Đề tài Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và thực trạng cổ phân hoá

MỤC LỤC

 Trang

A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

I- CÁC CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1- khái niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và quy định về công ty cổ phần

2. Một số quan điểm cơ bản trong quá trình tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước

3. các kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước

3.1- Kinh nghiệm CPH ở Liên Xô (cũ)

3.2- Kinh nghiệm CPH ở Trung Quốc

3.3- Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ việc cổ phần hoá, tư nhân hoá ở các nước trên thế giới

II- DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHÂN HOÁ

1- Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam và tiến trình cổ phân hoá

2- Nguyên nhân của tình trạng trên là:

3- Một số kết quả đã đạt được

III. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời hoạt động của công ty cổ phần.

2. Từng bước xây dựng thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán

3. Thành lập cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

C. Kết luận

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và thực trạng cổ phân hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hành kèm theo Quyết định 202- HĐBT và được cụ thể hoá đầy đủ, chi tiết trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ tài chính và một số sách, báo đã công bố (70). Do điều kiện đặc thù của nước ta chưa có thị trường chứng khoán, nên công việc này cần tranh thủ sự trợ giúp của các công ty kiểm toán, các tổ chức tài chính quốc tế. Và điều quan trọng hơn là cần thành lập một cơ quan chuyên trách về vấn đề này để theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong quá trình làm thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước ở giai đoạn này. Công việc xác định giá trị của doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, cũng không nên quá câu nệ vào trở ngại này mà làm chậm trễ quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước sang các hình thức công ty cổ phần để thích ứng kịp với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa ở nước ta. - Quan điểm thứ sáu. Phương pháp bán cổ phiếu ở những doanh nghiệp được chọn cổ phần hoá cần thực hiện công khai, rõ ràng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Về cơ bản có thể vận dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp cổ phần hoá sau: + Bán cho các đối tượng xác định trước, áp dụng cho các doanh nghiệp có bộ máy quản lý yếu kém. Các đối tượng được lựa chọn thường đóng vai trò những cổ đông chủ lực để tạo lập cơ sở cho việc tiếp tục cổ phần hoá rộng rãi sau này. Vì vậy, thường là những người có vốn, có trình độ kỹ thuật hoặc có kinh nghiệm về quản lý. áp dụng phương pháp này, thường thích hợp cho loại doanh nghiệp Nhà nước sẽ được chuyển thành công ty cổ phần tư nhân. + Bán rộng rãi cho mọi đối tượng, áp dụng cho các doanh nghiệp có thành tích kinh doanh khả quan, mức độ lợi nhuận bảo đảm. Đối với những doanh nghiệp này, mức giá cổ phiếu cần phải được nghiên cứu cụ thể theo quan hệ cung cầu của thị trường những người mua tiềm năng. + Bán cho nội bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và họ có khả năng mua đại bộ phận cổ phiếu của doanh nghiệp. Việc bán cổ phiếu có thể được bán trực tiếp tại trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc uỷ thác cho các ngân hàng, các công ty tài chính làm đại lý. - Quan điểm thứ bảy. Để thực hiện thành công chương trình cổ phần hoá. Nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn mà cần phải biết chấp nhận một khoản phí tổn nhất định. Đó là những khoản phí tổn cần thiết mà ở nước nào cũng có như những chi phí bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm và tìm kiếm nghề mới, những chi phí do bán giá thấp nhằm ưu đãi những tầng lớp dân cư nhất định theo những mục tiêu chính trị, xã hội của Chính phủ, những chi phí cho bộ máy thực hiện và các cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo. ngoài ra, với điều kiện đặc thù ở nước ta cần có thêm những phí tổn khác như vì hiệu quả và lợi ích lâu dài của việc chuyển đổi mô hình kinh doanh có thể chấp nhận bán các doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường chút ít để khuyến khích mọi người, mọi thành phần tham gia, hoặc vì các mục tiêu đa dạng hoá sở hữu và tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh nghiệp. Nhà nước có thể chấp nhận những chi phí về trợ cấp, cho vay với những điều kiện ưu đãi đặc biệt, bán giá thấp cho một số tầng lớp nhân dân và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tiễn của việc làm thí điểm cho thấy khoản phí tổn này là cần thiết cho sự nghiệp cổ phần hoá để mưu cầu lợi ích cơ bản và lâu dài hơn là lợi ích trước mắt của việc thu hồi vốn đối với Nhà nước. - Quan điểm thứ tám. Theo tinh thần Quyết định 202- HĐBT thì các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá đương nhiên sẽ hoạt động trong khuôn khổ luật công ty (có hiệu lực từ ngày 15-4-1991) cả về hình thức tổ chức quản lý lẫn hoạt động tài chính. Vì vậy, cần phải có điều lệ và quy chế hoạt động tuân thủ theo các quy định của Luật công ty. Một vấn đề đặt ra: ai sẽ là người thay mặt cho sở hữu Nhà nước trong các công ty này? Vì theo những quy định bổ sung của Luật công ty thì viên chức Nhà nước không được làm sáng lập viên hoặc quản trị viên trong công ty . Điều này đòi hỏi cùng với việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Nhà nước phải gấp rút xây dựng một đội ngũ các nhà sáng lập viên độc lập không phụ thuộc hàng ngũ công chức ỏ các Bộ chủ quản và địa phương để thay mặt Nhà nước quản lý các nguồn vốn trong các công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà nước. Xét về mặt tổ chức, đội ngũ này sẽ thuộc một cơ quan của Nhà nước hoạt động như một công ty tài chính quốc gia, chuyên trách quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư thông qua hình thức các công ty cổ phần nhằm bảo toàn và phát triển sở hữu Nhà nước theo các yêu cầu điều tiết định hướng nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xây dựng đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh đủ năng lực hoạt động trong điều kiện mới, không phân biệt thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân. Trong nhiều trường hợp, có thể thuê các nhà quản trị kinh doanh nước ngoài để học tập kinh nghiệm và kiến thức cũng như kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. - Quan điểm thứ chín. Các doanh nghiệp được lựa chọn để cổ phần hoá cần phải có sự giải quyết rõ ràng, dứt điểm các vấn đề tồn đọng về tài chính và lao động trước khi chuyển sang công ty cổ phần. Các vấn đề tài chính có thể gồm: + Các tài sản đang chờ thanh lý. Cần phải cố gắng giải quyết nhanh theo các quy định của Thông tư 34 TC/CN ngày 31/7/1990 của Bộ tài chính. Nếu xử lý không kịp thì phải để riêng để Bộ chủ quản và cơ quan tài chính tiếp tục xử lý. + Các tài sản mất mát, thiếu hụt, cần phải truy cứu trách nhiệm rõ ràng và kết luận dứt khoát về cách giải quyết. + Các khoản nợ phải đòi, phải trả. Cần phải xử lý các khoản này theo hướng dẫn của Ban thanh toán nợ Trung ương (giai đoạn 2). Nếu chưa xong thì phải báo cáo đầy đủ để Bộ chủ quản và cơ quan tài chính có biện pháp cụ thể để xử lý trước khi tiến hành cổ phần hoá. + Các nguồn vốn liên doanh, liên kết. Cần phải được thống kê và báo cáo đầy đủ để Bộ chủ quản và cơ quan tài chính xử lý. Hoặc là chuyển thành vốn góp trong công ty cổ phần, hoặc là sẽ chuyển thành phần nợ để Nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán sau. Đối với các liên doanh với nước ngoài cũng có thể giải quyết theo hướng này. + Các vấn đề về lao động thì đã có sự hướng dẫn trong Thông tư 09/LĐTBXH-TT ngày 27/7/1992 của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Về cơ bản cần phải giải quyết tốt các v ấn đề về chính sách và chế độ cho những người lao động nghỉ hưu, mất sức, thôi việc, tuyển dụng lại, tìm việc mới, các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong quá trình xử lý nếu có vấn đề gì vượt khỏi thẩm quyền của doanh nghiệp thì báo cáo lên Bộ chủ quản giải quyết. 3. các kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước 3.1- Kinh nghiệm CPH ở Liên Xô (cũ) Thường "chương trình đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách kinh tế của Chính phủ liên bang Nga", những nhiệm vụ cơ bản của việc tư nhân hoá cần phải thực hiện trong vòng 3 - 4 năm. Hiện nay các vấn đề về tổ chức, lập pháp, thể chế liên quan đến tư nhân hoá đã được hoàn thành. Thời gian tiếp theo, tư nhân hoá sẽ được thực hiện theo "luật về tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh và công cộng", đồng thời Liên bang Nga cũng tiến hành hoàn thiện các văn bản dưới luật, cũng như hoàn thiện thêm bản thân luật tư nhân hoá này. Có phần giống như Ba Lan, liên bang Nga tiến hành tư nhân hoá theo 2 hướng đó là tư nhân hoá "nhỏ": Tư nhân háo ngành thương nghiệp và dịch vụ, các xí nghiệp công nghiệp lớn và những xí nghiệp quốc doanh lớn thuộc các ngành khác. Hiện nay Liên bang Nga đang bắt đầu tiến hành 2 hướng này với tên gọi là giai đoạn tư nhân hoá hàng loạt. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tạo ra một khu vực tư nhân theo tiến trình sau: đến cuối 1993 sẽ chuyển sang khu vực tư nhân trên 30% toàn bộ giá trị tài sản sản xuất của đất nước, đến cuối năm 1994 thêm 20% nữa, và đến cuối năm 1995 phải đạt được 60%. Trong số đó 80 - 85% là chuyển cho không (sử dụng phiếu tư nhân hoá và các ưu đãi cho tập thể lao động). Năm 1992 thực hiện bước 1 là CPH các xí nghiệp lớn. Các cổ phiếu của chúng hoặc do Nhà nước nắm hoặc do tập thể lao động nắm. Với việc CPH này sẽ này sinh một xu hướng ngược lại, xu hướng đã hình thành trước đây. Đó là xu hướng giảm cơ cấu độc quyền, thiết lập các xí nghiệp nhỏ và vừa.. để thực hiện có hiệu quả tư nhân hoá "nhỏ" người ta dự kiến cho phép thuê thâu mặt bằng và đất canh tác của các xí nghiệp được tư nhân hoá, mở rộng khả năng cấp tín dụng bằng cách đánh thuế bất động sản, tăng kích thích để mua các xí nggiệp cho thuê thầu, không cho phép các cơ quan quản lý tài sản tư nhân hoá có quyền thu nhập nào khác ngoài một phần trích từ thu nhập do bán tài sản, chuyển phần lớn tiền thu được do tư nhân hoá cho ngân sách địa phương. Quá trình CPH phần lớn các xí nghiệp lớn của Liên bang Nga được tiến hành vào tháng 7 đến tháng 10 năm 1992. Các xí nghiệp này sẽ được cải tạo thành xí nghiệp cổ phần mở. Cổ phiếu của các xí nghiệp này được bán rộng rãi để thu lại phiếu tư nhân hoá đã phát cho nhân dân. ở cấp xí nghiệp, để thực hiện CPH, ban giám đốc cùng với tập thể công nhân sẽ soạn thảo ra một kế hoạch tư nhân hoá, phương án phân chia quyền lợi cho người lao động, cách thức và tiến trình bán cổ phiếu, có thể bán đấu giá cổ phiếu khống chế hoặc các nhóm cổ phiếu khác. ở cấp Nhà nước, chương trình tư nhân hoá có nêu một số phương án phân chia quyền lợi cho người lao động như sau: - Người lao động được chia 25% cổ phiếu ưu đãi không mất tiền mà có quyền mua 10% cỏ phiếu, có quyền biểu quyết với giá giảm 30% so với danh nghĩa. lãnh đạo xí nghiệp có thể mua theo tiêu chuẩn đến 5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. - Công nhân có thể mua 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết theo những điều kiện do Nhà nước quy định. - Công nhân có quyền mua 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết giảm giá 30%, và một nhóm công nhân có quyền mua 20% cổ phiếu có quyền biẻu quyết theo những điều kiện đặc biệt, không giảm giá, nếu họ chịu trách nhiệm không để cho xí nghiệp phá sản và thực hiện đúng kế hoạch tư nhân hoá. Phương án này chỉ áp dụng những xí nghiệp có quy mô trung bình không phải CPH bắt buộc. Việc phát huy không hay bán theo những điều kiện ưu đãi một phần cổ phiếu của xí nghiệp cho các thành viên tập thể lao động theo những phương án mà họ lựa chọn sẽ được thực hiện ngay trong tiến trình biến xí nghiệp thanh Công ty cổ phần. ở các xí nghiệp sẽ thành một hội đồng giám sát bao gồm đại diện của ban giám đốc, tập thể lao động, cơ quan tư nhân hoá và chính quyền địa phương. Hội đồng giám sát tiến trình tư nhân hoá theo kế hoạch đã định ở xí nghiệp, kể cả việc thực hiện những ưu đãi đối với công nhân viên. Vừa qua liên bang Nga không kể tuổi tác, địa vị xã hội, mức trhu nhập.v.v... điều được phát phiếu tư nhân hoá như nhau. Với phiếu này họ có quyền đổi lấy cổ phiếu của xí nghiệp tư nhân hoá với giá trị nhất định (do Liên Xô tối cao quyết định). Dự định đến năm 1993 - 1994 sẽ phát bổ sung một đợt mới phiếu tư nhân hoá. Phiếu tư nhân hoá có thể được sử dụng theo những cách sau: 1- Đổi trực tiếp giấy cổ phiếu của xí nghiệp công nhân của các xí nghiệp có thể đổi lấy cổ phiếu với những điều kiện ưu đãi, cũng như được tham gia giá các cuọc bán đấu giá đặc biệt để mua cổ phiếu như mọi công dân khác ngoài xí nghiệp. 2- Đổi lấy cổ phần của các quỹ đầu tư tư nhân hoặc quốc doanh. Các quỹ đầu tư sẽ thu phiếu tư nhân hoá và và dùng chúng để mua cổ phần của các xí nghiệp. Như vậy mỗi quỹ đầu tư sẽ có nhiều cổ phần trong nhiều xí nghiệp khác nhau. Họ sẽ dùng lãi cổ phần thu được từ các xí ngiệp để trả lãi cho những người mua cổ phiếu của mình. 3- Cách thứ ba là bán phiếu tư nhân hoá để lấy tiền. Để tránh mất giá hoặc thiếu lòng tin vào phiếu tư nhân hoá, Nhà nước quy định rằng tổng số cổ phiếu phát hành trên thị trường sẽ nhiều hơn phiếu tư nhân hoá phát cho nhân dân (nghĩa là tạo chênh lệch cung vượt cầu để phiếu tư nhân hoá không bị mất giá: các xí nghiệp cần tư nhân hoá phải bán trên 35% cổ phiếu của mình để lấy phiếu tư nhân hoá. Đồng thời Nhà nước lập ra các cơ quan tài chính đặc biệt để tư vấn cho tư nhân xử dụng phiếu có hiệu quả. Nhà nước cũng bảo đảm mọi mặt về thông tin để nhân dân có thể lựa chọn theo ý mình. Triển vọng tư nhân hoá đến năm 1995 Với tiến trình mở của nền kinh tế của liên bang Nga và với quyết tâm thúc đẩy tư nhân hoá, xây dựng kinh tế thị trường, Chính phủ cho rằng chương trình tư nhân hoá có thể đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực tế sẽ khó đạt được kết quả như vậy, vì như các nước Đông Âu. Nhân dân liên bang Nga không thể lấy đâu ra tiền để mua khối lượng tài sản khổng lồ thuộc sở hữu Nhà nước ước tính khoảng 2500 tỷ rúp vốn cố định và 1100 tỷ rúp vốn lưu động. Việc bán rộng rãi cổ phiếu bao bồ 3 giai đoạn: - Bán ưu đãi những người đầu tư lớn mua cổ phần khống chế của xí nghiệp. Nếu chọn phương án đâu đãi thứ hai, thì chính tập thể công nhân viên xí nghiệp đó sẽ là những người nắm cổ phần khống chế. Nếu chọn phương án ba, thì chủ một nhóm công nhân của xí nghiệp mới có khả năng khống chế xí nghiệp trong tay. Ngoài ra, khi có được một lượng phiếu tư nhân hoá nhất định, các quỹ đầu tư cũng có thể trở thành người đầu tư chính của xí nghiệp. - Bán số cổ phiếu phần còn lại thông qua đấu thầu. Trong năm 1993 sẽ kết thúc về cơ bản quá trình tư nhân hoá nhỏ. Để đẩy nhanh tư nhân hoá, Chính phủ sẽ thực hiện phân phối loạt phiếu tư nhân hoá mới, tiến hành tư nhân hoá nhà ở, điều chỉnh mức lãi cổ phân, tăng trợ cấp ngân sách và tín dụng ưu tiên cho những nơi thực hiện tốt nhiệm vụ tư nhân hoá. Nhà nước khuyến khích hình thức đấu giá cạnh tranh để tuyển chọn mua xí nghiệp, đồng thời sẽ chú ý giải quyết những hậu quả về mặt xã hội như công ăn việc làm. Nhà nước hứa sẽ mở rộng danh sách các xí nghiệp tư nhân hoá đối với khách hàng nước ngoài, và dựa vào luật đàu tư sẽ có những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Đến cuối năm 1995 giá trị tài sản sản xuất của đất nước thuộc khu vực quốc doanh sẽ còn khoảng 40%. Đây là một bước đi khá lớn, những tiến mạnh vào kinh tế thị trường thì kết quả tư nhân hoá đó chưa đạt tới giới hạn cuối cùng. 3.2- Kinh nghiệm CPH ở Trung Quốc Trung Quốc bắt đầu thí điểm CPH các doanh nghiệp Nhà nước của họ vào đầu những năm 1980, họ đã gặt hái được những kinh nghiệm đáng chú ý. Từ ngày 22 đến ngày 25/8/1987 tại Hàn Châu (Sơn Tây) Chính phủ tổ chức hội nghị thảo luận về 3 năm thực hiện về CPH. Chỉ tính riêng trong 5 tỉnh thành phố (Thẩm Dương, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiển Tây) đã có trên 1500 xí nghiệp quốc doanh cổ phần hoá với tổng số vốn lên tới hàng chục tỷ nhân dân tệ. Ngày 15/7/1984 thành lập Công ty cổ phần đầu tiên của cả nước với số vốn cổ phần của bên ngoài Công ty lên tới 5318000 nhân dân tệ chiếm 73,6% tổng giá trị doanh nghiệp. 3.3- Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ việc cổ phần hoá, tư nhân hoá ở các nước trên thế giới - Cổ phần hoá phải được nghiên cứu toàn diện. Nó không phải là mục đích tự thân, mà là một bộ phận trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy bố trí tốt hơn các nguồn lực, khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển thị trường vốn. - Việc nghiên cứu thiếu thận trọng các phương án lựa chọn trước khi hành động có thể dẫn đến những sai lầm tốn kém. Nhiều chương trình các xí nghiệp mới chỉ chủ trọng đến hiệu quả thu hồi trước mắt, nhưng lại chưa quan tâm đến tìm cách bảo đảm lợi nhuận tài chính lâu dài. - Trong trường hợp thị trường vốn chưa phát triển thậm chí còn yếu kém thì việc cổ phần hoá cần phải thận trọng và phải được cụ thể hoá trong chủ trương bán một phần tài sản. Điều kiện tài chính là kiên quyết, nếu không trong nên kinh tế sẽ xuất hiện những tình trạng bất thường. Nhiều nước đã thu hẹp thị trường tài sản của mình băng cách giới hạn hoặc loại trừ sự tham gia của người nước ngoài. + Xây dựng một chiến lược cổ phần hoá và phân loại xí nghiệp quốc doanh là bước cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu và quan điểm của Nhà nước. + Việc cổ phần hoá yêu cầu phải có các cán bộ phải có trình độ, quản lý một chương trình CPH là công việc phức tạp trong khi nhiều quan chức Chính phủ chưa có đầy đủ năng lực cần thiết. Mặt khác Nhà nước thường ở thế yếu trong thương lượng: nhiều xí nghiệp không hấp dẫn, lại thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trong việc bán tài sản. Trong những trường hợp như vậy, kết cục chung thường thấy là tài sản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó, và cuối cùng, điều cần phải có là công khai và lòng tin tưởng của quần chúng đối với chương trình cổ phần hoá. II- Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam và thực trạng cổ phân hoá 1- Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam và tiến trình cổ phân hoá Thực tiễn không những năm vừa qua đã khẳng định đường lối đổi mới ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, nhiều nhà kinh tế trên thế giới đánh giá cao thành tự đổi mới của Việt Nam, coi đó là "hiện tượng Việt Nam". Tuy nhiên quá trình cải cách cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề nâng cao vai trò, hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và quá trình CPH và quá trình CPH loại hình doanh nghiệp này. Trước kia chúng ta có hơn 12000 doanh nghiệp Nhà nước. Sau quyết định 388 cảu Chính phủ, sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước, vừa giải thế các doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm, vừa sát nhập, đến nay chúng ta còn gần 6000 doanh nghiệp nữa. Bên cạnh những mặt được, hoạt động doanh nghiệp Nhà nước bộ lộ nhiều hạn chế. - Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ, vốn ít, kỹ thuật lạc hậu. ở nước ta số doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 50%. Năm 1994 doanh nghiệp thu trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước do bộ, ngành trung ương quản lý là 64 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp địa phương quản lý là 16 tỷ đồng/ năm. Trừ một số doanh nghiệp Nhà nước mới xây dựng trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp lại có kỹ thuật lạc hậu so với thế giới tới 2 - 3 thế hệ như ngành đường sắt, đóng tầu, cơ khí... vì vậy sản phẩm của các doanh nghiệp này cung cấp có chi phí sản xuất cao, chất lượng kém. - Tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa kéo dài giữa các doanh nghiệp Nhà nước là hiện tượng phổ biến. Tính đến 31/12/1994 tổng số công nợ phải thu chiếm 20% doanh thu khu vực kinh tế này, bằng 54% tổng số vốn của doanh nghiệp và tổng số công nợ phải trả chiếm 26,4% doanh thu. Trừ một số doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ như ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, còn lại đại bộ phận của doanh nghiệp Nhà nước đều có số nợ phải trả lớn hơn số nợ phải thu, số nợ không có khả năng thanh toán rất lớn. - Hệ thống quản lý nặng lề, kém linh hoạt, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Các quyết định đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, các phương án đổi mới kỹ thuật và công nghệ, phân phối tài chính.. có quá nhiều quy định, thủ tục phiền hà, chế độ tập thể quyết định, trên thực tế không ai chịu trách nhiệm, gây thất thoát lớn đối với tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước rất thấp nhiều doanh nghiệp Nhà nước không bảo tồn được vốn, mức sử dụng lao động thấp, tốc độ chu chuyển của vốn chậm, sức cạnh tranh yếu. Đến cuối năm 1994, riêng nó doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý thua lỗ lên tới 469 doanh nghiệp, chiếm 12% tổng số doanh nghiệp Nhà nước và 33,2% tổng số lỗ của khu vực kinh tế Nhà nước. Có doanh nghiệp trước khi có quyết định giải thế còn mắc nợ hàng trăm tỷ đồng và hàng triệu đô la. Mặc dù Chính phủ thường xuyên rà soát công nợ của doanh nghiệp Nhà nước và có chính sách phù hợp đối với số nợ tồn đọng từ nhiều năm trước, nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn không có khả năng trang trải công nợ bằng lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp này. Hiện tượng các doanh nghiệp Nhà nước "ăn vào vốn" vẫn còn khá phổ biến, như vậy sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà nước quá lớn trở thành gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Thực trạng sự hoạt động kém hiệu quả, kém năng động của khu vực kinh tế Nhà nước là hiện tượng phổ biến ở các nước. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 ở các nước tư bản đã diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 2- Nguyên nhân của tình trạng trên là: - Về nhận thức và hành động từ các cơ quan quản lý đến doanh nghiệp chưa đầy đủ hành động chưa thường xuyên, liên tục: + Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Do đứng trước ba nguy cơ lớn của đất nước là: nguy cơ đi chệch hướng XHCN, nguy cơ tụt hậu so với sự phát triển chung, nguy cơ của quốc nạn tham nhũng của số cán bộ có chức có quyền: Cán bộ các cấp còn rất dè dặt trong việc chỉ đạo công tác CPH. Vì cổ phần doanh nghiệp Nhà nước sẽ chuyển từ hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu có một phần của Nhà nước. Nhiều người muốn "cố thủ" tốt nhất là không hăng hái trong công tác nay để trách đi chệch hướng XHCN. Người lãnh đạo (đầu tầu) đã không hăng hái thì không thể chuyển động được các "toa tầu" phía sau. + Đối với các doanh nghiệp: người lãnh đạo (tránh, phó giám đốc) hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang Công ty cổ phần để gìn giữ được chức vụ đó trước đại hội cổ đông? vì thế họ không muốn CPH và không chịu CPH doanh nghiệp Nhà nước, và khi CPH công nhân và lao động còn được làm việc như cũ hay không? Họ được gì? hình như chưa được gì đáng kể? Thế là từ trên xuống dưới kêu thành mảng trong nhận thức và hành động. Để đảm bảo "an toàn" và giữ được "ghế" tránh được "nguy cơ đi chệch hướng XHCN" thượng sách là cùng xắn tay áo lao vào công tác này. - Khung pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ: Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước mới chỉ dừng lại ở một quyết định, một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp thiếu hoặc rất chậm trong triền khai hướng dẫn thực hiện các cơ quan chỉ đạo, nhất là mới chỉ hành động về hành chính trong khi CPH cần đến cả một loạt các quy định của các ngành luật khác như tài chính, lao động... mà đến nay chưa có nên dẫn đến thiếu sự nhất quán trong thi hành. Các điều kiện của cơ chế thị trường dành cho hoạt động này còn thiếu, tạo ra sự lúng túng trong quá trình chỉ đạo thí điểm CPH, đặc biệt là xử lý những vấn đề có tính kỹ thuật, nghiệp vụ ở cơ sở. - Hình thức CPH ở doanh nghiệp Nhà nước còn quá sơ sài gian đơn chuqa mang tính đa dạng, trong khi đó các loại hình doanh nghiệp ở các vùng, các ngành có tính đặc thù riêng. Dó đó nhièu doanh nghiệp muốn chuyển sang Công ty cổ phần nhưng chưa có hình thức chỉ đạo thích ứng. - Sự phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (kể cả Công ty cổ phần) còn nặng nền cả trong nhận thức lẫn thực tế thực hiện. - Doanh nghiệp Nhà nước được ưu ái (bao cấp) khá đậm nét về địa điểm, vốn, tín dụng... đặc biệt là kết quả quốc doanh: Nếu lỗ, mất vốn... Nhà nước vẫn còn gánh chịu. Cá nhân (tránh phó giám đốc) có mất cũng chỉ mất chức - thậm chí còn được chuyển lên chức vụ cao hơn. Trong khi Nhà nước mất đi bạc tỷ - thì họ cũng chỉ mất (hoặc tăng) chức nhưng đã "ăn đủ" cho cá nhân công nhân viên doanh nghiệp Nhà nước, ngoài lương họ còn được hưởng và các quyền lợi khác mà họ không phải bỏ vốn . - Chuyển Công ty cổ phần: Nhiều ý kiến chỉ chọn và đưa ra những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả hoặc lỗ, những doanh nghiệp lãi, có nguồn thu lớn phải giữ lại cho Nhà nước. Có nghĩa đã đã đưa ra thị trường "các loại" "hàng" thiu thối - vì thế khó có người muốn mua. Đã vậy khi chuyển sang Công ty cổ phần họ tưởng như Nhà nước mất tài sản do đó họ nâng giá trị tài sản doanh nghiệp lên quá mức thị trường có thể chấp nhận thế là tình trạng hàng bán ra đã kém lại có mức giá cao, thành thử ế ẩm. Kết quả là các doanh nghiệp Nhà nước đưa ra CPH sau một thời gian tranh cãi, tốn phí tiền của, nhân lực... nhưng lại bỏ đó. Mặt khác nếu chuyển sang Công ty cổ phần doanh nghiệp còn chịu khá nhiều những hắt hủi" của doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà trong chính sách của Nhà nước không có, nhưng trong thực tế thực hiện lại nảy sinh như tín dụng, thuế, giá trị tài sản... - Thói quen hùn vốn vào Công ty cồ phần để kinh doanh trong dân ta chưa có, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc, họ thà cất giữ (vàng, ngoại tệ): gửi tiết kiệm sinh lợi hoặc mua bất động sản sẽ an toàn hơn là mua cổ phần doanh nghiệp. Đặc biệt đây là những đồng tiền ky cóp mồ hôi nước mắt dành dụm được. - Các chính sách khuyến khích công nhân viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần chưa nhiều, chưa có sự hấp dẫn cần thiết để ho hăng hái trong hoạt động này. Nhà nước cũng cần thiết phải có một số chính sách đãi ngộ thích đáng cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phẩn thì mới tạo ra được động lực bên trong từng doanh nghiệp để thúc đẩy công tác này phát triển đúng hướng. Bên cạnh sự khuyến khích lợi ích vật chất, cũng cần có thái độ dứt khoát với các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước không cần đầu tư 100% vốn để có kế hoạch vụ thể từng bước phát triển doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc doanh nghiệp tư nhân tạo ra sự phát triển nhịp nhàng giữa các thành phần kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. - Thủ tục hành chính quá ư rườm rà và tốn kém. Một doanh nghiệp Nhà nước trị giá 2 tỷ bạc chuyển sang Công ty cổ phần mà hàng chục lượt cán bộ đến nghiên cứu, soát, xét, kiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35540.doc
Tài liệu liên quan