trung không chỉ vào trộm cắp hay bảo vệ tài sản mà còn vào việc ngăn cản lợi dụng việc gửi hàng để vận chuyển hàng lậu hay vũ khí có sức phá hoại lớn. Sự vận chuyển hàng lậu một cách vô ý như vậy sẽ đưa đến các nguy cơ không chỉ cho công ty mà còn cho thương mại toàn cầu nói chung. Sự chú ý phải được hướng vào toàn bộ chuỗi cung ứng, và tất cả những nỗ lực này, dù có được kiểm tra ở cấp độ doanh nghiệp hoặc ở cấp độ hợp tác quốc tế giữa các chính phủ, yêu cầu sự truyền đạt công khai cũng như kín đáo, sự hợp tác và cả cộng tác. C – TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG QUỐC TẾ Một trong những thác thức chủ yếu của kinh doanh ngày nay có tác động rõ ràng đến quản trị logistics là sự gia tăng đáng kể của việc tìm kiếm nguồn cung ứng quốc tế, đặc biệt từ các nước có chi phí thấp như Trung Quốc và Malaysia. Các doanh nghiệp trong hầu hết ngành công nghiệp hàng hóa lâu bền đang khảo sát Châu Á, Đông Âu, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi như những nguồn lực tiềm năng cho thành phẩm, hoặc ít nhất cũng là các bộ phận cấu thành. Phần này sẽ xem xét cơ sở lý luận của việc tìm kiếm nguồn lực từ các quốc gia có chi phí thấp, chỉ ra một vài thách thức và đưa ra những hướng dẫn liên quan đến chiến lược tìm nguồn cung ứng. 1. Cơ sở lý luận của việc tìm kiếm nguồn lực từ các nước có chi phí thấp Nhu cầu tăng dần khả năng cạnh tranh toàn cầu đang định hướng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hàng lâu bền và thời trang, xác định và thiết lập mối ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 18 C – TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG QUỐC TẾ | quan hệ với nhà cung ứng tại các quốc gia có chi phí thấp. Có một số lý giải cho những đề xuất tìm nguồn cung ứng như thế. Trước hết, tìm nguồn cung ứng từ những quốc gia với mức lương thấp giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất. Trong khi những chiến lược như thế có thể giảm chi phí sản xuất, một số doanh nghiệp có thể không lưu ý đến tác động tổng chi phí của việc sử dụng nguồn cung ứng quốc tế đặc biệt khi tính đến chi phí logistics cấu thành của vận tải và tồn kho. Thứ hai, tìm kiếm nhà cung cấp ở các nước chi phí thấp có thể làm tăng số lượng của những nguồn cung khả dĩ và vì thế làm tăng áp lực cạnh tranh lên các nhà cung cấp trong nước. Thứ ba, tìm nguồn cung chi phí thấp có thể làm tăng sự quảng bá của doanh nghiệp đối với các sản phẩm cũng như những quy trình công nghệ tiên tiến nhất. Nếu không có áp lực từ các nhà cung ứng toàn cầu, có thể có sự miễn cưỡng trong một bộ phận nhà cung ứng nội địa nhằm thăm dò hay đầu tư vào những công nghệ mới bởi vì họ sẽ gắn chặt phần lớn nguồn tài sản của mình vào những công nghệ cũ. Ngược lại, các nhà cung ứng toàn cầu có thể tập trung đáng kể vào các công nghệ mới để thiết lập sự hiện diện tại địa phương nhằm thúc đẩy doanh số trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn, trong khi ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang tăng đáng kể việc tìm kiếm nguồn lực từ các nước có chi phí thấp để giảm chi phí cấu thành, nó cũng tìm cách tăng doanh số ô tô ở thị trường địa phương đó. Sự kết hợp của những điều này tạo nên một minh chứng mạnh mẽ cho việc tìm kiếm nguồn cung ứng từ các quốc gia có chi phí thấp, nhưng cũng là điều rất cần thiết khi xét đến những thách thức. 2. Thách thức của việc tìm kiếm nguồn cung ứng từ các quốc gia có chi phí thấp Khi những cơ sở cho việc tìm kiếm nguồn cung ứng nhập khẩu từ các quốc gia có chi phí thấp là khá vững chắc, vẫn còn có hàng loạt những vấn đề và thách thức liên quan đến những chiến lược tìm kiếm nguồn cung ứng như vậy. Những vấn đề và thách thức này thậm chí còn phức tạp hơn bởi thực tế là khi lợi ích và chi phí liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có chi phí thấp đổ dồn về những đơn vị tổ chức khác nhau. Quá trình thu mua hay sản xuất có thể mang về lợi nhuận từ các thành phần hay nguyên vật liệu chi phí thấp. Rất nhiều trong số những chi phí và thách thức đối với việc vận chuyển và bảo đảm phân phối nguyên vật liệu là tránh nhiệm của logistics. Lợi ích và chi phí phải được hợp nhất trong suốt toàn bộ quá trình cung ứng nhằm mục đích đưa ra những quyết định đúng đắn về tìm kiếm nguồn lực. Thách thức đầu tiên là xác định các nguồn cung ứng có khả năng sản xuất các nguyên vật liệu với chất lượng và số lượng yêu cầu. Trong khi mục tiêu về chất lượng ngày càng dễ dàng đạt được, việc đảm bảo rằng các nhà cung cấp tiềm năng có khả năng đáp ứng về số lượng và nhu cầu biến động theo mùa trong một khung thời gian thích hợp vẫn còn là một thách thức. Thách thức thứ hai xem việc bảo vệ tài sản trí tuệ của một công ty khi những sản phẩm hoặc những thành phần được sản xuất và vận chuyển. Các nhà cung ứng và các quốc gia có liên quan cần phải có những ràng buộc pháp lý thích hợp để bảo vệ thiết kế sản phẩm và những bí mật kinh doanh liên quan. ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 19 C – TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG QUỐC TẾ | Thách thức thứ ba liên quan đến sự am hiểu các vấn đề về tuân thủ hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể có những quy định của chính phủ liên quan đến một khối lượng hàng hóa có thể được nhập khẩu trước khi thuế hay những hạn chế khác có hiệu lực. Tỉ lệ phần trăm nguyên vật liệu có nguồn gốc từ nước ngoài cũng có thể hạn chế khả năng bán cho các khách hàng của doanh nghiệp. Các hợp đồng với chính phủ có thể yêu cầu một mức độ nhất định tỉ lệ nội địa hóa. Lấy ví dụ, nếu hợp đồng yêu cầu rằng sản phẩm được “Sản xuất tại Mỹ” thì 95% nguyên vật liệu phải có nguồn gốc từ nước Mỹ. (xem thêm CASE STUDY 1) Thách thức thứ tư liên quan đến việc thông tin liên lạc với nhà cung cấp và công ty vận chuyển. Trong khi việc đàm phán thu mua với các nước có chi phí thấp không hề dễ dàng, thường có một khó khăn lớn hơn khi làm việc với người chuyên chở, hãng giao nhận và hải quan như là một hệ quả của chênh lệch múi giờ, khác biệt ngôn ngữ và khác biệt về công nghệ. Thách thức thứ năm là nhu cầu đảm bảo tính an toàn của sản phẩm khi chúng được vận chuyển. An ninh chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm mà còn phải đảm bảo cả container và phương tiện vận chuyển phải luôn đầy đủ và luôn trong trạng thái sẵn sàng để có thể chở hàng bất cứ lúc nào. Thách thức thứ sáu quan tâm đến hàng tồn kho và rủi ro bị hư hỏng gắn với thời gian vận chuyển quá dài. Với thời gian vận chuyển càng lâu gắn với nguồn cung ứng từ các quốc gia có chi phí thấp, việc các hãng mất từ một đến hai tháng thời gian vận chuyển nguồn cung cấp là điều khá phổ biến và điều đó phải được tính đến như là một tài sản cũng như phải chịu các chi phí vận chuyển và lưu kho liên quan. Thời gian gom hàng quá dài cũng làm tăng nguy cơ của việc hư hỏng, khi những đơn đặt hàng có thời gian gom hàng lâu hơn và nhìn chung ít có sự linh hoạt trong việc thay đổi. Thời gian gom hàng kéo dài như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến việc bồi thường khi vấn đề chất lượng đang ngày càng phát triển. Không phải là một điều gì đó bất thường khi các doanh nghiệp vận chuyển các thành phần từ nhà cung ứng hải ngoại bằng đường hàng không để ứng phó khi có vấn đề chất lượng ngoài dự kiến hay vận chuyển bằng tàu bị hoãn. Thách thức cuối cùng, tổng hợp từ những yếu tố trước đó, tập trung vào nhu cầu hiểu được sự khác nhau giữa giá thành bộ phận và giá thành tổng thể. Trong khi giá thành bộ phận có thể bao gồm nguyên liệu cũng như lao động trực tiếp và gián tiếp, giá thành tổng thể cần xét đến những yếu tố chi phí khác bao gồm cước phí, lưu kho, quá hạn, thuế quan, thuế, bồi thường và các rủi ro khác. 3. Nguyên tắc chủ đạo cho việc tìm nguồn cung ứng Quyết định tìm nguồn cung ứng nguyên vật li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh vị chiến lược toàn cầu (global strategic positioning).pdf
Tài liệu liên quan