MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN A: LÝ THUYẾT ĐỒNG TIỀN CHUNG
I. Khái niệm đồng tiền chung. 2
II. Những lợi ích trong việc sử dụng đồng tiền chung 3
III. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung. 4
PHẦN B: CÁC ĐỒNG TIỀN CHUNG
I. EUR 5
1.Sơ lược về đồng tiền chung châu Âu(Euro) 5
2.Lịch sử ra đời của EURO 6
3. Cơ chế hình thành và các nước thành viên 7
3.1. Cơ chế hình thành 7
3.2.Quá trình thay các đồng tiền nội địa thành đồng Euro 10
3.2 Các nước thành viên 10
4. Vị thế 13
5.Tác động của EURO 14
6. Sự biến động của Euro trên các thị trường cụ thể từ 1999 cho đến nay 22
7. Cuộc khủng hoảng của Châu Âu 23
7.1 Nguyên nhân: 23
7.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Âu 24
7.3. Những thách thức cho khu vực đồng euro 26
8. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng EUR 27
8.1 Thuận lợi 27
8.2 Khó khăn: 28
II. SDR 29
1. Vấn đề chung về SDR 29
2. Lịch sử hình thành 30
3. Cơ chế hoạt động 31
4. Tác động 35
4.1 Tác động đến thị trường tài chính 35
4.2 Tác động đến nền kinh tế quốc tế 36
5. Các hạn chế và biện pháp 37
5.1 Hạn chế 37
5.2 Giải pháp 38
III. ACU 39
1. Khái quát về ACU 39
2.Lịch sử hình thành 40
3.Cơ chế hình thành 40
4. Lý do ra đời của ACU 41
5. Xúc tiến phát hành đồng tiền chung Châu Á 41
6. Vị thế 42
7. Tác đông của đồng tiền chung châu Á trong tương lai 42
7.1 Đối với thị trường tài chính 42
7.2 Đối với các nứơc Châu Á 43
8. Thuận lợi và hạn chế 43
8.1 Thuận lợi 43
8.2 Hạn chế 44
9. Kết luận 45
BẢNG VIẾT TẮT. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 48
51 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng tiền chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời.
Ngày 1/1/2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) quyết định, sức nặng của bốn đồng tiền trong SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) như sau: đồng USD: 41,9% (giảm so với mức 44% của đợt xem xét năm 2005), đồng EUR: 37,4% (tăng so với mức 34% của năm 2005), đồng Bảng: 11,3% (tăng so với 11% của năm 2005) và đồng Yen: 9,4% (giảm so với 11% của năm 2005).
Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia.
d. Đối với nền kinh tế quốc tế
Từ ngày 1-1-1999 trong toàn khối EURO, giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ sẽ được tính toán và biểu thị bằng một đồng tiền duy nhất là đồng EURO. Đồng EURO thay thế các đồng bản tệ trong thị trường vốn, thị trường chứng khoán Châu Âu. Do vậy, cạnh tranh trên thị trường thương mại, thị trường vốn và thị trường chứng khoán sẽ quyết liệt hơn. Đồng thời do thống nhất giá, phạm vi thị trường cũng được mở rộng hơn. Người tiêu dùng trong khu vực, các nhà đầu tư trong và ngoài khối sẽ dễ dàng so sánh hiệu quả đầu tư của các phương án đầu tư giữa các nước trong khu vực EURO. Vì vậy, họ sẽ có những quyết định tiêu dùng ở thị trường nào có lợi nhất cũng như đầu tư ở đâu sẽ có hiệu quả nhất vì sẽ không còn bất kỳ ràng buộc địa lý hoặc tiền tệ nào cản trở họ. Do vậy, tổng nhu cầu nội bộ trong khối sẽ tăng, sẽ kích thích sản xuất và đầu tư, đẩy mạnh lưu thông vốn và hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo dự tính. Nhờ có EURO, tăng trưởng kinh tế EU tăng thêm từ 0,5% đến 1% /năm.
Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ phát triển cao và ổn định, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các nước EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn. Do đó có thể thấy trước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các nước EU sau khi đồng EURO ra đời. Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biện pháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mình thông qua các đối tác nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh được thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành.
Cũng nhờ có sự tác động của đồng EURO, thị trường Châu Âu thống nhất hơn, điều kiện cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, các công ty EU muốn tồn tại và phát triển sẽ phải cơ cấu lại, trong đó xu hướng sáp nhập quy mô lớn sẽ diễn ra mạnh hơn. Đây sẽ là bước khởi đầu cho cuộc cách mạng về năng suất lao động, tiền đề quan trọng cho việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới.
Sự gia tăng của các giây nhận nợ tính bằng Euro trên thị trường tài chính quốc tế thể hiện được vị trí cũng như vai trò của đồng tiền này, thể hiện được lòng tin và tính thanh khoản cao của các quốc gia đối với EUR. Do vậy, chỉ cần một sự biến động động của EUR cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế quốc tế. Đồng euro đã trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu, một đối trọng của đồng đôla Mỹ
Sự ảnh hưởng của đồng Euro trong thương mại quốc tế tăng:
Do vị thế của Hoa Kỳ như là một đối tác thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, đồng đôla Mỹ có truyền thống được giữ như là loại tiền tệ dự trữ được lựa chọn bởi nhiều đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, như việc sử dụng đồng tiền chung khiến các quốc gia thành viên phải đi theo loại tiền tệ khu vực của họ là đồng Euro. Các giao dịch thương mại ngoại khối và nội khối đều đa phần là sử dụng đồng EUR thay cho đồng USD. Bên cạnh đó sự mạnh lên của khu vực này cũng tạo được sức mạnh cho đồng tiền, một số giao dịch và dự trữ ở quốc gia khác sử dụng đồng EUR
VD: Mặc dù vậy, đồng đôla Mỹ tiếp tục là đơn vị tiền tệ chính cho kinh doanh mặt hàng chính như dầu thô và vàng. Tuy nhiên, đồng Euro đang ngày càng trở thành đồng tiền mà quốc gia sản xuất dầu được ưa chuộng hơn đô la Mỹ cho các giao dịch trong dầu. Việc chuyển sang đồng Euro về giao dịch dầu sẽ tiếp tục tình trạng tổn thương của đồng đôla trong lợi của đồng Euro, và sẽ rất có khả năng làm tăng thêm ngay cả trong những ảnh hưởng tổng thể của Euro trên thị trường tài chính toàn cầu.
Các cặp tiền tệ hoạt động nhiều nhất
Bảy cặp tiền tệ được giao dịch tích cực nhất trên thị trường ngoại hối theo thứ tự khối lượng giao dịch bao gồm:
EUR / USD – Đồng Euro so với Đô la Mỹ
USD / JPY - Đô la Mỹ so với đồng Yen của Nhật Bản
GBP / USD- Đồng Bảng Anh so với Đô la Mỹ
USD / CHF - Đô la Mỹ so với đồng Franc Thụy Sĩ
AUD / USD - Đô la Úc so với Đô la Mỹ
USD / CAD - Đô la Mỹ so với đồng đôla Canada
NZD / USD - Đô la New Zealand so với Đô la Mỹ
EUR / USD - chiếm số một khối lượng hàng đầu trong thị trường ngoại hối, chiếm hơn 27% tổng khối lượng giao dịch ngoại hối, theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế hoặc BIS. Các nền kinh tế bao gồm các khu vực đồng Euro chung tạo nên nền kinh tế lớn nhất thế giới theo tổng sản lượng nội địa (GDP), với Hoa Kỳ lớn thứ hai.
6. Sự biến động của Euro trên các thị trường cụ thể từ 1999 cho đến nay
Từ trước khi ra đời với nhiều dự đoán sẽ là đồng tiền thay thế vị trí độc tôn của USD, EURO đã tăng giá mạnh trong những phiên giao dịch đầu tiên, ngày 4-1-1999, với tỉ giá 1EURO =1,1906USD, mức cao nhất kể từ khi ra đời vào ngày 1-1-1999, làm cho tỉ giá giữa đồng JPY và đồng EURO cũng tăng lên 134,6 JPY/1EURO.
Sự ra đời của đồng EURO cũng gây được sự chú ý trong giới tài chính ngân hàng, 70% các liên hiệp công ty ở Luân Đôn đã xem xét mối quan hệ của mình với hệ thống ngân hàng trong dịch vụ chuyển đổi sang đồng EURO.
Tuy nhiên, không lâu sau đó biến động của đồng Euro lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại trong vòng 2 năm sau đó, làm cho giá trị đồng tiền này giảm 30% so với giá trị ban đầu.
Sau đây là diễn biến của quá trình giảm giá đó
Giá trị đồng EURO giảm liên tục từ 1,1675 USD giá ngày 1-1-1999 thì chỉ sau một tháng đến ngày 1-2-1999 tỷ giá này là 1,0964 USD/1 EURO tức là đã giảm hơn 6% giá trị trong một tháng. Tiếp theo trong tháng 3 năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm giá so với đồng USD, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn.
Ngày 1-3-1999, tỷ giá chính thức được công bố trên thị trường là 1,0706 USD/1EURO. Sau đó đồng tiền này lên xuống bấp bênh và vào ngày 2-6-1999 đồng tiền này xuống mức thấp nhất trong 6 tháng đầu kể từ khi ra đời tỷ giá EURO/USD là 1,0330, giảm 15% so với giá trị ban đầu. Tuy nhiên, sang tháng thứ 7 có lên giá chút ít so với USD song vẫn ở mức thấp.
Ngày 1-7-1999, 1 EURO bằng 1,0724 USD lên 3,8% so với tháng 6.
Sáu tháng cuối năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm xuống so với đồng đôla Mỹ. Đến ngày 1-12-1999, 1 EURO đổi được 1,001 USD, tức đã giảm 14,2% so với giá trị ban đầu và đến ngày 31-12-1999 là 0,987 USD tức là đã giảm 15,5% sau một năm ra đời.
Sang năm 2000 tình hình đồng EURO cũng không ngừng biến động. Trong 3 tháng đầu năm đồng EURO có xu hướng lên nhẹ. Tăng 1 EURO bằng 0,9731 USD ngày 1-1-2000 lên 0,9990 USD vào ngày 2-3-2000. Tiếp đó đồng EURO liên tục giảm nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm đồng EURO giảm 12% so với giá trị đầu năm, tức là đã giảm 27% so với giá trị ban đầu. Và diễn biến càng tồi tệ hơn trong tháng 10 của năm 2000 đồng EURO rớt giá với mức kỷ lục chưa từng có từ khi ra đời đến nay: đạt mức 0,8228USD. Sau đó đồng EURO có xu hướng tăng nhẹ và tỏ ra ổn định hơn trong mấy tháng cuối năm 2000 và 3 tháng đầu năm 2001.
Sang nửa cuối 2003, tỷ giá đồng EURO có xu hướng quay trở lai với tỷ giá lúc mới ra đời, có khuynh hướng nhích lên so với đồng đôla.
Trong giai đoạn 2004-2005 tỷ giá giữa đồng EURO và USD đã lên tới giới hạn 1EURO =1,30-1,35 USD, thực chất tỷ giá này vẫn có thể tiếp tục tăng nếu các nước EU không kiềm giá đồng EURO để tránh những tổn thất về xuất khẩu.
Từ thời điểm 1-1-2009 đồng EURO trở thành tiền tệ chính thức của Slovakia, tiếp đến là Cộng hòa Sec, Ba Lan. Đầu năm 2009, các nhà kinh tế dự đoán đồng EURO sẽ gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính đang lan rộng, tuy nhiên EU với đồng tiền chung thống nhất đã chống đỡ tốt hơn nhiều so với đối thủ lớn nhất của mình là Mỹ.
Trong năm 2010, với những diễn biến ngày càng xấu đi trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp với sự kiện ngày 11/5/2010, chính phủ Hy Lạp công bố mức thâm hụt ngân sách là 12,7%, gấp đôi so với dự kiến trước đó và gấp 4 lần mức cho phép của Eurozone, sau đó cuộc khủng hoảng lan rộng ra Italia, Tây Ban Nha, gây nên tâm lý hoang mang cho công chúng, các nhà đầu tư, đồng EURO rớt xuống mức thấp nhất trong 4 năm so với đồng USD, ở mức 1 euro ăn 1,23 USD vào cuối ngày 25/5.
7. Cuộc khủng hoảng của Châu Âu
7.1 Nguyên nhân:
Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiền chung (eurozone hay EU-16). Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2,8% GDP của EU. Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16.
Khủng hoảng Hy Lạp làm đồng Euro liên tục giảm giá, đang tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu. Những bất ổn của Hy Lạp đang đe dọa các nền kinh tế khác; trước hết là các tổ chức đang sở hữu tài sản Hy Lạp và kế tiếp là các quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ nợ công cao như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland... và có nguy cơ khởi tạo một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:
Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có Hy Lạp và EU. Do vậy, bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp còn có những nguy cơ tiềm ẩn - đó là các yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung.
Việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ
Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
7.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Âu
Đồng EUR bi giảm giá
Sự giảm giá của euro cũng sẽ làm cho những người trước đây được lợi lớn từ việc chuyển sang giữ euro (lên tới trên 80% trong vòng hơn 1 năm) thì nay sẽ được đẩy ra để găm giữ USD...
Giá euro giảm là yếu tố khách quan ngoài tầm tay của các tổ chức, cá nhân. Nhưng từ đó có thể điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, vay trả nợ với khu vực này.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa có cơ chế ràng buộc và cơ chế bảo đảm hiệu quả. Cuộc khủng hoảng nợ công chỉ nằm ở các con số và loại tiền tệ, không có sự thay đổi, cải tiến hay bổ sung nào về chế độ và cơ cấu. Đáng lưu ý, có tới hơn 60% dân số của các nước thành viên khu vực sử dụng đồng euro không hài lòng về đồng euro, điều này khiến cho đồng euro đối diện với nguy cơ sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài hơn 3 năm qua đã khiến Anh thực sự không muốn gia nhập vào khu vực này trong khi một số người Đức có tư tưởng rút ra khỏi khu vực và ngày càng có nhiều ý kiến đối lập, mẫu thuẫn giữa các nước trong khu vực
Thị trường Tài chính
Đồng EUR đã làm hạn chế sự tăng trường của thị trường Chứng khoán Châu Âu. Thị trường vàng quốc tế tíếp tục xu thế tăng cao. Biên độ giá vàng có thể lên tới 20%.
Xuất khẩu khó khăn kéo GDP giảm sút
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu: tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, có thể theo hình chữ W thay vì chữ V, đặc biệt khu vực châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh.
Lãi suất thấp, chấp nhận lạm phát
Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung ước các nước phát triển vẫn huy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước: FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%; Nhật Bản 0,1%.
FDI suy giảm
Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể tạo ra hai tac động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Trong những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu.
Giá vàng bùng nổ hút vốn đầu tư
Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu về dự trữ an toàn hơn so với đồng tiền giấy, sau khi nhiều cá nhân và tổ chức ở châu Âu, châu Á đua nhau mua vàng, mua bạch kim và bạc.
Bảo hiểu rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên
Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự: 3 số liệu cảnh báo bao gồm: nợ quá nhiều, thể hiện ở tỷ lệ nợ trên GDP cao; chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm.
Tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào cuối năm
Khủng hoảng nợ châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng Euro mất giá tương đối so với USD.
7.3. Những thách thức cho khu vực đồng Euro
Ngày 1-1-1999, ý tưởng về một đồng tiền chung Euro đã trở thành hiện thực. Hơn 10 năm sau, euro đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nguyên nhân sâu xa là một liên minh tiền tệ được xây dựng dựa trên một nền tảng còn khiếm khuyết về pháp lý và chính trị.
Tham vọng biến EU thành một nhà nước liên bang là khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nền tảng pháp lý là Hiến pháp châu Âu lại chưa được thông qua, Hiệp ước Lisbon chưa thể thay thế một bản Hiến pháp mà EU kỳ vọng. Hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc. Tuy nhiên, yếu tố chính trị sẽ tạo kỷ cương trong việc tuân thủ các chuẩn mực được thỏa thuận trong Hiệp ước Maastricht . EU đã đặt ra các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu trong quá trình hình thành đồng tiền chung nhưng thiếu hệ thống giám sát nghiêm ngặt các chuẩn mực của đồng tiền chung.
Về mặt kỹ thuật, quá trình hình thành đồng tiền chung đã có những thiếu sót. Một đồng tiền hoàn thiện phải có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; giữa ngân hàng trung ương và bộ tài chính. Khi đối mặt với những bất ổn của nền kinh tế, ECB giải quyết vấn đề thanh khoản và bộ tài chính các nước phải giải quyết các vấn đề ngân sách theo một chuẩn mực chung nhằm bảo vệ sự ổn định tài chính cho khu vực đồng tiền chung.
Các chuyên gia cho rằng dù cho sự thất vọng này sẽ được xoa dịu dần khi nền kinh tế châu Âu phục hồi sau nhiều năm trì trệ thì đồng Euro cũng khó có khả năng thay thế được đồng đôla trong vai trò là đơn vị thanh toán thống trị toàn cầu. Nếu xét về tổng thể thị trường, Mỹ vẫn có ưu thế vượt trội, có ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác trên thế giới. Thêm vào đó, dù sao khối EU vẫn là tập hợp từ nhiều nền kinh tế, với tốc độ phát triển và chu kỳ khác nhau, còn Mỹ là một nền kinh tế thống nhất.
8. Những thuận lợi và khó khăn của các nước khi sử dụng đồng tiền chung châu Âu
8.1 Thuận lợi
Việc đồng tiền chung ECU ra đời đã giúp cho liên minh Châu Âu có một chính sách tài chính và tiền tệ thống nhất.
EU đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng thị trường thống nhất trong khối, tạo cơ sở vạch ra những giải pháp để thu hẹp khoảng cách trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu. Trong đó các công ty và dân cư đều có các hoạt động kinh doanh như nhau ở khắp mọi nơi trong phạm vi EU.
Các quốc gia sử dụng đồng EURO trên cơ sở có sự đồng nhất về một số yếu tố. Sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, tương đồng về mặt văn hóa, và sự gần gũi nhau về mặt địa lý. Trong những lúc ktế khó khăn, họ đều có những cách giải quyết tương đối giống nhau. Vì vậy, việc có một cơ chế chính sách tiền tệ đơn nhất sẽ tạo được sự liên kết nhằm giảm tránh các cú sốc kinh tế.
Ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo hiệp ước Maastricht, buộccác nước EU phải thực hiện các tiêu thức gia nhập. Trong thời kỳ từ năm 1993-1997 tỷ lệ lạm phát bình quân EU đã giảm từ 4,1% xuống còn 1,9%, lãi suất dài hạn từ 8% xuống còn 6,7%, thâm hụt ngân sách giảm từ 6,1% xuống còn 2,4% GDP. Đạt được thăng bằng hoặc thặng dư ngân sách, góp phần giảm chi phí vay nợ của nhà nước vế sau này và nguồn vốn tiết kiệm được có thể đầu tư vào các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. Với việc thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng ổn định giá cả sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một đảm bảo giữ chonền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn. Người tiêu dùng, các doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ giảm được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế, giảm được sự chênh lệch về tỉ giá hối đoái.
Nhờ cơ chế tỷ giá ổn định giữa các nước thành viên sẽ giúp các nước tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu là một ví dụ: Để thu hút ngoại tệ trang trải cho nhứng tốn kém của Đông Đức, do đó nước Đức áp dụng chính sách tăng lãisuất rất cao để nhà đầu tư đổ tiền vào Đức. Trong khi đó Pháp muốn duy trì lãi suất thấpvừa phải. Nhưng tất cả các đồng tiền trong EMS có liên quan với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà không làm cho đồng Phrăng Pháp(FFr) hạ giá so với đồng Mác Đức. Giới đầu cơ đã tính đến lúc đồng FFr phải phá giá và họ tập trung tấn công đồng FFr dẫn đến đồng FFr bị phá giá nghiêm trọng và cả hệ thống EMS bị lung lay.Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Âu 1992-1993 đã làm cho các nước thành viên bị chao đảo. Khuyến khích đầu tư và thương mại: Do tôn trọng tiêu chí gia nhập về lãi suất trung và dài hạn không được vượt quá 2% mức lãi suất trung quân của 3 nước thấp nhất, làm cho lãi suất giữa các nước EU giảm, độ chênh lệch lãi suất giữa các nước thu hẹp lại, làm tăng tốc độ luân chuyển các nguồn vốn và tăng số lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự biến động tỉ giá của đồng USD:Đồng Euro sẽ trở thành phương tiện để dự trữ và giao dịch thưong mại có sức cạnh tranh với đồng USD. Hiện nay, EURO vượt lên với tư cách là đồng tiền thế giới và đứng thứ 2 chỉ sau USD, nhanh chóng vượt qua 2 đối thủ nặng ký là bảng Anh và Yên Nhật.
8.2 Khó khăn:
Việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng.
Mỗi nước tham gia đều có nền kinh tế phát triển ở những mức độ khác nhau, mỗi nước đều có những khó khăn riêng. Sự cách biệt năng suất và lạm phát nhưĐức với Hy Lạp hay Tây Ban Nha là quá lớn,…nên việc áp dụng một chính sách tiền tế cũng như một mức lãi suất chung nhằm dung hòa lợi ích của các nước là một cuộc đấu tranh gay go, đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp lớn của mỗi nước. Mặt khác, các nước tham gia phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, điều chỉnh chính sách cho phù hợp…Điều này có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp dân nghèo… Hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.
Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp,năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.
Bên cạnh đó theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25%thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lạiđược chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.
Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.
Ngoài ra, việc sử dụng đồng Euro tạo điều kiện vay vốn với chi phí thấp (lãi suất giảm xuống gần bằng mức lãi suất của Đức khiến cho chi phí vay nợ rẻ hơn đáng kể. Không những thế, nguồn tín dụng còn rất phong phú, thuận lợi cho người đi vay thế chấp, vay bằng thẻ tín dụng hay vay mua xe) khiến tiêu dùng trong nước bùng nổ, sự bùng nổ không bắt nguồn từ xuất khẩu mà là do tiêu dùng trong nước tăng đột biến kéo theo chi phí sản xuất leo thang đã nhanh chóng đẩy giá cả lên cao, thiếu hụt lao động bỗng trở thành vấn đề cốt yếu- đặc biệt là tiền lương nhân công. Điều này làm suy giảm nhanh chóng sức cạnh tranh của các quốc gia đó so với những nước khác trong khu vực.
Ảnh hưởng của những khoản vay giá rẻ còn khiến cho lãi suất không thể tăng lên nhằm kìm hãm đà lạm phát và ngăn chặn bong bóng giá cả. Nhưng rắc rối còn chưa chấm dứt ở đó, việc vay mượn dễ dàng trở thành một cám dỗ khuyến khích các chính phủ chi tiêu phung phí, và hậu quả là họ đang phải vật lộn với nguy cơ vỡ nợ.
II. SDR
1. Vấn đề chung về SDR
SDR là đơn vị tính toán tiền tệ và cũng là đồng tiền của IMF. Sức nặng của mỗi đồng tiền trong SDR được IMF quyết định dựa trên giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước hoặc liên minh tiền tệ phát hành đồng tiền đó, đồng thời dựa trên số lượng ngoại tệ mà các nước thành viên IMF dự trữ bằng đồng tiền này.
Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,… tùy tình huống.
SDR được định nghĩa như là một rổ tiền tệ thế giới và được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh như USD, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật. IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ. Giá quy đổi theo USD của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF. Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên quy đổi ra USD dựa theo tỷ giá hối đoái niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ London.
Sứ mệnh của đồng SDR
Đồng tiền này ra đời với mục đích là giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng, vốn được là những công cụ thanh toán quốc tế duy nhất. SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn.
SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. SDR có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia.
2. Lịch sử hình thành:
Sau chiến tranh Thế giới thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng hệ thống TGHĐ cố định : Hệ thống Bretton Woods (1944-1973), trong đó, các quốc gia thành viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo TGHĐ chính thức, và NH trung ương Mỹ phải đảm bảo có thể chuyển đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồng tiền chung.doc