- Các sơ đồ, bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa dùng để minh hoạ trường thuật, diễn biến các cuộc khởi nghĩa kháng chiến, các trận đánh lớn. Nếu trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu diễn biến các trận đánh ấy ngay trong sách giáo khoa thì sẽ gặp một số trở ngại.
Trước hết là không tập trung được sự chú ý của cả lớp đối với việc trường thuật của giáo viên. Bởi lẽ mỗi học sinh vừa lắng nghe lời của cô trường thuật vừa phải dò tìm các chi tiết, diễn ra qua bản đồ, lược đồ.
Một vấn đề nữa là học sinh vừa không thể nghe giảng vừa tự tường thuật, vừa phải ghi bài. Chính vì vậy việc sử dụng loại đồ dùng dạy học phóng to các biểu đồ, lược đồ giúp học sinh, tập trung hơn về bài giảng sau khi nghiên cứu, bài học. Quá trình theo dõi việc tường thuật trên sơ đồ phóng to để nhận biết hơn về các địa điểm, khu vực diễn ra các trận đánh.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng trong giờ lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng trong giờ lịch sử
I. Xuất phát điểm.
Trong việc dạy học dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi mới thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao.
Phân môn lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cuội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên .
Từ những hiện vật cụ thể nhưng sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử mỗi bài dạy trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lí khéo léo đồ dùng dạy học mới hiện được sự việc đã qua.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã suy nghĩ quyết định thử nghiệm và theo dõi vấn đề này để rút ra kết luận và kinh nghiệm cho việc giảng dạy môn lịch sử.
II. Quá trình thực hiện.
1. Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện tôi được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và nhiều cộng sự, Bản thân học hoit, tim tòi và rút ra kinh nghịêm, do đó cũng đạt được một số kết quả đáng kích lệ.
2. Khó khăn: - Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ
- Hiện vật khó sưu tầm
- Khả năng về vẽ còn hạn chế
- Việc thiết kế các mẫu vật khó chính xác do vật liệu thiết kế chưa hợp lí.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 6, lớp 7.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học sinh
- Đối tượng 6A,6B, 7A, 7B, 7C.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Thử nghiệm
5. Kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian từ 9/2006 - 2/2007
- Thực hiện xây dựng phương pháp sau khi soạn bài và dạy thử nghiệm, áp dụng phương pháp trong các tiết dạy, hoàn thiện phương pháp sau khi đã kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sau khi đã xác định phạm vi đối tượng, kế hoạch và phương pháp nghiêm cứu tôi bắt tay vào việc khảo sát và thực hiện.
III. Nội dung và phương pháp tiến hành.
1. Đồ dùng và cách chọn đồ dùng.
Đồ dùng dạy học còn được gọi là thiết bị cần thiết cho bài dạy, mỗi môn học có một loại đồ dùng riêng phù hợp với đặc trưng và nội dung của bài học. Đối với bộ môn Lịch Sử do đặc trưng bộ môn này là tái hiện những gì đã qua trong quá khứ, nên mỗi đồ dùng đều có niên đại thời gian tương đối chính xác, tuy nhiên các loại đồ dùng không phải dễ tìm, dễ thấy, có loại chỉ được trưng bày trong viện bảo tàng nên chỉ được thấy nó qua tranh vẽ, có loại bằng mẫu vật nhưng chỉ được mô phỏng bằng các chất liệu hiện đại để làm ví dụ, để diễn tả các cuộc khởi nghĩa kháng chiến với các trận đánh lớn, chỉ có thể được mô tả qua các sơ đồ, lược đồ.
Chính vì vậy người giáo viên dạy Lịch Sử cần phải biết phân loại đồ dùng và có phương pháp sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp.
a. Loại đồ dùng là hiện vật có thật: Loại đồ vật này rất hiếm nếu là
2. Các phân loại đồ dùng và phương pháp sử dụng.
các hiện vật có niên đại Lịch Sử càng xa thì sự sưu tầm loại hiện vật này càng khó khăn. Đó là các mẫu vật về thời kỳ đồ đá, rìu đá, liềm đá, lưỡi quốc đá và những đồ trang sức bằng đá.
Các loại hiện vật bằng đồng như: Dao, lưỡi cày, lưỡi quốc, mũi tên đồng và một số đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, các hiện vật này ít khi giáo viên có thể sưu tầm được. Tuy nhiên trong các bài lịch sử hiện đại cũng có thể sưu tầm được mặc dù không phải là nhiều.
* Phương pháp sử dụng.
- Khi giảng dạy loại hiện vật này giáo viên cần nêu rõ hiện vật được tìm thấy ở địa danh nào, nó thuộc loại hiện vật gì và thời kì nào của lịch sử.
- Giáo viên đưa hiện vật đến từng bàn để học sinh trực tiếp quan sát mẫu vật, tự tay cầm nắm cụ thể các mẫu vật ấy để tự mình rút ra nhận xét, đánh giá.
b. Loại đồ dùng là mẫu vật được mô phỏng lại.
- Do các hiện vật thật không được tự ý đem khỏi các viện bảo tàng lịch sử hoặc một số hiện vật đã bị hư hỏng không thể di chuyển nên người ta đã tạo ra các mô hình để thay thế các hiện vật đó. Loại mô hình này thường được chế tạo bằng các chất liệu như: gỗ, nhựa, gốm rồi quét các loại sơn lên bề mặt, cho giống hiện vật thật.
* Phương pháp sử dụng.
- Khi dạy loại đồ dùng này giáo viên cần cho học sinh rõ đó là những hiện vật có thật (qua tranh vẽ) em thấy hiện vật này có gì giống và khác nhau.
- Học sinh sẽ rút ra kết luận sau khi quan sát và hội ý.
c. Loại đồ dùng bằng tranh ảnh.
- Tranh ảnh được sử dụng trong giờ giảng dạy lịch sử được coi là biểu đồ dùng minh hoạ về hiện vật và các di sản được lưu lại.
- Thông thường trong sách giáo khoa lịch sử mỗi lớp đều in sẵn. Vậy loại đồ dùng này được coi là những hình có sẵn thông thường, người giáo viên lịch sử phóng to hình này lên để phân tích cho học sinh dễ nhận biết hơn, loại đồ dùng này thường là phóng to các mẫu vật tranh ảnh đơn giản, ngoài ra còn có một số tranh ảnh minh hoạ các di tích, di sản văn hoá được các Công ty thiết bị trường học phóng to bằng ảnh màu hoặc ảnh đen trắng.
* Phương pháp sử dụng.
- Tranh ảnh sử dụng trong giờ giảng dạy lịch sử cũng được coi là đồ dùng dạy học để minh họ cho các hiện vật và các di tích lịch sử văn hoá, di sản văn hoá có nội dung phù hợp với bài dạy. Chính vì vậy dùng ngôn ngữ để phân tích, mô tả và đánh giá các kênh hình này rất cần thiết đối với người giáo viên, có thể dùng câu hỏi gợi ý hướng học sinh tự rút ra kết luận nhận xét.
d. Loại đồ dùng là các bản đồ, sơ đồ, lược đồ.
- Các sơ đồ, bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa dùng để minh hoạ trường thuật, diễn biến các cuộc khởi nghĩa kháng chiến, các trận đánh lớn. Nếu trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu diễn biến các trận đánh ấy ngay trong sách giáo khoa thì sẽ gặp một số trở ngại.
Trước hết là không tập trung được sự chú ý của cả lớp đối với việc trường thuật của giáo viên. Bởi lẽ mỗi học sinh vừa lắng nghe lời của cô trường thuật vừa phải dò tìm các chi tiết, diễn ra qua bản đồ, lược đồ.
Một vấn đề nữa là học sinh vừa không thể nghe giảng vừa tự tường thuật, vừa phải ghi bài. Chính vì vậy việc sử dụng loại đồ dùng dạy học phóng to các biểu đồ, lược đồ giúp học sinh, tập trung hơn về bài giảng sau khi nghiên cứu, bài học. Quá trình theo dõi việc tường thuật trên sơ đồ phóng to để nhận biết hơn về các địa điểm, khu vực diễn ra các trận đánh.
* Phương pháp sử dụng:
- Loại đồ dùng này có nhiều biểu và có thể dùng nhiều cách sử dụng.
- Đối với loại bản đồ treo tường in sẵn loại đồ dùng này thường được cơ quan thiết bị trường học cấp sẵn về cho nhà trường, khi lên lớp giáo viên đem ra sử dụng cần giới thiệu các ký hiệu trên bản đồ để học sinh phân biệt rồi từ đó có thể tường thuật diễn biến. Cũng có thể giáo viên hướng dẫn giải thích các ký hiệu yêu cầu học sinh tự mình thực hành. Cả 2 cách làm này đều giúp học sinh tiếp cận các sự kiện lịch sử một cách thoải mái hứng thú.
- Đối với loại bản đồ làm:
Đây là biểu bản đồ, lược đồ không có ký hiệu diễn biến cho trước cho trước kiểu đồ dùng này, giáo viên thường tự thiết kế lấy mọi ký hiệu trên bản đồ, lược đồ sẽ được xuất hiện trong quá trình tường thuật diễn biến của cả trận đánh. Theo tôi khi sử dụng loại bản đồ này giáo viên nên dùng các ký hiệu mô hình làm sẵn bằng bìa cứng theo các mẫu đã quy ước (nếu là lớp học có bảng từ thì có thể thiết kế mô hình và ký hiệu bằng loại sắt mỏng) trong quá trình tường thuật giáo viên dùng các ký hiệu di động rồi dừng lại đính vào các điểm cần thiết của bản đồ, sau bài giảng toàn bộ sự kiện diễn biến của trận đánh sẽ xuất hiện và nằm lại trên bản độ loại đồ dùng này có thể dùng nhiều lần vì nó có thể gỡ các mô hình, ký hiệu ra khỏi sơ đồ một cách rõ ràng. Dùng kiểu bản đồ này giáo viên có thể cho học sinh tự cũng cố bài học bằng cách trường thuật lại trận đánh mà giáo viên vừa tường thuật xong. Loại đồ dùng này có thể tác dụng giúp cho bài giảng hấp dẫn hơn, hứng thú hơn và nội dung khắc sâu hơn trong trí tưởng tượng của học sinh.
IV- ứng dụng cụ thể trong bài giảng
Sau đây là phương pháp sử dụng cụ thể các loại đồ dùng dạy học trong một số bài vở ở các khối lớp mà tôi đã sử dụng.
Chương trình lớp 6 bài 10
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.
A- Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức: Học sinh hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người nguyên thuỷ như: Sự cải tiến các công cụ sản xuất, phát minh thuật luyện kim và sự xuất hiện của nghề nông trồng lúa dẫn đến sự ra đời của xóm làng nông nghiệp.
2- Về tư tưởng:
Giúp học sinh nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động và trân trọng những thành tựu của người xưa.
3- Kỷ năng: Nhận biệt được những biết đổi về công cụ sản xuất và quan hệ của chúng đối với các yếu tố khác, bồi dưỡng kỷ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.
B- Đồ dùng dạy học
- Các công cụ phụ chế như tranh ảnh trong sách giáo khoa.
- Lăng vua Hùng ở Phú Thọ.
c. Cách sử dụng thiết bị đồ dùng trong bài
Trong mục 1 sách giáo khoa viết:
1. Công cụ sản xuất được cải thiện như thế nào?
Mục đích của phần này là môn giới thiệu cho học sinh các mẫu về công cụ sản xuất ở thời đại văn lang âu lạc, chính vì vậy giáo viên cần có các mô hình mẫu vật, hiện vật về các loại rìu đá Hoa mộc, rìu đá Phù Nguyên và một số mảnh gốm có hoa văn như trong sách giáo khoa đã vẽ các mẫu vật này được chế tạo bằng nguyên liệu cải thiện như đúng với hình vẽ.
Để học sinh hiểu đây là hiện vật mô phỏng giáo viên cần noi rõ các hiện vật nay không phải là hiện vật thật, có thể cho học sinh trực tíêp sờ mó hiện vật rồi đặt ra câu hỏi.
Hỏi: Theo em đây có phải là hiện vật thật không?
- So với hiện vật thật loại hiện vật mô phỏng này có gì giống và khác.
- Thông qua các mô hình được mô phỏng lại trong sách giáo khoa em thấy có những công cụ gì? đồ dùng gì?
- Các công cụ đồ dùng ấy đã phản ánh điều gì về những chuyển biến trong việc chế tạo công cụ sản xuất của nhân dân ta.
+ Đối với các hoa văn đồ gốm Hoa Lộc, chắc chắn khó có những hiện vật cụ thể mà vịêc tái tạo mô hình cũng không phải là đơn giản. Vì vậy giáo viên có thể vẽ tranh và phóng to các hiện vật này để học sinh có điều kiện quan sát rõ ràng hơn và phân tích theo sự hướng dẫn của cô giáo, sau khi cho học sinh xem tranh giáo viên đặt câu hỏi. Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm đặc biệt là hoa văn vẽ trên nền gốm?
Chú ý: Khi sử dụng loại đồ dùng này trong tiết học giáo viên cần cho học sinh quan sát tỉ mỉ các hiện vật tranh ảnh sau đó mới đề nghị học sinh thảo luận nhóm rồi rút ra nhận xét. Đề nghị học sinh bổ sung phần nhận xét của bạn.
Trong mục 2:
- Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào, giáo viên có thể dùng một số các hiện vật bằng mảnh gốm cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi. Đồ gốm làm bằng nguyên liệu nào?
- Đồ gốm thường thấy là những dụng cụ gì?
- Để làm ra các loại dụng cụ bằng sắt người xưa đã dùng nguyên liệu gì để làm khuôn? (bằng đất xét)
Học sinh rút ra kết luận. Như vậy cơ sở của phát minh ra thuật luyện kim chính là từ kinh nghiệm của nghề làm gốm.
Kết quả đạt được.
Đối lớp không sử dụng đồ dùng
Đối với lớp sử dụng đồ dùng
Số học sinh đạt tỷ lệ trắc nghiệm
45% (lớp A)
32% (lớp B,C)
Số học sinh đạt tỷ lệ trắc nghiệm
85% (lớp A)
72% (lớp B,C)
Chương trình lớp 7 bài 11
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống
(1075 - 1077)
A. Mục tiêu bài học.
* KT: Giúp học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành chướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước, hiểu được cuộc tiến công tập kịch sang đất Tồng giai đoạn I (1075 của Lí Thường Kiệt là hình thức tự vệ chính đáng).
Đặc biệt nắm đươc cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn II và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
* Tư tưởng: Giáo dục tình thần yêu nước , ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ xâm lược.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sửa dụng bản đồ, lược đồ khi tường thuật các trận đánh.
B. Thiết bị sử dụng đồ dùng:
- Lược đồ về cuộc tiến công của quân Tống vào nước ta lần thứ II.
- Lược đồ về cuộc tấn công trên phòng tuyến.
3. Như Nguyệt.
c. Các thao tác sử dụng đồ dùng trong tiết học.
Xuất phát từ mục tiêu của bài học giáo viên cần sử dụng hợp lí các đồ dùng trong các mục như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất (1075)
Trong phần II nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ, giáo viên treo lược đồ đất nước ta dưới thời lý khi miêu tả việc Lý Thường Kiệt đêm quân sang tận đất Tống vùng gần biên giới Đại Việt và sau đó tấn công vào thành Ung Châu, giáo viên dùng bản đồ chỉ rõ cho học sinh thấy được các vị trí tấn công của ta.
2. Giai đoạn thứ II (1076 - 1077)
* ở phần thứ nhất kháng chiến bùng nổ.
Giáo viên dùng bản đồ treo tường (kháng chiến lần thứ 2 chống xâm lược Tống)
- Giải thích các kí hiệu trên bản đồ.
- Cho học sinh tự tường thuật sau khi tự nghiên cứu bài và được giáo viên hướng dẫn.
- Đặt câu hỏi nhận xét về cách tường thuật của học sinh.
ở phần thứ 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Để thay đổi đồng hình giáo viên sử dụng lược đồ tự tạo không có các kí hiệu (ban đồ càm)
- Giáo viên lần lượt giới thiệu các kí hiệu đã được chuẩn bị sẵn làm bằng các loại bìa cứng với màu sắc khác nhau theo quy ước để học sinh tiện theo dõi.
- Tường thuật diễn biến đến phần nào giáo viên kết hợp dùng các kí hiệu (màu xanh) chỉ vẽ đường tấn công của quân Tống gắn lên bản đồ dùng kí hiệu màu đỏ (mũi tấn công của ta) gắn liền trên bản đồ, khi miêu tả về cuộc rút lui của quân Tống cần khéo léo sử dụng các mũi tên màu xanh pha trắng gắn lên bản đồ.
- Kết thúc phần tường thuật giáo viên đặt câu hỏi nhận xét.
- Nếu còn thời gian cho học sinh tập lại.
- Cuối phần bài học giáo viên cho học sinh làm bài tập qua phần bảng phụ và bàu tập trắc nghiệm vào giấy để học sinh cũng cố lại bài học.
V. Kết quả đạt được.
Với các biện pháp và cách sử dụng về các loại đồ dùng dạy học như đã nêu trên tôi thấy kết quả của môn lịch sử tăng lên rõ rệt.
- Giờ học thu hút được 100% học sinh tập trung say mê về các môn lịch sử.
- Chất lượng bài kiểm tra ở môn học trong tháng 12,1, 2 tăng đạt điểm khá giỏi nhiều hơn.
Kết quả
Lớp
Đạt
6
7
6A
6B
7A
7B
Đầu năm
50%
30%
52%
48%
Cuối kì I
75%
50%
67%
67%
Giữa kì II
82%
71%
86%
75%
VI. Bài học kinh nghiệm
Qua việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trên lớp tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học.
2. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
3. Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác.
4. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.
5. Nên có nhưng buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử.
VII. Một số đề nghị yêu cầu.
Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học, đặc biệt là cho các lớp 6,7. Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn bày theo tôi cần có những yêu cầu sau:
- Các cơ quan thiết bị trường học cần có tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc các bản đồ treo tường, lược đồ trận đánh để cấp về cho các nhà trường, giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tìm kím các đồ dùng dạy học.
- Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử.
- Nhà trường cần tạo điều kiện và chi trả hợp lí về kinh phí khi giáo viên tự mình thiết kế các đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng trong giờ lịch sử.doc