DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC, TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 3
1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động: 3
1.1.1. Động lực, tạo động lực: 3
1.1.1.1. Động lực: 3
1.1.1.2. Tạo động lực: 4
1.1.2. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động: 4
1.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg 5
1.2.1. Nội dung của học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg: 5
1.2.2. Tác động của các nhân tố trong học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg đến động lực làm việc của người lao động: 6
1.3. Các biện pháp nhằm tạo động lực làm việc của người lao động trên cơ sở học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg: 7
1.3.1. Về công việc: 8
1.3.2. Về môi trường tổ chức: 8
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT 11
2.1. Tổng quan về BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 11
2.1.1. Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT): 11
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLTƯ - DAYTNT – BYT: 13
2.1.4. Các hoạt động của Dự án: 19
2.1.5. Nguồn nhân lực và Quản lý Nguồn nhân lức của Dự án: 28
2.1.5.1. Nguồn nhân lực của Dự án: 28
2.1.5.2. Nhiệm vụ của từng tổ nghiệp vụ: 29
2.1.5.3 QTNNL của Dự án: 33
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 34
2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 34
2.3. Đánh giá về các chính sách và biện pháp tạo động lực của lãnh đạo BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 39
2.3.1. Các chính sách tạo động lực: 39
2.3.2. Một số chính sách khác liên quan đến người lao động: 42
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT 44
3.1. Định hướng phát triển của BQLTƯ - DAYTNT – BYT: 44
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – DAYTNT – BYT: 44
3.2.1. Về công việc: 45
3.2.2. Về tổ chức, quản lý: 45
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 49
Phụ lục 1: CÁC CHUYẾN THĂM THỰC ĐỊA, TÌNH TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT DO PHÁI ĐOÀN KIỂM ĐIỂM ADB GHI CHÉP 49
Phụ lục 2: Bảng hỏi 52
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương – Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thực hiện Dự án, hoạt động này sẽ phát triển các gói CSSK lồng ghép tới mọi thành viên trong gia đình.
Các mục tiêu cụ thể:
Cải thiện sự công bằng, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK lồng ghép và toàn diện,
Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng về các dịch vụ CSSK, và
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế để đáp ứng các mục tiêu đã nêu ở trên
A.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng CSSK:
Mục tiêu của hoạt động này là: thể chế hoá chất lượng dịch vụ CSSK như một thước đo việc thực hiện các dịch vụ y tế
Các mục tiêu cụ thể:
Xác định các chỉ số chất lượng cho các gói CSSK lồng ghép và
Thiết lập các quy trình quản lý và giám sát để đảm bảo rằng các chỉ số chất lượng được theo dõi và được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ y tế.
A.2. Nâng cấp cơ sở y tế:
A.2.1 Trạm Y tế xã:
A.2.2. Phòng khám đa khoa liên xã
A.2.3. Trung tâm y tế huyện
Mục tiêu của hoạt động A.2. là nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc CCDV hoặc tăng cường sử dụng dịch vụ thông qua việc xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở dịch vụ y tế nông thôn.
A.3. Nâng cấp trang thiết bị (TTB)
A.3.1. Trạm y tế xã
A.3.2. Phòng khám đa khoa liên xã
A.3.3. Trung tâm y tế huyện
Mục tiêu của hoạt động A.3. là nâng cao chất lượng CSSK bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó.
A.4. Đào tạo cán bộ y tế
A.4.1 Tài liệu học tập:
Mục tiêu: chuẩn bị các tài liệu học tập và phương pháp đào tạo cho cán bộ y tế xã để cung cấp các dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong tài liệu học tập sẽ sử dụng các gói CSSK lồng ghép làm cơ sở cho phương thức cung cấp dịch vụ mới.
A.4.2. Các chương trình xã:
Mục tiêu: cải thiện về căn bản các kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế xã (bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo phù hợp.
A.4.3. Các chương trình huyện:
Mục tiêu: nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến huyện (bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo hợp lý.
B. Cải thiện hệ thống y tế:
B.1. Tài chính y tế:
B.1.1. Tài chính y tế cho người nghèo:
Mục tiêu: Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm y tế Việt Nam để thực hiện chương trình BHYT cho người nghèo.Hoạt động này bao gồm việc theo dõi và giám sát, hệ thống thông tin, tiếp thị và đào tạo cán bộ.
B.1.2. Thí điểm BHYT:
Mục tiêu: Thử nghiệm các cách khác nhau để áp dụng BHYT ở các cộng đồng nông thôn, qua đó học được:
BHYT có thể giảm được trở ngại về tài chính trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào
Các xã có trách nhiệm về BHYT thuộc địa phận của xã như thế nào
Cách duy trì tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao trong hệ thống BHYT
Cách duy trì sự bền vững tài chính cho hệ thống BHYTNT và
Cách sử dụng các loại dịch vụ y tế và các tuyến y tế thích hợp
B.2. Quản lý và giám sát các dịch vụ y tế:
B.2.1. Quản lý và lập kế hoạch phát triển:
Mục tiêu: xây dựng phương pháp lập kế hoạch phát triển ở tỉnh như một công cụ tăng cường năng lực quản lý cho tỉnh để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực và bảo đảm khả năng đối phó với những vấn đề mới và sẽ nảy sinh trong tài liệu theo cách hữu hiệu nhất.
B.2.2. Các nghiên cứu đặc biệt (Các Dự án phát triển):
Mục tiêu của hoạt động này là: hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp cho những vấn đề mà các chương trình hiện chưa đề cập đến.
B.2.3. Hệ thống thông tin quản lý:
Mục tiêu: củng cố hệ thống thông tin quản lý hiện có để cung cấp những thông tin kịp thời và tin cậy hơn cho việc đưa ra các quyết định quản lý và để đào tạo các nhân viên sử dụng hệ thống.
B.2.4. Cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM):
Mục tiêu: xây dựng việc lập kế hoạch chương trình như một công cụ quản lý của huyện nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ CSSK tới những nơi có nhu cầu lớn nhất. Một phần của lập kế hoạch chương trình sẽ liên quan đến việc hình thành công cụ điều hành dựa vào cộng đồng (CBM) ở tuyến xã để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và giám sát các chương trình ưu tiên. Việc lập kế hoạch chương trình cũng sẽ đưa ra khung cơ sở cho việc củng cố hệ thống thông tin quản lý.
B.3. Quản lý Dự án:
B.3.1. BQLDATƯ:
Mục tiêu: thành lập tại BYT một BQLDA có chức năng điều phối tổng thể việc triển khai Dự án
B.3.2. Ban Quản Lý Dự án Tỉnh (BQLDAT):
Mục tiêu: thành lập tại mỗi tỉnh một BQLDAT chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chung việc triển khai Dự án
C. Tăng cường y tế dự phòng và sự tham gia của cộng đồng
C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh
C.1.1. Xây dựng cơ bản
C.1.2. TTB
C.2.3. Đào tạo và hỗ trợ chính sách
Mục tiêu của hoạt động C.1. là: Dự án sẽ tăng cường năng lực cho các TT y tế dự phòng tỉnh để đảm bảo ATTP cho tiêu dùng. Dự án sẽ tài trợ cho các TTB xét nghiệm thực phẩm, đào tạo cán bộ kỹ thuật xét nghiệm thực phẩm, xây dựng các chính sách và hướng dẫn về xét nghiệm thường xuyên các loại thực phẩm.
C.2. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC):
Mục tiêu: nâng cao tình trạng sức khoẻ cho các gia đình và cộng đồng, giúp họ có thể ra quyết định dựa trên những thông tin đầy đủ về sự cần thiết phải có một hành vi có lợi cho sức khoẻ và sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp
C.3. Nhân viên y tế thôn bản:
Mục tiêu: cải thiện sự tham gia của cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ ở tuyến thôn bản và cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho các gia đình thông qua mạng lưới YTTB.
2.1.5. Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006:
A. Tiến độ chung của Dự án:
Dự án được ADB phê duyệt vào ngày 9/11/2000 với hỗ trợ là 68.3 triệu USD và có hiệu lực từ ngày 30/10/2001. Do sự thay đổi tỷ giá hối đoái, giá trị của Dự án là 79.8 triệu USD. Ngày kết thúc khoản vay theo kế hoạch là 31/12/2006 với tất cả các hoạt động của Dự án sẽ phải hoàn thành vào 30/6/2006
Mặc dù có một số chậm trễ trong 2 năm đầu thực hiện nhưng hiện nay tiến độ thực hiện các hoạt động Dự án đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua
Giải ngân của Dự án tính đến ngày 31/12/2005 là 24.8 triệu USD (36.4% giá trị khoản vay) và tổng giá trị trao hợp đồng là 50.4 triệu USD (73.8%). Mục tiêu về giải ngân và trao hợp đồng năm 2005 đã vượt kế hoạch đề ra. Tổng số giải ngân vốn đối ứng tính đến cuối năm 2005 là 4.5 triệu USD tương đương 15.7% tổng vốn đối ứng của Dự án
Gia hạn Dự án : Mặc dù có sự gia tăng trong các hoạt động của Dự án tuy nhiên vẫn còn nhiều các hoạt động của Dự án về XDCB và mua sắm cần phải thực hiện xong để hoàn thành toàn bộ các hoạt động về XDCB và mua sắm cần phải thực hiện xong để hoàn thành toàn bộ các hoạt động nằm trong kế hoạch giai đoạn I và giai đoạn II đã được ADB phê duyệt. PMU đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18T) và đề xuất này cũng đã được xem xét.
B. Cam kết khoản vay:
Tái định cư: Theo tài liệu ban đầu của Dự án, Dự án không có tái định cư hoặc thu hồi đất phục vụ các công trình xây dựng do vậy không có kế hoạch tái định cư hoặc cam kết khoản vay kèm theo liên quan đến chính sách của ADB về những vấn đề này (tái định cư và môi trường)
Có ít nhất 1 công trình xây dựng (chưa có số liệu cụ thể) có yêu cầu về thu hồi đất đai và có tranh chấp với chủ sở hữu đất về việc đền bù đã gây chậm trễ cho việc khởi công công trình.
Môi trường: một số công trình xây dựng gặp khó khăn về ngân sách cho các chi phí thường xuyên bao gồm bảo trì tại các cơ sở Dự án hỗ trợ.
Cam kết vay liên quan quy định sẽ tăng 3% ngân sách ở những cơ sở y tế mới. Việc này đều có ở nhiều cơ sở. Tuy nhiên yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng
Một số đã tăng 3% chi phí bảo trì nhưng lạm phát đã tăng 8%, nên thực tế các tỉnh vẫn chưa thực sự tăng.
C. Đấu thầu mua sắm TTB:
Kế hoạch mua sắm đấu thầu TTB giai đoạn I đã thực hiện xong.
TTB đã được phân phối tới các tỉnh, các cơ sở y tế chỉ định. Còn một số gói thầu TTB thuộc giai đoạn II chưa được phân phối và các gói TTB khác đang trong giai đoạn II chưa được phân phối và các gói TTB khác đang trong giai đoạn làm thủ tục cuối cùng nhưng phần lớn hoạt động mua sắm này đều sắp hoàn thành.
Tổng trị giá trao hợp đồng là 15.4 triệu USD
Hoạt động giao nhận xe ô tô cứu thương có sự chậm trễ.
D. Xây dựng cơ bản:
Các công trình XDCB được xây dựng trong khuôn khổ Dự án là PKĐKKV, TTTTGDSK, TTYT huyện, TTYTDP và bệnh viện ĐKKV
XDCB giai đoạn I bao gồm 51 gói thầu gồm:
32 TTYT
11 TTTTGDSK
45 PKĐKKV
5 TTYTDP
Trong đó 49 gói thầu (packages) chiếm 97% đã hoàn thành
- XDCB giai đoạn II gồm 66 gói thầu gồm:
46 TTYTH
2 TTTTGDSK
45 PKĐKKV
12 BVĐKKV
1 TTYTDP
Đã trao hợp đồng 54 gói thầu (82%)
Nhìn chung các công trình đã hoàn thành có chất lượng tốt mặc dù chưa xác định được chất lượng thế nào sau khi đưa vào sử dụng vì hầu hết các công trình mới được hoàn thành trong vòng 12 tháng qua
Kết cấu các công trình xây dựng ở miền Nam qui mô lớn các công trình đang xây dựng hoặc đã hoàn thành ở phía Bắc và kết quả tốt hơn. Đơn giá xây dựng ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc.
XDCB giai đoạn I tập trung nhiều vào cơ sở hành chính trong khi còn thiếu cơ sở điều trị cho bệnh nhân. Trong khi các phòng làm việc để trống trong khi bệnh nhân phải chờ đợi hoặc ở trong các điều kiện rất thiếu thốn hoặc trong các nhà tạm (ví dụ ở Ba Tri)
Một số cơ sở y tế do Dự án hỗ trợ ở các thị trấn hoặc thành phố không tuân thủ các tiêu chí lựa chọn để xây dựng đối với Dự án là cần tập trung vào các khu vực của huyện cách thị trấn tỉnh 2 giờ đồng hồ đi lại.
Cũng có nhiều trường hợp toà nhà mới không phù hợp với kế hoạch tổng thể cho cơ sở y tế và đặt tại một khu vực cô lập không có đường đi lại hoặc hệ thống điện nước, xử lý nước và rác thải.
Ở một số nơi, các tỉnh có ý định cấp kinh phí để hoàn thiện cho các toà nhà hoặc cơ sở hạ tầng còn lại của cơ sở y tế đó. Tuy nhiên, kinh phí hiện nay vẫn chưa có. Vì vậy các cơ sở y tế đó không thể vận hành một cách đồng bộ (ví dụ: bệnh viện Cái Bè- Tiền Giang, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ- Ninh Bình và một số nơi khác)
E. Đào tạo:
Đã có nhiều khoá đào tạo thuộc các thành phần được thực hiện. Các khoá đào tạo tiếp theo được lên kế hoạch và tiếp tục triển khai trong năm 2006.
Các cán bộ ở hầu hết các cơ sở y tế vừa được cung cấp TTB mới đã được đào tạo để vận hành TTB, đã đáp ứng tốt và thành thạo
Đối với một số cán bộ của Bệnh viện khu vực, đào tạo đã được tiến hành ở Hà Nội trong khi đối với các khoá đào tạo khác, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến các tỉnh để tiến hành đào tạo. Có một vài lớp đào tạo không đủ học viên tham dự do khâu tổ chức kế hoạch kém và thiếu cán bộ chuyên môn có thể tham dự các lớp đào tạo được tổ chức cùng thời gian.
Ở một số tỉnh, chương trình đào tạo lại được tiến hành nhằm củng cố thêm kỹ năng học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đã được đào tạo và để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế mới đảm nhận các vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.
Chương trình đào tạo mới cũng được áp dụng cho cán bộ y tế xã
Về việc lập kế hoạch và quản lý việc vận hành dịch vụ y tế: công tác đào tạo và các kỹ năng vận hành và bảo trì (cùng với nguồn tài chính cần thiết) là vấn đề then chốt đối với việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và cơ sở mới xây dựng. Hoạt động đào tạo này đã được triển khai ở một mức độ nhất định.
Việc cân bằng về giới trong số thành viên tham dự các khoá đào tạo: đã tương đối cân xứng ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế đối với các cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số
F. Quản lý tài chính:
Việc quản lý tài khoản tạm ứng: Tài khoản tạm ứng ở mức 3 triệu USD đã ở mức cao nhất cho phép theo hướng dẫn của ADB
2.1.5. Nguồn nhân lực và Quản lý Nguồn nhân lức của Dự án:
2.1.5.1. Nguồn nhân lực của Dự án:
1) Tổ chức thực hiện, chỉ đạo và quản lý Dự án:
Để tổ chức chỉ đạo, thực hiện, quản lý và điều hành, Dự án y tế nông thôn được tổ chức như sau:
- Tuyến trung ương:
+ Ban chỉ đạo Dự án
+ Ban quản lý Dự án
- Tuyến tỉnh:
+ Ban chỉ đạo Dự án
+ Ban quản lý Dự án
- Bảo hiểm y tế Việt Nam:
+ Ban Quản Lý Dự án
- Các đơn vị khác tham gia Dự án
2) Tuyến trung ương:
a) Ban chỉ đạo Dự án:
Ban chỉ đạo Dự án y tế nông thôn tuyến trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng BYT chỉ đạo thực hiện Dự án y tế nông thôn đúng mục tiêu, tiến độ và hiệu quả theo hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với ADB và các nhà tài trợ khác.
b) Ban Quản Lý Dự án:
BQLDAYTNT tuyến TƯ (PMU/ADB) có trách nhiệm giúp Giám đốc Dự án y tế nông thôn tổ chức thực hiện, quản lý, điều phối mọi hoạt động và các nguồn lực của Dự án.
PMU/ADB có 1 trưởng ban và 1 Phó Ban giúp việc, 1 cố vấn trưởng ban, 1 Kế toán trưởng
PMU/ADB có 4 tổ nghiệp vụ và số lượng nhân viên cụ thể của từng tổ là:
Tổ kế hoạch- Tổng hợp: 4 người
Tổ Mua sắm: 4 người và XDCB: 3 người
Tổ Tài chính- Kế toán: 8 người
Tổ Hành chính- Quản trị: 2 người
Tất cả CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT đều có trình độ đại học, trên đại học trừ 1 lái xe và 1 tạp vụ
3) Tuyến tỉnh:
a) Ban chỉ đạo Dự án: là cơ quan giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Dự án y tế nông thôn đúng mục tiêu, tiến độ và đạt hiệu quả tại địa phương.
b) BQLDA: viết tắt là PPMU có trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý mọi hoạt động và các nguồn lực của Dự án trong tỉnh.
Có 14 Ban Quản Lý Dự án của 14 tỉnh của Dự án, và mỗi BQLDAT có từ 10- 12 người tuỳ từng tỉnh
4) Các tổ chức khác:
- Bảo hiểm y tế Việt Nam
- Một số cơ quan, đơn vị khác
2.1.5.2. Nhiệm vụ của từng tổ nghiệp vụ:
1) Tổ kế hoạch- Tổng hợp:
a) Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch:
- Xây dựng, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch mua sắm và các hoạt động khác của Dự án
- Tổng hợp kế hoạch từ các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch
- Chuẩn bị các báo cáo kế hoạch Dự án.
b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi thực hiện Dự án:
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi kế hoạch được phê duyệt
- Tổ chức thực hiện những hoạt động của Dự án ở cấp quốc gia
- Giúp các đơn vị tham gia Dự án tkổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án đúng quy trình và đúng thời hạn
- Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin quản lý Dự án, theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng thực hiện các hoạt động của Dự án.
c) Nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp:
- Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động tư vấn về chuyên môn kỹ thuật cho Dự án.
- Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án dựa vào các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với ADB và các tổ chức tài trợ.
- Đề xuất với Trưởng Ban Quản Lý Dự án về việc điều phối các nguồn tài trợ cho Dự án.
- Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan để hỗ trợ việc thực hiện Dự án.
d) Nhiệm vụ thông tin, báo cáo:
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án cung cấp thông tin cần thiết và báo cáo tiến độ thực hiện.
- Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đơn vị tham gia Dự án, các nhà tài trợ và các cơ quan cấp trên, theo quy định hiện hành.
- Lập báo cáo tiến độ thực hiện Dự án để giám đốc Dự án trình Ban chỉ đạo Dự án, báo cáo các cơ quan của Chính phủ và ADB.
- Đảm bảo bí mật quốc gia
2) Tổ mua sắm- Xây dựng cơ bản:
a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án:
- Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) và cung cấp TTB trong khuôn khổ của Dự án.
- Tổng hợp kế hoạch XDCB và TTB của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch.
- Tham gia cùng với Tổ kế hoạch- Tổng hợp xây dựng kế hoạch mua sắm của Dự án.
b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi thực hiện Dự án và tổ chức thực hiện Dự án:
- Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án được uỷ quyền tổ chức triển khai các hoạt động XDCB và mua sắm hàng hoá theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án, theo các quy định của Chính Phủ và ADB.
- Tổ chức thực hiện đấu thầu, quản lý việc thực hiện và thanh lý hợp đồng mua sắm đối với các thiết bị do PMU/ADB thực hiện theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động XDCB và TTB của Dự án do các đơn vị khác thực hiện.
c) Nhiệm vụ phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật:
- Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật để tổ chức thực hiện những hoạt động có liên quan.
- Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện XDCB, mua sắm TTB theo các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với các tổ chức tài trợ.
d) Báo cáo, thông tin:
- Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị thực hiện Dự án tổ chức theo dõi và lập báo cáo về tiến độ thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm TTB
- Chuẩn bị các báo cáo hoạt động mua sắm để Giám đốc Dự án trình các cấp có thẩm quyền và ADB.
- Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia.
3) Tổ Tài chính- Kế toán:
a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án:
- Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch tài chính
- Tổng hợp kế hoạch tài chính của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch tài chính.
b) Nhiệm vụ thực hiện Dự án:
- Thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện công tác tài chính- kế toán, rút vốn và giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán…của Dự án theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng, theo các quy định của Chính phủ và ADB.
c) Hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án:
- Hỗ trợ về nghiệp vụ, chuyên môn cho các đơn vị tham gia Dự án
- Phối hợp với Bộ tài chính, Vụ Tài chính- Kế toán Bộ Y Tế, ADB và các cơ quan hữu quan khác để hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác tài chính- kế toán của Dự án.
d) Báo cáo, thông tin:
- Hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án thực hiện các quy định về báo cáo tài chính kế toán.
- Lập báo cáo tài chính kế toán của Dự án theo các quy định hiện hành của Chính phủ và ADB.
- Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia.
4) Tổ Hành chính- Quản trị:
- Tổ chức chuyển giao kịp thời các loại công văn, giấy tờ liên quan đến Dự án.
- Thực hiện chức năng thư ký cho các cuộc họp của PMU/ADB.
- Cung cấp và thực hiện chức năng phiên dịch cho PMU/ADB.
- Theo dõi và đảm bảo lưu trữ công văn, giấy tờ liên quan của Dự án, thiết lập và tổ chức thư viện của Dự án.
- Đảm bảo nhiệm vụ có tính chất lễ tân của Dự án, cung cấp các phương tiện đi lại cho cán bộ của PMU/ADB và các chuyên gia để đảm bảo nhiệm vụ của Dự án.
- Đảm bảo bí mật quốc gia và bí mật của Dự án.
5) Các Ban tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ sau:
- Kế hoạch hoạt động chuyên môn,
- Các hướng dẫn, tài liệu kỹ thuật phù hợp với các quy định hiện hành,
- Đào tạo, nghiên cứu, biên soạn tài liệu, cải tiến và cập nhật các kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật,
- Theo dõi và giám sát kỹ thuật theo các lĩnh vực chuyên môn,
- Hỗ trợ kỹ thuật đối với các đơn vị kỹ thuật tuyến tỉnh và các đơn vị tham gia Dự án,
- Khuyến cáo với PMU/ADB về mặt kỹ thuật thuộc Ban tư vấn phụ trách
2.1.5.3 QTNNL của Dự án:
Hoạt động QTNNL được Giám đốc BQL trực tiếp làm. Nhìn chung là khá đầy đủ và đúng quy cách. Song vẫn tồn tại hạn chế trong các hoạt động về: Thiết kế và PTCV, Tạo động lực trong làm việc, Đánh giá thực hiện công việc, Đào tạo….
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên BQLTƯ – DAYTNT – BYT:
2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ – DAYTNT – BYT:
1) Động lực làm việc của CBCNV BQLTƯ - DAYTNT – BYT ở mức trung bình:
Mặc dù nhân viên ở đây khá hài lòng với công việc của mình vì lương cao nhưng lý do họ hài lòng lại chính là do công việc không đòi hỏi cao, 28,56% nhân viên chưa thoả đáng với mức lương hiện hưởng, sự quản lý chưa chặt chẽ, họ dễ dàng có thể đi muộn về sớm: 47,61% thi thoảng đến muộn, có những nhân viên thường xuyên đến muộn, lại có những người thường xuyên về sớm, 15% nhân viên không hoàn thành công việc đúng thời hạn .
Công việc phù hợp với chuyên môn của nhân viên nhưng do năng lực và sức khoẻ (đối với những người đã về hưu), về thu nhập mà CBCNV ở đây chưa thực sự làm việc hết mình. Trong giờ làm việc nhân viên chơi game, tán gẫu gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, góp phần xây dựng một văn hoá không đẹp trong các đơn vị hành chính Nhà nước. Đây một phần là do cơ chế chung, một phần do đặc điểm công việc làm dự án ở tuyến trung ương.
Mặc dù thu nhập của nhân viên ở đây là khá cao so với thu nhập bình quân, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của một số nhân viên giỏi, có năng lực trong làm dự án và nhất là chế độ tiền lương
Thu nhập = Lương + Thưởng + Phúc lợi
Lương:
Lương trả cho CBCNV ở đây được trả theo đúng theo quy định về tiền lương của nhân viên làm việc trong Ban quản lý Dự án Hành chính sự nghiệp
Tính lương trung bình của CBCNV tại BQLTƯ – DAYTNT – BYT là 1.941.047 đồng/tháng gấp 4,3 lần so với mức lương tối thiểu hiện hành (450.000 đồng), gấp 2 lần so với thu nhập bình quân của người lao động nước ta là 953.333 đồng (vnexpress.net: thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 715 USD)
Thưởng và phúc lợi:
Các phúc lợi: tiền trả cho các ngày nghỉ, ngày lễ, các chương trình giải trí được thực hiện khá đầy đủ, song có 4 nhân viên chiếm 20% không đóng BHYT, BHXH còn lại là đóng đầy đủ.
Các khoản ngoài lương: dịch nói, dịch viết, chế độ công tác phí: thanh toán tiền tàu xe; phụ cấp công tác phí đi công tác ngoại tỉnh, tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác; chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo: thanh toán tiền tàu xe và tiền thuê chỗ ở, phụ cấp tiền ăn và tiền tiêu vặt, văn phòng phẩm, giải khát giữa giờ; các khoản chi khác được thực hiện đầy đủ, đúng quy định
Khi được hỏi về sự phù hợp giữa mức lương hiện tại và đóng góp của anh, chị kết quả thu được là:
5,26% rất phù hợp
73,68% phù hợp
28,56% chưa đáp ứng được nhu cầu bản thân
Nguyên nhân:
Kết quả trên ta có thể giải thích đó là do sự hấp dẫn của công việc (88,89%): công việc ổn định (9,08%), công việc ít sức ép, đòi hỏi vừa phải (13,64%), có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình (13,64%), đúng chuyên môn (50%), được sự hỗ trợ của lãnh đạo (13,64%), công việc không có sự chồng chéo, có sự phân công rõ ràng
Chính đây là một yếu tố tạo động lực rất lớn đối với nhân viên ở đây
Song vẫn còn 28,56% là chưa đáp ứng nhu cầu của nhân viên ở đây. Vì họ là những người thực sự có năng lực và với mức lương đang áp dụng đối với họ thì chưa đáp ứng nhu cầu của họ. Là nhà lãnh đạo cần phải có biện pháp phù hợp để giữ chân họ làm việc cho mình
Bảng 2.1: Mức lương hiện tại của CBCNV BQLDATƯ – DAYTNT - BYT
STT
Họ và tên
Chuyên môn
Ngoại ngữ
Tin học
Mức lương
hiện hưởng (đồng)
Có đóng BHYT,BHXH
1
Đặng Thế Tháp
Dược sỹ
Anh C
THVP
3.004.802
Không
2
Trần Thị Lựu
Bác sỹ
Anh C
THVP
2.457.400
Không
3
Lê Thị Hiền
Cử nhân ngoại ngữ
Cử nhân Pháp
THVP
3.955.000
Không
4
Phan Dũng
Kĩ sư xây dựng
2.893.000
Không
5
Nguyễn Thị Tường Vi
Cử nhân Luật
Anh C
THVP
2.100.000
Có đóng BHYT, BHXH
6
Phạm Thị Nga
Cử nhân ngoại ngữ
Cử nhân Anh văn
THVP
2.100.000
Có đóng BHYT, BHXH
7
Phạm Vũ Cường
Cử nhân kinh tế
Anh B
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
8
Phạm Thị Tuyết Nhung
Cử nhân ngoại ngữ
Cử nhân Đức văn
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
9
Lê Thị Hạnh
Cử nhân kinh tế
Anh C
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
10
Nguyễn Người lao độngọc Oanh
Cử nhân kinh tế
Anh A
THVP
1.673.000
Có đóng BHYT, BHXH
11
Đoàn Thị Thu Hà
Cử nhân kinh tế
Anh C
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
12
Nguyễn Thị Khoa
Cử nhân Luật
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
13
Nguyễn Việt Hưng
Cử nhân kinh tế
Anh C
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
14
Nguyễn Thị Hà
Cử nhân kinh tế
Anh C
THVP
1.638.000
Có đóng BHYT, BHXH
15
Lê Mạnh Hùng
Kĩ sư xây dựng
Anh C
THVP
1.869.000
Có đóng BHYT, BHXH
16
Ngô Mạnh Hùng
Cử nhân kinh tế
Anh C
THVP
1.869.000
Có đóng BHYT, BHXH
17
Hoàng Thị Lan Hương
Cử nhân kinh tế
Cử nhân Anh văn
THVP
1.869.000
Có đóng BHYT, BHXH
18
Nguyễn Duy Phương
Cử nhân ngoại thương
Anh C
THVP
1.869.000
Có đóng BHYT, BHXH
19
Nguyễn Văn Chiến
Lái xe
1.076.250
Có đóng BHYT, BHXH
20
Nguyễn Thị Thu Hà
Tạp vụ
0.619.500
Có đóng BHYT, BHXH
2) Nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của CBCNV chính là đặc điểm công việc:
Công việc có tính ổn định cao trong thời gian thực hiện dự án, có mức thu nhập hấp dẫn nhất là đối với nhân viên đang làm trong cơ quan Nhà nước (được hưởng 2 lương)
Công việc không đòi hỏi cao (13,64%), có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình (13,64%), nhưng chủ yếu là do làm đúng chuyên môn (50%)
Sự quản lý không chặt chẽ cũng là một đặc điểm cần quan tâm. Điều này khiến người lao động thoải mái trong công việc nhưng lại ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Công việc có tạo cơ hội thăng tiến và phát triển cho CBCNV (52,94%)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36670.doc