Đề tài Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương, dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 5

1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động 5

1.1.1. Động lực 5

1.1.2. Tạo động lực 6

1.2. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động 9

1.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động 9

1.2.2. Các yếu tố thuộc về công việc 10

1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức, môi trường làm việc 11

1.3. Một số học thuyết về động lực làm việc của người lao động 14

1.3.1. Học thuyết nhu cầu của A. Maslow 14

1.3.2. Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams 18

1.3.3. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg 20

1.4. Phương hướng tạo động lực trong tổ chức và một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động 22

1.4.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc 22

1.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt công việc 23

1.4.3. Kích thích lao động 23

1.4.4. Một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG, DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN, BỘ Y TẾ 27

2.1. Tổng quan về Ban quản lý Dự án Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế 27

2.1.1. Giới thiệu về Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT) 27

2.1.2. Sự hình thành của BQLDTƯ 31

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLDAYTNT 32

2.1.4. Các thành phần hoạt động của Dự án 42

2.1.5. Nguồn nhân lực và Quản lý Nguồn nhân lực của Ban quản lý Dự án 47

2.1.6. Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006 56

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 67

2.2.1. Đánh giá về động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 67

2.2.2. Nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 69

2.2.3. Sự thoả mãn của CBCNV với công việc và môi trường làm việc 74

2.3. Đánh giá về các chính sách và biện pháp tạo động lực của lãnh đạo BQLDATƯ 77

2.3.1. Chính sách về tiền lương, thu nhập 77

2.3.2. Đánh giá thực hiện công việc 79

2.3.3. Chính sách đào tạo và phát triển NNL của Dự án 79

2.3.4. Chính sách về phát triển nghề nghiệp 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLDATƯ 81

3.1. Định hướng phát triển của BQLDATƯ 81

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 82

3.2.1. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ giữa hai tổ Kế hoạch và xây dựng cơ bản 82

3.2.2. Tuyển thêm nhân viên mới, thay thế một số vị trí 82

3.2.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BQLDATƯ 84

3.2.4. Đánh giá thực hiện công việc 86

3.2.5. Xây dựng văn hoá của BQLDA cùng với môi trường làm việc 88

3.2.7. Chế độ khuyến khích đãi ngộ, khen thưởng 89

3.2.8. Về lãnh đạo 89

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 93

 

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương, dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cấp trang thiết bị (TTB) Hoạt động nâng cấp TTB được thực hiện tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa liên xã, trung tâm y tế huyện. Mục tiêu của hoạt động nâng cấp TTB là nâng cao chất lượng CSSK bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó. A.4. Đào tạo cán bộ y tế Hoạt động đào tạo cán bộ y tế bao gồm chuẩn bị tài liệu học tập, đào tạo cán bộ y tế tuyến huyện, đào tạo cán bộ y tế tuyến xã Tài liệu học tập Mục tiêu: chuẩn bị các tài liệu học tập và phương pháp đào tạo cho cán bộ y tế xã để cung cấp các dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong tài liệu học tập sẽ sử dụng các gói CSSK lồng ghép làm cơ sở cho phương thức cung cấp dịch vụ mới. Các chương trình huyện Mục tiêu: nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến huyện (bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo hợp lý. Các chương trình xã Mục tiêu: cải thiện về căn bản các kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế xã (bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo phù hợp. 2) Thành phần B: Cải thiện hệ thống y tế Thành phần B bao gồm các hoạt động: B.1. Tài chính y tế B.2. Quản lý và giám sát các dịch vụ y tế B.3. Quản lý dự án B.1. Tài chính y tế Hoạt động tài chính y tế bao gồm các hoạt động : Tài chính y tế cho người nghèo, hoạt động thí điểm BHYT. Tài chính y tế cho người nghèo Mục tiêu: Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam để thực hiện chương trình BHYT cho người nghèo.Hoạt động này bao gồm việc theo dõi và giám sát, hệ thống thông tin, tiếp thị và đào tạo cán bộ. Thí điểm BHYT Mục tiêu: Thử nghiệm các cách khác nhau để áp dụng BHYT ở các cộng đồng nông thôn, qua đó học được: BHYT có thể giảm được trở ngại về tài chính trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào; Các xã có trách nhiệm về BHYT thuộc địa phận của xã như thế nào; Cách duy trì tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao trong hệ thống BHYT; Cách duy trì sự bền vững tài chính cho hệ thống BHYTNT; Cách sử dụng các loại dịch vụ y tế và các tuyến y tế thích hợp. B.2. Quản lý và giám sát các dịch vụ y tế Hoạt động quản lý và giám sát các dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động : quản lý và lập kế hoạch phát triển, các nghiên cứu đặc biệt (Các dự án phát triển), củng cố hệ thống thông tin quản lý, cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM). Quản lý và lập kế hoạch phát triển Mục tiêu: xây dựng phương pháp lập kế hoạch phát triển ở tỉnh như một công cụ tăng cường năng lực quản lý cho tỉnh để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực và bảo đảm khả năng đối phó với những vấn đề mới và sẽ nảy sinh trong tài liệu theo cách hữu hiệu nhất. Các nghiên cứu đặc biệt (Các Dự án phát triển) Mục tiêu của hoạt động này là: hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp cho những vấn đề mà các chương trình hiện chưa đề cập đến. Củng cố hệ thống thông tin quản lý Mục tiêu: củng cố hệ thống thông tin quản lý hiện có để cung cấp những thông tin kịp thời và tin cậy hơn cho việc đưa ra các quyết định quản lý và để đào tạo các nhân viên sử dụng hệ thống. Cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM) Mục tiêu: xây dựng việc lập kế hoạch chương trình như một công cụ quản lý của huyện nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ CSSK tới những nơi có nhu cầu lớn nhất. Một phần của lập kế hoạch chương trình sẽ liên quan đến việc hình thành công cụ điều hành dựa vào cộng đồng (CBM) ở tuyến xã để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và giám sát các chương trình ưu tiên. Việc lập kế hoạch chương trình cũng sẽ đưa ra khung cơ sở cho việc củng cố hệ thống thông tin quản lý. B.3. Quản lý Dự án Hoạt động quản lý dự án bao gồm hoạt động quản lý dự án tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. BQLDATƯ Mục tiêu: thành lập tại BYT một BQLDA có chức năng điều phối tổng thể việc triển khai Dự án BQLDAT Mục tiêu: thành lập tại mỗi tỉnh một BQLDAT chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chung việc triển khai Dự án 3) Thành phần C : Tăng cường y tế dự phòng và sự tham gia của cộng đồng Thành phần C bao gồm các hoạt động sau : C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh C.2. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) C.3. Sự tham gia của cộng đồng tuyến thôn bản C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh Các hoạt động y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm các hoạt động về xây dựng cơ bản, cung cấp TTB, hoạt động đào tạo và hỗ trợ chính sách. Mục tiêu của hoạt động y tê dự phòng là: Dự án sẽ tăng cường năng lực cho các trung tâm y tế dự phòng tỉnh để đảm bảo an toàn thực phẩm cho tiêu dùng. Dự án sẽ tài trợ cho các TTB xét nghiệm thực phẩm, đào tạo cán bộ kỹ thuật xét nghiệm thực phẩm, xây dựng các chính sách và hướng dẫn về xét nghiệm thường xuyên các loại thực phẩm. C.2. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) Mục tiêu: nâng cao tình trạng sức khoẻ cho các gia đình và cộng đồng, giúp họ có thể ra quyết định dựa trên những thông tin đầy đủ về sự cần thiết phải có một hành vi có lợi cho sức khoẻ và sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp C.3. Sự tham gia của cộng đồng tuyến thôn bản Mục tiêu: cải thiện sự tham gia của cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ ở tuyến thôn bản và cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho các gia đình thông qua mạng lưới YTTB. 2.1.5. Nguồn nhân lực và Quản lý Nguồn nhân lực của Ban quản lý Dự án 1) Nguồn nhân lực của Ban Quản lý Dự án Nguồn nhân lực của Dự án là toàn thể những người làm việc cho Dự án, bao gồm những người làm việc chuyên trách hay kiêm nhiệm, làm việc dài hạn hay ngắn hạn cho Dự án. Nguồn nhân lực của Dự án trong phạm vi của luận văn này các CBCNV làm việc tại Ban quản lý Dự án tuyến trung ương gọi tắt là PMU/ADB. PMU/ADB có trách nhiệm giúp Giám đốc Dự án y tế nông thôn tổ chức thực hiện, quản lý, điều phối mọi hoạt động và các nguồn lực của Dự án. PMU/ADB có 25 CBCNV làm việc toàn thời gian và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm cho Ban quản lý Dự án. Cụ thể như sau: 1 Giám đốc (Trưởng ban Dự án); 1 Phó giám đốc (Phó trưởng ban Dự án); 1 Kế toán trưởng; 1 cố vấn Dự án; 4 CBCNV Tổ Kế hoạch; 4 CBCNV Tổ Mua sắm; 3 CBCNV Tổ Xây dựng cơ bản; 8 CBCNV Tổ Tài chính - Kế toán; 2 CBCNV Tổ Hành chính - Quản trị. 100% CBCNV làm việc tại BQLDATƯ đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quyết định số 228/QĐ – BYT, ngày 23/01/2002, quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án Y tế nông thôn. Cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ đó là: Tốt nghiệp đại học; Có thời gian công tác trong các cơ quan Nhà nước ít nhất là 5 năm (đối với Kế toán thanh toán có thời gian công tác trong các cơ quan Nhà nước ít nhất là 3 năm); Có kinh nghiệm làm các công việc phù hợp, liên quan tới vị trí công việc; Có khả năng quan hệ tốt với các tỉnh, các đơn vị thực hiện Dự án, các cơ quan, ban ngành, tổ chức trong và ngoài nước; Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn được giao; Sử dụng thành thạo máy vi tính và các thiết bị viễn thông phục vụ cho công tác chuyên môn. 100% CBCNV ở đây đều có trình độ đại học, trên đại học. Về trình độ chuyên môn: Bác sỹ: 3 CBCNV chiếm 12% Dược sỹ: 1 CBCNV chiếm 4% Cử nhân: 18 CBCNV chiếm 72% bao gồm cử nhân ngoại ngữ, cử nhân luật, cử nhân kinh tế Kĩ sư: 2 CBCNV chiếm 8% Về trình độ ngoại ngữ: - Số lượng cử nhân ngoại ngữ: 4 CBCNV chiếm 16% gồm cử nhân Anh văn, cử nhân Pháp văn, cử nhân Đức văn. - Số lượng CBCNV đạt chứng chỉ tiếng Anh C: 14 CBCNV chiếm 56% - Số lượng CBCNV đạt chứng chỉ tiếng Anh Ban quản lý Dự án: 1 CBCNV chiếm 4% Về trình độ tin học: 23 CBCNV chiếm 92% đạt trình độ tin học văn phòng. Về thâm niên công tác: 100% CBCNV ở đây đều có kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan Nhà nước tuy nhiên trình độ quản lý dự án còn chưa cao đó cũng là thực trạng chung tại Việt Nam.12% CBCNV đã đến tuổi về hưu vẫn làm việc trong Ban quản lý Dự án. Ban quản lý Dự án được chia thành 4 tổ đó là: Tổ Kế hoạch - tổng hợp, Tổ Mua sắm, Tổ Tài chính - Kế toán, Tổ Hành chính - Quản trị Như vậy, Ban quản lý Dự án đã có một đội ngũ nhân lực chất lượng khá cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc tốt song do hạn chế về mặt quản lý dự án điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện dự án. Nhiệm vụ của bốn tổ nghiệp vụ Tổ kế hoạch- Tổng hợp a) Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch - Xây dựng, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch mua sắm và các hoạt động khác của Dự án - Tổng hợp kế hoạch từ các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch - Chuẩn bị các báo cáo kế hoạch Dự án. b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi thực hiện Dự án - Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi kế hoạch được phê duyệt - Tổ chức thực hiện những hoạt động của Dự án ở cấp quốc gia - Giúp các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án đúng quy trình và đúng thời hạn - Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin quản lý Dự án, theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng thực hiện các hoạt động của Dự án. c) Nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp - Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động tư vấn về chuyên môn kỹ thuật cho Dự án. - Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án dựa vào các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với ADB và các tổ chức tài trợ. - Đề xuất với Trưởng Ban Quản lý Dự án về việc điều phối các nguồn tài trợ cho Dự án. - Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan để hỗ trợ việc thực hiện Dự án. d) Nhiệm vụ thông tin, báo cáo - Theo dõi, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án cung cấp thông tin cần thiết và báo cáo tiến độ thực hiện. - Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đơn vị tham gia Dự án, các nhà tài trợ và các cơ quan cấp trên, theo quy định hiện hành. - Lập báo cáo tiến độ thực hiện Dự án để giám đốc Dự án trình Ban chỉ đạo Dự án, báo cáo các cơ quan của Chính phủ và ADB. - Đảm bảo bí mật quốc gia Tổ mua sắm- Xây dựng cơ bản a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án - Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) và cung cấp trang thiết bị (TTB) trong khuôn khổ của Dự án. - Tổng hợp kế hoạch XDCB và TTB của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch. - Tham gia cùng với Tổ kế hoạch- Tổng hợp xây dựng kế hoạch mua sắm của Dự án. b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi thực hiện Dự án và tổ chức thực hiện Dự án - Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án được uỷ quyền tổ chức triển khai các hoạt động XDCB và mua sắm hàng hoá theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án, theo các quy định của Chính phủ và ADB. - Tổ chức thực hiện đấu thầu, quản lý việc thực hiện và thanh lý hợp đồng mua sắm đối với các thiết bị do PMU/ADB thực hiện theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động XDCB và TTB của Dự án do các đơn vị khác thực hiện. c) Nhiệm vụ phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật - Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật để tổ chức thực hiện những hoạt động có liên quan; - Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện XDCB, mua sắm TTB theo các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với các tổ chức tài trợ. d) Báo cáo, thông tin - Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị thực hiện Dự án tổ chức theo dõi và lập báo cáo về tiến độ thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm TTB; - Chuẩn bị các báo cáo hoạt động mua sắm để Giám đốc Dự án trình các cấp có thẩm quyền và ADB; - Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia. Tổ Tài chính- Kế toán a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án - Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch tài chính; - Tổng hợp kế hoạch tài chính của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch tài chính. b) Nhiệm vụ thực hiện Dự án - Thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện công tác tài chính- kế toán, rút vốn và giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán…của Dự án theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng, theo các quy định của Chính phủ và ADB. c) Hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án - Hỗ trợ về nghiệp vụ, chuyên môn cho các đơn vị tham gia Dự án; - Phối hợp với Bộ tài chính, Vụ Tài chính- Kế toán Bộ Y tế, ADB và các cơ quan hữu quan khác để hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác tài chính- kế toán của Dự án. d) Báo cáo, thông tin - Hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án thực hiện các quy định về báo cáo tài chính kế toán; - Lập báo cáo tài chính kế toán của Dự án theo các quy định hiện hành của Chính phủ và ADB. - Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia. Tổ Hành chính- Quản trị - Tổ chức chuyển giao kịp thời các loại công văn, giấy tờ liên quan đến Dự án; - Thực hiện chức năng thư ký cho các cuộc họp của PMU/ADB; - Cung cấp và thực hiện chức năng phiên dịch cho PMU/ADB; - Theo dõi và đảm bảo lưu trữ công văn, giấy tờ liên quan của Dự án, thiết lập và tổ chức thư viện của Dự án; - Đảm bảo nhiệm vụ có tính chất lễ tân của Dự án, cung cấp các phương tiện đi lại cho cán bộ của PMU/ADB và các chuyên gia để đảm bảo nhiệm vụ của Dự án; - Đảm bảo bí mật quốc gia và bí mật của Dự án. Các Ban tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ sau - Kế hoạch hoạt động chuyên môn; - Các hướng dẫn, tài liệu kỹ thuật phù hợp với các quy định hiện hành; - Đào tạo, nghiên cứu, biên soạn tài liệu, cải tiến và cập nhật các kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật; - Theo dõi và giám sát kỹ thuật theo các lĩnh vực chuyên môn; - Hỗ trợ kỹ thuật đối với các đơn vị kỹ thuật tuyến tỉnh và các đơn vị tham gia Dự án; - Khuyến cáo với PMU/ADB về mặt kỹ thuật thuộc Ban tư vấn phụ trách 3) Quản lý NNL của Dự án Quản lý NNL của Dự án Quản lý nguồn nhân lực (QLNNL) là toàn thể các chính sách, biện pháp, hoạt động của tổ chức nhằm thu hút, sử dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu của Dự án. QLNNL đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động quản lý dự án và giúp cho BQLDA thực hiện được sứ mạng, mục tiêu của mình. Tầm quan trọng của QLNNL xuất phát từ vai trò quan trọng của con người trong tổ chức nói chung và trong dự án nói riêng. BQLDA thường mong đợi các nhân viên của mình làm việc hiệu quả, có trách nhiệm cao và gắn bó với dự án. Ngược lại, các nhân viên mong chờ BQLDA tạo dựng điều kiện làm việc tốt, đối xử công bằng và tạo cơ hội cho họ có cơ hội phát triển. Trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực chủ yếu thuộc về các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các bộ phận trong tổ chức. Các hoạt động QLNNL của BQLDATƯ Các hoạt động QLNNL của BQLDATƯ bao gồm: thiết kế và phân tích công việc, tuyển chọn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển, đãi ngộ và phúc lợi. Đánh giá thực trạng của công tác này tại Ban quản lý dự án sẽ được nêu kỹ hơn trong mục 2.2. Thiết kế và phân tích công việc: Phân tích công việc là quá trình thu thập các dữ liệu và phân tích một cách có hệ thống các thông tin, dữ liệu liên quan đến vị trí công việc cụ thể trong hệ thống tổ chức của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Việc thiết kế và phân tích công việc trong dự án được thực hiện rất rõ ràng thể hiện là ở các vị trí công việc đều có TOR (điều khoản tham chiếu – Term Of Reference), đây là hình thức của bản mô tả công việc. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp cho CBCNV hiểu rõ được vị trí, nhiệm vụ của mình, tránh sự nhầm lẫn, chồng chéo thực hiện công việc, giúp nâng cao chất lượng thực hiện triển khai dự án. Tuyển chọn nhân lực: Tuyển chọn nhân lực là các hoạt động nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực (NNL) cho dự án. Chất lượng của công tác tuyển chọn sẽ quyết định tới chất lượng NNL, năng lực điều hành của dự án. Công tác tuyển chọn NNL do Giám đốc dự án trực tiếp tuyển dụng. Đánh giá thực hiện công việc: đánh giá thực hiện công việc (THCV) là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình THCV của CBCNV tại Ban quản lý Dự án. Công tác này, hiện nay được Ban quản lý Dự án đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc hằng ngày và do Giám đốc trực tiếp đánh giá. Đào tạo và phát triển: công tác đào tạo và phát triển NNL đảm bảo cho cán bộ dự án có đủ năng lực để THCV được giao. Đây là trách nhiệm của Giám đốc dự án. Công tác đào tạo thực sự có hiệu quả khi lựa chọn đúng đối tượng phù hợp với từng nội dung chương trình đào tạo cụ thể, đồng thời sau đào tạo cần tạo điều kiện cho CBCNV được ứng dụng những kết quả thu được từ chương trình đào tạo trong công việc của họ. Công tác đào tạo và phát triển của Ban quản lý dự án chỉ được tiến hành một vài lần trong suốt quá trình thực hiện triển khai Dự án, dưới hình thức đào tạo là khóa học tập huấn do ADB tổ chức. Trong quá trình thực hiện dự án có sự chia sẻ kinh nghiệm làm dự án giữa các CBCNV với nhau. Đây thực sự là hình thức đào tạo rất hữu hiệu, song chất lượng của đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu vì khoá học tập huấn như thế này không nhiều, chỉ có ở giai đoạn đầu của triển khai thực hiện dự án. Đãi ngộ và phúc lợi: công tác này được thực hiện đầy đủ thông qua: tiền lương, tiền thưởng, quà trong dịp sinh nhật của CBCNV, kỉ niệm ngày 27/02 ngày bác sĩ Việt Nam, lễ Tết: Tết nguyên đán, Tết dương lịch, quà cho các cháu bé là con của CBCNV nhân ngày Tết thiếu nhi 01/06… Nhìn chung, hoạt động QLNNL của Ban quản lý Dự án được thực hiện đủ song hiệu quả của nó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của CBCNV ở đây và lãnh đạo Ban quản lý Dự án. Đó là do có một số hoạt động chưa được thực hiện đúng qui cách vì thế mà chưa thực sự có hiệu quả cao trong việc tạo động lực làm việc của CBCNV ở đây. Quản lý các nguồn lực của Dự án có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho dự án đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, tuân thủ các quy định của Nhà nước và ADB. Trong các nguồn lực của dự án, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng nhất. Do vậy, cần quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 2.1.6. Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006 Phần này được viết dựa trên kết quả đánh giá của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và phái đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng phát triển Châu Á về khoản vay số 1777 – VIE : Dự án Y tế nông thôn, ngày 23/01/2006, Hà Nội, Việt Nam. Đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng phát triển Châu Á đã tiến hành kiểm điểm dự án từ ngày 5 đến 22 tháng 12 năm 2005. Mục tiêu cụ thể của Phái đoàn nhằm kiểm điểm các vấn đề sau : Kết quả đạt được của 3 thành phần thuộc dự án, Tiến độ thực hiện hoàn thành các hoạt động đề ra trong hai bản kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, những khó khăn và các vấn đề khác có thể được điều chỉnh để hoàn thành các hoạt động này, Việc tuân thủ các cam kết vay và Đề xuất để hoàn thành các hoạt động của dự án và đề xuất sử dụng vốn kết dư Phái đoàn kiểm điểm đã tiến hành các chuyến đi thực địa tới 8 trong 14 tỉnh của dự án. 8 tỉnh đó là : Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hoà Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh. 1) Tiến độ chung của Dự án Dự án được ADB phê duyệt vào ngày 9/11/2000 với hỗ trợ là 68.3 triệu USD và có hiệu lực từ ngày 30/10/2001. Do sự thay đổi tỷ giá hối đoái, giá trị của Dự án là 79.8 triệu USD. Ngày kết thúc khoản vay theo kế hoạch là 31/12/2006 với tất cả các hoạt động của Dự án sẽ phải hoàn thành vào ngày 30/6/2006. Song do có sự chậm trễ về tiến độ thực hiện mà mà PMU/ADB đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18 tháng) Mặc dù có một số chậm trễ trong 2 năm đầu thực hiện nhưng hiện nay tiến độ thực hiện các hoạt động Dự án đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua Tính đến ngày 31/03/2006, kiểm điểm tình hình thực hiện dự án theo mục tiêu và hoạt động, tình hình đấu thầu mua sắm và thực hiện tài chính giải ngân cho thấy tổng quan như sau : Khối lượng công việc Dự án thực hiện được khoảng 80% các hoạt động theo kế hoạch Giá trị thực hiện ngân sách đạt 71,2% tổng ngân sách, trong đó 85% vốn vay ADB, giải ngân đạt 49% vốn ADB Ước tính 20% khối lượng công việc trong kế hoạch cũ đang thực hiện dở dang với trị giá ước tính 7,090 triệu USD nguồn ADB Ngân sách nguồn ADB còn lại của Dự án bao gồm khoản chưa có kế hoạch phân bổ và khoản ngân sách sinh ra do chênh lệch tỷ giá ước tính 10,605 triệu USD Trong khi đó, hạn đóng hiệu lực khoản vay vào ngày 30/06/2006 và các hoạt động giải ngân sẽ kết thúc vào 31/12/2006. Vì vậy mà PMU/ADB đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18 tháng) 2) Cam kết khoản vay Trừ một số trường hợp, hầu hết các cam kết khoản vay đã được thực hiện trừ cam kết liên quan đến việc tăng ngân sách cho vận hành và bảo trì kèm theo các hoạt động của dự án. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến tái định cư và môi trường chưa được báo cáo tới ADB. Vấn đề này sẽ cần sự lưu tâm đặc biệt vì tái định cư và môi trường thường được nêu như một cam kết khoản vay và cần được tuân thủ theo chính sách liên quan của ADB về cam kết vay hiện hành. Tái định cư: Theo tài liệu ban đầu của dự án, dự án không có tái định cư hoặc thu hồi đất phục vụ các công trình xây dựng do vậy không có kế hoạch tái định cư hoặc cam kết khoản vay kèm theo liên quan đến chính sách của ADB về những vấn đề này (tái định cư và môi trường) Có ít nhất 1 công trình xây dựng có yêu cầu về thu hồi đất đai và có tranh chấp với chủ sở hữu đất về việc đền bù đã gây chậm trễ cho việc khởi công công trình. Môi trường: Một số công trình xây dựng bị hạn chế hoặc không có các điều kiện về quản lý hợp lý nước thải và các chất thải y tế. Điều này cho thấy dự án không tuân theo chính sách môi trường của ADB. PMU/ADB sẽ cần chuyên gia kĩ thuật về môi trường để thực hiện công việc này. ADB sẽ đặt ưu tiên cao cho việc hỗ trợ một chương trình hoạt động để đảm bảo rằng tất cả các công trình có hệ thống xử lý nước thải và các chất thải y tế khác. Các chi phí thường xuyên và bảo trì : Hầu hết các tỉnh và các công trình xây dựng gặp khó khăn về ngân sách cho các chi phí thường xuyên bao gồm bảo trì tại các cơ sở dự án hỗ trợ. Cam kết vay liên quan qui định rằng sẽ tăng 3% ngân sách ở những cơ sở y tế mới và việc này đều có ở nhiều cơ sở tuy nhiên yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng. Trong một số trường hợp, việc tăng 3% chi phí bảo trì đã được đáp ứng nhưng so với tỷ lệ lạm phát tại thời điểm kiểm điểm là hơn 8% thì trên thực tế các tỉnh vẫn chưa được tăng. Đây là vấn đề then chốt cho sự thành công của đầu tư trong việc giúp người dân nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao. 3) Nâng cấp trang thiết bị Hoạt động nâng cấp TTB được thực hiện bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế (dịch vụ khám chữa bệnh) hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó. Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực trong khuôn khổ dự án sẽ được cung cấp các TTB phù hợp với chức năng. Danh mục TTB cung cấp dựa trên : Danh mục chuẩn của Bộ Y tế qui định cho các cơ sở y tế Kết quả khảo sát sơ bộ nhu cầu của các cơ sở y tế (nêu trong báo cáo khả thi) Nhu cầu thực tế hiện tại của các cơ sở y tế. Nhu cầu TTB của các cơ sở được tổng hợp tại BQLDATƯ. Đối với các thiết bị lớn, số lượng nhiều được đấu thầu rộng rãi quốc tế tại BQLDATƯ theo qui định của thoả thuận vay, với các mua sắm nhỏ (túi y tế thôn bản, các vật dụng tiêu hao, giường tủ, ...) được giao cho BQLDAT trực tiếp thực hiện. Sau khi thống nhất danh mục và số lượng TTB, Viện TTB& Công ty y tế xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật và được Bộ Y tế thẩm định phê duyệt phù hợp với chức năng của cơ sở sử dụng. Cung cấp TTB y tế cho các cơ sở được thực hiện qua kế hoạch đấu thầu mua sắm giai đoạn 2002 – 2003 và 2004 – 2005 như sau : 2002 – 2003 (giai đoạn 1) : dự kiến mua 29 loại TTB cơ bản cho bệnh viện huyện và PKĐKKV với tổng giá kế hoạch là 11 triệu USD. 2004 – 2005 (giai đoạn 2) : dự kiến mua 34 loại TTB cho bệnh viện khu vực và mua bổ sung cho bệnh viện huyện với tổng giá kế hoạch là 7,8 triệu USD. Dự án hoàn thành việc đấu thầu mua sắm giai đoạn 1, cung cấp xuống đến cơ sở sử dụng. Giai đoạn 2 cơ bản đã được kí hết các hợp đồng, chuẩn bị nhận hàng và phân phối. Tóm tắt tình hình thực hiện cung cấp TTB cho đến hết 31/12/2005 như sau : Đã cung cấp 11 loại TTB, dụng cụ y tế cho 98 PKĐKKV đưa vào sử dụng. Bao gồm các loại TTB chẩn đoán, xét nghiệm, cấp cứu, tiệt trùng, dụng cụ chuyên khoa. Tại các bệnh viện tuyến huyện đã cung cấp 22 loại TTB, dụng cụ y tế cho 80 bệnh viện huyện đưa vào sử dụng. Bao gồm các loại TTB chẩn đoán, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, tiệt trùng, dụng cụ chuyên khoa. Như vậy, so với mục tiêu đề ra, đến hết 31/12/2005, Dự án mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu : cung cấp được TTB cơ bản đợt I cho các cơ sở y tế. Phần còn lại sẽ thực hiện hoàn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36561.doc
Tài liệu liên quan