LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 4
1.1. Bản chất và tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.1.2. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 7
1.1.3. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 11
1.1.4. Những tác động của việc tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do 14
1.2. Hợp tác kinh tế thương mại AFTA 16
1.2.1. Mục tiêu của AFTA 17
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của AFTA 19
1.2.3. Những đặc điểm chủ yếu của AFTA 19
1.2.4. Chương trình CEPT 22
1.2.5. Một số lĩnh vực hợp tác khác trong ASEAN có liên quan với AFTA 28
1.3. Vai trò và những yếu tố tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam trong
tiến trình hội nhập AFTA 32
1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế 32
1.3.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu nâng cao sức
cạnh tranh đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế 37
154 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề và giải pháp trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm, linh kiện của ngành đóng tầu.
Đối với sản phẩm mỹ phẩm và chất tẩy rửa:
Hiện nay, sản xuất trong nước đối với mặt hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa đã đáp ứng đáng kể nhu cầu trong nước về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Tuy nhiên, phần lớn các chế phẩm dùng làm nguyên liệu cho đầu vào được nhập khẩu, mà trong đó một phần đáng kể từ ASEAN. Hiện nay các nước ASEAN đều đã đưa các mặt hàng này vào danh mục cắt giảm ngay, ngoại trừ chất tẩy rửa của Indonesia được để trong danh mục loại trừ tạm thời. Trên thực tế việc đưa các sản phẩm này vào danh mục cắt giảm thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành xi măng:
So sánh với khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực, xi măng sản xuất trong nước sẽ phần nào có lợi thế về các chi phí vận tải, bảo hành và thị hiếu tiêu dùng. Song yếu tố quan trọng là giá thành sản xuất lại là một trong những mặt không thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và cần có một thời gian tương đối dài đầu tư thì ngành này mới có mặt bằng giá thành tương đương khu vực. Hiện nay, phần lớn các nước ASEAN đều đã đưa mặt hàng này vào danh mục cắt giảm với tiến trình giảm nhanh, ngoại trừ Malaysia. Hơn nữa, ngay với hàng rào bảo hộ hiện nay, lượng xi măng nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt từ Indonesia và Thái lan đã chiếm một tỷ trọng lớn. Hiện mặt hàng này được Chính phủ đưa vào danh mục giảm thuế chậm nhất.
2.3. Xem xét Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ khi diễn ra quá trình hội nhập AFTA
2.3.1. Xem xét năng lực cạnh tranh quốc gia [20], [25], [38], [44], [45], [57]
Cho đến năm 1999, Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (World Economics Forum) đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở sử dụng 8 nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu, vừa kết hợp điều tra theo mẫu, vừa thăm dò ý kiến của 1500 công ty trên thế giới. Trong các xếp hạng khác nhau sự khác biệt trong xếp hạng ở các nền kinh tế phát triển, có đủ số liệu thấp hơn nhiều so với xếp hạng của những nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi.
Tám nhóm tiêu chí của WEF gồm:
1- Độ mở cửa của nền kinh tế (17/ 100);
2- Vai trò và hiệu lực của Chính phủ (17/100);
3- Sự phát triển của hệ thống tài chính – tiền tệ (17/100);
4- Trình độ phát triển của công nghệ (11/100);
5- Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (11/ 100);
6- Trình độ quản lý của doanh nghiệp (6/100);
7- Số lượng và chất lượng của lao động (15/100);
8- Trình độ phát triển của thể chế (6/100): bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mỗi nhóm có trọng số nhất định (tỷ trọng phần trăm trong dấu ngoặc).
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã chấp nhận xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải tuân theo các cơ chế trong nền kinh tế thị trường. Chính các cơ chế đó điều khiển sự vận hành của nền kinh tế; nó là một hệ thống cân bằng để đảm bảo cho thể chế kinh tế thị trường vận động và phát triển.
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường; cạnh tranh là phương thức sống và tồn tại của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh mà các sản phẩm mới ra đời để phục vụ cho nhu cầu con người. Cạnh tranh cũng buộc các hãng sản xuất phải điều chỉnh mức giá, qui mô và hình thức sản xuất cũng như phân phối để nhằm đạt được một kết quả duy nhất là tồn tại trên thị trường. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định lại rằng cạnh tranh chính là phương thức sống và tồn tại của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế thị trường.
Phân tích các yếu tố trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy yếu tố nào của Việt Nam cũng đều yếu kém hơn so với các nước trong khu vực. Sau đây là một số yếu tố đáng quan tâm:
Thứ nhất, độ mở cửa nền kinh tế: Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành chính sách mở cửa, nhưng sự mở cửa này còn thua xa so với các nước trong khu vực do tính không đồng bộ và thiếu nhất quán của các chính sách thương mại và chính sách đầu tư. Còn thiếu những giải pháp mạnh, những bước đi có tính chất đột phá trong việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ví dụ, Trung Quốc đã hình thành các đặc khu kinh tế. Trong các đặc khu kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được hưởng một môi trường đầu tư hoàn hảo như bất cứ các nước phát triển nào, chẳng hạn như Anh, Mỹ... Các doanh nghiệp được quyền bảo vệ tài sản vĩnh viễn, được luân chuyển lợi nhuận của họ đi bất cứ nước nào, được hưởng một chế độ an ninh hơn hẳn các khu vực khác. Những người sống và làm việc trong đặc khu kinh tế đều có giấy phép đặc biệt như một loại visa và do đó đã hạn chế được rất nhiều kẻ tội phạm vào khu vực này. Qua đó, ta thấy Trung Quốc đã tạo ra một điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp để họ tập trung vào sản xuất và kinh doanh.
Nhìn lại nước ta, ta thấy đến ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam còn phải ngại ngần về việc xin làm hộ chiếu khi muốn ra nước ngoài thăm quan và ký kết hợp đồng chứ chưa nói gì đến người nước ngoài. Như vậy, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp trong khu vực xét về góc độ độ mở cửa của nền kinh tế là yếu hơn.
Thứ hai, vai trò của Chính phủ và năng lực của các cơ quan Chính phủ. Vai trò của Chính phủ thể hiện ở mức độ can thiệp của Chính phủ thông qua chính sách tài khoá, chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, còn năng lực của các cơ quan Chính phủ thể hiện trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hành chính công. Tuy vai trò của Chính phủ đã được cải thiện, năng lực của Chính phủ cũng từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế và bất cập.
Thứ ba, nguồn nhân lực: Việt Nam có gần 80 triệu dân. Dân số Việt Nam trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 40% dân số. Điều này có nghĩa là nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào. Hơn nữa, nguồn nhân lực có giá rẻ. Do đó, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì giá nhân công rẻ. Và đây cũng là điểm mạnh để nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhưng nếu phân tích yếu tố này một cách tổng thể, có sự so sánh với các nước trong khu vực và kết quả thực tế khả năng của nguồn nhân lực nước ta, ta thấy rằng nhân công Việt Nam rẻ (không rẻ hơn Trung Quốc) nhưng chất lượng lao động lại hoàn toàn thua kém so với các nước trong khu vực. Kết quả thực tế cũng chứng minh: có rất nhiều người Việt Nam được xuất khẩu lao động sang nước ngoài đã bị trả về vì không đủ trình độ tối thiểu. Ví dụ, đi làm người giúp việc nhưng không biết sử dụng máy giặt đã làm cháy máy, là cháy quần áo... Trong khi đó số người đi lao động xuất khẩu của Philippines là gần 4 triệu; chất lượng lao động của họ đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng thế giới. Người Philippines coi giúp việc là một nghề và họ có trường đào tạo nghề này cũng rất qui củ như các trường dạy nghề khác. Chỉ qua ba yếu tố trên, những yếu tố mà ta cho rằng là ta mạnh - cũng đã thấy được rằng năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn rất yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là một nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 1997 là 49/53 nước được xếp hạng, năm 1998 do các nước trong khu vực bị khủng hoảng kinh tế, Việt Nam xếp 39/53 nước, năm 1999 xếp 48/59 nước là những vị trí thấp. Cũng cần nói thêm, chỉ tiêu này chưa xét đến những nhân tố khác ảnh hưởng mạnh đến thu hút đầu tư nước ngoài như qui mô của nền kinh tế thị trường như trong trường hợp của Trung Quốc. Tuy Trung Quốc được xếp thứ hạng thấp (xếp thứ 41 năm 2000, thứ 32 năm 1999, thứ 28 năm 1998 và 29/53 năm 1997), song Trung Quốc vẫn thu hút đầu tư nước ngoài rất cao và ngày càng tăng...
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá, trong đó trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3. Do thay đổi như vậy, xếp hạng của Việt Nam chỉ còn 53/ 59 và năm 2001 xếp hạng 62/75 nước. Sự xếp hạng cụ thể của 8 khối tiêu chí lớn của Việt Nam năm 1999 như sau:
Bảng 7 - Xếp hạng của các khối tiêu chí của Việt Nam năm 1999
Độ mở
55
Chính phủ
14
Tài chính
45
Kết cấu hạ tầng
53
Công nghệ
50
Quản lý
50
Lao động
43
Thể chế
31
Bảng 8 - Xếp hạng của các khối tiêu chí của Việt Nam năm 2000
Sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ
50
Tài chính
47
Độ mở
56
Xếp hạng chi tiết năm 2001 của WEF cho Việt Nam cho thấy, chỉ số về năng lực cạnh tranh hiện tại (CCI) đứng thứ 62, xếp hạng hoạt động doanh nghiệp và chiến lược đứng thứ 64, xếp hạng chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia đứng thứ 64.
Với sự đánh giá như trên (ở đây xin phép không bình luận về độ chính xác của xếp hạng trên), có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm và dịch vụ của mình vì nhiều yếu tố như khả năng tiếp cận thị trường vốn, công nghệ, ngoại tệ, chi phí của các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng vv... đều bất lợi so với những nước được xếp hạng cao hơn. Yếu tố Chính phủ đối với Việt Nam chỉ được xếp hạng cao nhất trong khi lao động - vốn được coi là một thế mạnh của Việt Nam - chỉ được xếp hạng tương đối thấp do tỷ lệ đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thấp. Việt Nam được tổ chức Tư vấn về rủi ro kinh tế và chính trị có trụ sở tại Hồng Kông xếp hạng cao nhất về an toàn ở Đông Nam á là một tín hiệu đáng khích lệ để thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cũng tổ chức đó lại xếp hạng Việt Nam thấp nhất về độ công khai, minh bạch (9,63/10) phản ánh sự lo ngại của giới kinh doanh về lĩnh vực này ở Việt Nam.
Đặc biệt yếu tố sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ trong xếp hạng năm 2000 với trọng số được nâng lên càng bộc lộ những hạn chế trong môi trường kinh doanh. Các tiêu chí như mức độ sáng tạo, năng lực chuyển giao hay tiếp thu công nghệ, khả năng khởi nghiệp để thực hiện một ý tưởng sáng tạo đều được xếp hạng thấp trong khi các yếu tố về tài chính và độ mở vẫn chưa có cải thiện. Năng lực cạnh tranh không còn chủ yếu là dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ nhưng không được đào tạo, đồng tiền giá trị thấp, ưu đãi khuyến khích của Chính phủ về thuế hay giá.
Năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tăng trưởng và năng lực cạnh tranh hiện tại.
Năng lực cạnh tranh tăng trưởng thể hiện qua các khía cạnh:
- Năng lực đổi mới, trong đó có chất lượng của các viện nghiên cứu, việc chi tiêu của khu vực tư nhân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai;
- Năng lực khởi sự kinh doanh và khả năng cấp tín dụng;
- Độ mở cửa nền kinh tế như các chỉ tiêu về tỷ giá và xuất khẩu; vấn đề xúc tiến xuất khẩu;
- Các vấn đề tài chính như tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, vốn tài chính đối ngoại, độ vững mạnh của các ngân hàng;
Năng lực cạnh tranh hiện tại thể hiện qua các khía cạnh:
- Tính chất phức tạp của hoạt động công ty như định hướng khách hàng; cấp phép công nghệ; thẩm quyền quản lý cấp cao;
- Chất lượng của môi trường kinh doanh như chính sách chống độc quyền; khuôn khổ pháp lý;
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác:
- Hoạt động của Chính phủ như thu nhập từ thuế, tỷ lệ thuế thu nhập công ty, tỷ lệ thuế giá trị gia tăng; cơ cấu chi tiêu công; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Hạ tầng như việc sử dụng Internet; e-mail; hiệu quả hoạt động hàng không; các chỉ tiêu về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không;
- Công nghệ như việc hợp tác nghiên cứu với các trường đại học; giáo dục cấp 3; máy tính cá nhân; việc nghiên cứu ở các công ty;
- Lao động như vấn đề tiền lương; quan hệ chủ/thợ; hiệu ứng của mức tiền lương tối thiểu;
- Định chế như khuôn khổ pháp lý; vấn đề tham nhũng trong hệ thống pháp luật; tính độc lập của tư pháp; chính sách của hệ thống cảnh sát; vv...
Theo các tiêu thức này, thứ hạng của Việt Nam không cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Hơn nữa, việc cải thiện khả năng cạnh tranh diễn ra không đều, nhất là khi tác động của cuộc khủng hoảng làm cho nhịp độ tăng trưởng giảm sút đến mức thấp nhất vào năm 1999.
Do thứ bậc về cạnh tranh của nước ta đã quá thấp nên việc tụt hạng đã diễn ra không nhiều, không mạnh như một số nước trong vùng bị khủng hoảng nghiêm trọng như Indonesia, nhưng với thứ hạng năm 2000 là 53, Việt Nam hiện nay chỉ còn đứng trên 6 nước trong tổng số 59 nước so sánh là Venezuela, Nga, Zimbabwe, Ucraina, Bulgari và Ecuador. Điều đáng quan tâm là sự tụt hạng của Việt Nam (53) so với ấn Độ (49), Brazil (46) trong năm 2000 đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của nước ta để vươn lên, bởi lẽ thứ hạng năm 2000 đã được sắp xếp theo triển vọng phát triển.
Bảng 9 - Sức cạnh tranh toàn cầu
Tên nước
1997
1998
1999
2000
Tăng/Giảm
Việt Nam
49
39
48
53
-4
Trung Quốc
29
28
32
41
-12
ấn Độ
45
50
52
49
-4
Singapore
1
1
1
2
-1
Thái Lan
18
21
30
31
-13
Malaysia
9
17
16
25
-16
Indonesia
15
31
37
44
-29
Philippine
34
33
33
37
-3
Hongkong
2
2
3
8
-6
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới
2.3.2. Xem xét năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp [20], [21], [23], [34], [37], [53], [61]
Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được thể hiện cụ thể thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Năm 1999, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trên cơ sở áp dụng phương pháp phân tích tĩnh đã có báo cáo về năng lực cạnh tranh của 40 sản phẩm và dịch vụ, chia thành 3 nhóm:
1) Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh và đang cạnh tranh có hiệu quả
Thủy sản; Trái cây đặc sản (vải thiều, soài, bưởi...); Một số đặc sản nông nghiệp (mè, măng khô); Điều; Tiêu; Gạo; Cà phê; May mặc; Da giày; Đồ uống (rượu đặc sản, bia); Hàng thủ công, mỹ nghệ thêu, ren, đồ gỗ khảm); Động cơ Diesel công suất thấp (dưới 32 sức ngựa); Giấy (viết, photocopy); Bóng đèn, bình thủy; Xăm lốp ô tô, xe máy; Chất tẩy rửa; Biến thế, cáp điện; Du lịch; Dịch vụ xây dựng (cầu, kết cấu kim loại); Khoáng sản (dầu thô, than anthrazit, khí đốt, chromit...).
Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh thuộc nhóm 1 là những sản phẩm nông sản hay khoáng sản chưa qua chế biến, có được lợi thế thiên nhiên, tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Số mặt hàng công nghiệp chế biến đều là những sản phẩm có tỷ lệ lao động, chi phí tiền công lao động tương đối thấp. Những ngành hàng này đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, đa số chưa có thương hiệu, chưa có kiểu dáng riêng, chưa tạo được cơ sở nguyên liệu, phụ liệu, cơ sở công nghệ và kỹ thuật cần thiết nên giá thành còn cao, tính độc đáo của sản phẩm còn bị hạn chế nhiều. Hàng thủ công mỹ nghệ có khả năng cạnh tranh tương đối tốt do có kỹ thuật truyền thống tinh xảo, hoa văn dân tộc độc đáo, song còn bị hạn chế vì chất lượng thiếu ổn định (như đồ gỗ khảm), năng lực sản xuất thủ công, chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn.
Du lịch Việt Nam có lợi thế rõ rệt nhờ có độ an toàn cao (theo PERC xếp cao nhất ở Đông Nam á năm 2001), có các di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên đa dạng, văn hóa ẩm thực và thị trường hàng hóa phong phú với giá cả phải chăng vv... Song, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chi phí visa, máy bay còn cao, chất lượng dịch vụ khách sạn chưa cao, nhân viên du lịch chưa được đào tạo tốt về nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Có thể thấy ngay Việt Nam chưa có sản phẩm công nghệ cao, chưa có vị thế cao trong đàm phán nên khả năng cạnh tranh của những mặt hàng trên không vững chắc, sẽ luôn bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh mới, bởi các sản phẩm thay thế và vì vậy phải thường xuyên được nâng cao. Kinh nghiệm của việc kinh doanh cá ba sa Việt nam tại Mỹ, tôm tại Nhật Bản vv.. . không phải là cá biệt và sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến khi hàng hóa Việt nam chiếm được thị phần đáng kể, đe dọa đến vị trí của các doanh nghiệp của nước nhập khẩu. Nhóm hàng này đang chiếm tỷ trọng cao trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam hiện nay và duy trì được thị phần trong nước.
Các ngành sản xuất có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, mặt nước, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp. Trong số các ngành được xếp vào nhóm này, chủ yếu là các ngành sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản như gạo, cà phê, điều, chè, cao su tự nhiên, thuỷ sản và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày. Các ngành dịch vụ có năng lực cạnh tranh gồm: bưu chính viễn thông, du lịch.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, lợi thế về giá rẻ của Việt nam đã bị thu hẹp bớt do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực với sự xuống giá các đồng bản tệ của nhiều nước. Có nguy cơ những lợi thế so sánh này sẽ tiếp tục bị giảm sút trong những năm tới khi các nước trong khu vực hồi phục được nền kinh tế sau khi đã cải cách mạnh mẽ cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Đây là nhóm ít bị ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập quốc tế mà ngược lại, có thể đây lại là cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế với nhu cầu tiêu dùng tương đối ổn định (đa số là các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày) và việc mở cửa thị trường trong nước đem lại cho đa số người tiêu dùng trong nước hàng hoá rẻ, chủng loại phong phú mà khả năng chèn ép sản xuất trong nước không nhiều. Tuy nhiên, cần thấy rằng, giá trị gia tăng được tạo ra trong nhóm ngành hàng này không cao so với các nhóm ngành khác. Với lợi thế tự nhiên, không cần thiết phải bảo hộ cao các ngành hàng này mà ngược lại, với mức độ bảo hộ thấp, động lực cạnh tranh đổi mới sản phẩm, giảm giá thành có thể giúp doanh nghiệp phát triển năng động hơn.
2. Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh có điều kiện
Chè; Cao su; Rau; Hoa tươi; Thực phẩm chế biến (thịt, cá chế biến, bánh đậu xanh, kẹo dừa vv...); Lắp ráp điện tử dân dụng; Một số sản phẩm cơ khí nhỏ; Một số hóa chất; Xi măng; Công nghệ phần mềm; Thịt lợn; Dịch vụ ngân hàng; Dịch vụ viễn thông; Vận tải hàng không; Vận tải hàng hải; Kiểm toán; Dịch vụ bảo hiểm; Dịch vụ tư vấn (pháp luật, quản lý); Dịch vụ chữa bệnh (kết hợp đông tây y, vv.. .)
Những sản phẩm thuộc nhóm 2 là sản phẩm có khả năng cạnh tranh có điều kiện bao gồm những sản phẩm rất đa dạng thuộc cả ba ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó có những ngành có thể tương đối nhanh chóng trở thành những ngành có năng lực cạnh tranh như chè, rau quả, hoa tươi. Chè là một ví dụ điển hình về tiềm năng to lớn nếu được cải thiện về giống, có công nghệ trồng trọt sạch, giảm hẳn thuốc trừ sâu xuống dưới mức các nước nhập khẩu cho phép, và chế biến thành túi công nghiệp. Tiềm năng rau quả ôn đới của vụ đông miền Bắc là rất lớn vì thu hoạch đúng vào mùa đông của Đông Bắc á và Châu Âu là những thị trường tiềm năng to lớn của Việt Nam. Những ngành khác đòi hỏi phải đầu tư lâu dài và cơ bản như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn hay cơ khí, hóa chất.
Xi măng là một sản phẩm mà về tiềm năng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh xét về cơ sở nguyên vật liệu (đá vôi, kao lanh, than đá vv. .. ) và về nguồn nhân lực. Rất tiếc là những tiềm năng đó chưa được khai thác và phát huy hợp lý, giá thành sản phẩm còn cao, chất lượng chưa thật ổn định nên ngay cầu Mỹ Thuận cũng phải xây dựng bằng xi măng Thái lan là một ví dụ điển hình cho khả năng cạnh tranh hạn chế đó. Các sản phẩm này cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trong khoảng thời gian còn lại được bảo hộ và hỗ trợ cần thiết để đối phó với thời hạn cam kết AFTA đang đến rất gần.
Đến nay, bên cạnh một số mặt hàng có năng lực cạnh tranh được cải thiện như thủy sản, rau quả, hàng thủ công, mỹ nghệ, nhiều mặt hàng khác bị giảm sút rõ rệt năng lực cạnh tranh như gạo, cà phê robusta. Các ngành hàng khác như dệt may, da giày cũng bị cạnh tranh gay gắt, phải chấp nhận giảm giá - 20% nhưng số hợp đồng vẫn giảm sút. Linh kiện máy tính của Fujitsu lắp ráp ở Việt Nam cũng giảm năng lực cạnh tranh và đang phải chuyển hướng. Vì vậy, danh mục trên chỉ có giá trị trong thời điểm nhất định và chịu sự thay đổi của diễn biến thị trường.
3. Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp
Nhóm thứ ba gồm những sản phẩm mà hiện tại và trong thời gian trước mắt, năng lực cạnh tranh có khoảng cách quá xa so với những đối tác cạnh tranh đang phải đối mặt. Những sản phẩm nông nghiệp được liệt kê là những sản phẩm mà năng suất, chất lượng, giá thành còn có khoảng cách rất xa so với các sản phẩm đang được chào bán trên thị trường thế giới. Mía đường của Việt Nam là một ngành mà về lý thuyết phải có năng lực cạnh tranh cao, song trong thực tế, từ năng suất, chất lượng mía đến qui hoạch vùng trồng trọt, hợp đồng thu mua đến công nghệ chế biến, tinh luyện đường còn quá nhiều vướng mắc cần được giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.
Các ngành hàng có tiềm lực cạnh tranh kém của Việt Nam chủ yếu là những ngành có hàm lượng vốn lớn hoặc dựa trên công nghệ hiện đại và ít phụ thuộc vào các yếu tố lao động và điều kiện tự nhiên như ngành thép và mía đường.
Các ngành dịch vụ có năng lực cạnh tranh thấp gồm: bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tiêu chuẩn đo lường. Sở dĩ những ngành này hiện còn yếu kém là do vấn đề đào tạo còn nhiều bất cập. Mặt khác, phải kể đến một nguyên nhân nữa đó là sự không thống nhất giữa các qui chuẩn quốc tế trong suốt thời kỳ dài.
Việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng lực cạnh tranh không dễ dàng vì phải đầu tư có hệ thống và trong một số trường hợp điều kiện thiên nhiên không thuận lợi bằng những đối thủ cạnh tranh khác (như bò sữa, đậu tương ...). Nếu không được bảo hộ, năng lực cạnh tranh sẽ bị đe dọa ngay trên thị trường trong nước. Trong các sản phẩm công nghiệp ở đây chỉ nêu lên mặt hàng thép vì khoảng cách về công nghệ, năng suất lao động, giá thành còn rất lớn, nguồn nguyên liệu trong nước không còn nhiều. Để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cần tính đến phương án sản xuất những loại thép hợp kim đặc chủng, sử dụng những tài nguyên trong nước.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động rất năng động và biết rất rõ về các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là về tiếp thị và nghiên cứu thị trường. Cần ý thức rằng, ngày nay, bán hàng khó hơn sản xuất ra hàng hóa rất nhiều và phải sản xuất với chi phí và chất lượng tối thiểu nhất định mới bán được hàng. Khả năng cạnh tranh của các hàng hóa, dịch vụ không tách rời năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhà nước cần tiếp tục các nỗ lực giảm chi phí các sản phẩm, dịch vụ độc quyền, cải cách kinh tế và cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và nâng cao được xếp hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng quốc tế.
Bảng xếp loại các nhóm sản phẩm và dịch vụ theo khả năng cạnh tranh được xây dựng chủ yếu dựa trên các nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của các Bộ ngành, Tổng công ty và của doanh nghiệp trong một chừng mực nhất định phản ánh được năng lực cạnh tranh của chúng trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 10 - Xếp loại các nhóm sản phẩm và dịch vụ theo khả năng cạnh tranh
I. Nhóm có khả năng cạnh tranh Bộ Công nghiệp đề nghị đưa thêm sản phẩm Khung thép xây dựng vào mục này
1. Cà phê
2. Điều
3. Lúa gạo
4.Tiêu
5. Thuỷ sản
6.May mặc
7. Giày dép
8. Động cơ Diesel nhỏ
9. Du lịch
10. Dịch vụ xây dựng (xây cầu, lắp máy, làm đường)
II. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện
1. Chè
2. Cao su
3. Rau
4.Lâm đặc sản và sản phẩm gỗ
5. Muối công nghiệp
6. Một số loại trái cây nhiệt đới, (dứa, chuối,...)
7. Một số loại hoa (phong lan)
8. Gia cầm.
9. Lắp ráp điện tử
10. Cơ khí
11. Hoá chất
12. Xi măng
13. Đóng tàu
14. Ngân hàng
15. Viễn thông
16. Vận tải hàng hải
17. Vận tải hàng không
18. Kiểm toán
19. Công nghệ phần mềm
20. Dịch vụ bảo hiểm
21. Dịch vụ tư vấn pháp luật
22. Dịch vụ y tế Trị bệnh nhiệt đới kết hợp đông - tây y có khả năng cạnh tranh; các dịch vụ khác cần nâng cấp.
III. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp
1. Mía đường
2. Bông
3. Cây có dầu
4. Đỗ tương
5. Ngô
6. Sữa bò
7. Thịt heo, thực phẩm chế biến từ thịt heo
8. Thép
Nhóm sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh được xác định dựa trên các tiêu chí sau:
- Sử dụng các lợi thế sẵn có của nước ta như nguyên liệu địa phương sẵn có, sử dụng nhiều lao động;
- Năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi;
- Chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế;
- Có thị trường tiêu thụ và khả năng mở rộng thị trường;
- Sản phẩm có tính độc đáo, quý hoặc hiếm mà nơi khác không sản xuất được;
- Suất đầu tư thấp;
- Tạo ra giá trị gia tăng cao.
Việc phân các ngành kinh doanh thành ba nhóm cung cấp cho ta những thông tin ban đầu về các ngành và là một trong các yếu tố cần xem xét trong việc xác định hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho quá trình đàm phán hội nhập. Tuy nhiên cách tiếp cận này có ba hạn chế sau đây:
Thứ nhất, việc phân tích ngành chủ yếu còn ở khía cạnh tĩnh, trên cơ sở đánh giá hiện trạng. Việc chia thành ba nhóm ngành hàng chỉ mang tính chất tương đối xét dưới hai khía cạnh. Nhìn chung, nếu so sánh với tiêu chuẩn quốc tế thì các sản phẩm dịch vụ đều có khả năng cạnh tranh thấp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1006.doc