LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NỢ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Công nợ và cơ sở hình thành công nợ trong doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm
1.1.2Cơ sở hình thành công nợ
1.1.3Nội dung công nợ của doanh nghiệp
1.1.3.1Công nợ phải thu
1.1.3.2Công nợ phải trả
1.2 Nội dung công tác quản lý công nợ
1.2.1 ý nghĩa công tác quản lý công nợ
1.2.2 Nội dung công tác quản lý công nợ
1.2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán
1.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán công nợ
1.2.2.3 Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển Công ty
2.1.2 Chức nằng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1 Chức năng
2.1.2.2 Nhiệm vụ
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đến ngày 31/12/1996, công ty đã có:
583 máy sản xuất đồ da với 11 chủng loại khác nhau
Một dây chuyền sản xuất cặp túi cao cấp
Một dây chuyền sản xuất giầy nữ hoàn chỉnh
853 lao động
17.500 m2 đất, nhà xưởng, kho tàng
1,887 tỷ đồng vốn lưu động
Ngày 30/12/1998, UBND thành phố Hà Nội quyết định đổi tên Công ty giầy Hà Nội thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội theo quyết định số 5652/UBND thành phố Hà Nội với vốn điều lệ là 5,8 tỷ đồng. Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nền kinh tế thị trường, vừa có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty. Đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ đơn thuần là gia công với số lượng lớn nhất là của các nước ý, Thái Lan, Hàn Quốc. Ngay từ khi chuyển thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội, số lượng sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu tăng vọt và cũng có nhiều cải thiện về hệ thống công nghệ sản xuất. Là một Công ty vững mạnh trong nghành sản xuất đồ da, Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Tên gọi bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội
Tên giao dich bằng Tiếng Anh: hanoi shoe joint stock company
Tên viết tắt: hasjoco
Trụ sở chính: Km6-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.
Điện thoại: 8584463-8584123-8584369
Fax: 8583600
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 32-Hàng Muối-Hoàn Kiếm-Hà Nội
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1.Chức năng :
Công ty nhận nguyên vật liệu, mẫu thiết kế của sản phẩm từ các đối tác nước ngoài, thực hiện gia công và cuối cùng chuyển thành phẩm cho đối tác .
Nhiệm vụ :
Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Châu Âu.
Đảm bảo kết quả kinh doanh tương đương hoặc hơn các năm trước.
Nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ xuất khẩu nhất là ở khâu đàm phán, giao dịch với khách nước ngoài, tạo nguồn hàng và thanh toán.
Nghiên cứu việc đầu tư liên doanh, liên kết thêm với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu .
2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Ngay sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của Công ty cũng có sự chuyển biến rõ rệt để phù hợp với hình thức, nội dung cũng như tính chất của Công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Các phòng ban
Xét theo tính chất sản xuất, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm : các xưởng, phân xưởng sản xuất được chuyên môn hoá theo từng giai đoạn cũng như từng loại sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
Tổ chức
Phòng
tài vụ
Phòng tổng hợp
Ban
Nhân lực
Phân xưởng Việt ý
Phân xưởng giầy thái
Phân xưởng túi hàn quốc
Phân xưởng may i
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may ii
Phòng tổ chức : Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chính sách với cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân viên, đảm bảo số lượng người hoàn thành công việc tại các xưởng. Lập kế hoạch làm việc cho toàn Công ty.
Phòng Tài vụ : Có nhiệm vụ làm công việc theo dõi các vấn đề liên quan đến công tác hạch toán kế toán. Làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định kỳ.
Phòng tổng hợp : Có trách nhiệm lập ra kế hoạch kinh doanh chung cho toàn Công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng phòng cụ thể. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu , hợp đồng ngoại, cung ứng vật tư kinh doanh dịch vụ. Nhận và báo cáo thông tin của khách hàng cho Giám đốc và các đơn vị trong toàn Công ty.
Ban nhân lực: bao gồm các bộ phận đời sống, bộ phận y tế, bộ phận bảo vệ
2.1.4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh cuả toàn Công ty
2.1.4.1.Tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được phân công lao động rõ rệt theo từng khâu, từng phân xưởng, sản xuất được chuyên môn hoá. Công ty hình thành các xưởng riêng chỉ chuyên môn làm về sản phẩm thuộc chủng loại nhất định. Có thể kể đến các phân xưởng tương ứng với từng loại sản phẩm như phân xưởng ý và các sản phẩm gia công thuê theo đơn đặt hàng của ý. Phân xưởng Hàn Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm Hàn Quốc . Phân xưởng giầy Thái chuyên sản xuất giầy Thái .
Ngoài ra , còn có phân xưởng May 1 hoạt động đa dạng . Quá trình sản xuất trong Công ty từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay, diễn ra thường xuyên mà vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng , đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động dần được nâng cao do Công ty chú trọng hơn về tay nghề cũng như trình độ sản xuất của công nhân.
Sơ đồ quy trình hoạt động kinh doanh của công ty
Bên đặt
gia công
Nhận gia
công
Tổ chức quá trình sản xuất
NVL, mẫu tt
thiết kế
Sản phẩm hoàn chỉnh
Phí gia công
2.1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây
Trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, sản phẩm tạo ra là những sản phẩm mà các đối tác nước ngoài thuê Công ty gia công, do đó mà chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho ta thấy Công ty làm ăn có hiệu quả không, tốc độ tăng trưởng của Công ty như thế nào.
Qua bảng 1 ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2003 là 11.589.032.147 đồng, tăng 420.710.320 đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 3,8% .Trong tổng tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 8.341.382.223 đồng chiếm tỷ trọng 72% còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 3.247.649.924 đồng chiếm tỷ trọng 28%. Cơ cấu tài sản như vậy là tương đối phù hợp với doanh nghiệp thương mại.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn :
Năm 2003, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 8.341.382.223 đồng, giảm 810.256.616 đồng so với năm 2002, tốc độ giảm 10,7%. Vì Công ty là doanh nghiệp thương mại nên tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm là chưa hợp lý mặc dù tỷ trọng vẫn giữ vị trí cao trong tổng tài sản của Công ty.
+ Tài sản bằng tiền trong đó có tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng
Năm 2003, Tài sản bằng tiền là 3.876.791.089 đồng chiếm tỷ trọng là 33,45% trong tổng tài sản, tăng 740.133.401 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 23,59% .Tài sản bằng tiền tăng là do tiền gửi ngân hàng tăng 740.881.172 đồng với tốc độ tăng là 23,77% và tiền mặt giảm 767.751 đồng với tốc độ giảm là 3,92%.
Tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản là do nguyên liệu đều do bên đối tác cung cấp, Công ty chỉ dùng tiền mặt để chi trả tiền lương cho công nhân và các chi phí phục vụ cho việc gia công. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng lớn, lý do là Công ty chuyên gia công cho đối tác nước ngoài nên mọi hình thức thanh toán đều thông qua ngân hàng.
+ Hàng tồn kho :
Trong năm 2003, giá trị hàng tồn kho là 78.680.595 đồng chiếm tỷ trọng 0,6% trong tổng tài sản, tăng 38.850.671 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 97,5%. Lý do của việc hàng tồn kho tăng cao trong năm 2003 là hàng sản xuất ra chưa được giao cho đối tác
+ Các khoản phải thu :
Các khoản phải thu năm 2003 của Công ty là 1.421.571.342 đồng, tăng 121.418.236 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 9,33 %. Các khoản phải thu của Công ty tăng chứng tỏ Công ty đã bị chiếm dụng vốn. Do vậy Công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có các biện pháp xử lý, thu hồi các khoản nợ này của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Công ty cũng như ảnh hưởng đến công tác thanh toán nợ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
Là một doanh nghiệp mới được cổ phần hóa nên hai năm qua Công ty không đầu tư dài hạn. Năm 2003 tài sản cố định là 3.247.649.924 đồng, giảm 389.546.298 đồng với tốc độ giảm là 10,7%. Tài sản cố định giảm là do Công ty không mua sắm các thiết bị máy móc mới và do hao mòn các thiết bị hiện có.
Đối với nguồn vốn :
- Nợ phải trả:
Nợ ngăn hạn chiếm toàn bộ các khoản nợ phải trả của Công ty trong cả hai năm 2002 và 2003. Công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn. Năm 2003, nợ ngắn hạn là 3.222.479.917 đồng chiếm tỷ trọng là 27,8% trong tổng nguồn vốn, giảm 101.234.699 đồng so với năm 2002 với tốc độ giảm là 3,04%. Nợ ngắn hạn giảm chứng tỏ Công ty đã thực hiện tương đối tốt công nợ phải trả.
Trong các khoản nợ phải trả thì chủ yếu là các khoản phải trả công nhân viên, năm 2003 là 2.454.505.832 đồng, tăng 44.591.389 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 1,85%. Công ty cần xem xét lại việc quản lý và thanh toán công nợ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của Công ty.
-Nguồn vốn chủ sở hữu:
Năm 2003,nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 8.336.552.230 đồng, chiếm tỷ trọng 72.2% trong tổng nguồn vốn và tăng 521.945.017 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 6,65%.Trongđó , lợi nhuận chưa phân phối năm 2003 cũng tăng , đạt 1.226.580.406 đồng , so với năm 2002 tăng 332.124.960 đồng với tốc độ tăng là 37.13%. lợi nhuận tăng chứng tỏ Công ty đã đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Công ty cần cố gắng phát huy.
Do lợi nhuận tăng dẫn đến số tiền các quỹ cũng tăng lên 59.820.057 đồng , với tốc độ tăng là 11,94%.
Nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên sự thay đổi của nó ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn chủ sở hữu. năm 2003, nguồn vốn kinh doanh của công ty là 6.579.372.305 đồng, tăng so với năm 2002 là 130.000.000 đồng, với tốc độ tăng là 2.01%.
Để xét mối qua hệ bù đắp giữa tài sản và nguồn vốn thì ta xét hai chỉ tiêu:
Vốn thường xuyên :
Vốn thường xuyên =Nợ dài hạn +Nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2002= 0 + 7.844.607.213 = 7.844.607.213
Năm 2003= 0 + 8.366.552.230 = 8.366.552.230
Vốn tạm thời
Vốn tạm thời = Nợ phải trả - Nợ dài hạn
Năm 2002 = 3.323.714.616 – 0 = 3.323.714.616
Năm 2003 = 3.222.479.917 – 0 = 3.222.479.917
Số đầu năm và số cuối kỳ nguồn vốn thường xuyên đều lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn (7.844.607.213 > 3.637.196.222 ; 8.366.552.230 > 3.247.649.924 ). Nguồn vốn tạm thời đều nhỏ hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ( 3.323.714.616 < 7.531.125.607 ; 3.222.479.917 <8.341.382.223)
Như vậy, thông qua số liệu trên ta thấy tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt, Công ty cần duy trì và phát triển thế mạnh này.
2.2.Tình hình tổ chức công tác quản lý công nợ của Công ty năm 2002 – 2003
2.2.1.Tình hình thanh toán công nợ của Công ty
Trước đây thời bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp cho toàn bộ vốn hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì được Nhà nước bù lỗ. Vì vậy, Công ty không chú trọng khâu quản lý tiền trong lưu thông ( các khoản phải thu, phải trả ) sao cho hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn. Nhưng cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giao cho Công ty một phần vốn còn lại Công ty phải tự huy động thêm và hạch toán sao cho đảm bảo hiệu quả kinh doanh đã đề ra.
Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thương trường, Công ty không chỉ dừng lại ở trao đổi mua bán hàng hoá trong nước mà còn có quan hệ mua bán với rất nhiều nước trên thế giới như : Thái Lan , Nhật, Hàn Quốc … Do tính phức tạp trong các mối quan hệ thanh toán Quốc tế nên Công ty thường sử dụng hình thức thanh toán theo các chứng từ có liên quan và thông qua ngân hàng. Tức là khi Công ty giao sản phẩm cho đối tác thì đồng thời đối tác sẽ chuyển tiền vào tài khoản của Công ty trong Ngân hàng.
Đối với Công ty, cái đích cuối cùng mà Công ty muốn vươn tới là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng hết những nguồn lực tiềm năng sẵn có, tập trung kích thích tính “ Trồi “ tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp để đạt được mức doanh lợi mong muốn, bởi bao quanh Công ty là một môi trường kinh tế – xã hội phức tạp và luôn biến động. Công ty phải tự mình làm chủ những biến động và dự đoán trước sự thay đổi của môi trường và sẵn sàng thích nghi với nó. Mọi quyết định của Công ty về việc ra một sản phẩm mới hay ngừng sản xuất kinh doanh một sản phẩm cũ, mở rộng quy mô tài sản cố định, phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay thuê tài chính đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính và có ý nghĩa sống còn đối với Công ty, mà cụ thể ảnh hưởng đến tình hình thanh toán công nợ của Công ty.
2.2.2. Tình hình quản lý công nợ của Công ty
2.2.2.1. Tình hình quản lý công nợ phải thu
Công ty cổ phần giầy Hà Nội hoạt động dưới hình thức chủ yếu là nhận gia công từ các bạn hàng là các đối tác nước ngoài và một số công ty trong nước, sau đó nhận phí gia công do các bạn hàng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có Công ty nhận gia công mà còn có nhiều công ty khác cũng tham gia hình thức này, chính vì lẽ đó các doanh nghiệp khách hàng có thể lựa chọn đối tác khác để thuê gia công, đối tác nào có điều kiện thuận lợi hơn thì họ sẽ lựa chọn thuê.. Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã cải tiến và thực thi nhiều biện pháp để thu hút khách hàng, do đó mặc dù trong nền kinh tế thị trường ngày càng khó khăn và quyết liệt, Công ty vẫn tồn tại và phát triển. Song bên cạnh đó , việc thu hồi các khoản thu của khách hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có trường hợp không có khả năng thu hồi nợ của khách hàng dẫn đến công nợ phải thu không ngừng tăng qua các năm.
Đối với bạn hàng trong thị trường truyền thống, doanh nghiệp có những ưu đãi nhất định trong phương thức thanh toán nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có những chính sách theo dõi đối với các bạn hàng không thanh toán đúng hạn để kịp thời thu hồi được vốn cho sản xuất kinh doanh .
Bên cạnh các khánh hàng thường xuyên, Công ty còn có mối quan hệ khách hàng, công ty khác và có những chính sách ưu đãi với họ để tạo mối quan hệ lâu dài. Cũng có những khách hàng tuy chưa có quan hệ mua bán với Công ty nhưng Công ty tìm hiểu và biết được họ đang là khách hàng tiềm năng của thị trường thì Công ty chấp nhận bán chịu và qui định thời gian, cụ thể ngày thanh toán, thường là sau khi giao hàng chậm nhất là 15 ngày.
Trong công nợ phải thu của Công ty phần lớn là các khoản phải thu từ khách hàng,các khoản này thường chiếm tỷ trọng trên 80% trên tổng số công nợ phải thu
Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp trong 2 năm 2002-2003, ta tính các chỉ tiêu sau:
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
=
Tổng số tiền hàng bán chịu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Trong đó:
Số dư bình quân các khoản phải thu
=
Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng:
Số dư các khoản phải thu (đơn vị: đồng)
Năm 2002
=
1134353446 + 1300153106
2
=
1.217.253.276
Năm 2003
=
1.300.153.106 + 1.421.571.342
2
=
1.360.862.224
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu :
Năm 2002
=
6.958.377.576
=
5,72 (vòng )
1.217.253.276
Năm 2003
=
7.569.886.916
=
5,56 (vòng )
1.360.862.224
Chỉ tiêu thời gian quay vòng của các khoản phải thu :
Năm 2002
=
365
=
63 (ngày )
5.72
Năm 2003
=
365
=
65 (ngày )
5.56
Dựa vào số liệu tính toán của hah chỉ tiêu trên ta nhận thấy qua các năm số vòng luân chuyển các khoản phải thu giảm dần : Năm 2002 là 5,72 vòng, năm 2003 là 5,56 vòng. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu này giảm đi đã ảnh hưởng tới thời gian quay vòng các khoản phải thu. Thông thường sau khi sản phẩm giao cho khách hàng thì khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán ngay cho Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đã bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn, thời gian chiếm dụng vốn trung bình là ( 63 +65 )/2 = 64 ( ngày ) có nghĩa là Công ty hoàn tất thủ tục và giao sản phẩm cho khách hàng thì khoảng 64 ngày sau khách hàng mới thanh toán tiền cho Công ty. Với thời gian bị chiếm dụng vốn như vậy là điều không tốt cho Công ty nhất là trong thời điểm hiện nay. Nhưng số vòng luân chuyển các khoản phải thu một năm của Công ty như vậy không phải là cao, nhất là Công ty hoạt động kinh doanh chỉ nhận được tiền sau khi hoàn tất thủ tục và giao hàng cho khách hàng nên không tránh khỏi tình trạng khách hàng nợ nần thì số vòng luân chuyển như vậy là hợp lý.
Bên cạnh việc phân tích số vòng luân chuyển các khoản phải thu và thời gian quay vòng các khoản phải thu, chúng ta cần phải phân tích tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn nhằm để biết được với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mức vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính như sau :
Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tồng nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
Năm 2002
=
1.300.153.106
11.168.321.829
*
100
=
11,64%%
Năm 2003
=
1.421.571.342
11.589.032.147
*
100
=
12,26 %
Nhìn chung sự gia tăng của nguồn vốn được huy động so với sự gia tăng các khoản phải thu với tốc độ tương đối đồng đều, năm 2002 so với năm 2003 không cách biệt nhau nhiều và tỷ trọng của các khoản phải thu và nguồn vốn trong các năm là không cao.
Năm 2002, tổng giá trị các khoản phải thu chiếm 11,6 % trên tổng nguồn vốn. Năm 2003, tổng nguồn vốn tăng thêm 420.710.318 đồng hay đạt 103,77% so với năm 2002 , trong khi đó giá trị các khoản phải thu tăng 121.418.236 đồng hay đạt 109,34% so với năm 2002. Điều này cho thấy, năm 2003 doanh nghiệp đã không làm tốt việc thu hồi nợ, làm các khoản phải thu tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn là 5,55%. Năm 2003 thì tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn cũng cao hơn năm 2002 là 0,62%. Tuy nhiên năm 2003 là năm Công ty có kết quả kinh doanh tương đối tốt so với các năm khác với mức lợi nhuận là 1.226.580.405 đồng, tăng 332.124.960 đồng so với năm 2002. Vì vậy, Công ty có thể cải thiện được tình hình công nợ trong năm 2003.
Hơn nữa, tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn trong cả hai năm là không cao. Có nghĩa là năm 2002 trong tổng nguồn vốn thì có 11,64% vốn thực chất không tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và năm 2003 là 12,26%. Điều này chứng tỏ mức vốn bị chiếm dụng của Công ty là tương đối thấp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chiếm dụng vốn giữa các Công ty là xảy ra thường xuyên. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để cải thiện tình hình này, đặc biệt là phải tìm cách thu hồi các khoản nợ, để các khoản thu này giảm dần trong các năm sau.
Để có thể làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc các khoản phải thu tăng thì chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích chi tiết công nợ phải thu theo từng khoản mục sau:
Bảng 3: công nợ phải thu của công ty cổ phần giầy hà nội
2002-2003
Đơn vị tính : đồng
Các khoản mục
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
I. Các khoản phải thu
1300153106
100
1421571342
100
121418236
1. Phải thu của khách hàng
1156476825
88,95
1256673198
88,4
100196373
2. Trả trước cho người bán
0
0
0
0
0
3. Thuế GTGT được khấu trừ
9773981
0,75
30995844
2,18
21221863
4. Phải thu nội bộ
133902300
10,3
133902300
9,42
0
5. Các khoản phải thu khác
0
0
0
0
0
Nguồn : Phòng kế hoạch - XNK
Qua bảng 3 ta nhận thấy các khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp có chiều hướng đi lên, nó không ngừng tăng qua các năm,năm 2003 là 1.421.571.342 đồng, tăng 121.418.236 đồng so với năm 2002. Nguyên nhân là do cả hai khoản phải thu của khách hàng và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đều tăng lên.
Các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công nợ phải thu.Năm 2003, khoản phải thu của khách hàng là1.421.571.342 đồng, chiếm tỷ trọng 88.4% trong các khoản nợ phải thu, so với năm 2002 giảm 0.55% về tỷ trọng nhưng lại tăng về mặt số tiền là 100.196.373 đồng. Lý do là năm 2003, Công ty có thêm nhiều hợp đồng mới được thể hiện qua các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và doanh thu của công ty đều tăng. Do đó, ngoài những khoản phải thu của khách hàng năm trước, Công ty còn có thêm các khoản phải thu từ những hợp đồng mới. Vấn đề đặt ra là Công ty cần có các biện pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này.
Các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều bằng không.
Các khoản phải thu nội bộ không tăng về số tiền nhưng giảm về tỷ trọng còn 9.42% năm 2003.
2.2.2.2.Tình hình quản lý công nợ phải trả
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là Công ty chuyên gia công cho đối tác nước ngoài, bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các mặt hàng túi da, giày da để phục vụ thị trường trong nước. Do đó,mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đối tác thường xuyên và liên tục diễn ra. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ với các đối tác khác nhau mà doanh nghiệp được hưởng các hình thức thanh toán khác nhau.Trong các hình thức thanh toán của doanh nghiệp áp dụng thì hình thức thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi được áp dụng phổ biến nhất, phần còn lại chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.Để thuận lợi cho việc chi trả người cung cấp hay việc chi trả nội bộ, Công ty có mở tài khoản riêng tại ngân hàng và cũng thuận lợi cho các đối tác khi thanh toán tiền hàng với Công ty.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp thường làm cho doanh nghiệp mất tự chủ về tài chính. Khi đó công nợ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp trong công tác thanh toán.
Không phải khi gặp rủi ro thì công nợ mới là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, trên thực tế công nợ phải trả luôn là bài toán nan giải làm đau đầu các nhà quản trị tài chính. Công ty cổ phần giầy Hà Nội cũng không tránh được tình trạng khó khăn đối mặt với các khoản phải trả. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được huy động từ vốn của các thành viên trong Công ty và do Nhà nước cấp. Do đó những khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng hợp pháp của các bạn hàng luôn đóng vai trò khá tích cực trong việc tạo thêm nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp .
Bên cạnh đó, Công ty còn quan tâm đến thời hạn phải trả của các khoản nợ và cân đối các nguồn trả nợ một cách cụ thể, tránh tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn,đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán sau này.
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
=
Tổng số tiền hàng mua chịu
Số dư bình quân các khoản phải trả
Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải trả của Công ty trong vài năm gần đây, ta tính các chỉ số sau:
Trong đó :
Số dư bình quân các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
2
Năm 2002
=
2.464.493.116 + 3.323.714.616
2
=
2.894.105.366
Năm 2003
=
3.323.714.616 + 3.222.479.917
2
=
3.273.097.267
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả :
Năm 2003
=
8.540.376.914
3.273.097.267
=
2,61 vòng
Năm 2002
=
6.579.290.729
2.894.105.366
=
2,26 vòng
Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải trả :
Thời gian quay vòng các khoản phải trả
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Năm 2002
=
365
2,26
=
161 ( ngày )
Năm 2003
=
365
2,61
=
139 ( ngày )
Thông qua các chỉ tiêu trên ta nhận thấy số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2002 là 2,26 vòng và năm 2003 là 2,61 vòng không đồng đều nhau. Thời gian quay vòng các khoản phải trả năm 2002 là 161 ngày và năm 2003 là 129 ngày, điều này chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, Công ty chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác trong một thời gian tương đối dài. Nếu so sánh với số vòng luân chuyển các khoản phải thu là lớn hơn 5,56 vòng thì thầy thời gian quay vòng các khoản phải trả ngắn hơn thời gian quay vòng các khoản phải thu tức là Công ty thu hồi nợ nhanh hơn so với việc đi trả nợ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán các khoản phải trả của Công ty. Tuy nhiên Công ty cần phải chú ý đến thời gian quay vòng các khoản phải trả có phù hợp với thời gian mua chịu do người bán quy định hay không để có thể duy trì mức độ quay vòng các khoản phải trả cho hợp lý, tránh bị phạt do trả tiền muộn, đảm bảo uy tín cho Công ty.
Bên cạnh việc phân tích số vòng luân chuyển và thời gian quay vòng các khoản phải trả, chúng ta cần phải phân tích tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải trả, chúng ta cần phải phân tích tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải trả và tổng nguồn vốn nhằm biết được các khoản phải trả và tổng nguồn vốn nhằm biết được các khoản phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn được huy động. Từ đó biết được mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Tỷ lệ nợ
=
Tổng giá trị các khoản phải trả
Tổng nguồn vốn
Năm 2002
=
3.323.714.616
11.168.321.829
=
29,76%
* 100
Năm 2003
=
3.222.749.917
11.589.032.147
=
27,81%
* 100
Năm 2003, tỷ lệ nợ là 27,81% giảm so với năm 2002 là 1,95%, vậy thực chất doanh nghiệp chỉ có 72,19% nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại 27,81% là vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Tỷ lệ này là tương đối cao rất có lợi cho Công ty trong việc dùng nguồn vốn này để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cạnh đó thì Công ty vẫn có khả năng trả được các khoản nợ. Để có được điều này thì ta cần căn cứ vào tốc độ tăng hay giảm của các khoản phải trả. So với tốc độ tăng của nguồn vốn là 103,77% tốc độ các khoản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36745.doc