Thiết kế:
Tập đọc
SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sai dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng chậm rãi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của Sông Hương.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
Hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ mới từ chốt sắc độ, đặc ân, lụa đào, bức tranh phong cảnh, lung linh dát vàng, đặc ân.
Hiểu nội dung bài: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của Sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế. Qua đó chúng ta thấy tình yêu thương của tác giả dành cho xứ Huế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to một vài tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế.
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7978 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc
theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2.
I. Đặt vấn đề:
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục, nhất là bậc tiểu học, đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu được. Nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đọc là một kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người, không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp rất quan trọng.
Bộ giáo dục và đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới, mới chương trình và phương pháp dạy tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hơn trước.
Cách thực hiện chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây. Nhìn dưới góc độ giao tiếp có thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn khá "đắt" các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm được đưa vào sách rất gần gũi với học sinh dạy học những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện làm đơn, khai lý lịch.. Đặc biệt dạy tập đọc theo định hướng giáo tiếp là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm) nghe và nói. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện bài văn bài thơ.
Vấn đề đặt ra tương đối rộng, phức tạp, là người giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 tôi xin xác định vấn đề trong phạm vi hẹp là: Nghiên cứu phần rèn luyện kỹ năng đọc theo hướng giao tiếp. Mong rằng những biện pháp tôi đưa ra sẽ giúp cho học sinh có được kỹ năng cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau để các em có kỹ năng làm việc với sách báo, có công cụ để học tốt các môn học khác và tự học sau này.
II. Thực trạng về luyện tập kỹ năng cho học sinh ở môn tập đọc hiện nay.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển và đầu tư của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi chất lượng giáo dục phải đầu tư và có hiệu quả. Trường chúng tôi đã qua những năm phấn đấu việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế, kỹ năng đọc của các em chưa được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa cao. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Vì thế giáo viên cần đọc bài tập đọc với giọng thế nào? làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, hiểu nội dung văn bản được đọc. Làm thế nào phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Đó là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở, đã thúc đẩy tôi suy nghĩ và đầu tư chăm lo chất lượng dạy học của mình, thúc đẩy khả năng học của học trò để theo kịp thời kỳ giáo dục công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2008 - 2009 ở lớp tôi phụ trách với sĩ số lớp: em. Trong đó học sinh nữ: em, học sinh nam: em
Kết quả đọc như sau:
- Đọc giỏi: em
- Đọc khá: em
- Đọc trung bình: em
- Đọc yếu: em
Trước thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nâng cao chất lượng đọc cho học sinh.
III. Biện pháp cụ thể:
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em.
- Đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh tôi kết hợp họp phụ huynh lớp để trao đổi, bàn bạc tìm ra biện pháp tốt nhất để các em học tốt các môn học nói chung và môn tập độc nói riêng. Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ các em học tập tốt ở nhà.
Trong lớp tôi sắp xếp những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh đọc khá, giỏi để các em giúp đỡ lẫn nhau.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ để biết được mức tiến bộ của các em để có biện pháp hướng dẫn phù hợp.
- Phải biết kết hợp giáo dục tay ba giữa nhà trường gia đình và xã hội.
2. Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp.
Tôi nghĩ rằng việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng này rất khó nhưng việc đổi mới dần dần từng bước chắc chắn sẽ có hiệu quả, để cho các em làm quen cách học này sẽ thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển đó chính là hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt).
Trước hết tôi kiên trì tập cho các em có nề nếp trong học tập đọc, yêu thích học tập đọc. Khi tôi đọc mẫu, tất cả các em phải chú ý nhìn vào bài đọc và đọc thầm theo.
- Cứ một em đọc tất cả phải chú ý đọc thầm và sẵn sàng đọc tiếp. Những em đọc yếu tôi thường cho các em đọc tiếp nhận văn bản nhiều lần để giúp các em luyện đọc đúng tiếng từ khó. Tôi cho các em luyện đọc từng câu đến đoạn ngắn và luôn có lời khích lệ, động viên các em để các em khỏi ngại ngùng, mạnh dạn hơn, vừa động viên được các em đọc yếu vươn lên tiến bộ mà còn làm cho các em tự tin ở mình hơn. Những em khá giỏi tôi thường cho các em đọc đoạn hoặc cả bài và sau đó theo dõi các bạn trung bình yếu để nhận xét và nhắc nhở những tiếng bạn đọc sai.
Việc các em tự luyện đọc là rất quan trọng. Tôi có kế hoạch cho các em tập đọc trước bài ở những tiết tự học. Những em đọc yếu phải đọc nhiều lượt cho quen mặt chữ. Những em đọc khá giỏi đọc ít lượt rồi tìm hiểu nội dung, hiểu nghĩa từ.
Ngoài việc đọc to các em cần luyện đọc thầm bằng mắt. Những em đọc yếu về nhà luyện đọc thêm hôm sau đọc cho cô nghe vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ. Tôi khuyến khích các em đọc thêm sách báo đặc biệt những cuốn sách tranh truyện, báo nhi đồng. Vì loại truyện này ngắn, chữ to có tranh nên rất thu hút các em hứng thú đọc.
3. Tổ chức thi đọc, học thuộc lòng.
Thời gian thi 2 tuần 1 lần vào tiết tự học, thi đọc bằng nhiều hình thức: Bắt thăm, đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi "Thi đọc tiếp sức" hay trò chơi "Truyền điện" để gây hứng thú cho các em thi nhau đọc.
Nhờ phong trào thi này các em trong nhóm đã khích lệ nhau vươn lên. Những em nào, nhóm nào đọc tốt được lớp tuyên dương và ghi điểm tốt vào sổ theo dõi của tổ để cuối tuần xếp loại. Tổ chức hình thức này rất phù hợp với tâm lý các em nên các em rất thích. Sau những lần thi như thế tôi ghi sổ liên lạc về báo tin cho cha mẹ học sinh để cha mẹ nắm được kết quả tiến bộ của con mình.
4. Các ví dụ rèn đọc cụ thể:
* Đối với những em đọc khá, giỏi tôi đặt mức độ rèn luyện kỹ năng đọc cao hơn đó là: Đọc to, đọc đúng, biết làm chủ tia mắt khi đọc để đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm, biết đọc ngắt hơi sau dấu phẩy dấu hai chấm và ngắt hơi giữa các cụm từ có câu dài, nghỉ hơi sau dấu chấm, đọc cao giọng ở các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm than, biết đọc theo lối phân vai khi dạy bài ở thể loại truyện có nhân vật.
Ví dụ: Khi luyện đọc câu dài trong bài "Phần thưởng"
* Luyện đọc đúng: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc nhấn giọng (-), đọc ngắt hơi giữa cụm từ (/)
Mẹ của Na lặng lẽ/chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe//
* Khi luyện đọc bài "Bím tóc đuôi sam" giáo viên cần hướng dẫn kỹ càng đọc nghỉ hơi (//) và đọc đúng lời từng nhân vật ở dấu gạch ngang đầu dòng.
* Luyện đọc hiểu (đọc có ý thức, giáo viên hướng dẫn các em đọc hiểu từ bằng cách đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, hiểu nghĩa từ qua cử chỉ, ánh mắt, hành động…
Ví dụ: Khi giải nghĩa từ "tốt bụng" trong bài "Phần thưởng" giáo viên cho các em đặt câu rồi cho học sinh kể về việc làm của Na và giúp các em hiểu việc làm ấy là tốt bụng. Hoặc khi giảng từ "lặng lẽ" yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa là "yên lặng" từ đó học sinh hiểu nghĩa từ đó là: không nói gì.
Khi dạy bài "Bạn của Nai nhỏ" cách tổ chức cho học sinh giải nghĩa từ "ngăn cản" "hích vai".
Ngăn cản: Một học sinh đọc chú giải sách giáo khoa sau đó giáo vien đặt câu hỏi.
Trong câu "cha không ngăn cản con" ý của Nai bố là gì?
Hích vai: Một học sinh đọc chú giải rồi đưa ra một vật tượng trưng cho hòn đá và đề nghị một học sinh lên làm động tác thể hiện hành động hích vai của bạn của Nai nhỏ.
Ngoài hiểu nghĩa từ giáo viên cần cho học sinh làm quen tìm nội dung chính của từng đoạn trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài tạp đọc theo thể loại truyện "Sáng kiến của bé Hà" Tiếng Việt 2 trang 78. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt tên cho mỗi đoạn:
+ Chọn ngày lễ
+ Bí mật của hai bố con
+ Niềm vui của ông bà.
* Luyện đọc nhanh:
Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên "cầm càng" giữ nhịp cho học sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc nối tiếp luyện đọc các câu dễ bị nói nhịu.
* Luyện đọc diễn cảm:
Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm lặng, buồn thương… nhịp điệu của bài nhanh, chậm, hơi chậm… để các em đọc hay.
* Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng. Giáo viên luyện cho các em làm chủ tia mắt khi đọc. Giáo viên phải quay lại với việc sử dụng que trỏ và thước hoặc cho học sinh đặt thước trước từng dòng để đọc, khi học sinh làm quen và làm chủ được tia mắt rồi thì giáo viên không dùng que chỉ và học sinh không dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng đọc như đếm từng tiếng một.
* Luyện đọc chính âm cho những học sinh hay đọc sai (s/x…?/~/.)
Giáo viên cần uốn nắn ngay và cho các em đọc lại.
Ví dụ: Khi các em phát âm sai "s" thành "x" giáo viên cần hướng dẫn học sinh "s" là đưa hàm dưới ra và cong lưỡi vào. Khi đọc sai các dấu thanh do ảnh hưởng của địa phương, một số em đọc thanh (ngã, thành thanh (nặng), thì giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc thanh (ngã) la đọc cao giọng và lấy hơi kéo dài hơn. Sau đó giáo viên đọc mẫu yêu cầu học sinh luyện đọc nhiều lần.
Từ những giải pháp trên, điều cần chú ý trong khi dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp, bản thân đã cụ thể hoá giải pháp qua bài tập đọc như sau.
Thiết kế:
Tập đọc
Sông Hương
I. Mục tiêu:
Đọc: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sai dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng chậm rãi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của Sông Hương.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
Hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ mới từ chốt sắc độ, đặc ân, lụa đào, bức tranh phong cảnh, lung linh dát vàng, đặc ân.
Hiểu nội dung bài: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của Sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế. Qua đó chúng ta thấy tình yêu thương của tác giả dành cho xứ Huế.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to một vài tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế.
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em đọc bài: Tôm càng và cả cón
? Qua bài đọc em thấy Tôm càng có đức tính gì đáng quý?
-Nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc mẫu bài: giọng đọc nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của Sông Hương
b) Luyện phát âm
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Giáo viên lưu ý học sinh luyện đọc đúng các từ khi mà học sinh phát âm sai.
- Giáo viên đính câu dài lên bảng:
Bao trùm lên cả bức tranh/là một màu xanh/Có nhiều sắc độ đậm khác nhau/màu sanh thẳm của da trời/màu xanh biếc của cây lá/màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước//
c) Luyện đọc đoạn
* Đọc đoạn trước lớp
Giáo viên chia bài làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt nước
Đoạn 2: Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.
Đoạn 3: Phần còn lại
+ Luyện đọc đoạn trong nhóm
d) Thi đọc
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai, tổ chức cho cá nhân thi đọc đoạn 2
Nhận xét tuyên dương các em đọc tốt
3. Tỉm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc to đoạn 1 - cả lớp đọc thầm.
- Tác giả ví sông Hương với hình ảnh gì?
- Giáo viên treo tranh vẽ cảnh sông Hương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc thầm đoạn 1. Để trả lời câu hỏi.
- Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác nhau của Sông Hương?
- Tìm từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh?
- Ghi bảng: Sắc độ
Giáo viên: Cảnh Sông Hương có rất nhiều màu xanh, sắc độ dậm nhạt khác nhau đã tạo cho Sông Hương một nét đẹp quyến ruc, nên thơ, thanh bình.
- Về màu hè Sông Hương có sự thay đổi như thế nào?
Ghi bảng từ: Dải lụa đào.
-Do dâu mà hè đến Sông Hương lại chuyển màu như một giải lụa màu hồng?
Giáo viên: Hai bên bờ này được trồng nhiều Phượng vĩ, mùa hè đến hoa Phượng nở đỏ rực in bóng xuống mặt nước tạo cho Sông Hương có vẻ đẹp tác giả ví như giải lụa màu hồng.
- Vào những đêm trăng sáng Sông Hương có vẻ đẹp ra sao?
GB: Lung linh dát vàng
- Vì sao tác giả lại ví Sông Hương như một đường trắng lung linh dát vàng?
Chuyển: Phong cảnh Sông Hương đã góp phần tô thêm cảnh dệp cho Thành phố Huế như thế nào? Mời các em theo dõi phần còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại.
- Sông Hương đối với Huế như thế nào?
- Yêu cầu đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Tìm từ gần nghĩa với từ đặc ân?
- Vì sao tác giả nói Sông Hương là một đặc ân củ thiên nhiên dành cho Thành phố Huế?
4. Luyện đọc lại
-Qua tìm hiểu nội dung các em thấy Sông Hương rất đẹp trong khi đọc các em cần lưu ý:
Đoạn 1: Khi đọc cần nhấn giọng ở những từ gợi tả màu xanh: xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
Đoạn 2: Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả sự thay đổi sắc màu của dòng sông như dải lụa đào, lung linh dát vàng.
Đoạn 3: Nhấn giọng ở các từ: đặc ân, trong lành, tan biến, êm đềm, ca ngợi Sông Hương.
- Gọi học sinh đọc bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Gọi 1 em đọc toàn bài
? Học qua bài này em cảm nhận được gì về Sông Hương?
6. Liên hệ
- Em nào đã được cùng bố mẹ đi tham quan thành phố Huế?
- ở thành phố Huế ngoài cảnh đẹp của Sông Hương còn có những cảnh đẹp nào?
GV: Nếu có dịp các em sẽ vào Huế để được tận mắt ngắm những phong cảnh đẹp ở Huế?
- Vậy ở Nghệ An ta có những cảnh đẹp nổi tiếng nào thu hút khách du lịch.
GV: Chúng ta vinh dự tự hào những vẻ đẹp đó. Chúng ta phải bảo vệ gìn giữ vẻ đẹp của đất nước mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà luyện đọc bài chuẩn bị bài sau.
Hai học sinh lên bảng nối tiếp nhau đọc bài (mỗi em đọc 2 đoạn)
- Tôm càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
Theo dõi và đọc thầm theo
Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
Học sinh luyện đọc lại các từ khó phát âm sai.
Chẳng hạn: Bao trùm, những bãi ngô, phượng vĩ….
Học sinh luyện đọc đúng câu dài
Dùng bút chì đánh dấu đoạn
Nối tiếp nhau đọc đoạn
Nhận xét bạn đọc
Đọc chú giải từ: Hương Giang, Thiên nhiên
Luyện đọc trong nhóm mối em đọc mỗi đoạn.
Thi đọc theo hướng dẫn của giáo viên
-Một em đọc to đoạn 1. Cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi
Bức tranh phong cảnh.
-Học sinh quan sát tranh và đọc thầm đoạn 1để trả lời câu hỏi.
-Xanh thẳm của gia trời, xanh biếc của cây lá, xanh non của những bãi ngô thảm cỏ.
-Từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh đó là: “Sắc độ”
Học sinh đọc nghĩa của từ “Sắc độ”
1 em đọc to đoạn 2- cả lớp đọc thầm
- Sông Hương thay chiếc áo xanh thành giải lụa đào…
Đọc chú giải nghĩa của từ giải lụa đào
-Do hoa Phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông in bóng…
-Vào những đêm trằng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
… ánh trăng vàng chiếu xuống làm cho dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
Học sinh đọc thầm phần còn lại
… là một đăn ân
-Học sinh đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Từ gần nghĩa với từ đặn ân là: ban tặng.
… Vì Sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa..
-Một số học sinh đọc bài, nhận xét bạn đọc.
-1 em khá đọc
- Vẽ đẹp quyến rũ và sự thay đổi theo mùa của Sông Hương.
….. Quảng trường, Cửa Lò, quê Bác...
Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài tốt, tiếp thu bài nhanh. Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới từ chốt trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài học.
IV. Những kết quả buổi đầu.
Sau những cố gắng thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để rèn luyện kỹ năng đọc cho các em. Kết quả khá phấn khởi, hầu hết các giờ tập đọc, học thuộc lòng đều diễn ra sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, chất lượng, hiệu quả. Học sinh hứng thú học tập và tiến bộ rõ rệt. Các em đọc bài trôi chảy, to rõ ràng, đọc diễn cảm bài kể chuyện, bài văn bài thơ hiểu nghĩa một số từ, nắm nội dung bài tốt. Các em mạnh dạn trao đổi, thảo luận để hiểu nội dung đoạn bài.
Tổng hợp kết quả học tập cuối kỳ I cho thấy:
Sĩ số lớp: em
Số học sinh đọc giỏi: em
Số học sinh đọc khá: em
Số học sinh đọc trung bình: em
Không có học sinh đọc yếu em
Phụ huynh học sinh tin tưởng vào chương trình và phương pháp dạy học mới khi thấy con em họ học tập ngày một tiến bộ rõ rệt, đọc bài, kể chuyện lưu loát rõ ràng.
V. Bài học kinh nghiệm
Sự thành công trên là do tôi đã trực tiếp chỉ đạo đến từng học sinh trong lớp, kết quả đạt được mặc dầu chưa thật cao nhưng đó là bước khởi đầu của học sinh với sự cố gắng rèn luyện vươn lên cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã nhắc nhở các em trong việc học bài ở nhà. Tôi nhận thấy giáo dục các em bằng tình cảm chân thành, bằng tấm lòng say mê nghề nghiệp của những người giáo viên đứng trên bục giảng.
Là giáo viên tiểu học, phải chú trọng đầu tư đều ở các môn học, không xem nhẹ bất cứ môn nào. Giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề và quan tâm tìm hiểu tâm lý học sinh.
- Luôn tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn Tiếng Việt để lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
- Phải tôn trọng nhân cách học sinh.
Mặt khác giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ vận động các gia đình hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, kết hợp với khả năng sư phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp các em học tập tốt. Khi thực hiện dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp tôi thấy dễ dạy và học sinh rất hứng thú học tập, không nhàm chán có tiến bộ cả về tâm lý và khả năng tiếp thu môn tập đọc.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay giáo dục tiểu học là rất quan trọng vì "Bậc tiểu học là bậc học nền tảng" phải đổi mới giáo dục là tiền đề cho sự phát triển xã hội mà con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao chất lượng dạy học trong Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng trong trường học là rất quan trọng vì học tốt môn này các em mới có nền móng để học tập tốt các môn học khác.
Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp tôi. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu. Song tôi thấy công tác tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp để dạy cho học sinh không dừng lại ở môn tập đọc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều môn học khác nữa.
Muốn được như vậy tôi cần phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để thực hiện chương trình dạy học, chương trình mới ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
người viết
Tăng Thị Thu Hiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2.doc