MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1 ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1. Tài nguyên thiên nhiên 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Phân loại 5
1.3. Phân bổ 6
2. Sự tác động qua lại giữa TNTN-Tăng tưởng kinh tế 7
2.1 TNTN giúp tăng trưởng kinh tế 7
2.2 Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 7
II. THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA TÀI NGUYÊN TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 8
1. Các nguồn tài nguyên ở VN và thực trạng đóng góp 8
1.1 Tài nguyên đất 8
1.2 Tài nguyên nước 9
1.3 Tài nguyên biển 9
1.4 Tài nguyên rừng 10
1.5 Tài nguyên sinh vật 11
1.6 Tài nguyên du lịch 12
1.7 Tài nguyên khoáng sản 13
2. Phần đóng góp hiện nay của ngành tài nguyên môi trường trong tổng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế là chưa phản ánh đúng nguồn lực của tài nguyên và môi trường của đất nước. 14
3. Cơ hội đóng góp cho thu ngân sách trong tương lai 14
4. Đóng góp gián tiếp của ngành tài nguyên và môi trường 15
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỂ GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15
1. Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP 15
2. Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 17
3. Nhiệm vụ căn cốt trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường 18
4. Hoàn thiện hơn các bộ luật điều chỉnh có liên quan 19
PHẦN 2 ĐÓNG GÓP CỦA LAO ĐỘNG TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 20
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 20
1. Các khái niệm 20
1.1 Lao động 20
1.2 Nguồn lao động 20
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động 20
2.1 Ảnh hưởng đến số lượng lao động 20
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 21
3. Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 23
3.1 Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế đất nước 23
3.2 Vai trò của lao động với quá trình phát triển kinh tế đất nước 23
II. TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 24
1. Khái quát tình hình lao động ở Việt Nam 24
1.1 Số lượng lao động 24
1.2 Chất lượng lao động 24
2. Đánh giá sự tác động của lao động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế ở VN 25
2.1 Xét đến sự thay đổi về số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế 25
2.2 Sự đóng góp của chất lượng nguồn nhân lực với quá trính tăng trưởng và phát triền kinh tế 30
2.3 Tác động của lao động đến việc nâng cao mức sống con người: 34
2.4 Một đóng góp rất quan trọng của lao động đối với nền kinh tế là yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài 34
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ 36
LỜI KẾT 39
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5597 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu từ thuế đất và bất động sản chiếm khoảng 8% tổng thu ngân sách và khoảng 2.45% tổng GDP, thuộc loại thấp trên thế giới.
Cơ hội đóng góp cho thu ngân sách trong tương lai
Từ những phân tích thực trạng và xu hướng ‘xanh hóa hệ thống thuế’ và những lợi ích mà nó mang lại tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, những định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như sự đóng góp hiện tại của ngành tài nguyên và môi trường cho GDP và nguồn thu ngân sách, có thể thấy rằng nếu biết quản lý và khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng của ngành thì trong một tương lai gần, ngành tài nguyên và môi trường chắc chắn sẽ có những đóng góp đáng kể trong ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước.
Như vậy, nếu tính sơ bộ theo khung chuẩn của cơ cấu thu ngân sách tại các quốc gia trên thế giới thì tiềm năng tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên môi trường là rất lớn, khoảng 110.000 tỷ VND/1 năm so với 18.000 tỷ đồng (năm 2004), điều đó có nghĩa có thể tăng khoảng hơn 400% nguồn thu so với năm 2004 nữa. Trong đó nguồn thu có thể tăng mạnh là là các loại thuế phí liên quan đến ô nhiễm môi trường và thuế tài nguyên.
Đóng góp gián tiếp của ngành tài nguyên và môi trường
Các đóng góp của tài nguyên và môi trường trong việc giảm thiểu các thiệt hại do các hoạt động phát triển kinh tế và sinh hoạt của con người gây ra.
Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB), thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra năm 2004 ở Việt Nam ước tính khoảng 11,44% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Như vậy, nếu GDP năm 2004 là 715 nghìn tỷ đồng thì thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra trong năm này ước tính lên đến khoảng 80 nghìn tỷ đồng. Với mức tăng trưởng 7,7% nếu trừ đi thiệt hại do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra thì tăng trưởng GDP trong năm 2004 là âm 3,74%. Như vậy, nếu thời gian tới chúng ta tổ chức tốt công tác quản lý tài nguyên và giải quyết tốt các vấn đề môi trường để đạt được mức của Thái Lan năm 2004 thì gián tiếp đóng góp cho tăng GDP là 7,33%. Những con số này nói lên ý nghĩa hết sức thiết thực của chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian tới.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỂ GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định: từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, với nhịp độ phát triển kinh tế cao, dân số tăng nhanh sẽ kéo theo một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chất thải từ sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người thì phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; mặt khác, phải đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Sự kết hợp biện chứng giữa các mục tiêu này là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển đất nước bền vững và của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP
Trong Bài học kinh nghiệm về phát triển nhanh và bền vững, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Như vậy, Đảng ta đã đề cập đến toàn diện các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững, trong đó có yếu tố kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trương thực hiện một số định hướng lớn sau đây để kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường:
Tiến hành phân tích chi phí - lợi ích của các chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 20 năm đổi mới phục vụ việc hoạch định chính sách giai đoạn mới;
Xây dựng và ban hành các quy định về định giá, lượng giá đầy đủ, minh bạch và thiết lập hệ thống hạch toán tài nguyên và môi trường thống nhất trên cả nước;
Cải cách cơ chế thu, đóng góp, nộp ngân sách từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường trước thông qua việc luật hóa các nghĩa vụ và trách nhiệm này trong hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường cũng như sửa đổi các văn bản luật về thuế đất đai, thuế tài nguyên;
“Xanh hóa hệ thống thuế, phí” thông qua việc mở rộng loại hình thuế, phí và đối tượng nộp thuế, phí liên quan đến môi trường trên các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền”;
Thiết lập cơ chế đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên phù hợp để tiến tới buộc các đối tượng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏa, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và của nhà nước phải thực hiện việc đền bù thỏa đáng;
Thiết lập kỹ cương trong chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường;
Phát triển sản xuất các sản phẩm môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường đủ mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài.
Thực hiện tốt các chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường như đã nêu ở trên, chúng ta tin tưởng rằng đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường cho thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những bước đột phá lớn, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Đảm bảo thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ… do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được vấn đề đó, cần phải:
Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hòa với môi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm trước còn việc bảo vệ tài nguyên môi trường thì sẽ thực hiện sau và có thừa tiền để sửa sai nếu xảy ra ô nhiễm môi trường.
Hai là, việc đưa các vấn đề tài nguyên môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về tài nguyên môi trường; cần sớm đưa bảo vệ tài nguyên môi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ba là, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ thống tái tạo trong tăng trưởng kinh tê. Cần nắm vững quy luật của sự phát triển đều có giới hạn trong mỗi hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt động kinh tế.
Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế các sản phẩm có thể và gây ô nhiễm môi trường, thu lệ phí với các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban hành; ưu đãi, đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện, cải thiện với môi trường tự nhiên.
Nhiệm vụ căn cốt trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Với tài nguyên tái tạo thì yêu cầu mức tiêu thụ nhỏ hơn khả năng tái tạo hay nói cách khác cầu phải nhỏ hơn cung.
Với tài nguyên không tái tạo thì việc sử dụng phải gắn liền với nghiên cứu tài nguyên thay thế và không được phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.
Trên lĩnh vực đất đai
Chúng ta cần nghiên cứu, xây dựng cơ cấu, định mức sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao; rà soát hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động điều tra, kiểm kê, lập hồ sơ địa chính, chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng khung giá đất, định giá đất, lập quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn thiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất; phát triển quỹ đất để phục vụ mục tiêu công ích, điều tiết thị trường đất đai, bất động sản và hỗ trợ tái định cư; phát triển dịch vụ công, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch và hiệu quả.
Nước
Cần phải xác lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi ích phù hợp với kinh tế thị trường; nghiên cứu, rà soát, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động điều tra, đánh giá, kiểm kê, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;
Nghiên cứu tạo nguồn thu từ nước để tăng đóng góp ngân sách và tái đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;
Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước; nghiên cứu đề xuất tăng thuế suất tài nguyên nước, sử dụng các loại thuế, phí khác liên quan đến tài nguyên nước để điều tiết vĩ mô hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.
Khoáng sản
Nghiên cứu sớm xác lập tài khoản quốc gia về tài nguyên khoáng sản;
Xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước, lợi ích quốc gia trên cơ sở phân tích, dự báo cung - cầu trên thế giới;
Nghiên cứu, rà soát, đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khảo sát, thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;
Thực hiện thí điểm đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ, tiến tới áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước;
Nghiên cứu hình thành các cơ chế tạo nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để tăng đóng góp ngân sách và tái đầu tư cho khảo sát, thăm dò khoáng sản; định giá khoáng sản theo cơ chế thị trường;
Sử dụng các công cụ thuế tài nguyên, phí khai thác tài nguyên để điều tiết vĩ mô việc khai thác và sử dụng khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm, giảm xuất khẩu thô, thúc đẩy chế biến sâu khoáng sản;
Xây dựng đề án thương mại hóa thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản.
Hoàn thiện hơn các bộ luật điều chỉnh có liên quan
Tiến hành sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai; nghiên cứu, xây dựng Bộ Luật Đất đai, Bộ Luật Môi trường, Luật Đo đạc và Bản đồ, Luật Khí tượng thủy văn; và nhất là xây dựng Luật Tài nguyên và Môi trường biển theo hướng xác lập cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên và môi trường biển đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
PHẦN 2 ĐÓNG GÓP CỦA LAO ĐỘNG TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khái niệm
Lao động
Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên,biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
Nguồn lao động
Là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui đinh thực tế có tham gia lao động, và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm người lao động thì có người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm, nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm; những người đang đi làm; những người đang đi học; những người đang làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tính khác (nghỉ hưu trước tuổi quy định)
Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động
Ảnh hưởng đến số lượng lao động
* Dân số
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước; trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chinh sách của từng nước đối vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ.
Nhìn chung, các nước phát triển có mức sống cao thì tỉ lệ tăng dân số thấp; ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỉ lệ tăng dân số cao. Hiện nay, ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển.
* Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỉ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tinh trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi).
* Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế.
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà tác động cả về khía cạnh xã hội
* Thời gian lao động
Thời gian lao động thường được tính bằng: số ngày làm việc/năm; số giờ làm việc/năm; số ngày làm việc/tuần; số giờ làm việc/tuần hoặc số giờ làm việc/ngày. Xu hướng chung ở các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao.
Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động
* Giáo dục
Số lượng lao động chỉ mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khỏe của người lao động, nhờ bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
Giáo dục được coi là một dạng quan trong nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo duc là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ. Bằng trực giác mọi người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giao dục và mức thu nhập. Nhưng để đạt được trình độ nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và quốc gia. Đó chính là khoản chi phí đầu tư cho con người, ở các nước đang phát triển, giáo dục được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn cho mọi người.
Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghệ thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. vai tro của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức.
* Sức khỏe
Giống như giáo dục, sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tai và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khà năng tập trung trong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường. Những khoản chi cho sức khỏe còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động.
Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế đất nước
Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn , sức khỏe người lao động và sự kết hợp giữa lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua mức tiền công của người lao động. Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chi phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng. Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó ở những nước này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trong phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ.
Vai trò của lao động với quá trình phát triển kinh tế đất nước
Lao động là yếu tố đầu vào và chủ động của quá trình sản xuất: để phát triển kinh tế, một đất nước cần có những nguồn lực chủ yếu như: lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, tuy nhiên lao động luôn là nhân tố trung tâm, đóng vai trò chủ đạo đối với các nhân tố trên. Cụ thể lao động chính là người trực tiếp áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, lao động có trình độ càng cao khả năng sáng tạo ra những tiến bộ khoa học kĩ thuật càng hiện đại và đột phá, sự vận dụng của những tiến bộ về khoa học kĩ thuật được thực hiên rất nhanh chóng và linh hoạt. Ngoài ra đối với tài nguyên thiên nhiên, lao động chính là nhân tố trực tiếp tác động và khai thác nó. Hiển nhiên đó là nhiệm vụ rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự hiệu quả của quá trình khai thác và sản xuất nguồn lực tài nguyên, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế. Lao động là một bộ phận của dân số, cũng là người được hưởng lợi ích trực tiếp của sự phát triển. Phát triển kinh tế mục đích chính cũng là để tăng trưởng kinh tế, năng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Vì vậy, nói một cách chính xác hơn, lao động và phát triển kinh tế có mối liên quan mật thiết với nhau, lao động là nhân tố tác động vao việc phát triển kinh tế. Ngược lại , quá trình phát triển kinh tế suy cho cùng cũng là để phục vụ cho lợi ích người lao động nói riêng và con người nói chung…
Lao động là nhân tố tham gia tạo ra cung- cầu và tạo vốn cho quá trình CNH. Điều này thể hiện lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, hơn nữa bản thân nó trực tiếp tạo ra sản phẩm. Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân cư, nó cũng tiêu dùng chính những sản phẩm do xã hội tạo ra. Vì vậy, lao động tham gia tạo cầu của nền kinh tế. Từ đó, nó góp phần tạo vốn cho quá trình CNH, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác và hiểu rõ được vai trò của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, phần thực trạng tác động của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam sẽ đánh giá sâu sắc và chi tiết hơn về vấn đề này.
TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Khái quát tình hình lao động ở Việt Nam
Số lượng lao động
Việt Nam là một nước đông dân cư, cùng với đó nguồn lao động cũng hết sức dổi dào. Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số năm 2008 của việt nam là 86.210.800 người, mật độ dân cư 260 người/km2. Trong khi đó lượng lao động là 44.915.800 triệu lao động chiếm tỉ lệ 52,1%. Đây là một tỉ lệ tương đối cao và là yếu tố trực tiếp và quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, bởi vậy nguồn lao động chủ yếu tập trung vào trong lĩnh vực này. Cụ thể theo số liệu thống kê năm 2002, việt nam có tỉ lệ lao động của khu vực dịch vụ chiếm 24%, công nghiệp và xây dựng là 15%, trong khi đó nông nghiệp chiếm đến 61%.
Chất lượng lao động
Tuy số lượng lao động ở nước ta hết sức dồi dào nhưng trình độ lao động có phần hạn chế nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp. Trong năm 1996, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật là 12% và đến năm 2004 tỉ lệ nay là 22%, tuy nhiên lực lượng này lại tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, phi nông nghiệp. Có thể nói đây là nguồn lực quan trong cho việc vận hành bộ máy kinh tế và cũng là nhân tố quyết định nên sự thành công của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Đánh giá sự tác động của lao động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế ở VN
Với sự thay đổi về lao động qua các năm ở phẩn trên, ta tiến hành tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Xét đến sự thay đổi về số lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế
Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo từng lĩnh vực kinh tế
Đơn vị (%)
Lĩnh vực
Năm 2000
Năm 2007
Sơ bộ 2008
Nông lâm-Thủy sản
65.09
53.9
52,62
CN khai thác mỏ
0.68
0.9
0.96
CN chế biến
9.44
13.5
14.04
Xây dựng-sx điện, nước, khí đốt
2.99
5.57
5.83
Khách sạn, nhà hàng
1.82
1.84
1.85
Tín dụng, ngân hàng
0.2
0.48
0.49
Các dịch vụ khác
19.78
23.81
24.21
Nguồn: tổng cục thống kê
Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt giữa các lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là một trong những dấu hiệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu lao động là sự thay đổi về giá trị sản xuất trong các ngành:
Đối với ngành nông nghiệp
Bảng 2:Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo từng ngành.
Đơn vị (tỷ đồng)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1995
82307,1
66183,4
13629,2
2494,5
1996
87647,9
70778,8
14347,2
2521,9
1997
93783,2
75745,5
15465,4
2572,3
1998
99096,2
80291,7
16204,2
2600,3
1999
106367,9
86380,6
17337,0
2650,3
2000
112111,7
90858,2
18505,4
2748,1
2001
114989,5
92907,0
19282,5
2800,0
2002
122150,0
98060,7
21199,7
2889,6
2003
127651,1
101786,3
22907,3
2957,5
2004
132888,0
106422,5
23438,6
3026,9
2005
137112,0
107897,6
26107,6
3106,8
2006
142711,0
111613,0
27907,4
3190,6
2007
147846,7
115374,8
29196,1
3275,8
Sơ bộ 2008
156681,9
122375,7
30938,6
3367,6
Nguồn:tổng cục thống kê
Về công nghiệp
Bảng 3:Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo từng ngành công nghiệp
Đơn vị( tỷ đồng)
Năm
2000
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
336100,3
620067,7
808958,3
991249,4
1203749,1
1469272,3
CNkhai thác mỏ
53035,2
84040,1
103815,2
110949,0
123716,0
141635,8
CN chế biến
264459,1
504364,0
657114,7
824718,3
1017733,1
1254536,2
SX điện, khí đốt, nước
18606,0
31663,6
48028,4
55582,1
62300,0
73100,3
Nguồn:tổng cục thống kê
Sự chuyền dịch nguồn nhân lực từ nông nghiệp sang công nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất nhanh qua các năm, điển hình năm 2000, tổng giá trị là 336100,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 giá trị đã lên đến 1469272,3 tỷ đồng. Lý giải cho sự gia tăng đó, nguyên nhân chính vẫn là sự đóng góp của nguồn nhân lực, một yếu tố quan trọng và trực tiếp vận hành bộ máy sản xuất.
Xét về số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2000 là 13,11%, nhưng đến năm 2008 con số này đã là 20,83%. Đó thực sự là một bước chuyển dịch đáng ghi nhận.
Lĩnh vực dịch vụ mà cụ thể ở đây là ngành du lịch.
Bảng 4: Doanh thu du lịch lữ hành theo giá thực tế phân theo từng thành phần kinh tế.
Đơn vị(tỷ đồng)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
2430,4
2633,2
3302,1
4761,2
5304,7
7712,0
KT nhà nước
1386,8
1323,1
1598,1
2097,3
2284,5
2972,2
KT ngoài nhà nước
557,0
758,7
954,5
1598,8
1937,3
3323,3
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
486,6
551,4
749,5
1065,1
1082,9
1416,5
Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng số liệu đã cho ta thấy tốc độ phát triển nhanh chóng trong doanh thu đạt được của ngành du lịch. Năm 2007 so với năm 2002, tốc độ này là 217,3%, trong đó đáng quan tâm nhất chính là kinh tế ngoài nhà nước, tốc độ phát triển này đã lên đến gần 497%.
Phân tích cho sự thay đổi trên ta thấy được nguyên nhân chính vẫn là do tác động của nguồn lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.doc