Đề tài Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HÓA Ở VIỆT NAM 5

1. Một số khái niệm và bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch hóa. 5

1.1. Một số khái niệm 5

1.1.1. Khái niệm kế hoạch hóa: 5

1.1.2. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hóa: 5

1.2. Bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch 7

2. Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 8

2.1. Bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường 8

2.1.1. Bản chất chung 9

2.1.2.Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường 9

2.2. Chức năng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường. 10

2.2.1.Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô: 11

2.2.2.Chức năng định hướng phát triển: 11

2.2.3.Chức năng kiểm tra, giám sát: 12

2.3. Đối tượng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường: 12

2.3.1. KH là một công cụ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 12

2.3.2.KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên 13

2.3.3. KH là công cụ để thu hút được các nguồn đầu tư từ nước ngoài 13

2.3.4.KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới mục tiêu. 14

2.4. Cơ chế KHH kiểu cũ ở Việt Nam. 14

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT – XH Ở VIỆT NAM 16

2.1. Hệ thống chỉ tiêu thời kỳ kế hoạch hóa tập trung 16

2.2. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hiện nay (thời kỳ đổi mới) 16

2.3. Những bất cập trong hệ thống chỉ tiêu hiện tại. 17

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT Ở VIỆT NAM 19

1. Giải pháp trực tiếp 19

2. Giải pháp gián tiếp 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài hạn và mang tính hướng dẫn, cho nên HTCTKH cũng thu hẹp lại, còn rất ít chỉ tiêu pháp lệnh để bảo đảm các cân đối cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp phát huy mạnh tinh thần chủ động, linh hoạt thực hiện quyền tự chủ kinh doanh kết hợp kế hoạch hoá với cơ chế thị trường. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụ cần đạt được của thời kỳ kế hoạch. Các thước đo này thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế Bản chất của đổi mới chỉ tiêu kế hoạch Là quá trình đặt ra và thực hiện vấn đề tăng, giảm định lượng, định tính hệ thống chỉ tiêu hiện có nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch hóa phát triển. Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện , có độ tin cậy cao, mang tính khả thi và được cập nhật thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong tất cả các kế hoạch của nền Kinh tế quốc dân. Cấu trúc và yêu cầu đối với chỉ tiêu kế hoạch tốt: Về cấu trúc: nhìn chung một chỉ tiêu phải bao gồm it nhất 5 nội dung cơ bản: tên chỉ tiêu, con số định lượng, không gian phản ánh, đối tượng phản ánh, thời gian đo lường. Trong một bối cảnh cụ thể, ba nội dung sau trong cấu trúc chỉ tiêu có thể đều được mọi người hiểu thống nhất thì không nhất thiết phải nêu ra, nhưng hai nội dung đầu nhất định phải có. Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu phát triển, một yêu cầu mang tính nguyên tắc là các chỉ tiêu phải đảm bảo yêu cầu SMART: S – specific: cụ thể: liệu chỉ tiêu đó có đo được cái cần phải đạt hay không? M – measurable: đo đếm được: chỉ tiêu có xác định chính xác và đo được về lượng và chất. A – achievable: có thể đạt được: chỉ tiêu có phù hợp với nhu cầu, năng kực và trình đọ của địa phương? R – realistic: thực tiễn: chỉ tiêu xây dựng có phù hợp với khả năng và nguồn lực sẵn có của địa phương hay không? T – timebound: có thời hạn cụ thể: chỉ tiêu có liên quan đến một giai đoạn cụ thể hay không? Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội . Bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển loài người, nó là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Kinh tế thị trường thực hiện phân bổ các nguồn lực của xã hội thông qua cơ chế thị trường được chi phối bởi các quy luật cơ bản là quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Các quan hệ mang tính áp đặt, cưỡng đoạt của kinh tế tự nhiên đã được thay bằng quan hệ thị trường ngang giá, trao đổi hàng hoá- tiền tệ. Lực lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi một hệ thống các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách có hiệu quả nhất. Kinh tế thị trường là một sự phát triển mang tính tất yếu. Từ những mầm mống phát sinh trong nền kinh tế phong kiến, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ những kết cấu phong kiến, thúc đẩy tự do hoá kinh tế và thiết lập vững chắc mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Tích luỹ tư bản, quá trình công nghiệp hoá đã biến mọi yếu tố của sản xuất thành hàng hoá. Kinh tế thị trường luôn tồn tại và phát triển ngay cả khi một quốc gia nào đó không thừa nhận nó (Kolotco, 2004). Những động lực phát triển mang tính nội sinh đã giúp cho nền kinh tế thị trường trở thành tất yếu. Kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với các hình thái xã hội khác nhau. Quá trình phát triển kinh tế thị trường đã cho thấy cơ chế kinh tế thị trường có thể phát huy tác dụng tích cực của nó với những chủ thể kinh tế khác nhau: cá thể, tiểu chủ, tư bản hay nhà nước. Điều quan trọng là các chủ thể kinh tế này cần có khả năng độc lập và cạnh tranh một cách bình đẳng, các quy luật của thị trường phải được tôn trọng. Nói cách khác, kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và hoàn toàn có thể được xây dựng tại những quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau, vì bản chất của kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả của quá trình sản xuất và dịch vụ. Sự đa dạng trong mô hình của kinh tế thị trường, các nền kinh tế đang phát triển hiện nay hoàn toàn có khả năng rút ngắn thời gian phát triển. Các quốc gia với điều kiện và hoàn cảnh đi lên khác nhau có phương thức và tiến trình xây dựng kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau. Với lợi thế của những nước đi sau, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, các quốc gia này có thể tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển trong vòng 20-25 năm so với hàng trăm năm của nước Anh, hay 50 năm của Nhật Bản. Kinh tế thị trường thực hiện tất cả các chức năng thông qua thị trường. Các vấn đề kinh tế cơ bản như: sản xuất cái gì, cho ai, và như thế nào? Hay việc phân bổ nguồn lực xã hội đều được điều tiết bởi cơ chế thị trường. 2.1.1.Bản chất chung Xét về bản chàt, KHH là sự tác động có ý thức của Chính phủ vào nền kinh tế, nhằm định hướng và điều khiển sự biến đổi của những biến số kinh tế chính (tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, xuất, nhập khẩu…) của một nước hay một khu vực nào đó để đạt được mục tiêu đã định trước. Như vậy, bản chất của kế hoạch hoá: trước hết, được mô tả như là một loạt các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn. Một kế hoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong kinh tế quốc dân. Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của nền kinh tế. Kế tiếp, bản chất của kế hoạch hoá được thể hiện ở cách thức thực hiện sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để thực hiện những mục tiêu đặt ra. Bản chất là giống nhau nhưng sự biểu hiện của bản chất này được thể hiện không giống nhau trong các phương thức kế hoạch hoá khác nhau. 2.1.2.Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường Kể cả các nước có nền kinh tế thị trường mạnh như Mỹ, Nhật, Anh…, KHH vẫn đóng một vai trò sống còn , mặc dù tương đối gián tiếp trong nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản của các nước có nền kinh tế thị trường là tính chất đa thành phần kinh tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau thống trị toàn bộ hệ thống kinh tế. Ở đây, thị trường tồn tại như một sức mạnh thần bí chi phối các mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường là thể hiện nỗ lực có ý thức của chính phủ trong việc chủ động thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng của xã hội với khả năng nguồn lực hạn chế, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao nhất của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội trên cơ sở sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả cao nhất. KHH trong nền kinh tế thị trường là KHH định hướng phát triển, trong đó các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định mang tính định hướng, dự báo, nó chỉ thể hiện trong một số lĩnh vực chủ yếu, được ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cơ chế tác động của Chính phủ thường mang tính gián tiếp thông qua các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô. Những công cụ chính sách được sử dụng chủ yếu là những công cụ trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và các quan hệ ngoại thương. Các chính sách tăng chi tiêu tài chính và điều chỉnh chi tiêu của chính phủ và tỷ lệ thuế được tăng cường đã tạo việc làm nhiều hơn và thu nhập cao hơn cho dân cư. Lạm phát và giảm phát được kiểm soát bằng các chính sách tài chính, các cuộc điều chỉnh lãi suất hay các nguyên tắc chỉ đạo về giá lương. Những biến động trong cán cân thanh toán được xử lý bằng những điều chỉnh về thuế nhập khẩu, kiểm soát tỷ giá, hạn ngạch và thuế. Trong tất cả các phương pháp nói trên thì những công cụ của chính sách là năng động và gián tiếp. Có thể nói rằng: Kế hoạch hóa đứng về mặt bản chất là giống nhau với mọi nền kinh tế. Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện là khác nhau trong các phương thức kế hoạch hóa khác nhau. Kế hoạch hóa tập trung mang tính cưỡng chế trực tiếp, nó thể hiện ở tính chất pháp lệnh. Tính chất hiện vật và tính chất cấp phát – giao nộp trong hệ thống chỉ tiêu và chỉ đạo thực hiện. Kế hoạch hóa phát triển manh tính thuyết phục gián tiếp và được xem là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt động hợp lý và tối ưu, ngăn chặn để cho nền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng ổn định bằng những công cụ năng động và gián tiếp. Một kế hoạch như trên phải là kế hoạch ở tầm vĩ mô, một kế hoạch hướng dẫn và kế 2.2. Chức năng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường. Như đã nói trong phần bản chất, kế hoạch hóa phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tính hướng dẫn và kế hoạch thể hiện dưới dạng các chính sách phát triển. Một kế hoạch như vậy sẽ phải thực hiện các chức năng cơ bản sau đây: 2.2.1.Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô: Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hóa phải hướng tới các mục tiêu chính luôn được tính tới là: ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm, tăng trưởng và can bằng cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự thiên lệch hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tổng thể kinh tế. vì vậy chức năng này của kế hoạch hóa thể hiện ở: Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối. Tạo những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh. Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết. Kế hoạch hóa còn thể hiện chức năng điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng tăng. Để thực hiện chức năng này, KHH phải xây dựng những chính sách chuyển giao công nghê thuận lợi tìm ra được hướng “đi tắt đón đầu” giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến khác. 2.2.2.Chức năng định hướng phát triển: Đây có thể coi là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và chính nó đã làm cho công tác kế hoạch hóa không bị lu mờ trong cơ chế thị trường. Chức năng này thể hiện ở: Công tác KHH phải xây dựng được các chiến lược và quy hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo ngành, vùng lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển vĩ mô về kinh tế - xã hội, xây dựng các dự án, các chương trình, tìm các giải pháp và các phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn…nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước sang cơ chế kế hoạch hóa gián tiếp, định hướng phát triển. Các chỉ tiêu mà nhà nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là những chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó mang tính chất tham khảo, không cứng nhắc và không mang tính áp đặt. Ở Việt Nam trong thời gian tới, Quốc hội chỉ thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: tốc độ tăng GDP, tổng thu – chi ngân sách, tổng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách, mức bội chi ngân sách và mức lạm phát cao nhất. 2.2.3.Chức năng kiểm tra, giám sát: Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ dài. Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêu đặt ra. Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch cho thời kỳ tiếp theo. 2.3. Đối tượng của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường: 2.3.1. KH là một công cụ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, nhưng nó cũng không phải là lý tưởng như nhiều người mong muốn, rất nhiều hạn chế từ cơ chế điều tiết của thị trường gây ra và những hạn chế đó đã đem đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế. Nhà nước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật thị trường, hướng hoạt động của thị trường vào hiệu quả xã hội. Các khuyết tật về sự bất ổn định do nền kinh tế do thị trường gây ra (giá cả bất ổn định, lạm phát, thất nghiệp…) có khả năng được khắc phục khi Chính phủ can thiệp bằng việc chủ động đưa ra và thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau để đưa nền kinh tế trở về trạng thái ổn định lâu dài. Không chỉ thế, nhà nước can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động mà thị trường không điều tiết với các công cụ: hệ thống pháp luật và những quy định dưới luật, hoạch định phát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô, lực lượng kinh tế nhà nước. 2.3.2.KH là công cụ huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên Chúng ta luôn nằm trong tình trạng khan hiếm nguồn lực, nhất là: vốn, lao động có tay nghề và kỹ thuật tiên tiến. Nếu cứ để thị trường điều tiết, các nguồn lực này sẽ hướng vào việc sản xuất các hàng hóa nhiều lợi nhuận và mang tính trước mắt, ngắn hạn phục vụ cho những người giàu trong xã hội, đó là những hàng hóa xa xỉ. Các nguồn lực không thể huy động được vào những vùng sâu, vùng xa hoạt động trong lĩnh vực mà xã hội cần có. Vì vậy, nếu các nguồn lực khan hiếm được phân bổ theo KH, nó sẽ đảm bảo hướng được vào các vấn đề mang tính bức xúc mà xã hội cần có, vào người nghèo và những tầng lớp yếu thế trong xã hội; các nguồn lực khan hiếm được phân bổ phù hợp với nhu cầu trong dài hạn của đất nước và địa phương. 2.3.3. KH là công cụ để thu hút được các nguồn đầu tư từ nước ngoài Nếu chúng ta có những KHPT cụ thể với những mục tiêu đặt ra cụ thể và những dự án được thiết kế cẩn thận, đó thường là một điều kiện rất cần thiết để nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong một chừng mực nhất định, việc mô tả dự án tỉ mỉ và cụ thể trong khuôn khổ một KHPT toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mong muốn của các địa phương về việc tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài càng nhiều bấy nhiêu. Thực tế qua Hội nghị các nhà tài trợ vừa qua đã cho thấy, nhờ chính phủ Việt Nam đã có một lộ trình rõ ràng và thể hiện rõ quyết tâm trong cải cách bộ máy hành chính nên Việt Nam đã nhận được sự cam kết tài trợ lớn nhất từ trước đến nay từ cộng đồng tài trợ quốc tế. 2.3.4.KH là công cụ để Chính phủ công bố các mục tiêu phát triển của mình và huy động nguồn lực xã hội cùng hướng tới mục tiêu. Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia hoặc của một địa phương dưới dạng một KHPT cụ thể có những ảnh hưởng quan trọng về thái độ hay tâm lý đối với dân cư. Nó có thể thành công trong việc tập hợp dân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến lược quốc gia để xóa bỏ nghèo đói . Bằng việc huy động sự ủng hộ của quần chúng và đi sâu vào các tầng lớp xã hội, các đảng phái, tôn giáo để yêu cầu mọi công dân đều cùng nhau làm việc để xây dựng đất nước. Nhà nước(các cấp) khi có một KH kinh tế được coi là được trang bị tốt nhất để đảm bảo những động lực cần thiết để vượt qua những lực cản và thường hay chia rẽ của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền thống trong một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người. 2.4. Cơ chế KHH kiểu cũ ở Việt Nam. Kinh tế kế hoạch hóa kiểu cũ hay kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Thể hiện rõ nhất ở cơ chế này là nền kinh tế Liên Xô cũ, những nền kinh tế kiểu Xô Viết ở Đông Âu, kể cả của Việt Nam truớc các cuộc cải cách kinh tế năm 1990. Ở các nuớc này,cơ sở kinh tế được xây dựng và hoàn thiện là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhà mước chuyên chính vô sản không những đóng vai trò điều hành chính trị mà còn có khả năng điều tiếtvà quản lý toàn diện, trực tiếp các vấn đề kinh tế. Kế hoạch hóa tập trung thực chất là sự khống chế trực tiếp những hoạt động kinh tế bằng cách tập trung phân bổ nguồn lực thông qua các quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trung ương. Các mục tiêu cụ thể được định trước bởi các nhà kế hoạch ở trung ương đã tạo nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện, đầy đủ và được chuyển xuống cấp dưới theo tuyến dọc. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch được tiến hành trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh cấp trên giao cho cấp dưới, phương thức cấp phát, giao nộp vốn, vật tư, lao động, sản phẩm hàng hóa và các chỉ thị mệnh lệnh mang tính hành chính. Chính vì những lý do trên đây mà nhà nước cần đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT – XH Ở VIỆT NAM Hệ thống chỉ tiêu thời kỳ kế hoạch hóa tập trung Kế hoạch hóa tập trung phân bổ nguồn lực thông qua các quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trung ương. Các mục tiêu cụ thể được định trước bởi các nhà kế hoạch ở trung ương và được chuyển xuống cấp dưới theo tuyến dọc. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch được tiến hành trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh cấp trên giao cho cấp dưới, phương thức cấp phát, giao nộp vốn, vật tư, lao động, sản phẩm hàng hóa và các chỉ thị mệnh lệnh mang tính hành chính.Vì vậy mà hệ thống chỉ tiêu thời kỳ này mang tính giản đơn, chưa thực sự phù hợp với nguồn lực và bối cảnh phát triển kinh tế đất nước, mang nặng tính áp đặt trong cả các chỉ tiêu và cả chỉ đạo thực hiện Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hiện nay (thời kỳ đổi mới) Sau nhiều năm xây dựng và bổ sung hoàn thiện phù hợp với tiềm lực đất nước từng thời kỳ, nước ta đã có đường lối đúng đắn để xây dựng Hệ thống Chỉ tiêu Quốc gia tương đối hoàn chỉnh trong mỗi giai đoạn phát triển. Các Hệ thống chỉ tiêu đã phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây để làm chuẩn mực cho việc thu thập, xử lý, tính toán và báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp phục vụ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước đề ra các mục tiêu chiến lược và đường lối chính sách phát triển kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Hệ thống chỉ tiêu có nhiều nội dung chưa phù hợp, cần được thay đổi. Thêm vào đó, do thiếu các chỉ tiêu phù hợp, nhất là các chỉ tiêu kinh tế theo thông lệ quốc tế, nên hiệu quả của các chỉ tiêu chưa xứng đáng với tiềm lực- xã hội. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trong đó có nguyên nhân lớn là chưa kịp đổi mới và hoàn thiện Hệ thống Chỉ tiêu Quốc gia để đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước các cấp trong việc hoạch định chiến lược, chính sách Chính vì vậy, hiện nay nhà nước đang nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, kể cả sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, để ban hành chế độ báo cáo và hoàn thiện, thay thế những chỉ tiêu không còn phù hợp, bổ sung những chỉ tiêu còn thiếu, nhằm kịp đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế và xã hội trong nước cũng như quốc tế hiện nay. Hiện nay trong nội dung đổi mới kế hoạch hóa ở Việt Nam đặt ra vấn đề kế hoạch, nhất là kế hoạch 5 năm phải tăng phần định tính, giảm bớt phần định lượng tức là giảm bớt số lượng các chỉ tiêu. Điều đó không có nghĩa là tính chất định lượng của kế hoạch bị giảm sút mà là muốn để cho bản kế hoạch thị trường mềm hơn, năng động linh hoạt hơn. Để làm cho tính chất định lượng và giới hạn khung khổ định lượng hợp lý. Những bất cập trong hệ thống chỉ tiêu hiện tại. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế chịu ảnh hưởng to lớn bởi cơ chế kinh tế đất nước nói riêng và cơ chế kinh tế toàn cầu nói chung. Hiện nay, cơ chế kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều bất cập Quan hệ giữa các nước lớn là một chuỗi những thoả hiệp, nhượng bộ lẫn nhau sao cho đạt được lợi ích quốc gia cao nhất. Việc lắng nghe tiếng nói của các nước chậm phát triển và các nước nghèo cũng vẫn chỉ là để tham khảo. Chỉ trong thời gian hơn 5 tháng kể từ tháng 4- 9/2009, thế giới đã chứng kiến 2 Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) với nội dung bàn thảo chủ yếu xử lý những vấn đề do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Còn tại Hội nghị G-20 lần này, Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi hình thành một “cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu mới”.Hội nghị G-20 (4/2009) đã đưa ra quyết định cải tổ và hiện đại hoá các thể chế tài chính theo hướng tăng cường điều tiết và giám sát, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Với 7 giải pháp cụ thể bao gồm cơ cấu tổ chức và các thể chế tương ứng bảo đảm cho cơ chế vận hành hữu hiệu như: Thành lập Hội đồng ổn định tài chính (FSB); phối hợp giữa FSB với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và định hình hệ thống điều tiết để kiểm soát các nguy cơ từ chính sách kinh tế vĩ mô ... Tuyên bố chung của Hội nghị G-20 (9/2009) khẳng định cam kết sẽ dành cho các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ tiếng nói có trọng lượng hơn trong quá trình tái xây dựng và điều hành nền kinh tế toàn cầu. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy các nước phát triển đã chấp nhận sự cân bằng quyền lực mới trong cơ chế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, các nền kinh tế mới nổi sẽ có nhiều quyền bỏ phiếu tại IMF. Từ những thay đổi trên mà hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta với chằng chịt các chỉ tiêu cần được nâng cao về chất lượng đánh giá. Một số chỉ tiêu đã trở nên không cần thiêt, bên cạnh đó lại thiếu các chỉ tiêu bổ sung Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu Việt Nam chưa có sự cân đối giữa các chỉ tiêu định tính và định lượng. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KH PTKT Ở VIỆT NAM 1. Giải pháp trực tiếp Quá trình đổi mới công tác lập kế hoạch đi liền với nó là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu hiện nay đang diễn ra sôi động ở tất cả các cấp ngành và địa phương. Trọng tâm của sự đổi mới đó là chuyển từ cách lập kế hoạch theo kiểu truyền thống, chú trọng vào hoạt động và các đầu ra (kết quả ngắn hạn) của việc thực hiện kế hoạch sang lập kế hoạch theo kết quả, và kèm theo đó là triển khai công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo kết quả. Trong quá trình đó, một vấn đề nổi lên là phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và chỉ số theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch. Nên chuyển dần từ các chỉ tiêu đơn lẻ sang các chỉ tiêu mang tính lồng ghép, tức là các chỉ tiêu gắn nhiều biến số với nhau, do đó có thể phản ánh tác động tổng hợp của nhiều biến số. Ví dụ, thay vì xác định chỉ tiêu về số lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu về hệ số ăn theo, được tính bằng tỉ lệ giữa số dân ngoài độ tuổi với trong độ tuổi lao động. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ “gánh nặng” của nền kinh tế càng cao, và muốn giảm bớt tỉ lệ này thì cần tăng khả năng “gánh chịu” của nền kinh tế, tức là tăng năng suất lao động. Hơn nữa, vì mục tiêu đã được nêu theo nhiều cấp nên các chỉ tiêu cũng cần được phân cấp tương ứng, phản ánh được những hướng đích phấn đấu chủ yếu để hướng tới các mục tiêu tổng quát. Thứ nhất, về mục tiêu, nên đưa mục tiêu chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Đề xuất này xuất phát từ một số tình hình sau đây. Một, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu là cuộc khủng hoảng hàng trăm năm mới có một lần; hiện chưa thấy "đáy"; hiện còn kéo dài chưa biết đến bao giờ (có chuyên gia dự đoán 18 tháng, cao hơn gấp đôi các cuộc khủng hoảng của Mỹ gần đây). Hai, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997- 1998, tuy về địa lý gần nước ta hơn (và lúc đó Việt Nam mới mở cửa tiến ra sân chơi khu vực) và V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31341.doc
Tài liệu liên quan