Đề tài Động đất ở Việt Nam

Trận động đất năm 1983 đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho thị trấn Tuần giáo: 30% nhà gạch cấp 4 bị hư hại nặng, tường nứt rộng từ vài xentimet đến gần 10 cm. Chỉ nhà gỗ, nhà tre mới ít bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại nhẹ và vừa đối với nhà xây gạch ở các thị xã Lai Châu, Điện Biên và một số nơi khác. Động đất này đã làm sụt lở lớn ở các dãy núi trong vùng chấn tâm, vùi lấp 200 ha ruộng lúa trong thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông đất nứt rộng đến 10 – 15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài chục mét đến vài trăm mét trên chiều dài gần 20 km nhiều mạch nước bị mất đồng thời xuất hiện nhiều mạch nước mới. Đá lở đã làm hàng chục người chết và bị thương, nhiều ruộng lúa bị vùi lấp phải 8 tháng sau vùng Tuần giáo mới trở lại yên tĩnh. Đây là sự kiện nổi bật trong hoạt động địa chấn hiện đại ở nước ta.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động đất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững đới đứt gãy địa chất sâu hoạt động, phân cách các địa khối đang vận động đối với nhau. Đứt gãy càng lớn, chuyển động của các địa khối theo đứt gãy càng nhanh thì động đất xảy ra trong đới càng lớn, càng thường xuyên hơn. Ở nước ta cũng vậy, động đất mạnh hơn 4,0 độ Richter chỉ xảy ra trong những đới đứt gãy sâu đang hoạt động. Nước ta có kiến tạo địa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất cao, tuy không xảy ra thường xuyên, vẫn có những trận mạnh gây phá huỷ lớn. Việt Nam có 4 loại đứt gãy gây ra động đất Loại 1: Gồm các đứt gãy sông Mã, Pu Mây Tun - Sốp Cộp, gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên (thuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu) có thể phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 theo thang MSK; những trận động đất mạnh nhất trên lãnh thổ VN từng xảy ra tại đây. Loại 2: Gồm các đứt gãy sâu Lai Châu - Điện Biên, sông Hồng, sông Chảy, sông Cả - Rào Nậy và đứt gãy Tây biển Đông (từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 19), biểu hiện phát sinh động đất ở đây yếu hơn trong các đứt gãy loại 1 (loại cấp 8) nhưng trong quá khứ đã xuất hiện nhiều trận động đất mạnh. Loại 3 (cấp 7 ): Gồm hệ đứt gãy sâu Đông Triều, dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Yên Bái và tại nhiều nơi thuộc khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Loại 4 (cấp 6 ): Gồm các đứt gãy Cao Bằng - Tiên Sơn, Sông Đà, Mường Tè, Mường Nhé, hệ đứt gãy Đăkrông - Huế, Trà Bồng, Ba Tơ - Củng Sơn, sông Ba. (Nguồn: Viện Vật lý Địa cầu) Bản đồ phân bố động đất taị Việt Nam của Nhật: Bản đồ này được làm theo mô hình, mỗi điểm là 1 tâm động đất. Gồm các lớp 0-10km (có 323 tâm động đất), 10-30km (có 374 tâm động đất), 30-50km (có 507 tâm động đất), 50-100km (có 417 tâm động đất), 100-200km (có 119 tâm động đất): 2.2. Động lực nhân sinh Theo các chuyên gia địa chất. Ở Việt Nam việc xảy ra động đất kích thích ở những vùng hồ chứa lớn sau khi tích nước là hoàn toàn có khả năng. Nguy cơ này cũng đã được nghiên cứu đánh giá cho nhiều vùng hồ như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yaly…Các tính toán cho thấy các hồ chứa nói trên khi tích đầy nước sẽ gây ứng suất gia tăng 3 - 5 bar, xấp xỉ một phần trăm ứng suất phá hủy đá núi, ở độ sâu 3 km. Ứng suất gia tăng rất nhỏ nhưng có thể kích thích xảy ra dịch trượt (động đất) ở những nơi ứng suất kiến tạo đã được tích lũy đến mức tới hạn 3. Các trận động đất lớn xảy ra ở Việt Nam trong những năm gần đây: Trong lịch sử đã ghi nhận những trận động đất mạnh 6,7 - 6,8 độ Richter tại khu vực Tây Bắc, trong khi ở ngoài khơi, trên thềm lục địa đông nam đất nước cũng đã xuất hiện động đất mạnh 6,1 độ Richter. Vùng phía Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của động đất. Tính đến năm 2003, nước ta có hơn 1.600 trận động đất mạnh từ 3 độ richter trở lên Trận động đất lớn nhất ở Việt Nam trong vòng 100 năm qua là trận động đất 6,8 độ Richter ở Tây Nam Điện Biên Phủ xảy ra lúc 23 giờ 22 phút ngày 1 tháng 11 năm 1935 với cấp động đất bề mặt là 8-9. Tại Lai Châu, chấn động xảy ra ở cấp 7. Bản đồ đẳng chấn của trận động đất Điện Biên năm 1935 do Robert vẽ lần đầu vào năm 1935, theo đó thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 9. Sau đó, qua công tác điều tra động đất trong nhân dân, Nguyễn Hữu Thái đã vẽ lại vào năm 1966. Theo kết quả này thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm chỉ đạt cấp 8-9 thang MSK-64. Và như vậy, chấn cấp động đất khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25 km. 1953 và 1954, tại vùng Lục Yên, Yên Bái đã xảy ra hai trận động đất có cường độ chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 7 (thang MSK). Vùng chấn động cấp 7 này kéo dài tới 30 km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, hẹp và trùng với đứt gãy Sông Hồng. Dựa trên cơ sở đường đẳng chấn, các nhà địa chấn của Viện Vật lý địa chấn xác định được thông số của động đất như sau: chấn cấp là 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 16 km. Hai trận động đất này không được ghi nhận bởi mạng lưới trạm địa chấn quốc tế. Nó được phát hiện hoàn toàn bằng công tác điều tra động đất trong nhân dân. Đây cũng là một trong số những trận động đất mạnh nhất đã xảy ra dọc đứt gãy Sông Hồng trong phạm vi lãnh thổ nước ta. Ngày 12/6/1961 tại Tân Yên, cách thị xã Bắc Giang 11 km về phía Đông Bắc. Cường độ chấn động ở vùng chấn tâm đạt cấp 7, làm hư hại vừa một số nhà cấp 4. Vùng chấn động cấp 7 rất hẹp, trong khi vùng chấn động cấp 6 và cấp nhỏ hơn lại rất rộng. Điều này có thể lý giải là do hiệu ứng cục bộ của chấn tiêu nằm gần sát mặt đất. Độ sâu chấn tiêu của động đất này được xác định là 28 km. Chấn cấp của động đất theo các nhà địa chấn Việt Nam là 5,3 - 5,9 độ Richter, trong khi theo tài liệu của Cục Địa chấn Trung Quốc và USGS thì chỉ nằm ở mức 4,3 - 5,0 độ Richter. Năm 1968, trận động đất 5,5 độ richter xảy ra ở Nhã Nam, Yên Thế (Bắc Giang). Hai trận động đất xảy ra ngày 12-4-1970 và 24-5-1972 ở phía Tây thị xã sông Cầu (Phú Yên). Đều có cường độ chấn động cấp 7 tại vùng chấn tâm, được phát hiện bằng quan trắc động đất và cả bằng điều tra động đất trong nhân dân. Hai chấn tâm này cách nhau 20 km theo phương kinh tuyến, vì vậy khi điều tra khó tách biệt được đường đẳng chấn nên bị gộp lại thành một đường đại diện chung. Độ sâu chấn tiêu 13 km và chấn cấp M = 5,3 độ Richter là đặc trưng chung cho cả hai động đất này.    14h18 ngày 24/6/1983 Trận động đất 6,7 độ Richter trong vùng núi cách thị trấn Tuần Giáo ( Điện Biên ) về phía bắc khoảng 11 km. Chấn cấp của động đất được xác định là Ms = 6,7±0,2 độ Richter. Cường độ chấn động trong vùng cực động I0 = 8-9 (thang MSK). Động đất gây chấn động mạnh trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Lào và Trung Quốc. Chấn động cấp 8 và mạnh hơn xảy ra trên diện tích 1.500 km2, cấp 7 và mạnh hơn là 13.000 km2. Sau chấn động chính là hàng loạt dư chấn đã xảy ra. Dư chấn mạnh nhất xảy ra vào ngày 15/7/1983 ngay trong vùng cực động và có chấn cấp bằng 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 8 km và gây chấn động trên bề mặt tại vùng chấn tâm với I0 = 7-8. Bản đồ đường đẳng chấn của trận động đất Tuần Giáo (*) Nơi đứt đoạn của mội trường đất đá dẫn tới sự dịch chuyển tương đối ở hai bên. Ngày 23/5/1989 Ở vùng hồ Hòa Bình ( tỉnh Hòa Bình) chỉ bốn tháng sau khi tích nước hồ chứa đến cao trình 86m xảy ra trận động đất mạnh 4,9 độ richter Ngày 23/6/1996 tại xã Mường Luân thuộc huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã xảy ra động đất với chấn cấp xấp xỉ 5,0 độ Richter. 22 giờ 52 phút Ngày 19/1/2001, động đất 5,3 độ richter xảy ra giáp ranh biên giới Việt – Lào( cách thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên khoảng 12km). 21h25 ngày 7/1/2005 tại toạ độ 19,02 độ vĩ bắc và 105,3 độ kinh đông, cách Đô Lương (Nghệ An) 10 cây số về phía bắc. Trận động đất có độ mạnh 4,7 độ Richter, gây chấn động cấp 6-7 trên mặt đất ở vùng chấn tâm 12h45 ngày 17/7/2005, một trận động đất mạnh 4,5 độ Richter đã xuất hiện tại cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). 0h15 sáng, ngày 8/11/2005 trận động đất cường độ là 5,1 độ richter xảy ra tại khu vực Nam Bộ, tọa độ trận động đất ở 10 độ vĩ Bắc, 108 độ kinh Đông, ngoài khơi Biển Đông cách bờ biển Vũng Tàu 100 km, nằm trong vùng giao nhau của các đới đứt gãy Nam Côn Sơn, Thuận Hải - Minh Hải - Cà Mau và đứt gãy kinh tuyến 110 ngoài khơi Biển Đông. 14h55 chiều 8/11/2005 trận động đất với cường độ 5,5 độ richter là ở tọa độ 9,72 độ vĩ Bắc, 108,22 độ kinh Đông 22h Đêm 28/11/2007, một trận động đất cường độ  4,5 đến 5 độ richter tại tâm chấn xảy ra trên đới đứt gãy Bình Thuận - Vũng Tàu 13h27 giờ ngày 3/3/2008, một trận động đất có cường độ 4,5 độ Richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 22,62 vĩ độ Bắc, 102,36 kinh độ Đông (thuộc địa phận huyện Mường Tè, Lai Châu) với độ sâu chấn tiêu là 4,4 km. 11h50 phút trưa Ngày 26/11/2009 trận động đất mạnh 4,2 độ richter ở huyện Bắc Yên, thuộc đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên-Sơn La. Tâm chấn nằm ở độ sâu 10-15 km, cách thành phố Sơn La 38 km về phía Đông Đông Nam và cách công trình thủy điện Sơn La 37 km về phía Đông Nam". 8h57 sáng 23/6/2010 xảy ra trận động đất 4,7 độ richterở đoạn đứt gãy trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tỉnh Vũng Tàu đã gây ra dư chấn từ cấp 2 đến cấp 4 ở Sài Gòn 16h chiều 19/9/2010, một trận động đất đã xảy ra tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa Trận động đất mạnh 3,6 độ richter, tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km dưới lòng đất. Nguyên nhân gây ra trận động đất là do đới đứt gẫy sông Mã. Tần suất sảy ra động đất trên toàn lãnh thổ trung bình 6 năm có 5 lần động đất cấp 6 với M 4,5 độ Richter 7 năm có 2 lần xảy ra động đất cấp 7 – 8 với M 5,5 độ Richter >29 năm xảy ra 1 lần động đất cấp 8 với M 6 độ Richter. Vùng Tây Bắc là nơi động đất xảy ra thường xuyên nhất. 2 năm xảy ra một lần động đất cấp 6 với M 4,5 độ Richter 5 năm xảy ra 1 lần động đất cấp 7 với M 5 độ Richter 13 năm xảy ra 1 lần động đất cấp 7 – 8 với M 5,5 độ Richter. >30 năm xảy ra 1 lần động đất cấp 8 với M 6 độ Richter. 4. Thiệt hại của động đất tại Việt Nam. 4.1 Đối với con người và xã hội. Động đất đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về người làm chết và bị thương. Ảnh hưởng đến kinh tế: phá hủy các công trình vật chất, nhà cửa, đường giao thông… Động đất xảy ra lúc ngày 1/11/1935 Điện Biên Phủ có độ lớn M = 6,75 độ Richter. Động đất này đã gây hư hại nặng nhà xây ở thị trấn Điện Biên, còn ở Sơn La các tường nhà bị nứt nẻ. Trận động đất năm 1983 đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho thị trấn Tuần giáo: 30% nhà gạch cấp 4 bị hư hại nặng, tường nứt rộng từ vài xentimet đến gần 10 cm. Chỉ nhà gỗ, nhà tre mới ít bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại nhẹ và vừa đối với nhà xây gạch ở các thị xã Lai Châu, Điện Biên và một số nơi khác. Động đất này đã làm sụt lở lớn ở các dãy núi trong vùng chấn tâm, vùi lấp 200 ha ruộng lúa trong thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông đất nứt rộng đến 10 – 15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài chục mét đến vài trăm mét trên chiều dài gần 20 km nhiều mạch nước bị mất đồng thời xuất hiện nhiều mạch nước mới. Đá lở đã làm hàng chục người chết và bị thương, nhiều ruộng lúa bị vùi lấp phải 8 tháng sau vùng Tuần giáo mới trở lại yên tĩnh. Đây là sự kiện nổi bật trong hoạt động địa chấn hiện đại ở nước ta. Thiệt hại nhà cửa do động đất Tuần Giáo năm 1983 gây ra. Chỉ tính riêng trận động đất ngày 19/2/2001 với chấn cấp đạt 5,3 độ Richter ở khu vực thị xã Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu đã làm thiệt hại gần 200 tỷ đồng, nhiều người bị thương và đã gây ra sự hoang mang cao độ cho nhân dân. 4.2 Đối với môi trường Theo đánh giá của các nhà khoa học, động đất là một trong những tác nhân gây ra thảm hoạ sóng thần, sạt lở đất. Sóng thần xảy ra tại vùng biển Nha Trang vào năm 1923. Dự cố này liên quan đến động đất 6,1 độ Richter ở đảo Hòn Tro. Động đất ở Điện Biên năm 1935 làm cho vùng chấn tâm đất nứt rộng đến 20 cm, có đoạn dài đến 50 m. Động đất 1983 tại Tuần Giáo gây ra sụt lở các núi ở vùng chấn tâm, lở đá. 5. Phương pháp nghiên cứu và dự báo động đất ở Việt Nam: 5.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học địa chất. Nghiên cứu địa chất ( Ghi sóng địa chấn, theo dõi sự dao động mực nước giếng, nước ngầm, theo dõi sự bốc khí radon, thay đổi bề mặt địa hình, ứng dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu địa chất...) Phương pháp nghiên cứu khoa học địa chất là sử dụng các trạm quan trắc. Trạm quan trắc động đất ở Từ Liêm-Hà Nội Từ năm 1976 trên phạm vi miền Bắc Việt Nam đã có 5 trạm quan trắc động đất hoạt động liên tục và đồng bộ (Phù Liễn, 1924; Sa Pa, 1961; Bắc Giang, 1962; Tuyên Quang và Hoà Bình, 1972). Các trạm địa chấn này đã ghi nhận được khá đầy đủ số liệu về các trận động đất trên lãnh thổ Bắc Việt Nam và vùng lân cận. Ở miền Nam Việt Nam, trạm địa chấn Nha Trang đã được khôi phục lại vào năm 1978 (xây dựng năm 1957) và xây dựng thêm trạm Đà Lạt vào năm 1980. Các trạm địa chấn Điện Biên, Lai Châu, Vinh và Hà Nội được xây dựng năm 1990. Sau đó, trong 1994-1995 xây dựng thêm các trạm Sơn La và Huế. Sau năm 1996, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Viện Vật lý Địa cầu lại mở rộng thêm mạng lưới trạm và đến hết năm 2007, tổng số trạm thuộc mạng lưới quốc gia đã tăng lên thành 24. Với hệ thống trạm như vậy, có khả năng ghi đầy đủ động đất có chấn cấp Ms ³ 3,0 trên phạm vi miền Bắc và Ms ³ 4,0 trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ở miền Tây Bắc Bộ, mật độ trạm dày hơn, nên có thể ghi nhận được động đất có chấn cấp lớn hơn 1,0 độ Richter. Ngoài ra, tại các vùng hồ chứa lớn như Hoà Bình, Ya Ly, Sơn La, dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng còn có những trạm địa chấn tạm thời nhằm nghiên cứu sự thay đổi môi trường địa chấn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thuỷ điện Động đất mạnh chủ yếu xảy ra ở Miền Bắc nên 23 trong tổng số 26 trạm quan trắc động đất (đo địa chấn) ở Việt Nam được đặt ở miền Bắc, trong đó có một trạm ở Vinh. Ba trạm còn lại được đặt ở Huế, Nha Trang và Đà Lạt. chỉ cần thêm 24 trạm nữa là đủ khả năng theo dõi toàn bộ chấn động trong lòng đất tại Việt Nam. Ðể tăng cường năng lực cho hoạt động quan trọng này, năm 2009 Viện Khoa  học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai dự án với tổng kinh phí  khoảng 90 tỷ đồng, tuy vậy trong tương lai còn phải tiếp tục đầu tư. Phấn đấu đến năm 2012, xây dựng được một hệ thống gồm 30 trạm địa chấn và trung tâm xử lý số liệu động đất, có khả năng ghi nhận đầy đủ, nhanh chóng và xác định kịp thời thông số của các trận động đất với các quy mô khác nhau, góp phần ứng phó, giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tại Việt Nam hệ thống máy móc của Trung tâm Động đất và Cảnh báo Sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) đã được kết nối với thế giới. Khi một trận động đất ở bất cứ nơi đâu diễn ra Trung tâm  sẽ nhận được thông tin sau 3-5 phút về độ mạnh, thời gian, khu vực... Trên cơ sở các kết quả xử lý dữ liệu địa chấn nhận được trực tiếp từ mạng lưới đài trạm quan trắc quốc gia và một phần từ mạng lưới đài trạm địa chấn thế giới, tất cả các trận động đất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam với độ lớn từ 3,5 độ Richter trở lên sẽ được Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần thông báo cho các cơ quan quốc gia có chức năng truyền bá thông tin và ứng phó nhanh nhất, trong đó các cơ quan được cấp báo đầu tiên là Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm Kiếm và Cứu nạn. Xử lý số liệu động đất tại Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Từ năm 2007, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã được thành lập tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có, các trận động đất xảy ra trên lãnh thổ nước ta (như năm 2009 ở Sơn La) và các quốc gia khu vực Ðông - Nam Á sẽ được xác định một cách kịp thời. Dĩ nhiên  hiện tượng sóng thần (xảy ra khi có động đất từ 6,5 độ rích-te trở lên) xảy ra ở vùng Biển Ðông sẽ được ghi nhận một cách dễ dàng và cảnh báo tức thì. Tuy nhân lực còn ít nhưng do tính chất công việc nên phải tuân thủ chế độ trực 24/24 giờ mỗi ngày theo Quy chế báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Chính phủ. Sau khi đánh giá nguy cơ động đất, việc cảnh báo là vô cùng quan trọng và hiện vẫn là vấn đề lớn của cả thế giới. Theo tiến sĩ Cao Đình Triều, tại Việt Nam , các nhà khoa học đã có thể cảnh báo ở trung hạn (trong vòng 5-10 năm). Theo đó thì vùng có nguy cơ cao nhất về động đất ở nước ta là Điện Biên. địa bàn này nằm trong vùng hoạt động địa chấn mạnh nhất nước ta, chiếm 90% trận động đất cả nước. 5.2 Nghiên cứu hành vi của động vật: Loài vật có thể cảm nhận được những kích thích của phản ứng lý - hóa phát ra từ trong lòng đất trước khi động đất xảy ra. Do trước động đất, những khối đá lớn dưới lòng đất phát ra sóng điện từ mà động vật có thể tiếp nhận. Một giả thuyết khác là các con vật có khả năng cảm nhận các chấn động yếu xuất hiện trước động đất, điều mà con người không có được. Nghiên cứu phản ứng của loài vật sẽ giúp tạo ra những chiếc máy cảm biến linh hoạt, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác dự đoán không chỉ đối với thảm họa động đất mà còn đối với các loại thiên tai khác như sóng thần, mưa bão... trong thời gian ngắn nhất. 6. Các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu động đất. 6.1 Các địa phương và các Bộ, ngành liên quan phải xây dựng phương án phòng tránh, đảm bảo thông tin liên lạc: tổ chức sơ tán dân, phương án tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả và vệ sinh môi trường và tổ chức diễn tập. Đồng thời, Ban Chỉ đạo các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiếm thức của cộng đồng về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, tránh, đưa kiến thức cơ bản về phòng, tránh động đất và sóng thần vào chương trình dạy Tuyên truyền giáo dục về động đất, sóng thần và những quy định về tổ chức ứng phó khi xảy ra động đất, sóng thần. Cần chú trọng đến việc phổ biến các kiến thức cơ bản về động đất cũng như các biện pháp giúp bảo đảm an toàn khi động đất xảy ra là hết sức cần thiết. Nghiên cứu và phát triển các phương án, các phương tiện, hệ thống tích trữ thực phẩm, phương tiện giao thông, thông tin, bệnh viện... để sẵn sàng đối phó kịp thời khi động đất xảy ra. Giáo dục quần chúng hiểu biết về động đất và phản ứng thích hợp khi động đất xảy ra. 6.2 Đối với việc xây dựng các hồ đập : a) Hạn chế xây dựng các hồ đập nhân tạo khi chưa thực sự cần thiết. Lợi ích của các hồ đập nhân tạo là không thể phủ nhận bên cạnh đó thì những tác hại mà nó mang lại cũng không phải là nhỏ. Vậy làm gì để giảm thiểu những tác hại đó là chỉ sử dụng đến biện pháp xây dựng các hồ đập này như là biên pháp cuối cùng, khi các biện pháp khác không khả thi để giải quyết vấn đề thiếu nước và thiếu điện. Để giải quyết vấn đề thiếu điện ta có thể tìn các nguồn năng lượng khác như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ sinh khối,… là những nguồn năng lượng sạch và hầu như không ảnh hưởng nhiều tới môi trường như đối với thuỷ điện. Các hồ chứa nước thì ta có thể thay thế bằng các bể nhỏ tích trữ nước mưa, các hồ chứa với dung tích bé hơn… b)  Giảm mức chứa các đập. Các hồ đập lớn được thay thế bằng các hồ đập nhỏ hơn sẽ làm giảm thể tích và khối lượng khối đất đá tác động lên lên môi trường địa chất. Chưa khẳng định nhưng, qua những trường hợp đã biết, người ta nghiệm thấy rằng, các đặc trưng của hồ chứa như độ sâu, diện tích hồ, dung tích hồ,… cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn làm xuất hiện các tai biến địa chất đặc biệt là động đất. Trong điều kiện địa chất thỏa mãn điều kiện cần là có các đứt gãy kiến tạo về thủy văn với hồ chứa và ứng suất kiến tạo ở đó, động đất kích thích mạnh nguy hiểm có thể xảy ra nếu thể tích nước trong hồ lớn hơn 1 tỷ mét khối, độ sâu lớn hơn 90 m, diện tích mặt thoáng lớn hơn 10 km2 6.3 Các biện pháp khoa học kỹ thuật Thiết kế kháng chấn cho các công trình xây dựng. Triển khai các khảo sát và nghiên cứu địa chấn công trình phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình chịu động đất.Các công trình quan trọng ở Việt Nam chẳng hạn như đập thuỷ điện được xây dựng bền vững để kháng chấn. Trong xây dựng, để “chống lại động đất và sóng thần” cũng như chống lại gió, bão, lũ lụt, trong điều kiện của nước ta, ứng dụng công nghệ EVG-3D panel là hữu hiệu hơn cả, do các ưu điểm thi công nhanh, giá thành hạ, chất lượng cao. Đây là công nghệ xuất phát từ nước Cộng hòa Áo và đã được chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Với công nghệ EVG-3D panel, công trình có thể chịu được bão có cường độ 300 Km/h; chịu được động đất đến 7,5 độ richter. Sản xuất sỏi nhẹ Keramzit và bê tông Keramzit là loại vật liệu nhẹ có khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt tốt. Nhà xây bằng bê tông Keramzit có khả năng giảm 50% trọng lượng so với xây dựng truyền thống. Tường làm bê tông keramzit sẽ mỏng 1/2, nhẹ hơn 1,5 lần, công lao động sẽ giảm 10 lần so với xây tường gạch. Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá độ nguy hiểm của động đất. Công nghệ GIS là công nghệ cao chung được áp dụng trên hầu hết các nước trên Thế giới và được áp dụng để xây dựng các công cụ phần mềm cho phép đánh giá độ nguy hiểm động đất ở cả phạm vi khu vực lẫn phạm vi đô thị. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Động đất và Cảnh báo Sóng thần mới chỉ mua được một phần của phần mềm đó. Một phần của Công nghệ GIS này đã được ứng dụng để nghiên cứu, đánh giá độ rủi ro của động đất có thể gây ra thiệt hại về người và của ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vì Hà Nội nằm trên vùng chấn động cấp 8, còn TP Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng lan truyền do chấn động từ xa, đặc biệt là từ vùng thềm lục địa như Vũng Tàu gây ra thiệt hại về nhà cửa cho TP Hồ Chí Minh. Đây là 2 đô thị lơn nhất nước ta nếu xảy ra động đất sẽ gây ra hậu quả rất lớn về người và kinh tế. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong vùng có nguy cơ động đất. Các vùng có nguy cơ về động đất, sóng thần phải được rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tính toán đến yếu tố tác động của động đất, sóng thần để hạn chế thiệt hại và bảo đảm phát triển bền vững. Việc xây dựng công trình trong vùng có nguy cơ động đất phải có giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với hồ chứa nước lớn, nhà máy hóa chất độc hại, nhà cao tầng và các công trình cơ sở hạ tầng khác Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng trong vùng có nguy cơ động đất. Việt Nam cũng đã có Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” Còn đối với các công trình xây dựng dân dụng chẳng hạn như nhà ở tư nhân, mọi người nên xem bản đồ phân vùng động đất của từng khu vực trước khi xây dựng để có thể kháng chấn phù hợp cho công trình. Năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Tiêu chuẩn để tính toán kháng chấn (ký hiệu TCXDVN 375:2006) để các chủ đầu tư làm căn cứ thực hiện khi xây dựng các tòa nhà cao tầng. Theo đó, đối với những công trình nhà cao tầng (theo quy định từ 9 tầng trở lên), trong thiết kế xây dựng nhà thầu ngoài việc tính toán tải trọng của bản thân công trình (tải trọng đứng), còn phải tính toán 2 loại tải trọng nữa vô cùng quan trọng là tải trọng của gió bão và tải trọng động đất (tải trọng ngang). Đây được coi là một trong những yêu cầu bắt buộc khi thiết kế các công trình cao tầng. Do đó, bất kỳ công trình xây dựng nào nằm ở vùng có phân vùng tác động gió thì phải tính toán tải trọng gió, phân vùng về động đất (từ cấp 7 trở lên) đều phải tính toán tải trọng động đất, Vấn đề là cần phải tuyên truyền cho người dân về vấn đề này. Hiện do chủ quan nên chưa có nhiều người xem bản đồ phân vùng động đất để xây nhà cho phù hợp Lập phương án phòng, chống động đất. Việt Nam nằm trong vùng có hiểm họa động đất, các chương trình dự phòng, chuẩn bị khi động đất xảy ra - phương tiện y tế thuốc men, kho dự trữ thực phẩm, phương tiện trú ẩn, hệ thống điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.... cho một số lượng hàng triệu cư dân trong điều kiện thiên tai xảy ra. Đào tạo chuyên viên hoặc kết hợp hay thuê mướn các cơ quan nhiều kinh nghiệm làm các công tác nghiên cứu Cổ địa chấn để đưa đến kết quả xác suất, thống kê về khả năng xuất hiện cùng cường độ của địa chấn trong vùng Việt Nam, để có được một kết quả thuyết phục và thống nhất. Nhóm nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành xây dựng ba kịch bản động đất tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Kịch bản thứ nhất về một trận động đất nhỏ được tạo ra bởi tất cả các yếu tố có thể gây rung động nền tại khu vực. Với kịch bản này khoảng 30% nhà cửa bị phá hủy. Kịch bản thứ hai là một trận động đất 6,5 độ richter xảy ra trên đứt gãy Vĩnh Ninh (Thanh Trì) với chấn tâm nằm rất gần vùng nội thành Hà Nội. Đây là kịch bản có khả năng xảy ra cao. Với kịch bản này thì 40% nhà cửa bị phá hủy. Kịch bản thứ ba là kịch bản cực đoan, kịch bản không tưởng nhằm để cảnh báo mức độ phá hủy lớn nhất có thể xảy ra là một trận động đất 6,5 độ richter tại Hồ Gươm. Trận động đất này có mức độ thiệt hại về nhà cửa là 80-100%. Trước một vấn đề hết sức quan trọng là động đất, để không lãng phí nhưng cũng không phải ân hận về hậu quả khủng khiếp của nó, các nhà khoa học mong muốn rằng, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được đầu tư thêm để có nhiều kinh phí thực hiện, mua được thiết bị tốt để thực hiện ra các kết quả có chất lượng cao. Muốn Chính phủ có những sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực nghiên cứu động đất và đánh giá được sự nguy hiểm, độ rủi ro của động đất cho các thành phố lớn cũng như các vùng tai biến của đất nước. 7. Phương pháp ứng cứu khi xảy ra động đất: Trước khi xảy ra động đất: Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng. Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính. Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích. Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà. Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm. Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. Khi thấy động đất mạnh xảy ra Cần nhanh chóng rời khỏi nơi mình đang ở đến những địa điểm rộng thoáng, tránh xa các nhà đang bị hư hỏng, nhất là các nhà cao tầng. Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, bạn cần chui xuống một gầm bàn lớn hay giường. Nếu không có gầm bàn, bạn cần tới đứng ở góc phòng hay cửa. Nếu điện cúp, bạn nên dùng đèn pin, đừng dùng nến hay diêm vì có thể gây hỏa hoạn. Trước kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdong_dat_viet_nam_nhom_10_chieu_thu_6_0223.doc
Tài liệu liên quan