Qua những cuộc khảo sát,nghiên cứu cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cái nghèo, cái đói đang diễn ra ngay trên quê hương của họ: “theo các tính toán hiện nay ngày công lao động nông thôn chỉ đạt trên dưới 10.000 đồng/ngày và nếu chỉ thâm canh cây lúa thì với số diện tích,năng xuất như hiện nay,các hộ gia đình nông dân chỉ có thể đạt được tổng thu nhập khoảng từ 15-20 kg thóc/người/tháng,tương đương khoảng 30-40đồng/người/tháng”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc “Lao động nữ di cư tự do nông thôn- thành thị”,NXB Phụ Nữ,Hà Nội- 2000).Đấy là chưa kể những năm mất mùa do lữ lụt hạn hán gây ra.
Bước vào thành phố với hai bàn tay trắng , họ muốn có được một công việc để ổn định cuộc sống của bản thân và hi vọng sẽ có chút tiền dư giả để nuôi sống gia đình.Nhưng thực tế nghiệt ngã không cho họ thực hiện được những ước mơ giản dị đó.Đời sống bấp bênh, công việc thì không ổn định và nặng nhọc, vất vả với mức thu nhập không đủ để trang trải chi tiêu cho cuộc sống của bản thân.Bởi thu nhập của họ thấp trong khi giá cả thì leo thang (mức lạm phát 3 tháng đầu năm 2008 là 9.19%-một con số quá cao trong khi khi mức lương tăng trung bình của công nhân là 10%)(nguồn báo Lao Động số 70 ngày 28/3/2008) khiến cho họ như đang đứng trên một biển lửa.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đời sống tinh thần công nhân nữ nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tập trung các khu chế xuất và các khu công nghiệp tập trung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân vào thành phố Hồ Chí Minh.Nhưng nổi bật lên với ba nguyên nhân chính:đoàn tụ gia đình(48,30%),kiếm việc làm(25,33%),các lý do khác như người nước ngoài về…(26,37%)(Nguyễn Văn Tài “Di dân tự do nông thôn-thành thị tại TPHCM”)
Điều tra di dân cho thấy đa số người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh không có hộ khẩu thường trú tại đây,chủ yếu là tạm trú ngắn hạn hoặc không có giấy tạm trú.Xét về trình độ và chuyên môn kĩ thuật thì có 27,2% người có trình độ cấp 1,trình độ cấp 2 là 38,8%,trình độ cấp 3 trở lên là 34%.(Nguyễn Văn Tài “Di dân tự do nông thôn –thành thị tại TPHCM”)
Với trình độ khác nhau thì sự phân công lao động cũng khác nhau,chỉ có 8,82% (2)lao dộng làm việc tại khu vực quốc doanh và nhà nước,còn lại chủ yếu làm việc tại các khu vực ngoài quốc doanh(kinh tế cá thể,tư thân…).Nhìn chung thì hầu hết lao động nhập cư có việc làm không ổn định,đồng lương thấp ma công việc lại hết sức vất vả.
Một điều đáng báo động là điều kiện sinh hoạt của lao động nhập cư hết sức khó khăn.do không có hộ khẩu nên việc tìm nhà rất khó khăn.Để tìm được một nơi cư trú là một cuộc hành trình hết sức gian nan,các phòng trọ tại thành phố hầu như không con trống,giá cả đắt đỏ,kết cấu xây dựng không thuận lợi,nóng bức,chật chội,ẩm thấp là đặc điểm chung của các phòng trọ.Một bộ phận lớn lao động phải trú ngụ ngay cạnh những bãi rác,nghĩa địa,vùng lầy lội…
Trong điều kiện cư trú như thế này thì chất lượng cuộc sống không lấy gì làm khả quan cho lắm,sức khỏe người lao động bị giảm sút nghiêm trọng,thiếu nước sinh hoạt,nguồn điện và những nhu cầu thiết yếu khác cho cuộc sống hằng ngày.
Nhìn một cách tổng quan thì qua trình di dân làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội mà trước tiên là cuộc sống của chính họ.đây là vấn đề mà các nhà hoạt động xã hội,các cơ quan lành đạo cần phải quan tâm hơn nữa tới dân nhập cư,giúp họ có cuộc sống ổn định và hạn chế bớt áp lực cho thành phố về nạn di dân.
(1),(2)(Theo Nguyễn Văn Taì và CTV “Di dân tự do nông thôn –thành thị tại TPHCM”
2. Thực trạng đời sống của nữ công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí minh:
2.1 Thực trạng:
Đi khắp các ngả đường của tại TP.Hồ Chí Minh, ở đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh của những người lao động nữ đang phải lăn lộn ở những loại hình công việc khác nhau giữa sự ồn ào, ngột ngạt của bầu không khí đất Sài Gòn.Ở đó thấp thoáng bóng dáng của những người lao động nữ nhập cư: “Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số 1999,trong số 2.001.409 người trên 5 tuổi đã di cư trong năm năm qua là nữ”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc: “Lao động nữ di cư tự do nông thôn- thành thị”
Người phụ nữ thường gắn bó với các công việc chăm lo gia đình, gắn bó với quê hương và hầu như có mức lương ổn định.Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là :Tại sao họ phải rời bỏ gia đình, làng quê để lên các thành phố để kiếm việc?
Qua những cuộc khảo sát,nghiên cứu cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cái nghèo, cái đói đang diễn ra ngay trên quê hương của họ: “theo các tính toán hiện nay ngày công lao động nông thôn chỉ đạt trên dưới 10.000 đồng/ngày và nếu chỉ thâm canh cây lúa thì với số diện tích,năng xuất như hiện nay,các hộ gia đình nông dân chỉ có thể đạt được tổng thu nhập khoảng từ 15-20 kg thóc/người/tháng,tương đương khoảng 30-40đồng/người/tháng”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc “Lao động nữ di cư tự do nông thôn- thành thị”,NXB Phụ Nữ,Hà Nội- 2000).Đấy là chưa kể những năm mất mùa do lữ lụt hạn hán gây ra.
Bước vào thành phố với hai bàn tay trắng , họ muốn có được một công việc để ổn định cuộc sống của bản thân và hi vọng sẽ có chút tiền dư giả để nuôi sống gia đình.Nhưng thực tế nghiệt ngã không cho họ thực hiện được những ước mơ giản dị đó.Đời sống bấp bênh, công việc thì không ổn định và nặng nhọc, vất vả với mức thu nhập không đủ để trang trải chi tiêu cho cuộc sống của bản thân.Bởi thu nhập của họ thấp trong khi giá cả thì leo thang (mức lạm phát 3 tháng đầu năm 2008 là 9.19%-một con số quá cao trong khi khi mức lương tăng trung bình của công nhân là 10%)(nguồn báo Lao Động số 70 ngày 28/3/2008) khiến cho họ như đang đứng trên một biển lửa.
Chỗ ở là điều kiện tối thiểu khi bước vào thành phố Hồ Chí Minh.Để có thể kiếm được việc làm thì điều trước tiên là phải kiếm được một chỗ để trú ngụ.Đối với lao động nữ nhập cư, chi tiêu của họ dung để thuê nhà trọ là rẻ nhằm phù hợp với đồng lương eo hẹp.Nhưng đồng nghĩa với cái “rẻ” ấy là những phòng trọ lụp xụp, nóng bức, chật chội.Trong bài “tết lên bãi rác”của Thảo Sương, đăng trên báo phụ nữ TP.Hồ Chí Minh,ngày 20/2/1999 viết: “Dân tạm trú làm rác ở đây sống trong những mái nhà tạm bợ,tối tăm,lụp xụp.Có đến hàng trăm căn hộ như vậy xung quanh bãi rác”.Mô tả lại nơi tạm trú,Khuất Huyền viết:”Một căn phòng mái tôn 16m2 mà chứa 24 người,không giường chỉ manh chiếu sờn đã cũ nát được trải trên nền gạch hoặc cái giát giường cũ nếu ở nơi ẩm thấp.Bên ngoài hành lang là công trình phụ được quây tạm bằng tấm cót ép meo mốc, cách đó 2m là khu nhà bếp tuềnh toàng, nhưng có 3,4 cái bếp dầu ,vài ba rổ đựng bát đĩa cùng chai lọ lủng củng bụi đã phủ mờ và mạng nhện chăng khắp.”(Khuất Huyền,phụ nữ Việt Nam-số 5,6/12/1999)
Tuy sống trong những căn nhà này nhưng một số chị em vẫn thấy vui vì mình còn có chỗ để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng.Bên cạnh đó có rất nhiều chị em phải chịu cảnh màn trời chiếu đất,trong số họ, phần lớn là những người muốn ra thành phố tìm việc không có thu nhập “Họ là những người mới ra thành phố hoặc chưa có việc làm,hoặc chưa có người thuê;tiền mang theo thì hết ,tiền thu nhập mới chưa có;họ không quen biết ai,nên đành phải sống vật vã nơi đầu đường góc phố,chịu nắng, mưa, sương, gió,đầy đọa tấm thân mình”(Hà thị Phương Tiên-Hà Quang ngọc “Lao động nữ di cư tự do nông thôn-thành thị”,NXB Phụ nữ Hà Nội-2000)
Công việc với tính chất bấp bênh nên mức thu nhập mà họ nhận được cũng không ổn định.Và mức thu nhập mà họ nhận được còn tùy thuộc vào từng loại công việc. “thu nhập bình quân tháng của người di cư(957.000đ)thấp hơn so với người không di cư (1.212.000đ) khoảng 21%.Người di cư là nam(thu nhập bình quân tháng 1.105.000đ) kiếm được nhiều hơn nữ(839.000đ) (Tổng Cục Thống Kê “ Điều tra di cư Việt nam 2004”,Hà Nội,Tháng 11-2006).Sự chênh lệch giữa thu nhập của người nhập cư và người không di cư cũng không hề nhỏ,điều này cho thấy rằng lao động nhập cư gặp nhiều khó khăn hơn lao động không nhập cư về thu nhập,trong khi đó họ phai trang trải những khoản chi phí mà lao động không nhập cư không phải lo nghĩ đến.Sự chênh lệch giữa thu nhập bình quân của lao động nam và nữ nhập cư cũng khá cao nó phần nào nói lên sự bất bình đẳng trong công việc, thu nhập, lợi ích… giữa nam và nữ công nhân,đó là sự bất công mà lao động nữ nhập cư phải gánh chịu.
Với thu nhập thấp như vậy thì cuộc sống của họ hết sức khó khăn huống chi còn phải mang trong mình nỗi lo kinh tế của gia đình.Đồng lương eo hẹp như vậy muốn đảm bảo được cuộc sống phải hết sức tiết kiệm.Chính vì tiết kiệm này đã dẫn đến tình trang thiếu thốn về nhiều mặt của đời sống vật chất.Bữa ăn là cần thiết nhất phải chi tiêu hang ngày,song với điều kiện giá cả tăng vọt như hiện nay thì việc đảm bảo đủ chất cho chị em là rất khó khăn.Thường thì công nhân nữ nhập cư chỉ chi từ 7.000đ-10.000đ cho bữa ăn của một ngày,và phần lớn họ phải nhịn ăn sáng.Với kiểu ăn uống như thế thì họ không thể bù đắp nổi lượng sức lao động bỏ ra làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả.
Với gánh nặng công việc và nỗi lo gia đình như vậy ,các nữ công nhân luôn phải ở trong tình trạng stress nặng.
Thêm vào đó trong điều kiện làm việc không mấy dễ chịu như vậy các chị luôn cảm thấy mệt mỏi,ngán ngẩm,đau khắp người…Theo GS.TS Nguyễn Văn Lê “Khoa học bảo vệ con người trong lao động”,tr4 :môi trường làm việc quá nóng bức,ồn ào,nhiều bụi,nồng độ chất độc cao tuy không gây nguy hiểm tính mạnh ngay tại thời điểm làm việc nhưng có thể làm giảm tuổi thọ về sau.
Phần lớn nữ công nhân thường phàn nàn sau những ca làm việc “người dã dời,đau lưng ,mỏi mắt,có người mắt đã kém dần” một số lo lắng “không biết còn đủ sức làm đến 50 tuổi hay không”(theo Nguyễn Thị Ngọc “Khảo sát đời sống và điều kiện làm việc của lao động nữ nghành dệt may”)
Điều tra về tình hình sức khỏe công nhân tại 53 đơn vị dệt may với 19.638 người cho thấy: “sức khỏe loại 1:8,6%; loại 2:2,35%;loại 3:43,5% ;loại 4:11,8% ;loại 5 :1,1%.(LêMinh Đại,phó chủ tịch công đoàn công nghiệp VN: “Thực trạng điều kiện làm việc và sức khỏe nữ công nhân viên chức la lao động nghành công nghiệp”
2.2 Đời sống tinh thần của công nhân nữ nhập cư nghành dệt may
2.2.1 các mối quan hệ của công nhân nữ
♣ mối quan hệ với lãnh đạo công ty:
Đa số công nhân khi vào làm việc tại các công ty đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty về thời gian lao động .Cả hai bên đều có ý thức trong việc tôn trọng hợp đồng lao đọng kí kết trước khi lao động vào làm việc tại công ty,tuy nhiên gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác luôn xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh đạo công ty và công nhân dẫn tới hành động công nhân đình công với số lượng lớn gây sức ép trong dư luận xã hội,làm mất lòng tin của công nhân vào giới lãnh đạo công ty,công việc sản xuất bị ngưng trệ ảnh hưởng tới tiến độ phát triển kinh tế chung của toàn xã hội.(N.Dương-H.Hùng “Ngừng việc xô xát tại công ty may Quảng Việt”,vietnamnet,1/3/2008).Gần đây nhất 25/4/2008 hơn 3000 công nhân công ty giày Gia Định đình công đòi tăng lương và các khoản chế độ: “Bức xúc lớn nhất của tập thể công nhân là công ty bố rtis cho công nhân nghỉ phép năm 2008 vào những ngày không có hàng nhưng không báo trước,khiến họ bị thiệt thòi”( Lê Việt, vietnamnet,26/4/2008).Đó là những minh chứng cho sự khôn ghiểu nhau giữa lãnh đạo công ty và công nhân khiến họ bức xúc đến mức phải lên tiếng bằng biện pháp đình công.Sự không hiểu nhau này gây ảnh hưởng bất lợi tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của công ty cũng như toàn xã hội.
♣ mối quan hệ với nam công nhân
Thời gian lao động quá nhiều cùng với sự mệt mỏi của công việc khiến cho chị em công nhân không có điều kiện để giao lưu với các bạn khác giới.Một số chị em mặc cảm vì mình là dân nhập cư nên sống co mình lại không giao lưu với ai chỉ lo lam được nhiều công việc để tăng thu nhập.
Hạn chế nữa là hầu hết công nhân nghành may mặc là nữ,số lượng nam rất ít nên số chị em không có cơ hội để tìm bạn đời cho mình,nhất là các chị đã qua tuổi xuân thì nguy cơ “ế chồng” là rất cao.
Là phụ nữ ai cũng mong muốn tìm được người bạn đời để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống,nhưng thực tế “nghiệt ngã”đã không thể đem lại hạnh phúc cho các chị.Nhận thức được hoàn cảnh của mình,có nhiều chị chấp nhận an phận,nhưng một số khác không chịu nổi cảnh cô đơn,nhất là khi về già nên chọ cách nuôi con đơn thân: “công nhân nữ tuổi ngoài 30 vẫn chưa lập gia đình chiếm số đông.Sợ tuổi già hiu quạnh,một số chị em tìm cách có được một đứa con bằng mọi giá”(nguồn Tintuconline “Nỗi khát khao làm mẹ”,thứ 7 ngày 10/3/2007)
Đây là vết thương in hằn lâu nhất trong trái tim người phụ nữ và chính nó đã khiến các chị mất hết niềm vui và tin yêu vào cuộc sống,xa lánh xã hội.Đau lòng hơn nữa khi một bộ phận chị em bị rơi vào bẫy của các tệ nạn xã hội:mại dâm,trộm cắp: “Ngoài những vấn đề tiền công,nhiều chủ thuê nhân công còn có hành vi lợi dụng sắc đẹp và thể xác của lao động nữ để làm tăng thu nhập và thỏa mãn dục vọng của mình.các cửa hàng ăn uống,karaoke thương thu hút các cô gái trẻ để đưa ra làm tiếp viên.Nhiều chủ cửa hàng yêu cầu và khuyến khích các em ăn mặc và có biểu hiện lả lơi để thu hút khách,thậm chí tiến hành cả hoạt động mại dâm”(Hà Thị Phương Tiên-Hà Quang Ngọc “Lao động nữ di cư tự do thành thị-nông thôn”
Tình trạng sống thử cũng diễn ra hết sức gay gắt trong đời sống công nhân nữ nhập cư: “Nam nữ công nhân tại khu công nghiệp,có khi chỉ mời nhau li chè,thấy thích nhau là có thể dọn về ở chung như vợ chồng.Không ít trường hợp còn hoán đổi “vợ”, “chồng” cho nhau sau một thời gian chung sống không thấy thích hợp(Theo Việt Báo,thứ 2 ngày 14/8/2006).Tình trạng trên là sự báo động chon guy cơ gia tăng nạo phá thai ở công nhân nữ và nó dẫn đến sự tổn thương về tinh thần cho người nữ công nhân .
♣Mối quan hệ với đồng nghiệp nữ
Chị em công nhân khi bước chân vào làm việc ai cung luôn có một ý niệm là kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đinh,bởi vậy họ luôn có tư tưởng làm sao để mình có được nhiều việc làm,có công việc là lao vào làm dẫn đến tình trạng xâm lấn vào công việc của nhau.Chanh chấp giữa các chị em là không thể tránh khỏi.
Điều tra tại xí nghiệp may Việt Hải: “thỉnh thoảng có 63,3% công nhân nhập cư không hòa hợp với đồng nghiệp”(Trần Thị Hồng Châu “Tìm hiểu đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”)
Trong suốt quá trình làm việc và sinh sống tất nhiên không tránh khỏi va chạm,nhưng chủ yếu là va chạm nhỏ có thể tự giải quyết với nhau.
Nhìn chung ngoài những mâu thuẫn nhỏ trong công việc thì chị em luôn có ý thức giúp đỡ nhau trong cuộc sống nhất là lúc ốm đau,bệnh tật.Đây cũng là việc chị em cần phải thích nghi trong suốt quá trình sinh sống và làm việc tại thành phố.
♣ Mối quan hệ nơi cư trú:
Đối với mỗi người tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh là rất quan trọng.Công nhân cũng vậy,ngoài giờ làm việc ở công ty họ trở về nhà để nghỉ ngơi.Trong quá trình sống họ giao tiếp với mọi người xung quanh và dần dần tạo được mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh nơi cư trú.
Nhìn chung tại các xóm trọ ,công nhân nhập cư có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh kể cả dân địa phương cũng đối sử rất tôt với họ “có 33,3% nữ công nhân may nhập cư có quan hệ tốt với địa phương nơi cư ngụ;66,6% quan hệ với bà con hàng xóm chỉ ở mức xã giao,họ không dặt nặng mối quan hệ với người địa phương,họ trú trọng mối quan hệ với người cùng quê đang nhập cư cùng họ hơn.thường là mối quan hệ giữa người nhập cư dân địa phương thông qua chủ nhà nơi họ thuê”(Trần Thị Hồng Châu “tìm hiểu đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”)
Chỉ với số liệu điều tra tại công ty may Việt Tiến cũng đủ cho ta thấy được mối quan hệ của nữ công nhân nhập cư bó hẹp như thế nào trong khu cư trú.Nhưng nhìn chung họ luôn muốn tạo thiện cảm với dân địa phương trong quá trình sinh sống.
Phần lớn công nhân có xu hướng tiếp xúc với người đồng hương.Nguyên nhân là do xuất phát từ một địa phương nên họ hiểu nhau về đặc điểm văn hóa dẫn đến dễ tiếp xúc và dễ hiểu nhau hơn.
Tới thăm một số khu trọ của công nhân chúng ta nhận thấy rằng phần lớn họ cư trú theo kiểu những người đồng hương.Có khu trọ toàn là người đến từ Thanh Hóa,Nam Định,Hà Tây…Xu hướng tìm nhà trọ với những người cùng quê cũng không phải là mới.
Việc bó hẹp phạm vi giao tiếp sẽ hạn chế mối quan hệ giữa những người đến từ nhiều vùng miền khác nhau,Do vậy mà hạn chế khả năng nhận thức về các nền văn hóa của các vùng miền khác nhau,quá trình giao lưu các nền văn hóa với nhau không được rộng dãi.
Điều này cũng làm ảnh hưởng tới khả năng kết bạn của công nhân ,nhất là việc tìm cho mình một người tâm đầu ý hợp để chia sẻ những lúc buồn vui trong cuộc sống.
♣ Mối quan hệ với gia đình:
Đa số công nhân nữ nhập cư đến từ các vùng miền xa,cho nên việc về thăm gia đình là hết sức khó khăn.Mỗi năm may ra được về thăm nhà một lần con không có điều kiện thì hai ,thậm chí ba năm mới về thăm nha được.
Với những nữ công nhân nhập cư xa nhà ngoài việc chịu nhiều áp lực của công việc kiếm tiền họ vừa bị tổn thương bởi nỗi lo cho chồng và những đứa con nheo nhóc ,thiếu tình yêu thương của người mẹ.
Nỗi nhớ nhà luôn thường trực trong sâu thẳm đáy lòng người công nhân xa sứ. “sống xa nhà nhưng điều kiện làm việc và chi phí đi lại là hai lý do chính khiến công nhân nhập cư dù nhớ nhà nhưng khó lòng về thăm gia đình được” (Trần Thị Hồng Châu “Tìm hiểu dời sống nữ công nhân nhập cư công ty may Việt Tiến”),chi phí cho mỗi lần về quê là hết sức tốn kém.Bởi vậy thường công nhân nữ tranh thủ những dịp như lễ tết ở lại làm thêm để kiếm tiền gửi về gia đình: “Chị Nguyễn Thị Na năm năm nay không về quê,vì không có tiền.Mỗi lần về quê là mỗi lần tốn kém.Lương công nhân chẳng được bao nhiêu”(Hà Dịu: “Cháy lòng công nhân ăn tết xa quê”,vietnamnet,6/2/2008)
Tuy phải chịu nhiều khó khăn như vậy nhưng diều mà ta phải trân trọng ở họ đó là sự cố gắng không mệt mỏi để vượt qua khó khăn ,kiếm những đồng tiền lương thiện để nuôi gia đình.
2.2.2. Qúa trình tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ,thể dục thể thao và mức độ tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng ti vi,sách báo,internet…
Với cường độ làm việc căng thẳng ở công ty cùng với gánh nặng công việc gia đình khiến cho quỹ thời gian lao động tăng mà thời gian rảnh thì hầu như không có: “Ngoài giờ làm việc,nghỉ nghơi là cách tốt nhất để nữ công nhân may tự chăm sóc sức khỏe bản thân,đảm bảo cho quá trình tái tạo sức lao động của mình.Cường độ làm việc quá căng thẳng,về đến nhà chị em chỉ muốn ngủ bù”(Trần Thị Hồng Châu “Tìm hiểu Đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”
Phần lớn công nhân khi có thời gian rảnh thì họ dùng vào việc nghỉ ngơi là chủ yếu . Sau những giờ làm việc quá căng thẳng về đến nhà tâm lý chị em ai cũng chỉ muốn lăn ra ngủ cho đỡ mệt để lấy sức đi làm tiếp, có rất ít người xem sách báo hay ti vi .
Với mặt bằng lương chỉ đủ chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu hằng ngày và gửi về phụ gia đình nên rất ít công nhận có điều kiện để mua sắm các loại phương tiện giải trí như radio, tivi , sách báo…Đôi khi sang phòng khác có thể xem nhờ nhưng như vậy rất ngại nên chị em chọn giải pháp “đi ngủ” cho là tốt nhất .
Thực đơn giải trí cho chị em công nhân sau những giờ làm việc hết sức nghèo nàn, ngày nào cũng quanh quẩn với chiếc máy cassetle, thỉnh thoảng thứ bảy , chủ nhật được nghỉ thì đi siêu thị hoặc vào các tiệm net để chat. Nhưng số lượng công nhân biết chat là rất ít , phần lớn họ ra mạng chỉ để tán gẫu với bạn bè chứ không có nhu cầu truy cập nhiều thông tin về vấn đề kinh tế , chính trị , xã hội ...
Với việc hạn chế về các phương tiện giải trí nên công nhân chỉ biết đến nhà máy rồi về phòng trọ,áp lực công việc đang là tâm trạng chung của nhiều công nhân hiện nay.Sức lao động thì đang dần cạn kiệt theo thời gian làm tăng ca. Tất cả những yếu tố này cũng tác động một lúc dẫn đến tình trạng trầm uất , stress đối với công nhân nữ nhập cư.
Đã đến lúc tất cả chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe , tinh thần của người lao động .Các nhà lãnh đạo công ty phải phối hợp với các nhà hoạt động xã hội xây dựng nhiều mô hình hoạt động văn hóa , vui chơi , giải trí cho công nhân để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và sức khỏe cho người lao động .
Mức độ tham gia các hoạt động công tác xã hội
Quỹ thời gian làm việc căng thẳng với cường độ ba ca một ngày , giờ giấc lại không ổn định nên mỗi khi được nghỉ chị em có thể đi chợ , nghỉ ngơi , ít có điều kiện chăm sóc cho bản thân và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí . Ngày nay có nhiều nhà văn hóa , các câu lạc bộ , các lớp học nữ công gia chánh , các buổi hội thao nhưng chị em không thể tham gia một phần vì không có thời gian và phương tiện đi lại , phần vì mặc cảm là công nhân ăn nói không được khéo léo cùng với công việc không được chu đáo trong ăn mặc nên các chị sẽ khép mình hơn : “Chị em ít có thời gian chăm sóc cho bản thân ít cơ hội tham gia các loại hình giao lưu giải trí.Dù ngày nay cá câu lạc bộ các nhà văn hóa đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú”(1)
Một số chị sau quá trình tham gia các hoạt động xã hội bị các bạn đồng nghiệp nam chêu chọc nên đành thôi : “Xuất phát từ quan điểm con gái lớn lên phải lấy chồng các chị em nghành dệt may mặc cảm “ế” cộng cái nhìn thương hại hay chế nhạo do vô tình khiến chị em ngày càng co cụm lại”(2)
Đôi khi do mặc cảm mà những lời nói bỡn cợt vô tình làm tổn thương tới tâm hồn mềm yếu của các chị , nó chính là bức tường rào ngăn cách các chị tham gia vào các hoạt động vui chơi , giải trí…, hòa nhập vào cộng đồng xã hội .
Nhìn chung đời sống tinh thần của chị em công nhân nữ nhập cư hết sức nghèo nàn, thêm vào đó là sự mặc cảm về thân phận khiến cho chị em sống rụt rè hơn và có ý niệm lẩn tránh xã hội.
(1),(2) Nguyễn Thị Ngọc “Khảo sát đời sống và điều kiện làm việc của lao động nữ ngành dệt may”
3. Những chính sách của nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ.
Bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ là một trong những mục tiêu nhằm tiến tới sự bình đẳng xã hội giữa nam và nữ,và cũng là xu hướng phát triển chung của xã hội nước ta hiện nay.Đồng thời với những quy định này thì lao động nữ được bảo vệ về quyền và lợi ích trong suốt quá trình lao động.
Tại điều 109 luật lao động Việt Nam gồm hai điều nhằm hướng tới mục đích bình đẳng về lao động giữa nam và nữ,quy định này nhằm hạn chế tinh trạng phân biệt đối sử của người sử dụng lao động đối với lao động nam và lao động nữ:
- Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà.
Giữa nam và nữ công nhân đều bình dẳng trong công việc, lợi ích…Ngoài ra chính sách này cũng góp phần tạo cho lao động nữ có được công việc ổn định và có nhiều thời gian nghỉ ngơi,làm việc tại nhà để có điều kiện chăm sóc gia đình,làm tố hai nhiệm vụ “giỏi việc nước,đảm việc nhà”.
Trong thực tế điều kiện làm việc của đa số công nhân hết sức khó khăn,điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn lao động,một số lao động nư phải làm việc trong các môi trường độc hại như các công ty hóa chất,thuốc bảo vệ thực vật…trong những điều kiện làm việc như vậy sức khỏe của nữ công nhân bị giảm sút nghiêm trọng nhất là sức khoẻ sinh sản,để khắc phục tình trạng này nhà nước ta cũng có những biện pháp khắc phục,vấn đề cũng được ghi rõ tại điều 109 luật lao động:
- Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
- Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
Nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ được tự do lưa chọ công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe và sinh lý của mình nhà nước ta đã có chính sách mở mang nhiều loại hình đào tạo nghề nghiệp khác nhau để phụ nữ có thể lựa chọn và tham gia học tập.Đồng thời tao cơ hội cho lao động nữ có thể làm nhiều nghành nghề khác nhau để tăng thu nhập cho gia đình và có điều kiện vừa làm việc vừa chăm lo cho con cái Đây là một trong những chính sách của nhà nước ta được thể hiện tại điều 110 bộ luật lao động.
Tạo cơ hội cho lao động nữ có quyền thăng tiến và có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động tuyển dụng lao động,điều 111 luật lao động gi rõ:
- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.
Với những quy định này lao động nữ được bình đẳng như nam giới trong quá trình kí kết hợp đồng lao động cũng như tham gia tuyển dụng lao động.người sử dụng lao động bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này để bảm bảo lợi ích cho cả hai bên giữa người sử dung lao động và lao động nữ.Quy định này cũng bảo vệ lao động nữ khi vi pham hợp đồng để tránh tình trạng người sử dụng lao động có những hình phạt quá khắt khe xúc phạm tới nhân phẩm của người phụ nữ hoặc đánh đập lao động nư.
Chức năng làm mẹ là chức năng được “thiên phú” của người phụ nữ vì vậy trong suốt quá trình lao động ít nhất người lao động nữ cũng có một lần làm mẹ,đó là điều hiển nhiên.người sử dụng lao động không được lấy những lý do như kết hôn,mang thai,sinh con …để chấm dứt hợp đồng lao động:
- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong suốt quá trình mang thai khi cảm thấy sức khỏe không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi thì lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động để có điều kiện chăm sóc thai nhi.tuy nhiên trước khi nghỉ lao động nữ cần phải báo trước cho người sử dụng lao động để họ sắp xếp lại công việc,và quan trọng hơn lao động nữ phải co giấy chứng nhận của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đời sống tinh thần công nhân nữ nhập cư tại TpHCM.doc