MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Những cơ sở lí luận chung về lãi suất 3
I. Nguồn gốc và bản chất của lợi tức. 3
II. Khái niệm về lãi suất tín dụng. 4
III. Nguyên tắc xác định lãi suất. 4
1. Căn cứ vào quan hệ cung-cầu tiền vay. 4
2. Căn cứ vào thời hạn cho vay. 5
3. Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương. 5
IV. Phân loại lãi suất tín dụng. 5
1. Phân loại theo giá trị. 5
2. Phân loại theo góc độ điều tiết vốn. 5
3. Phân loại theo hình thức thanh toán. 6
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 6
1. Lượng cung, cầu vốn vay. 6
2. Thời hạn hoàn trả vốn. 7
3. Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư. 7
4. Chi phí hoạt động ngân hàng. 7
5. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước. 7
6. Tỷ giá hối đoái. 8
7. Lạm phát dự tính. 8
8. Thị trường vốn quốc tế. 9
VI. Vai trò của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 9
1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. 10
2. Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô. 10
3. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại 10
4. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. 11
Chương II: Quá trình đổi mới chính sách lãi suất của NHNNVN trong quá trình hội nhập kinh tế . 12
I. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới 12
1 Do quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế mở . 12
2 Do những bất cập của chính sách lãi suất trước đó đã không còn phù hợp với điều kiện hiện tại 12
II. Diễn biến quá trình đổi mới chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua. 14
1. Giai đoạn 1988-1992. 14
2. Giai đoạn từ 1992-1995 16
3. Giai đoạn 1/1/1996- 5/8/2000 18
4. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay. 22
III. Tổng kết quá trình đổi mới chính sách lãi suất của Việt Nam. 26
1. Bảng tổng kết quá trình đổi mới từ năm 1989-2001 26
2. Thành công chung của toàn bộ nền kinh tế. 28
3. Thành công của quá trình đổi mới chính sách lãi suất. 29
4. Một số vấn đề còn tồn tại 31
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm điều hành có hiệu quả chính sách lãi suất ở Việt Nam 33
I. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách lãi suất của Việt Nam 33
II. Các mục tiêu hướng tới của chính sách lãi suất 34
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách lãi suất trong thời gian tới 35
1. Đi tìm một hướng xác định và quản lý lãi suất cơ bản : 35
2. Quy định tỷ lệ lãi suất hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: 36
3. Xác định chênh lệch tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước và lãi suất nước ngoài hợp lý để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài 36
4. Chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cần đáp ứng với chính sách tiền tệ và những diễn biến về lãi suất và tỷ giá kịp thời. 37
5. Hoàn thiện môi trường pháp lý Ngân hàng tạo niềm tin và khuyến khích nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiết kiệm. 38
6. Tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. 38
IV. Kiến nghị: Cần có một chính sách lãi suất riêng cho người nghèo 40
Kết luận 42
Tài liệu tham khảo 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng, xoá bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng.
Từ 10/1993 thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể (Quyết định 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/1993).
Lãi suất giai đoạn này có hai loại: Lãi suất cho vay DNNN 1,8%/tháng và lãi suất cho vay đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh 2.1%/tháng.
Lãi suất cho vay theo thoả thuận giưã ngân hàng và khách hàng: Nếu vốn huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất quy định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với mức cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thoả thuận với khách hàng. Cơ chế lãi suất cho vay theo thoả thuận có người gọi đó là đã”tự do hoá lãi suất một nửa”.
2.2 Đánh giá quá trình đổi mới
Việc chuyển đổi cơ chế từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương đã có tác dụng quan trọng, xoá bỏ tình trạng bao cấp qua tín dụng trước đây và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực sự chuyển sang kinh doanh có hiệu quả với phương châm đi vay để cho vay.
Bên cạnh đó ngân hàng nhà nước đã đơn giản hoá dần việc quy định khung lãi suất, xoá bỏ sự phân biệt về lãi suất đối với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, tao điều kiện cho các doang nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện trong việc tỷ trọng cho vay đối với các doanh ngiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ nền kinh tế tăng qua các năm: năm 1991 là 10%, năm 1992 – 18%, năm 1993 – 31%, năm1994 – 37%, năm 1995 –43%.
Việc giảm lãi suất cho vay đã khuyến khích phát triển kinh tế: lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4% tháng (3-1991) hạ dần xuống 3,5%(9 –1991), 2,1%(10 – 1992), 2,3%(4 – 1993) và còn 2,1% kể từ1 –10 –1993 đến cuối năm 1995.
Chính sách tiền tệ giai đoạn này thúc đẩy tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn (từ 15% tổng dư nợ năm 1991 tăng lên 34% năm 1994), chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo nghị quyết TW 5(khoá VII). Đồng thời nó còn tác dụng tích cực làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày một tăng.
Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các NHTM đã cho vay theo lãi suất thoả thuận với tỷ lệ khá cao: Từ 30%-60% dư nợ và đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân và chủ yếu là khu vực phía nam, đồng bằng sông Cửu Long với mức lãi suất từ3%-3,5%/tháng.
Tuy nhiên ở thời kỳ cho vay theo lãi suất thoả thuận các ngân hàng đã áp dụng mức chênh lệch giưã lãi suất cho vay và lã suất huy động vốn rất cao, phổ biến là từ 0,7%-1%/tháng. Cho nên hầu hết các NHTM đều có lợi nhuận rất cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bãi bỏ thuế doanh thu hoạt động tài chính ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, bên cạnh đó khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35%/tháng. Đó là lí do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất.
3. Giai đoạn 1/1/1996- 5/8/2000
3.1 Nội dung của việc đổi mới : thực hiện trần lãi suất.
Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội về bã bỏ thuế hoạt động tín dụng NHNN quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả phí, thuế, lợi nhuận, thay cho việc quy định các mức lã suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể, đồng thời xoá bỏ lãi suất thoả thuận. Chính sách điều hành lãi suất vừa quy định trần lãi suất, vừa khống chế chênh lệch 0,35%/tháng nên có quan điềm cho rằng thực chất của nó là vừa quy định trần, vừa quy định sàn lãi suất.
Trần lãi suất cho vay được quy định nhiều mức trần khác nhau, xuất phát từ đặc điểm có nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, quy mô khác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau nên quy định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau. Lúc đầu có 4 mức trần lãi suất cho vay:
.Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
.Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn
. Trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn ( cao hơn cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn ).
. Trần lãi suất cho vay của QTDND cơ sở đối với thành viên(cao hơn 3 trần lãi suất trên )
Trong năm 1996 Ngân hàng nhà nước Việt Nam dã 4 lần điều chỉnh mức trần lãi suất cho vay theo hướng giảm dần để cân bằng vốn trong khu vực ASEAN, giải phóng sức ép về chênh lệch tỷ giá bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời từng bước kéo mức lãi suất tín dụng ngắn hạn thấp hơn lãi suất trung hạn và daì hạn
Ngày 28-6-1997 Ngân hàng nhà nước ra quyết định số 197/QĐ-NH1 điều chỉnh lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam và đôla Mỹ của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế và dân cư áp dụng từ ngày 1-7-1997: Lãi suất trần cho vay bằng tiền đồng Việt Nam là 1%/tháng( ngắn hạn ), 1,1%/tháng (trung và dài hạn). Tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn tối đa 1,2%/tháng. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay đối với hộ nghèo 0,8%tháng. Mức trần lãi suất cho vay bằng đôla Mỹ gồm cả phí 8,5%/năm (cho cả ngắn ,trung và dài hạn ). Lãi suất nợ quá hạn 150% mức trần lãi suất cho vay cùng loại. Đối với tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào khơme sống tập trung giảm 15% so với mức lãi suất cho vay cùng loại.
Sau đó ngân hàng nhà nước ra hàng loạt các quyết định phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của các ngân hàng thương mại, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức ngân hàng, hướng dẫn các ngân hàng xử lí nợ quá hạn, quy định về dự trữ bắt buộc…
Ngày 26-12-1997 Chủ tịch nước ban hành lệnh số 1-L/CTN công bố luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng.
Ngày 17-1-1998 Ngân hàng nhà nước ra quyết định số 39-1998/QĐ-NHNN1 quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, dân cư và mức lãi suất tiền gửi bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế: Lãi suất trần cho vay là 1,2%/tháng (ngắn hạn),1,25%/tháng (trung và dài hạn) áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn đối vơí các khoản cho vay phát sinh từ ngày 21-1-1997. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay đối với hộ nghèo 0,8%/tháng. Cho vay khôi phục và phát triển sản xuất theo quyết định số 985/TTg ngày 20-11-1997 của thủ tướng chính phủ về khắc phục hậu quả cơn bão số 5 cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Trung Bộ là 0,5%/tháng (ngắn hạn) 0,6%/tháng (trung và dài hạn). Cho vay đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao (khu vực 3 theo quy định tại thông tư số 41/UB-TT ngày 8-1-1996 về tiêu chí phân loại các khu vực miền núi và quyết định số 42/UB-QĐ ngày26-5-1997 về công nhận danh mục 3 khu vực miền núi và vùng cao của uỷ ban Dân tộc và miền núi), hải đảo, vùng đồng bào khơme sống tập trung giảm 30% so với mức lãi suất cho vay cùng loại. Cho vay học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 0,7%/tháng. Lãi suất tiền gửi bằng đôla mỹ của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng tối đa là 1,5%/năm (với tiền gửi không kỳ hạn), 4%/năm (có kỳ hạn đến 6 tháng), 4,5% (có kỳ hạn trên 6 tháng).
Cho đến tháng 1/1998 trần lãi suất cho vay đã giảm tới mức 1,2 và 1,25 góp phần hạ mức lãi suất chung của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu.
Diễn biến mức trần lãi suất cho vay thời kỳ 1996-1999
1-1-96
15-7-96
1-9-96
1-10-96
17-1-98
1-2-99
1-6-99
Lãi suất ngắn hạn
1,2
1,6
1,5
1,25
1,2
1,1
1,15
Trung hạn và dài hạn
1,25
1,65
1,55
1,35
1,25
1,15
1,15
Một thực tế khách quan của cơ chế thị trường là nó có chi phí cao, cho vay món nhỏ chi phí lớn, rủi ro cao, và thiếu vốn là khu vực nông thôn luôn có nhu cầu lớn nhưng huy động tại chỗ chỉ được rất ít và chi phí hoạt động ngân hàng cở nông thôn cao nên NHNN quy định trần lãi suất cho vay nông thôn luôn cao hơn thành thị nhằm thu hút vốn về nông thôn góp phần điều hoà vốn từ thành thị về nông thôn. Cho vay bằng công cụ lãi suất và bảo đảm cho các NHTM nông thôn bù đắp được chi phí. Nhưng có nhiều quan điểm cho rằng lãi suất cho vay phải luôn thấp hơn hoặc bằng thành thị mới thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cho nên với quyết định 39/1998/QĐ/NHNN1 của thống đốc NHNN từ ngày 21/1/1998 đã xoá bỏ cách biệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, rút từ chỗ 4 mức trần lãi suất xuống còn 3 mức trần lãi suất, khoảng cách giữa các trần cũng không còn xa nhau như trước và không quy định chênh lệch 0,35%/tháng. Quy định này có ưu việt là giẩm sự chênh lệch về lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở thành thị với mức lãi suất cho hộ nông dân vay vốn. Nhưng nông thôn lại thiếu vốn và không đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nhất là các tổ chức tín dụng hoạt động trong khu vực nông thôn.
Về quy định dự trữ bắt buộc ngày 10/2/1999 NHNN đã ra quyết định số 52/1999/QĐ-NHNN về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trên tổng số tiền gửi đối với các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính. Trong khi đó là 5% đối với các NHTM cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, quỹ tín dụng nhân dân khu vực. Quy định này được loại trừ cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
3.2. Đánh giá quá trình đổi mới
Việc áp dụng trần lãi suất với sự linh động trong việc sử dụng công cụ chính sách lãi suất của nhà nước trong giai đoạn này đã gặt hái được khá nhièu thành công.
Vào năm 1998, khu vực tiền tệ ngân hàng phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á. Tình trạng xấu đi nhanh chóng của hoạt động kinh tế đối ngoại (năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 22% so với mức tăng 34,4% năm 1995 và 32,2% năm 1996; số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp được cấp giấy phép chỉ bằng 73% năm 1996) đã gây ra những bất ổn trên thị trường ngoại hôí. Trong bối cảnh đó NHNN đã phải sử dụng công cụ chính sách lãi suất để giữ giá trị đồng nội tệ, cụ thể là tăng trần lãi suất tín dụng từ 1,1% lên 1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,2% lên 1,25%/tháng đối với tín dụng dài hạn. Nâng lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho các tổ chức tín dụng từ 0,9 lên 1.1%/tháng. Giảm lãi suất ngoại tệ đối với các loai hình không kỳ hạn, kỳ hạn 6 tháng và trên 6 tháng xuống các mức tương ứng là 0,5%/năm ; 3%/năm và 3,5%/năm. kết quả của việc điều tiết này là: Tiền gửi nội tệ trong 11 tháng đầu năm 98 đã tăng lên 18,8% so với mức giảm là 1,9% trong tháng 1 .
Việc duy trì kiểm soát trần lãi suất đã góp phần hạn chế phần nào những tác động tiêu cực của hiện tượng giảm phát trong năm 1999.
Việc áp dụng linh hoạt mức trần lãi suất trong từng giai đoạn cụ thể đã khuyến khích người dân gửi tiết kiệm đồng tiền nhàn rỗi của mình để hưởng lợi
Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia/GDP giai đoạn 1990-1998
Năm
90
91
92
93
90
91
96
97
98
Tỷ lệ tích luỹ/ GDP
2,9
10,1
13,8
14,5
17,1
19
16,8
18,6
16
Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2000 có chiều hướng tích cực so với cuối năm 1999 tăng 8,3%, chủ yếu tăng từ cho vay đồng nội tệ. Đến hết 5/2000, tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ so với cuối năm 1999 tăng 13,1%.
Mặc dù đạt được khá nhiều thành công song chính sách trần lãi suất của NHNN Việt Nam áp dụng trong giai đoạn này vẫn tồ tại nhiều vấn đề bất cập.
Một trong những biện pháp mà NHNN thực hiện để kích cầu nền kinh tế thông qua hệ thống công cụ tài chính là cắt giảm lãi suất cho vay, để bắt buộc cácNHTM phải cắt giảm lãi suất đầu vào nhằm khuyến khích dân chúng tăng tiêu dùng, mở rộng sản xuất nhưng thực tế kết quả đạt được chưa như mong muốn. Trong năm 99 tăng trưởng huy động vốn là 26% thì tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 12%. Trong quý I năm 2000 tăng trưởng huy động vốn tăng 6,5% trong đó tăng trưởng huy động bằng ngoại tệ tăng 10% và VNĐ tăng 4,4% ;tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,8% so với 31/12/1999. Nếu tính trong 4 tháng đầu năm 2000 thì mức tăng trưởng tín dụng đạt 5,6%, huy động vốn tăng 12.3% so với cuối năm 1999.
Mức lãi suất tiết kiệm giữa USD và VNĐ còn chênh lệch khá cao:Đối vớitiền gửi là USD thì mức lãi suất là 1,5%/năm(3 tháng), 5%/năm (6 tháng ) và 5,5%/năm (12 tháng). Trong khi đó nếu tiền gửi là VNĐ thì mức lãi suất tương ứng là 3,24%/năm; 4,2%/năm ; 5,4%/năm. Điều này đẫ gây nên hiện tượng ứ đọng vốn VNĐ ở các ngân hàng và buộc các ngân hàng phải giảm laĩ suất đầu ra nhằm tháo gỡ tình trạng này, tình trạng gây nên hiện tượng “trượt dốc dài” của lãi suất VNĐ vào năm 1999 và đầu năm 2000. Thực tế tiền gửi VNĐ đã đước rút ra để mua ngoại tệ sau đó lại được giả vào các ngân hàng thương mại. Chính vì thế huy động ngoại tệ đã tăng mạnh đạt 13,1% so với cuối năm 1999 trong khi đó huy đồng đồng nội tệ chỉ đạt 8,3% vào thời điểm 31/5/2000.
Việc quy định trần lãi suất cho vay cùng với sự điều chỉnh không kịp thời chính sách lãi suất đã tạo ra sự cứng nhắc, làm cho các tổ chức tín dụng không thể chủ động trong phương án kinh doanh. Cơ chế trần lãi suất tín dụng dường như không thích hợp với môi trường kinh tế vĩ mô thay đổi thường xuyên. Việc lạm phát âm xuất hiện và kéo dài liên tục vào nhiều tháng năm 96 và 99 đã buộc NHNN phải giảm liên tục trần lãi suất, đặc biệt là trong các năm 96 và 99 (trần lãi suất lên tới 4 lần và 5 lần năm 99). Do mức độ điều chỉnh lãI suất từng lần tương đối lớn với trần lãi suất điều tiết của NHNN nên trên thị trường dư nợ tín dụng không có động cơ tăng (mặc dù lãi suất giảm tương đối mạnh) vì khách hàng vay hy vọng lãi suất tiếp tục giảm và chính các tổ chức tín dụng cũng tạm ngưng huy động nguồn vốn có kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng với lí do tương tự.
Những khó khăn gặp phải do cơ chế trần lãi suất đòi hỏi phải có sự thay đổi chính sách điều hành lãi suất theo hướng tích cực hơn.
4. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay.
4.1. Nội dung của việc đổi mới : Xoá bỏ cơ chế trần lãI suất thực hiện chính sách lãi suất cơ bản
Do những diễn biến bất ổn định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như thị trường tiền tệ xảy ra vào năm 1999 và đầu năm 2000 như: Các NHTM đua nhau giảm lãi suất đầu ra để phá vỡ tình trạng ứ đọng vốn gây nên tình trạng trượt dốc dài của lãi suất cho vay. Cùng với nó là tình trạng đola hoá trong toàn bộ nền kinh tế do chênh lệch giữa USD và VNĐ gây ra một lượng tiền chảy từ trong nước ra nước ngoài. Trước tình hình đó NHNN đã xem xét lại chính sách trần lãi suất đã thi hành trong thời gian qua và nhận thấy những bất cập trong chính sách trần lãi suất trong việc thực hiện những mục tiêu đề ra. Tại nghị quyết về nhiệm vụ năm 2000 của Quốc hội khoá X thông qua việc đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Và ngày 5/8/2000 theo nghị quyết 242/2000/CP-NHNN quy định bãi bỏ lãi suất trần sàn cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng chuyển sang công bố lãi suất cơ bản dựa trên việc tham khảo lãi suất của 9 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Theo luật ngân hàng nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/10/1998, tạ điều 18 quy định “NHNN công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn". Và tại điều 9 của luật này giải thích “ Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàngnhà nước công bố để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh".
Như vậy theo quy định của luật NHNN về lãi suất cơ bản thì đây là một khái niệm rất rộng và rất đễ vận dụng cho việc điều hành lãi suất của NHNN trong từng giai đoạn thích hợp.
Theo nghị quyết 242/2000/ CP -NHNN thì mức lãi suất cơ bản quy định cho thời kỳ này là 0,75%./tháng, TCTD được ấn định lã suất cho vay theo biên độ về nội tệ là 0,3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Đối với USD là lãi suất SIBOR. Chỉ riêng đối với NHNN và PTNT thực hiện quyết định mới của tổng giám đốc về việc không phân biệt lãi suất giữa nông thôn và thành thị, Cụ thể là: vay ngắn hạn mới là 1%/tháng, trung và dài hạn là 1,05%/tháng. Ngoại tệ là 7,5%/năm đối với vay ngắn hạn và 9%/năm đối với trung và dài hạn.
Ngày 27/2/2001 thống đốc NHNN ra quyết định 154/2001/QĐ-NHNN. Qua đó từ ngày 1/3/2001 lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với khách hàng là 0,725%/tháng. Như vậy sau 7 tháng thực hiện lãi suất cơ bản đã giảm 0,025%/tháng so với thời kỳ đầu.
Theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam từ ngày 1/4/2001 lãi suất tiền gửi USD của các pháp nhân tại các TCTD và lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với khách hàng đều được giảm xuống. Đồng thời cũng có hai quyết định khác cũng có hiệu lực từ ngày 1/4/2001 điều chỉnh về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN đối với các TCTD cùng được ban hành. Các quyết định trên đã cho thấy sự can thiệp kịp thời của NHNN vào thị trường tiền tệ nói chung và điều hành lãi suất nói riêng.
Ngày 28/3/2001 NHNN đã ra quyết định số 137/2001 công bố lãi suất cơ bản là 0,7%/tháng
Cùng ngày thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 238/2001 về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các pháp nhân tại các TCTD với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tối đa là 1%/năm, tiền gửi có kỳ hạn tới 6 tháng tối đa là 1,5%/năm; tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa là 2%/năm.
Ngày 29/3/2001 Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 242/2001 điều chỉnh giẩm lãi suất chiết khấu của NHNN đối với các TCTD là 0,4%/thángvà quyết định số 243/2001 về việc điều chỉnh lãi suất tái cấpv ốn của NHNN đối với các TCTD là 0,45%/tháng.
Theo quyết định 557/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN thì kể từ ngày 1/5/2001 mức lãi suất cơ bản là 0,65%/tháng. Như vậy đây là lần thứ 3 trong vòng 3 tháng trở lại đây NHNN đã liên tiếp cắt giảm lãI suất. Và đây cũng là lần cắt giảm lớn nhất: 0,05%/tháng kể từ khi NHNN thực hiện điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế mục tiêu chủ yếu của việc NHNN liên tục cắt giảm lãi suất trong thời gian gần đây là nhằm mục tiêu thúc đây mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó việc cắt giảm lãi suất còn được coi là một bước đi phù hợptrước tìnhhình lãi suất thế giới liên tục giảm mạnh.
Theo quyết định số 7/8/2001/QĐ-NHNN ngày 29/5/2001 thì kể từ ngày 1/6/2001 các TCTD tự ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ trong nước.
Một trong những giải pháp bổ xung trong việc điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 được chính phủ đưa ra trong nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 là điêù chỉnh lãi suất tín dụng của nhà nước. Theo đó lãi suất đầu tư phát triển của nhà nước hạ xuống 5,4%/năm. Các đối tượng được hưởng lãi suất ưu đãi dặc biệt theo điểm 5 nghị quyết số 11/2000/NQ-CP (3/7/200). Quyết định số 117/2001/QD-TTg (10/10/200) và quyết định số 55/2001/QD-TTg 23/4/2001) sẽ áp dụng mức lãi suất thống nhất là 3%/năm. Còn lãi suất cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo đối với khu vực 3 là 5,4%/năm và các khu vực khác là 6%/năm.
Theo quyết định số 836/2001/QD-NHNN thì mức lãi suất cơ bản kể từ ngày 1/7/2001 vẫn là 0,65%/tháng và biên độ giao động được giữ nguyên kể từ tháng 8/2000 là 0,3%/thángđối với ngắn hạn và 0,5% đối với trung và dài hạn.
Quyết định số 838 và 839 (29/6/2001) cuả thống đốc NHNN kể từ ngày 1/7/2001, lãi suất chiết khấu của NHNN đối với các TCTD giảm xuống còn 0,35%/tháng. Các lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cũng giảm 0,05%/tháng.
Như vậy sau gần một năm áp dụng chính sách lãi suất cơ bản, NHNNđã nhiều lần cắt giảm mức lãi suất cơ bản với tổng lượng cắt giảm là 1%, cùng với nó là việc cắt giảm lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, lãi suất cho vay người nghèo. Tất cả những điều đó đều nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, kích thích đầu tư. Đây cũng là đấu hiệu chứng tỏ NHNN tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để tiến tới tự do hoá lãi suất.
4.2. Đánh giá quá trình đổi mới
Việc áp dụng chính sách lãi suất cơ bản đã có những thành công ban đầu đã ngăn chặn được đà giảm sút của lãi suất. Thực tế thì kể từ đầu tháng 10 năm 2000 lãi suất đã bắt đầu tăng trở lại kể cả lãi suất nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên lãi suất nội tệ tăng nhanh hơn, lãi suất VNĐ tăng cuối năm 2000 đã tăng trên cả hai khu vực NHTMQD và NHTMCP. Thời gian đầu năm 2000 lãi suất huy động VNĐ của ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHTM cổ phần á châu … cho kỳ hạn 12 tháng tương ứng 0.5%-0,55%/tháng. Thời gian cuối năm 2000 các ngân hàng trên đã tăng lãi suất huy động vốn lên tương ứng là: 0,58%/tháng; 0,6%tháng; 0,7%/tháng; 0,6%/tháng. Đây là kết quả của việc NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 0,4%/tháng lên 0,45%/tháng làm tăng nhu cầu sử dụng vốn VNĐ. Nếu như 4 tháng đầu năm 2000 huy đọng vốn tăng 12,3% trong khi dư nợ tín dụng chỉ tăng 5,8% thì đến hết tháng 9/2000 dư nợ tín dụng đã tăng 15,9% so với cuối năm 1999 và tăng gần 20% đến trung tuần tháng11
Bên cạnh những thành công thì cũng còn những vấn đề cần giải quyết ví dụ như nhiều NHTM không chấp nhận kiểu điều hành lãi suất cho vay của NHNN. Đơn cửngày 2/10/2000 hội sở ngân hàng ngoại thương VN công bố lãi suất cho vay ngắn hạn đối với tư nhân 0,75%/tháng, cho vay sản xuất hàng tiêu thụ trong nước là 0,65%/tháng, cho vay mua hàng xuất khẩu từ 6-6,5%/tháng, chiết khấu giấy tờ ngắn hạn là 0,6%/tháng. Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ đối với các thành phần kinh tế là 0,7%/tháng. Như vậy lãi suất cho vay cao nhất của VCB chỉ bằng lãi suất cơ bản do NHNN công bố, không dùng đến biên độ mà NHNN cho phép. Lãi suất cho vay của NHTM Kỳ Thương không phân biệt mức ngắn hạn và dài hạn ở mức 0.85%/tháng, cao hơn mức lãi suất cơ bảndo NHNN công bố 1%/tháng.
III. Tổng kết quá trình đổi mới chính sách lãi suất của Việt Nam.
1. Bảng tổng kết quá trình đổi mới từ năm 1989-2001
Như vậy sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới có thể nói chính sách lãi suất đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng giảm dần tác động trực tiếp, tăng dần khả năng vận dụng của các NHTM.
Lãi suất kinh doanh của khu vực trung gian tài chính.
1989-1990
1992-1995
1996-1997
1998
1999
2000
Lãi suất thực âm
Lãi suất thực dương
Lãi suất thực được ấn định theo cụ thể theo kỳ hạn ngành nghề và khu vực kinh doanh. Các TCTD chấp hạn thụ động các mức lãi suất đã quy định
áp dụng trần lãi suất tín dụng ngắn hạn, dài hạn và cho vay thoả thuận.
Lãi suất tiền gửi vẫn được quy định cụ thể.
Xoá bỏ lãi suất thoả thuận đưa thêm trần lãi suất khu vực nông thôn và khu vực quỹ tín dụng vào hệ thống lãi suất cho vay.
Xoá bổ việc quy định cụ thể lãi suất tiền gửi. áp dung chênh lệch lãi suất đầu vào , đầu ra
Thống nhất lãi suất khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
Tự do hoá lãi suất đầu vào (xoá bỏ chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra)
Hợp nhất lãi suất cho vay ngắn hạn và dài hạn.
Xoá bỏ kiểm soát lãi suất tiết kiệm ngoại tệ.
Xoá bỏ trần lãi suất thực hiện lãi suất cơ bản.
Lãi suất tín dụng dài hạn được ấn định thấp hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn.
Lãi suất tín dụng dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn.
Lãi suất tái cấp vốn
Giai đoạn 1990-1997
(Lãi suất tái cấp vốn thụ động )
Giai đoạn 1997 –2001
(Lãi suất tái cấp vốn chỉ đạo )
Trong giai đoạn này, lãi suất tái cấp vốn được quy định là tỷ lệ % của lãi suất cho vay trên khế ước xin tái cấp vốn. Điều đó có nghĩa là lãi suất cho vay của các NHTM xác định mức lãi suất tái cấp vốn, hoàn toàn ngược với bản chất của lãi suất tái cấp vốn – mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường. Thực tế là lãi suất và lãi suất tái cấp vốn biến động ngược chiều nhau.
Kể từ tháng 3/1997 lãi suất tãi cấp vốn được ngân hàng nhà nước ấn định một cách độc lập. Việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vồn thường đi kèm với việc điều chỉnh cùng chiều các giới hạn lãi suất khác.
Tương quan lãi suất nội ngoại tệ
Giai đoạn 1992-1996
Giai đoạn 1997-2001
Kéo gần lãi suất nội ngoại tệ
Điều tiết lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ
Biểu đồ biểu diễn lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay.
Lãi suất thực Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay
Year
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
short rates
16.1
-18
-15
17.1
22
12.7
12.3
11.9
8.6
5.5
10.1
long rates
16.1
-34
-34
5.3
9.7
7.5
7.1
13.3
9.9
6.0
11.2
Inflation rates
34.7
67.5
67.6
17.6
5.2
14.4
12.7
4.5
3.6
9.2
0.1
2. Thành công chung của toàn bộ nền kinh tế.
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới toàn diện, sâu sắc toàn bộ nền kinh tế cùng với sự phấn đấu cao của nhân dân cả nước, kết hợp với hàng loạt các giải pháp, cơ chế chính sách và phát triển kinh tế xã hội trong đó có chính sách lãi suất. Nền kinh tế nứơc ta đã có những tiến bộ đáng kể. Tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của nhà nước đến năm 2000 đều đạt và vượt mức kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 đạt khoảng 6,75% vượt mức kế hoạch đã đề ra và cao hơn nhiều so với năm 1999. Từ kết quả hoạt động kinh tế của năm 2000 chúng ta có cơ sở để tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm từ 1996 đến năm 2000 và chiến lược kinh tế x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35185.doc