MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU . 6
DANH MỤC HÌNH VẼ . 7
PHẦN MỞ ĐẦU . 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 10
1.1 Một số nguyên nhân của rủi ro thị trường . 10
1.1.1 Môi trường kinh tế thay đổi . 10
1.1.1.1 Biến động của thị trường chứng khoán . 10
1.1.1.2 Biến động tỷ giá hối đoái . 11
1.1.1.3 Biến động lãi suất. 11
1.1.1.4 Biến động giá cả hàng hóa . 11
1.1.2 Hoạt động đầu tư ngày càng tăng . 11
1.1.3 Khoa học kỹ thuật phát triển . 12
1.2 Một số phương pháp tính toán rủi ro . 12
1.2.1 Phân tích Gap . 13
1.2.2 Phân tích Duration . 13
1.2.3 Phân tích triển vọng . 14
1.2.4 Lý thuyết danh mục đầu tư . 14
1.2.5 Đo lường rủi ro phái sinh . 16
1.2.6 Phương pháp VaR . 17
1.2.6.1 Nguyên tắc phương pháp VaR . 17
1.2.6.2 Sự khác biệt giữa VaR và lý thuyết danh mục đầu tư. . 19
1.3 Các mô hình đo lường rủi ro trên thị trường . 20
1.3.1 Sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán rủi ro . 20
1.3.1.1 Cách tính. 20
1.3.1.2 Ưu/nhược điểm của độ lệch chuẩn . 21
1.3.2 Sử dụng các cận biên để tính toán rủi ro . 21
1.3.2.1 Mô hình . 21
1.3.2.2 Ưu/nhược điểm của mô hình . 25
1.3.3 Sử dụng các mô hình lấy ARCH làm gốc: . 26
1.3.3.1 ARCH(q) . 26
1.3.3.2 GARCH(p,q). 26
1.3.3.3 EGARCH. 27
1.3.3.4 GJR. 28
1.3.3.5 APARCH . 28
Chương 2. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN RỦI RO THỊ TRƯỜNG
VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM . 30
2.1 Các nhân tố tác động đến rủi to thị trường ở Việt Nam . 30
2.1.1 Các biến số vĩ mô . 30
2.1.1.1 Lạm phát . 30
2.1.1.2 GDP . 31
2.1.1.3 Tỷ giá. 32
2.1.1.4 Lãi suất . 33
2.1.1.5 Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc . 36
2.1.2 Thị trường tài chính Thế giới . 38
2.2 Tình hình biến động thực tế ở thị trường tài chính Việt Nam . 39
2.2.1 Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 6/2001 . 39
2.2.2 Từ đầu tháng 7/2001 đến đầu tháng 12/2004 . 39
2.2.3 Giai đoạn từ tháng 1/2005 đến 2007 . 40
2.2.4 Giai đoạn thăng trầm năm 2008 và bước hồi phục năm 2009 . 41
2.2.5 Thị trường chứng khoán năm 2010 . 42
2.2.6 Thị trường những tháng đầu năm 2011 . 42
2.3 Công cụ đo lường rủi ro phổ biến: Độ lệch chuẩn . 44
2.3.1 Ưu điểm . 44
2.3.2 Nhược điểm. 44
Chương 3. TÌM KIẾM MÔ HÌNH TÍNH TOÁN RỦI RO THỊ TRƯỜNG
PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM . 47
3.1 Cơ sở dữ liệu . 47
3.2 Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro phù hợp cho thị trường Việt Nam48
3.2.1 Xác định dạng mô hình đo lường phù hợp . 48
3.2.2 Chọn các thông số cho mô hình . 51
3.2.2.1 Lựa chọn độ trễ p, q trong mô hình ARIMA(p,q) . 51
3.2.2.2. Lựa chọn biến số trong các mô hình họ ARCH . 52
3.3 Kiểm định mô hình trên thị trường Việt Nam . 56
3.4 Ý nghĩa mô hình . 57
Chương 4: HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
TRONG TƯƠNG LAI. 58
4.2 Định hướng phát triển mô hình trong tương lai . 60
PHẦN KẾT LUẬN . 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63
PHỤ LỤC . 66
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đo lường rủi ro thị trường tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Với n và N là số quan sát cực đại và tổng số các quan sát. Tỷ số n/N là một ước
lượng của 1 – F(Z), là xác suất có một quan sát vượt quá Z.
Giá trị giới hạn Ψ phù hợp với các giá trị biến đổi của α trong phương trình (13)
có thể được tính:
Suy ra Ψ:
Thay các điểm ΨGPD vào phương trình (12), ta có VaR:
VaR (A, α) = AsΨ (21)
1.3.2.2 Ưu/nhược điểm của mô hình
Ưu điểm lớn nhất của mô hình chính là mô hình đưa ra phương pháp tính toán
VaR dựa trên việc xác định các điểm cực biên của lãi suất ngắn hạn. Nhờ đó ta
tránh được sự phức tạp khi xác định phân phối của lãi suất ngắn hạn một cách
chính xác.
Nhược điểm lớn nhất của mô hình chính là mô hình đưa ra khá phức tạp, gây khó
khăn cho người sử dụng mô hình. Hơn nữa, chúng ta sử dụng ước tính của mỗi
(19)
(20)
26
nhà đầu tư để xác định biến động lãi suất tại các điểm cực biên, nên nếu không
ước tính đúng sẽ dẫn đến kết quả tìm được không chính xác.
1.3.3 Sử dụng các mô hình lấy ARCH làm gốc:
Bắt đầu từ khi Engle (1982) đề xuất sử dụng Autoregressive Conditional
Heteroskedasticity – ARCH, đến nay ARCH đã liên tục được điều chỉnh cho phù
hợp hơn với yêu cầu ước lượng sự biến động của thị trường.
1.3.3.1 ARCH(q)
Coi yt là chuỗi tỷ suất sinh lợi tài sản theo thời gian được giải thích bằng phương
trình
yt= E(yt|It-1) + εt
Trong đó It-1 là thông tin có sẵn tại thời gian t-1 và εt là những ngẫu nhiên với
E(εt) =0. Mô hình ARCH của Engle (1982) xác định phương sai của tỷ suất sinh
lợi:
Trong đó εt = tzt và zt là biến ngẫu nhiên và có giá trị trung bình bằng 0 và có
phương sai bằng 1.
1.3.3.2 GARCH(p,q)
Bollerslev (1986) đưa ra mô hình GARCH dựa trên đặc điểm là sự vô hạn của
ARCH nhưng làm giảm được sự xác định các thông số:
Trong đó αi, βj và ω là các thông số được xác định.
Sử dụng mô hình độ trễ L phương sai trở thành:= + α( ) + ( )
27
Trong đó: α(L) = ∑ α và β(L) = ∑ β
Nếu tất cả các phương trình gốc |1 – β(L)| = 0 vượt ra ngoài vòng tròn đơn vị
chúng ta có: = [1 − ( )] + α( )[1 − ( )]
Phương trình này có thể được dự kiến như mô hình ARCH (∞) từ các phương sai
điều kiện phụ thuộc tuyến tính với tất cả bình phương số dư ở trước. Như vậy,
phương sai có điều kiện của yt trở thành lớn hơn với phương sai không điều kiện
sau đó, nếu sự nhận thức rõ của ε hơn σ2 thì được cung cấp bởi phương trình:
Cũng như ARCH , GARCH giả định σ phù hợp với mọi t; ω > 0, αi > 0 (với i =
1,...., q) và βj ≥ 0 (với j = 1,..., p) là đầy đủ cho phương sai có điều kiện.
1.3.3.3 EGARCH
Exponential GARCH – EGARCH phát triển dựa trên ý tưởng GARCH với phân
phối bất đối xứng. Được Nelson (1991) đưa ra như sau:
Với zt = εσ là chuỗi các chênh lệch.
Giá trị (zt) là một hàm phụ thuộc vào dấu và độ lớn của zt:
28
1.3.3.4 GJR
GJR được Glosten, Jagannathan, và Runkle (1993) đưa ra, với mô hình tổng
quát:
Với là biến giả.
Mô hình giả định tác động của ε lên phương sai có điều kiện σ là khác nhau
khi εt mang dấu âm hoặc dương:
= 0 khi εt ≥ 0 và = 1 khi εt < 0
GJR ra đời, giúp giải quyết vấn đề dấu của hệ số bất đối xứng skewness có thể
âm hoặc dương.
1.3.3.5 APARCH
Tương tự như EGARCH, APARCH tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu sự
bất đối xứng của ARCH, nhưng làm cho các hàm mũ linh hoạt hơn với hệ số bất
đối xứng. APARCH (p, q) được viết như sau:
Trong đó: α0 > 0, δ ≥ 0, βj ≥ 0 (j = 1,…,p), αi ≥ 0 và -1 < γi < 1 (i = 1,…,q).
Trong những trường hợp đặc biệt, từ APARCH ta có các mô hình khác nhau
trong họ ARCH:
- ARCH khi δ = 2, γi = 0 và βj = 0
- GARCH khi δ = 2, γi = 0
- GJR khi δ = 2
- TARCH khi δ = 1
29
- NARCH khi γi = 0 và βj = 0
- Log – ARCH khi δ 0
Như vậy, theo nguyên tắc trên ta cũng có thể biến đổi các công thức APARCH
tuân theo các phân phối chuẩn, phân phối Student-t, phân phối Skewed Student-t
sang các công thức khác:
Phân phối chuẩn
Ding, Granger và Engle (1993) đã phát triển mô hình GARCH (Bollerslev,1986)
thành mô hình APARCH tuân theo phân phối chuẩn, chúng ta có APARCH(1,1):= + (| | − ) +
PHÂN PHỐI Student
Việc tính toán VaR dựa trên phân phối chuẩn không thể tính toán được “đuôi”
của phân phối, dẫn đến kết quả có được thiếu chính xác. Để khắc phục nhược
điểm này, chúng ta sử dụng phân phối Student:εt = σtzt; với zt là biến ngẫu nhiên độc lập và phân phối đồng nhất t(0,1,u), u là
bậc tự do; σt tuân theo công thức phân phối chuẩn.
Với phân phối Student, việc tính toán VaR cho các vị thế mua/vị thế bán được
thể hiện theo công thức:
- Vị thế mua: μt + sta,uσt
- Vị thế bán: μt + st1-a,,uσt
Công thức này cũng đúng trong trường hợp phân phối chuẩn.
PHÂN PHỐI Skewed Student
Fernández and Steel (1998) mở rộng phân phối Student bằng cách thêm tham số
Skewness, Lambert và Laurent (2001) cũng làm rõ một lần nữa vai trò của phân
phối Skewed Student trong các mô hình ARCH:
30
Với g(.|u) là mật độ Student đối xứng, ξ là hệ số bất đối xứng, m và s2 lần lượt là
giá trị trung bình và phương sai.
Với phân phối Skewed Student, việc tính toán VaR cho các vị thế mua/vị thế bán
được thể hiện theo công thức:
- Vị thế mua: μt + sksta,u,ξσt; với sksta,u,ξ là điểm phân vị trái
- Vị thế bán: μt + skst1-a,,u,ξσt; với skst1-a,,u,ξ là điểm phân vị phải
Nếu log (ξ) | skst1-a,,u,ξ| và ngược lại.
Chương 2. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN RỦI RO THỊ TRƯỜNG
VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1 Các nhân tố tác động đến rủi to thị trường ở Việt Nam
2.1.1 Các biến số vĩ mô
2.1.1.1 Lạm phát
Hình 2.1. Lạm phát Việt Nam qua các năm 2001 - 2010
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
LẠM PHÁT VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
102
104
106
108
110
112
114
116
118
120
122
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
31
Qua các năm, lạm phát ở Việt Nam có nhiều biến động. Từ giữ ở mức thấp dưới
5% các năm 2002 - 2003 đến ổn định ở mức khoảng 7% từ 2004 – 2006, tăng cao
trong các năm 2007 – 2008, kiềm chế xuống thấp năm 2009.
Theo tổng cục thống kê, lạm phát năm 2010 của Việt Nam vào khoảng 11.75%,
nhưng theo ước tính của nhiều tổ chức, con số thực tế lên tới 13%. Việt Nam đã
cố gắng hết sức để găm giữ giá cả không cho lạm phát tăng quá cao, nhưng điều
này tiềm ẩn khả năng lạm phát năm 2011 sẽ tiếp tục tăng nhanh ở mức 2 con số,
đặc biệt khi Việt Nam liên tục phá giá đồng nội tệ, đưa tỷ giá liên ngân hàng lên
20.693VND.
Sẽ không có nhiều vấn đề bàn cãi nếu lạm phát tăng cao nhưng tăng trưởng kinh
tế tăng tương ứng, hoặc vượt lên trên lạm phát, vì khi đó nền kinh tế vẫn có tăng
trưởng thực, đời sống người dân được đảm bảo và nâng cao. Nhưng lạm phát ở
Việt Nam, điển hình là năm 2010 tăng quá cao, gần gấp đôi so với tăng trưởng
kinh tế. Đây không chỉ là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng thực âm, mà còn
là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các
nhà đầu tư.
2.1.1.2 GDP
Hình 2.2. Phần trăm tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm 1985 – 2010
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu World Bank
GDP Viet Nam
0
2
4
6
8
10
12
1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
32
GDP Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây, tăng trưởng khá ổn định ở mức
khoảng 7%. Với xuất phát điểm ở mức thấp, do hậu quả của chiến tranh, kinh tế
nước ta đã dần được cải thiện qua các năm. Đặc biệt là từ khi đổi mới, sau đại hội
Đảng lần VI năm 1986, tăng trưởng GDP liên tục tăng cao, đời sống người dân
được cải thiện rõ rệt.
Do chưa hòa nhập sâu và rộng vào nền kinh tế Thế giới, nên qua các cuộc khủng
hoảng kinh tế châu Á 1997, khủng hoảng tài chính Thế giới 2008, tốc độ tăng
trưởng GDP tuy có giảm nhưng vẫn giữ mức tăng trưởng dương.
Điều đáng lo ngại như đã nói ở trên, là song song với tăng trưởng GDP, đời sống
người dân còn chịu ảnh hưởng bởi tác động bởi lạm phát. Tuy nước ta giữ được
mức tăng trưởng cao và ổn định như lạm phát làm đồng tiền mất giá quá nhanh.
Đời sống người dân đang có nguy cơ đi xuống.
2.1.1.3 Tỷ giá
Đối với một nước có đồng tiền yếu như Việt Nam, việc giao thương xuất nhập
khẩu với các quốc gia khác đều phải thanh toán thông qua ngoại tệ, chủ yếu là
Đô la Mỹ - USD. Do đó, tỷ giá giao dịch thực tế và việc điều hành tỷ giá là
những vấn đề rất quan trọng, cần những chính sách hợp lý từ phía nhà nước để
tránh tình trạng Đô la hóa đang diễn biến ngày càng nan giải.
Hình 2.3. Diễn biến thay đổi tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố 2008-2010
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu Eximbank
Tỷ Giá USD Ngân hàng Nhà nước Công Bố
15,500
16,000
16,500
17,000
17,500
18,000
18,500
19,000
19,500
4/28/2007 11/14/2007 6/1/2008 12/18/2008 7/6/2009 1/22/2010 8/10/2010 2/26/2011
33
Một tình trạng gây khó khăn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam là việc tồn tại hai
tỷ giá, một do ngân hàng nhà nước công bố, buộc các ngân hàng thương mại phải
niêm yết theo mức giá này; hai là tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường tự do.
Tỷ giá được công bố luôn thấp hơn tỷ giá tự do, nhưng các doanh nghiệp lại rất
khó để mua được Đô la trên kênh chính thức này, tạo điều kiện cho tỷ giá tự do
tồn tại.
Hình 2.4. Diễn biến thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2008-2010
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu Eximbank
Trong các năm qua, tỷ giá USD liên tục tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua các kênh
gián tiếp khác, việc tăng tỷ giá USD còn làm tăng giá hàng loạt các mặt hàng
khác, làm tăng tỷ lệ lạm phát ở nước ta mỗi khi tỷ giá được điều chỉnh tăng cao.
Với tính biến động của USD trên thị trường tự do, tỷ giá đang là một nhân tố
quan trọng, gây nên tính biến động lớn trong nền kinh tế nước ta.
2.1.1.4 Lãi suất
LÃI SUẤT CƠ BẢN
Tỷ Giá USD Tự Do
15,000
16,000
17,000
18,000
19,000
20,000
21,000
22,000
4/28/2007 11/14/2007 6/1/2008 12/18/2008 7/6/2009 1/22/2010 8/10/2010 2/26/2011
34
Hình 2.5. Lãi suất cơ bản 2000 – 2011
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ số liệu ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng như chính phủ các nước, đều coi lãi suất cơ bản là công cụ
điều hành chính sách vĩ mô rất quan trọng. Tuy nhiên trong một số giai đoạn, vai
trò của lãi suất cơ bản không phát huy hết lợi thế của nó.
Từ năm 2002, lãi suất cơ bản được duy trì trương đối ổn định trong khoảng thời
gian khá dài, đến đầu năm 2008, với xu hướng tăng dần lãi suất cơ bản từ 7% lên
gần 9%. Với tốc độ phát triển kinh tế cao, lãi suất cơ bản tăng nhẹ giúp kìm giữ
lạm phát trong nước, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này cũng được giữ ổn
định.
Đầu năm 2008, ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng
cao. Để hạn chế lạm phát, lãi suất cơ bản được ngân hàng nhà nước nâng từ
8.75% lên 12%/năm vào tháng 5. Động thái này đã có tác dụng tích cực, giúp ổn
định nền kinh tế trong thời điểm đó. Đến cuối năm 2008, trong bối cảnh nền kinh
tế phát triển trì trệ, một lần nữa ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ lãi suất cơ
bản để kích thích nền kinh tế. Lãi suất được hạ liên tục, xuống đến 7% vào tháng
2/2009, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, kinh tế Việt Nam
bắt đầu khôi phục trở lại.
Tuy nhiên, diễn biến của lãi suất cơ bản trong năm 2010 lại cho thấy biến số kinh
tế này đang dần bị lu mờ trong vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Trước sức ép
tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước buộc
Lãi Suất Cơ Bản
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
6/12/1999 19/4/2001 1/9/2002 14/1/2004 28/5/2005 10/10/2006 22/2/2008 6/7/2009 18/11/2010 1/4/2012
35
phải giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm trong suốt năm 2010. Để đối phó
với tình trạng này, nhà nước phải sử dụng đến các biện pháp khác như quy định
trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản, cho sử dụng lãi suất thỏa thuận với các
kỳ hạn trung và dài hạn,…
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vai trò của lãi suất cơ bản có thể bị giảm bớt,
nhưng nó luôn là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của nhà nước.
Qua kênh này, nếu thay đổi linh hoạt và khéo léo, sẽ giúp góp phần ổn định nền
kinh tế vĩ mô, giúp nền kinh tế nước ta phát triển.
LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU
Hình 2.6. Lãi suất tái chiết khấu qua những lần điều chỉnh 2008-2011
Nguồn: www.vnconomy.vn
Góp phần giúp làm tăng hiệu quả của việc điều tiết nền kinh tế qua kênh lãi suất,
lãi suất tái chiết khấu luôn là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh
tế, vì vậy đồ thị biến đổi của lãi suất tái chiết khấu gần như luôn đồng nhất với lãi
suất cơ bản.
Với ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu luôn phải
được cân nhắc rõ ràng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi lãi suất cơ bản chưa
phát huy hết tác dụng để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đầu
36
năm 2011, thì việc tăng lãi suất tái chiết khấu lên 12% sẽ có tác dụng kiềm chế
tăng trưởng tín dụng, từ đó kiềm chế lạm phát đang tăng cao.
2.1.1.5 Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc
Một công cụ khác đi song song, bổ sung cho lãi suất cơ bản là tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Với tác động tương tự nhưng ngay lập tức, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động
rất mạnh đến mọi mặt của nền kinh tế.
Trong các năm qua, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã trở thành công cụ điều hành chính
sách tiền tệ rất linh hoạt của nhà nước ta, nhưng biến động của tỷ lệ dự trữ ngoại
tệ và tỷ lệ dự trữ nội tệ bắt buộc không đồng đều. Tùy theo trạng thái của nền
kinh tế mà ngân hàng nhà nước tăng giảm tỷ lệ dự trữ nội tệ hay ngoại tệ bắt
buộc khác nhau.
TỶ LỆ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ BẮT BUỘC
Hình 2.7. Tỷ lệ dữ trữ ngoại tệ bắt buộc đối với không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12
tháng đối với các tổ chức tín dụng thông thường.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Trong khoảng các năm 2001 – 2003, tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc giảm liên tục,
từ 15% xuống 4%. Điều này góp phần đẩy mạnh tác dụng của công cụ lãi suất,
khi trong khoảng thời gian này, lãi suất ngoại tệ giảm kỷ lục so với trước đó. Với
tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc giảm, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh hoạt động
Du Tru Ngoai Te Bat Buoc
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
12/6/1999 4/19/2001 9/1/2002 1/14/2004 5/28/2005 10/10/2006 2/22/2008 7/6/2009 11/18/2010
37
tín dụng ở các Ngân hàng Thương mại, giúp giảm chi phí huy động vốn cho các
cơ sở kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng.
Với tình hình kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới năm 2008, tỷ lệ dự trữ ngoại
tệ bắt buộc được đưa lên cao tới mức 11%, nhằm siết chặt tín dụng ngoại tệ. Sau
đó, với sự phục hồi của nền kinh tế Thế giới, tỷ lệ này được giảm dần xuống còn
7%.
TỶ LỆ DỰ TRỮ NỘI TỆ BẮT BUỘC
Hình 2.8. Tỷ lệ dữ trữ nội tệ bắt buộc đối với không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12
tháng đối với các tổ chức tín dụng thông thường.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Đối với nội tệ, tỷ lệ dự trữ gần như ổn định từ khoảng 2007 trở về trước. Tuy
nhiên, năm 2008, cũng như tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc, tỷ lệ này đã được đưa
lên mức cao 11% nhằm tăng cường sắt chặt tín dụng trước tác động của nền kinh
tế Thế giới.
Tuy nhiên, do trình độ hội nhập của nước ta chưa sâu, nên dù kinh tế Thế giới
sau đó vẫn còn nhiều khó khăn, phục hồi chậm chạp, thì kinh tế trong nước ta đã
nhanh chóng ổn định trở lại. Với các chính sách đẩy mạnh tín dụng nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, khôi phục nền kinh tế, tỷ lệ dự trữ nội tệ
bắt buộc đã được giảm liên tiếp xuống còn 3% đầu năm 2009. Tỷ lệ dự trữ nội tệ
Du Tru Noi Te Bat Buoc
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
12/6/1999 4/19/2001 9/1/2002 1/14/2004 5/28/2005 10/10/2006 2/22/2008 7/6/2009 11/18/2010
38
bắt buộc chỉ mới được tăng nhẹ gần đây khi lạm phát nước ta có dấu hiệu tăng
cao.
Trước bối cảnh lạm phát năm 2010, kéo theo những lo ngại về lạm phát năm
2011, một lần nữa vai trò quan trọng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nền kinh tế
được Ngân hàng nhà nước quan tâm cân nhắc.
2.1.2 Thị trường tài chính Thế giới
So với các quốc gia phát triển, ảnh hưởng của nhân tố Thị trường tài chính Thế
giới tác động đến Việt Nam không lớn. Nguyên nhân là do Việt Nam mới mở
cửa nền kinh tế, chưa hội nhập sâu và rộng, nên những biến động của các thị
trường bên ngoài không tác động lớn đến nền kinh tế nước ta.
“Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ
sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD
năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp
đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn
còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, các
nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy
cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc”(Theo www.vncorp.vn). Trước
những biến động như vậy, đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới. Điển
hình nhất là các chỉ số chứng khoán như Down Jones, Nasdaq, FTSE 100, Dax,
CAC 40,… có những phiên tăng giảm với biên động rộng, tác động lớn đến các
nhà đầu tư.
Nói đến Việt Nam, với nền kinh tế mới mở cửa còn khá non trẻ, chúng ta đang
dần hòa nhập với nền kinh tế Thế giới, kéo theo đó mức độ ảnh hưởng của các
biến động nói trên đến nước ta cũng đang tăng dần lên. Kể từ năm 2000, với
những biến động từ khủng hoảng Dotcom nhưng Việt Nam chúng ta nằm ngoài
tầm ảnh hưởng, thì đến nay, bất kỳ thông tin kinh tế - chính trị nào ở trên thế giới
39
đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, mà tác động nhanh chóng và rõ
ràng nhất là qua TTCK.
Ví dụ điển hình nhất là khủng hoảng tài chính 2008, từ Thế giới lan rộng vào
trong nước ta, khiến một loạt các doanh nghiệp bị buộc phải thu hẹp sản xuất,
một số tuyên bố phá sản. Tuy mức độ ảnh hưởng như vậy là khá nhẹ nếu đem so
với sự tàn phá nền kinh tế nặng nề của nó trên Thế giới, với sự sụp đổ của hàng
loạt các định chế tài chính khổng lồ như Lehman Brother,… nhưng cũng phần
nào cho ta thấy thị trường Việt Nam sẽ biến động nếu có sự biến động trên Thế
giới.
2.2 Tình hình biến động thực tế ở thị trường tài chính Việt Nam
2.2.1 Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 6/2001
Ngay từ khi ra đời, TTCK luôn mang cho mình rủi ro nhiều nhất. Chỉ số VN-
Index từ 100 điểm trong ngày giao dịch đầu tiên – 28/7/2000, đến ngày
25/06/2001 đã tăng lên đỉnh 571,04 điểm với giá trị giao dịch mỗi phiên đạt
khoảng 24 tỷ đồng, một con số đáng kể so với thị trường mới và vẫn còn đang rất
khan hiếm hàng hóa như Việt Nam. Dù sau đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã
điều chỉnh biên độ giao dịch cổ phiếu, đồng thời hạn chế khối lượng đặt lệnh,
đưa thông tin về thời hạn nắm giữ cổ phiếu, đưa thêm hàng hóa vào niêm yết,
nhưng việc mở rộng biên độ lớn trong khi khối lượng hàng hóa đưa vào thị
trường không đáp ứng được nhu cầu Nhà đầu tư, nên giá chứng khoán ngày càng
tăng mạnh (mỗi phiên tăng +7%), làm cho thị trường mất cân bằng cung – cầu
lớn.
2.2.2 Từ đầu tháng 7/2001 đến đầu tháng 12/2004
Đây là giai đoạn cầu chứng khoán và giá chứng khoán giảm liên tục, trong vòng
tháng 7, hàng loạt các mã cổ phiếu sụt giảm mạnh, điển hình như REE giảm
39,54%,…, và không có dấu hiệu phục hồi. Ủy ban chứng khoán nhà nước đã hạ
thấp biên độ xuống +/-3% kể từ ngày 09/10/2001; hủy bỏ những hạn chế đặt lệnh
mua, bán chứng khoán dẫn đến nhà đầu tư phải bán vội chứng khoán. Kết quả là
sau 3 tháng chỉ số VN-Index giảm xuống ở mức khoảng trên 200 điểm và trên
40
80% nhà đầu tư bị thua lỗ nặng. Đây là giai đoạn niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu
suy giảm.
Thị trường sau đó tiếp tục ảm đạm, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên thị trường vẫn được duy trì ổn định nhờ một số mã cổ phiếu và trái
phiếu bắt đầu được đưa vào giao dịch.
2.2.3 Giai đoạn từ tháng 1/2005 đến 2007
Ngày 08/03/2005, thực hiện Nghị định 187/CP về chuyển đổi các Doanh nghiệp
nhà nước thành Công ty cổ phần, hoạt động đấu giá các doanh nghiệp cổ phần
hóa trên thị trường sơ cấp đã làm cho thị trường thứ cấp sôi động hơn. Quy mô
thị trường năm 2005 tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, tính thanh khoản
của thị trường cao hơn, có trên 31.000 giao dịch chứng khoán, tăng 45% so với
năm 2004, tạo niềm tin và sự hứng khởi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động,
đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK, góp phần hoàn thiện TTCK Việt
Nam. Ngay sau thời điểm khai trương, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các Doanh nghiệp nhà nước cổ phần
hóa.
Năm 2006, TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh so với các năm trước đây. Song
song với việc được nâng tầm về lượng và chất thì TTCK Việt Nam còn hàm chứa
nhiều điều bất ngờ và có những bước ngoặt đột biến.
TTCK TP.HCM 4 tháng đầu năm 2006 có những bước tiến dài khi ngày
25/04/2006 chỉ số VN-Index đạt 632,69 điểm, một số phiên giao dịch nhu cầu
mua tăng cao. Trong tháng 2 và 3/2006 khi số nhà đầu tư tham gia thị trường
tăng vọt mà nguồn cung chưa thể tăng lên tương ứng thì các công ty niêm yết
công bố ngay kế hoạch phát hành cổ phần và Ủy ban chứng khoán nhà nước gấp
rút cấp phép cho những công ty mới chào sàn.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2006 chỉ số VN-Index giảm xuống đồng thời khối lượng
41
và tổng giá trị giao dịch cũng giảm theo (tháng 3/2006 giá trị giao dịch trung
bình là 92,4 tỷ đồng/ phiên, tháng 4/2006 là 156 tỷ đồng/ phiên, tháng 5/2006 là
104 tỷ đồng/phiên và tháng 6/2006 chỉ còn 60 tỷ đồng/ phiên.).
Đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và tổ chức thành công
hội nghị APEC lần thứ 14. Ngay sau khi vòng đàm phán cuối cùng Việt Nam gia
nhập WTO về nguyên tắc kết thúc, TTCK Việt Nam bắt đầu có tín hiệu theo
chiều hướng đi lên bằng việc hàng loạt các CP tăng giá với mức độ tăng kịch trần
trong nhiều phiên liên tục. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 4/2007 đến nay thị trường
đã điều chỉnh “giảm nhiệt” với dao động của các CP lên xuống và VN-Index dao
động ở mức 900 điểm đến 1000 điểm.
2.2.4 Giai đoạn thăng trầm năm 2008 và bước hồi phục năm 2009
Trong giai đoạn quý I và II/2008, VN-Index có những phiên giảm điểm liên tục
cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN-Index rơi xuống đáy 366,02
điểm vào cuối quý II/2008, tính thanh khoản rất kém bình quân chỉ có 5.942.920
cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày.
Tuy nhiên nhờ những tin tốt lành từ chính sách nền kinh tế vĩ mô, nên quý
III/2008, VN-Index liên tục tăng trong 10 phiên liên tiếp, tính thanh khoản rất
khả quan với bình quân 17.486.971 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày.
Tiếp theo sau đó là những chuỗi ngày giảm điểm của VN-Index rơi xuống đáy
235,5 điểm vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư
đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ
tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao
dịch cũng tăng mạnh. TTCK Việt Nam vươn tới đỉnh 624,10 điểm, đây là một
bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8
trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới và đạt kỷ lục về
khối lượng cũng như giá trị giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày
22/10/2009 với hơn 136 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,414 nghìn tỷ đồng được giao
dịch. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở
thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á.
42
2.2.5 Thị trường chứng khoán năm 2010
Đây là một năm thăng trầm của TTCK Việt Nam, khác với nhiều dự đoán lạc
quan trước kia, nguyên nhân do những bất cập của nền kinh tế Việt Nam sau 1
năm thực hiện gói kích cầu, cũng như tác động của khủng hoảng nợ công châu
Âu, và nguy cơ suy thoái kép của nền kinh tế thế giới. Thị trường liên tục giảm
điểm, đánh dấu một năm không tốt đẹp của thị trường chứng khoán 2010. Bởi
những nguyên nhân sau:
- Nguồn cung ồ ạt trên thị trường, do hệ lụy các đà tăng điểm cuối năm 2009,
đến cuối tháng 12/2010 tính cả trên toàn thị trường đã có đến 643 doanh
nghiệp niêm yết, tương đương mức vốn hóa thị trường đạt 701,9 tỷ đồng.
- Vấn đề tăng nóng của các cổ phiếu penny, do các cổ phiếu blue-chip không
được ưa chọn do tính thanh khoản kém. Thị trường bị dẫn dắt bởi những đội
lái, hùa theo là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, có rất nhiều mã cổ phiếu hoạt động
kinh doanh lỗ nhưng giá vẫn cứ tăng đều trong suốt 5 tháng đầu 2010.
- Tính dẫn dắt thị trường của các công ty chứng khoán giảm mạnh, mặc dù số
lượng công ty chứng khoán niêm yết đã tăng lên 25 công ty năm 2010, tuy
nhiên do chỉ tập trung dòng tiền vào các mã blue-chip trong khi chỉ số liên tục
giảm, kết hợp với chiều hướng ngược lại của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó,
hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán với mục đích đèo lái thị
trường, tạo tính thanh khoản đã không thực sự hiệu quả, hệ quả để lại là nợ
xấu, và phát sinh tranh chấp giữa khách hàng và công ty chứng khoán.
Tuy nhiên giai đoạn cuối năm 2010, do có dòng tiền khá lớn bất ngờ đổ vào thị
trường nên đã tạo đà tăng điểm trong những phiên cuối năm, đặc biệt là dòng tiền
từ khối ngoại từ việc chốt lời vàng và ngoại tệ khi tăng cường lượng mua vào các
mã cổ phiếu. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố cần lưu ý, vì khi dòng tiền nóng
này đột ngột tháo chạy khỏi thị trường sẽ gây nguy cơ giảm sâu th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đo lường rủi ro thị trường tài chính ở Việt Nam.pdf