1. Phân tích tài chính:
v Môi trường chính trị ít biến động, kinh tế tăng trưởng khá cao, tuy nhiên yếu tố lạm phát lại có xu hướng gia tăng, cũng gây khó khăn không nhỏ về mặt tài chính cho dự án.
v Các hoạt động và chi phí phát sinh đều bằng tiền mặt.
v Trong 2 năm đầu vận hành tiền lương của nhân viên cố định như trong hợp đồng (chưa tính tiền thưởng).
v Báo cáo tài chính được tính từ thời điểm khai trương quán. Dòng tiền của dự án được tính từ khi khởi sự.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án cafe cho doanh nhân – BCafe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên:
Vị trí của dự án nằm tại khu vực có nhiều văn phòng , nhiều doanh nghiệp, trên mặt đường lớn rộng rãi, không gian thoáng đãng, quang cảnh đẹp => tạo ra lợi thế trong việc thu hút khách hàng.
Điều kiện khí hậu và địa lí của Việt Nam rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cafe đồng thời cũng mang lại cho cafe Việt Nam một hương vị rất riêng. Đây là yếu tố thuận lợi cho nguồn nghuyên liệu cafe của dự án.
II. Phân tích cầu thị trường:
Phân đoạn thị trường:
Có thể chia thành 4 nhóm khách hàng chính:
Học sinh, sinh viên: sở thích đa dạng, thu nhập thấp, thường tìm đến những quán độc đáo nhưng phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Nhân viên văn phòng, công chức: thu nhập trung bình, quỹ thời gian hạn hẹp, thường tìm đến những quán gần nơi làm việc.
Giới văn nghệ sĩ: thường tìm đến quán cafe để tìm cảm hứng sáng tác, gặp gỡ bạn bè trong giới.
Giới doanh nhân: Thu nhập cao, thường tìm đến những nơi sang trọng để làm việc, gặp gỡ đối tác.
Thị trường mục tiêu: Doanh nhân
a) Lí do lựa chọn:
Đây là nhóm khách hàng tiềm năng cả về số lượng và chất lượng. Tại Hà Nội hiện nay có trên 80000 doanh nghiệp với gần 120000 doanh nhân quản lí và điều hành. Quan trọng hơn, đây là những người có thu nhập rất cao, sẵn sàng chi trả để đáp ứng nhu cầu và sở thích của mình.
Mặt khác, thị trường Hà Nội hiện tại có rất ít quán cafe thực sự dành riêng cho doanh nhân và chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của họ.
b) Quy mô thị trường mục tiêu:
Theo đặc điểm có thể chia giới doanh nhân thành 3 nhóm nhỏ:
+ Các doanh nhân Việt Nam.
+ Các doanh nhân nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
+ Các doanh nhân nước ngoài sang Việt Nam hợp tác làm ăn.
Phân chia theo thói quen: 3 nhóm
+ Một số ít doanh nhân không thường xuyên đến quán cafe vì không có sở thích uống cafe và không có thói quen làm việc tại quán cafe.
+ Nhiều doanh nhân vẫn dành thời gian đến quán cafe vì yêu cầu công việc (gặp gỡ, trao đổi công viêc với đối tác, đồng nghiệp).
+ Một số doanh nhân thường xuyên đến quán cafe để thoả mãn sở thích uống cafe, trao đổi công việc với đối tác, hoặc vừa làm việc vừa thư giãn (không gian tự do thoải mái, không gò bó, khác hoàn toàn với không gian công sở.
c) Nhu cầu khách hàng mục tiêu:
Nhu cầu giải trí: đa dạng (chơi thể thao, du lịch…). Họ thường tìm đến các quán cafe để gặp gỡ , trò chuyện với bạn bè trong một không gian phù hợp hơn, thoả mãn các sở thích về âm nhạc, hội hoạ…
Nhu cầu làm việc: Đặc tính công việc của doanh nhân là linh hoạt, năng động. Do đó hình thành nên tác phong làm việc “mọi lúc, mọi nơi”. học đòi hỏi có nhiều tiện ích như: mạng wifi, máy in, máy fax…để phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra, họ thích làm việc tại các quán vì tại đây họ có cảm giác thoải mái, thư giãn, giúp giảm bớt áp lực công việc.
Nhu cầu liên kết, hợp tác trong cộng đồng doanh nhân: trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ giữa các doanh nhân với nhau. Tại Hà nội hiện nay chưa thực sự có một địa điểm nào có thể thu hút, tập hợp đông đảo doanh nhân, nơi mà họ có thể tìm kiếm thông tin, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác.
Phạm vi thị trường: Hà Nội
Lí do:
Chúng tôi hiện đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn Hà Nội nên có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thị trường này.
Thu nhập người dân Hà Nội không ngừng nâng cao, kèm với đó là nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ giải trí, trong đó các quán cafe là 1 sự lựa chọn phổ biến.
Hà Nội là nơi có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu cả nước, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và doanh nhân (đối tượng khách hàng mục tiêu của dự án).
Dự báo cầu sản phẩm của dự án:
Sử dụng phương pháp định mức
a) Dự báo về số lượng doanh nhân trên địa bàn Hà Nội:
Năm
t
Số lượng doanh nhân (người)
(X)
t.t
t.X
2003
1
40000
1
40000
2004
2
50000
4
100000
2005
3
54000
9
162000
2006
4
61000
16
244000
2007
5
71000
25
355000
2008
6
95000
36
570000
2009
7
100000
49
700000
2010
8
120000
64
960000
Tổng
36
591000
204
3131000
Gọi số lượng doanh nhân trên địa bàn Hà Nội là X
=> X = a + b.t
Theo số liệu trên ta có X = 23357 + 11226.t
Số lượng doanh nhân Hà Nội năm 2011 là 124391 người
Số lượng doanh nhân Hà Nội năm 2012 là 135617 người
Số lượng doanh nhân Hà Nội năm 2013 là 146843 người
Số lượng doanh nhân Hà Nội năm 2014 là 158069 người
Số lượng doanh nhân Hà Nội năm 2015 là 169295 người
(ta hoàn toàn dự báo được số lượng doanh nhân Hà Nội trong những năm tiếp theo)
b) Dự báo định mức lượt đến quán cafe (lượt/người/ngày)
Theo kết quả nghiên cứu thị trường tiến hành điều tra trên 100 doanh nhân
Lượt đến quán cafe
0 - 1
1 – 2
2 - 3
≥ 3
Số người
23
68
7
2
=> Số lượt đến trung bình = 1.4 (lượt/người/ngày)
c) Dự báo về số lượt khách đến quán cafe:
Số lượt khách đến quán trung bình năm 2011 là 124391*1.4/365 =477 lượt/ngày
Số lượt khách đến quán trung bình năm 2012 là 135617*1.4/365 = 520 lượt/ngày
Số lượt khách đến quán trung bình năm 2013 là 146843*1.4/365 = 563 lượt/ngày
Số lượt khách đến quán trung bình năm 2014 là 158069*1.4/365 = 606 lượt/ngày
Số lượt khách đến quán trung bình năm 2015 là 169295*1.4/365 = 649 lượt/ngày
Tính tương tự cho các năm tiếp theo
III. Phân tích cung thị trường:
Quy mô cung:
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều quán cafe lớn nhỏ với quy mô khác nhau, có thể chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm 1: Gồm những quán cafe bình thường, có quy mô nhỏ, khách hàng đa dạng, đồ uống khá hạn chế, phục vụ chủ yếu cho người có thu nhập thấp và trung bình. Do đó áp lực cạnh tranh từ các quán này là không cao.
Nhóm 2: Gồm những quán cafe đáp ứng sở thích đặc thù của khách hàng như: âm nhạc, hội hoạ, nhiếp ảnh, Hi – tech…
Nhóm 3: Cafe dành cho giới trẻ, đáp ứng được nhu cầu giả trí và có một số dịch vụ gia tăng như wifi, chiếu phim, nhạc sống…để thu hút giới trẻ.
Nhóm 4: Cafe sang trọng (cafe VIP) được đặt tại các địa điểm đẹp, không gian sang trọng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hướng tới khách hàng là giới doanh nhân. Đây chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dự án.
Phân tích 1 số đối thủ cạnh tranh:
STT
Đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh
Điểm yếu
1
Cafe Paradise
40B – Lí Thường Kiệt
- Địa điểm thuận tiện
- Không gian yên tĩnh, phù hợp cho họp bàn công việc
- Thực đơn phong phú
- Nhân viên lịch sự
- Có ít dịch vụ gia tăng và các thiết bị hỗ trợ cho khách hàng làm việc
- Điểm đỗ xe hạn chế
- Thanh toán bất tiện
2
Cafe Nắng Sài Gòn
M3,M4 – Nguyễn Chí Thanh
- Địa điểm đẹp, có chỗ để xe thuận tiện
- Không gian rộng, có nhiều vị trí cho khách hàng lựa chọn
- Wifi free
- Có nhiều kinh nghiệm
- Khách hàng bao gồm nhiều đối tượng nên khó khăn trong việc quan tâm đến 1 nhóm khách hàng nhất định
- Không có không gian riêng để làm việc
3
Hale Club
64 – Nguyễn Du
- Ra đời sớm và nổi tiếng
- Vị trí đẹp, gần hồ Thiền Quang
- Nội thất đẹp, thực đơn phong phú
- Thanh toán tiện lợi
- Kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ
- Không có chỗ để ôtô
4
Cafe Paramount
76 – Nguyễn Chí Thanh
- Địa điểm đẹp, đi lại thuận tiện
- Thực đơn đa dạng
- Không gian chật chội, không đem lại sự thoải mái cho khách hàng
- Phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp
Phân tích sản phẩm thay thế: Trà
a) Điểm mạnh:
Trà là loại đồ uống chất lượng cao: được sao ướp, pha chế từ nhưng nguyên liệu thiên có lợi cho sức khoẻ, nhiều loại trà có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, thanh nhiệt, giảm căng thẳng…
Trà có mùi vị và hương thơm rất đa dạng (hoa cúc, hoa nhài, hoa sen…).
Các chủng loại trà hiện nay cũng rất phong phú: trà Việt, trà Đài Loan, trà Nhật Bản…
Các quán trà đều có không gian yên tĩnh, tách biệt, thích hợp cho việc gặp gỡ, trò chuyện.
Phong cách phục vụ trong các quán trà khá chuyên nghiệp.
b) Điểm yếu:
Hầu hết các quán trà hiện nay đều chú trọng vào đồ uống, không có nhiều dịch vụ gia tăng cho khách hàng (chủ yếu là các quán trà đạo có không gian yên tĩnh thoải mái để khách hàng thư giãn).
Việc thưởng thức trà thường mất nhiều thời gian, kém tiện lợi, đo đó không thích hợp với giới doanh nhân – những người mà đối với họ thời gian là vàng.
=> Nhìn chung áp lực thay thế từ trà không lớn
Đối thủ tiềm ẩn:
Gồm các quán cafe có tiềm lực về tài chính.
Số lượng doanh nhân ngày càng gia tăng, mặt khác họ lại là những người có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả các mức giá cao để được hưởng các dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của mình, do đó việc các quán cafe hướng tới nhóm khách hàng tiềm năng này là một điều tất yếu. Đặc biệt đối với các quán cafe VIP có tiềm lực tài chính mạnh, lại đã sẵn có 1 lượng khách hàng lớn là doanh nhân, thì việc vung cấp thêm các dịch vụ khác như BCafe không có gì là khó khăn.
=> Trong tương lai có thể xuất hiện nhiều quán cafe có cùng sản phẩm kinh doanh như dự án. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho dự án trong thời gian sắp tới.
IV. Phân tích SWOT của dự án:
Điểm mạnh:
Quán có vị trí rất thuận lợi: được đặt tại khu vực tập trung nhiều văn phòng và công ty, nằm gần các trục đường lớn nên thuận tiện cho việc đi lại, có chỗ đỗ xe rộng rãi an toàn, không gian thoáng mát, quang cảnh đẹp.
Đồ uống phong phú độc đáo với chất lượng cao, có phục vụ thêm đồ ăn nhanh và bánh ngọt.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản.
Cơ sở hạ tầng hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
Quán có các khu vực tách biệt riêng, đảm bảo yên tĩnh thích hợp để làm việc và bàn bàn công việc với đối tác.
Hình thành nên câu lạc bộ doanh nhân trở thành nơi gặp gỡ giao lưu thường xuyên của giói doanh nhân.
Xây dựng website mang phong cách riêng của quán + diễn đàn với những nội dung phong phú và thiết thực.
Điểm yếu:
Còn ít kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện.
Mới thành lập, chưa có tên tuổi trên thị trường.
Lựa chọn dịch vụ kinh doanh còn khá mới mẻ đối với các quán cafe.
Cần có thời gian để xây dựng chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
Cơ hội:
Quy mô đoạn thị trường (thị trường mục tiêu) ngày càng được mở rộng.
Tiềm năng kinh doanh lớn: Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng phong phú, mà hiện tại trên thị trường vẫn chưa có quán cafe nào “thực sự dành riêng” cho giới doanh nhân.
Khả năng thu lợi nhuận cao.
Thách thức:
Doanh nhân là những khách hàng rất khó tính.
Chịu áp lực lớn từ phía các đối thủ tiềm ẩn.
Đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao vềchất lượng và sự đa dạng phong phú của các sản phẩm dịch vụ trong quán.
Chương 3: Chiến lược kinh doanh
I. Chiến lược kinh doanh:
Chiến lược phân biệt hoá sản phẩm
Lí do lựa chọn:
Đây là chiến lược phù hợp với tiềm lực tài chính của dự án.
Với chiến lược này, dự án hoàn toàn có thể kiểm soát được lợi thế cạnh tranh của mình trên phân đoạn thị trường đã chọn (phát hiện và thoả mãn được nhu cầu của giới doanh nhân).
Chiến lược chi phí thấp sẽ không hiệu quả khi áp dụng trong kinh doanh với nhóm khách hàng có thu nhập cao, khi giá cả không phải là tiêu chí đầu tiên để họ quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ. Mặt khác trong điều kiện lạm phát và giá cả tăng cao hiện nay thì chiến lược về giá thực sự không phải là một sự lựa chọn phù hợp.
Đây là sự phân đoạn thị trường có quy mô nhỏ nhưng lại có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Nếu chiến lược kinh doanh thành công sẽ mang lại nhuận cao, thời gian hoàn vốn nhanh do hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập cao.
Nội dung:
Sản phẩm của dự án được thiết kế phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu (doanh nhân) nhưng mang tính độc đáo riêng biệt với sản phẩm của các đối thủ khác. Sản phẩm phải thực sự mang phong cách riêng của BCafe.
Sản phẩm chủ đạo của dự án B - Groups:
Cafe:
BB (Beginning – Khởi nghiệp): dành cho những doanh nhân mới bắt đầu kinh doanh.
BC (Competition – Cạnh tranh): dành cho những doanh nhân trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp của mình.
BS (Success – Thành công) và BDS (Delayed success – Thành công sẽ đến): Trong kinh doanh luôn có thành công và cũng không tránh khỏi thất bại. Thành công thì ngọt ngào còn thất bại thì cay đắng, nhưng dù thế nào thì khi thưởng thức hương vị của 2 loại cafe này, doanh nhân sẽ tìm được động lực tiếp tục con đường kinh doanh mà mình đã lựa chọn.
BE (Experienced – Trải nghiệm): hương vị của loại cafe này giúp doanh nhân hồi tưởng lại quá trình kinh doanh của mình và rút ra kinh nghiệm quý báu cho người đi sau.
Dịch vụ:
Phòng làm việc theo nhóm M-B-O (từ 5 – 10 người) được thiết kế hiện đại với những thiết bị cần thiết.
Phòng họp hội thảo được trang bị đầy đủ kích thước cho từ 20 – 40 người.
Thành lập câu lạc bộ doanh nhân là nơi gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nhân với nhau.
II. Kế hoạch kinh doanh:
Yêu cầu:
Xây dựng hệ thống CRM nhằm thu thập thông tin một cách hoàn hảo, từ đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Tuyển dụng đội ngũ nhân viên có chất lượng, xây dựng kế hoạch đào tạo để đem lại điểm khác biệt về yếu tố con người.
Cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, luôn đổi mới để hấp dẫn khách hàng.
Đầu tư mạnh mẽ, tập trung vào việc xây dựng B2B Cafe trở thành một thương hiệu dành riêng cho doanh nhân, sang trọng, đẳng cấp.
Đầu tư nhiều cho truyền thông, quảng bá; tăng cường nhận thức của khách hàng về giá trị đặc thù của sản phẩm dịch vụ mà quán cung cấp.
Sơ đồ tổ chức hệ thống kế hoạch hoá trong quán
Khách hàng
mục tiêu
Bộ phận Hệ thống Bộ phận
R&D CRM nhân sự
Bộ phận
MARKETING
Bộ
Bộ phận phận tài
Website chính
Kế hoạch cung ứng dịch vụ:
1. Website:
- Trao đổi chia sẻ Lợi nhuận từ các
thông tin dịch vụ gia tăng
- Bàn luận các vấn
đề kinh tế
- Tìm đối tác 4. Quán Cafe:
…. - CLB doanh nhân
- Giải trí
2.Khách hàng - Làm việc
mục tiêu + Giao lưu gặp gỡ
- Tìm kiếm cơ + Các cuộc hội thảo,
hội kinh doanh trao đổi
- Có không gian + Cung cấp góc làm
Làm việc lí tưởng 3. Dịch vụ gia việc, thảo luận nhóm
tăng trong quán
Kế hoạch Marketing:
a) Mục tiêu Marketing:
Duy trì lượng khách hàng thường xuyên 300 đến 400 lượt/ngày.
Đến cuối năm 2009, hình thành thương hiệu BCafe trong giới doanh nhân.
Tiếp tục cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới.
Duy trì mức tăng lợi nhuận từ 5% đến 8%.
b) Kế hoạch Marketing Mix
Sản phẩm
Sản phẩm theo ý tưởng:
+ Thoải mái: Thiết kế không gian hợp lý nhất
+ Tiện nghi: 3 không gian riêng biệt (giải trí, làm việc và làm việc theo nhóm M-B-O).
+ Sang trọng và thân thiện: phong cách sang trọng của quán cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện.
+ Liên kết: Câu lạc bộ doanh nhân và diễn đàn doanh nhân trên website sẽ giúp liên kết các doanh nhân.
Sản phẩm hiện thực: Một số sản phẩm đặc biệt riêng có mang thương hiệu B2B Groups (đã trình bày ở trên)
+ BB (Beginning – Khởi nghiệp)
+ BC (Competition – Cạnh tranh)
+ BS (Success – Thành công) và BDS (Delayed Success – Thành công sẽ đến)
+ BE (Experienced – Trải nghiệm)
Sản phẩm bổ sung: Các dịch vụ gia tăng của quán như phòng hội thảo, phòng làm việc theo nhóm M-B-O, câu lạc bộ doanh nhân, chế độ thanh toán qua thẻ VIP…
Giá cả:
Bảng giá so sánh với đối thủ cạnh tranh:
Danh mục sản phẩm
BCafe
Giá trung bình
(1000 đồng)
Giá của đối thủ cạnh tranh
1. Cafe
20 - 35
28
18 - 30
Cafe B - Groups
35 - 45
40
2. Trà
20 - 36
28
15 – 30
3. Cacao, sữa
20 - 28
24
18 – 26
4. Sinh tố
15 - 28
22
15 – 25
5. Coctail
45 - 55
50
34 - 45
6. Nước ép hoa quả
25 - 35
30
20 - 30
7. Bia
15 - 25
20
10 - 20
8. Đồ uống có ga
10 - 15
12
10
9. Đồ uống khác
20 - 40
30
18 - 28
10. Hoa quả tươi
30 - 50
40
20 - 40
11. Mỳ B2B
20 - 30
25
12. Các loại mỳ ý
45 - 55
50
45
13. Bánh mỳ
15 - 25
20
18
c) Kế hoạch xúc tiến (Promotion):
Khuyến mãi:
+ BCafe phát phiếu đồ uống miễn phí cho doanh nghiệp trong tuần đầu khai trương quán và trong những ngày lễ, kỉ niệm.
+ Tặng thẻ VIP cho các doanh nhân là khách hàng thương xuyên của quán và các thành viên của câu lạc bộ doanh nhân.
Quảng cáo:
+ Trực tiếp: thông qua hệ thống website và đội ngũ nhân viên.
+ Gián tiếp: thông qua báo chí, Internet…
d) Kế hoach quan hệ công chúng (Public Relation):
Quan hệ với truyền thống (Media Relation):
+ Soạn thảo thông điệp truyền thông: ngắn gọn, sáng tạo, dễ tiếp cận, chính xác.
+ Website: www.Bcafe.com.vn
+ Báo viết: Diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo Doanh nhân, Thời báo kinh tế Sài Gòn…
+ Báo điện tử: VNEXPRESS, VIETNAMNET, VNECONOMY…
Tổ chức sự kiện:
+ Liên kết với các hiệp hội doanh nhân để tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu nhân các sự kiện đặc biệt.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề.
Tài trợ:
+ Tài trợ cho giải thể thao dành cho doanh nhân.
+ Tài trợ cho một số chương trình truyền hình chuyên đề có nội dung về doanh nhân hoặc kinh doanh.
+ Tài trợ cho các ý tương kinh doanh của sinh viên.
Quan hệ với cộng đồng doanh nhân:
+ Tổ chức câu lạc bộ doanh nhân.
+ Tổ chức góc lưu niệm dành cho doanh nhân (hình ảnh, bài viết).
+ Tổ chức các Gameshow định kỳ.
e) Giải pháp Marketing bằng hệ thống CRM:
Thường xuyên gửi email trao đổi với khách hàng để tiếp nhận các ý kiến phản hồi cũng như đóng góp từ phía khách hàng.
Nhân viên trực tiếp tiếp xúc vàtìm hiểu mức độ thoả mãn và các yếu tố tác động đến mức độ thoả mãn của khách hàng.
Phát (hoặc đưa lên diễn đàn trên website của quán) các phiếu đánh giá chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ…
Thực hiện chính sách Marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng như: phát thẻ VIP, tặng quà, thiệp nhân dịp đặc biệt…
f) Dự trù kinh phí Marketing:
Hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dự án nên phải có chi phí tương xứng. Chúng tôi dự tính chi phí cho hoạt động này sẽ chiếm khoảng 10% doanh thu hàng tháng và được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết vào từng giai đoạn kinh doanh cụ thể.
Chương 4: Quản lý và tổ chức nhân sự
Cơ cấu tổ chức: 35 người
Giám đốc: 1 người
Nhân viên kế toán: 1 người
Nhân viên Marketing: 2 người
Nhân viên quản trị và kĩ thuật mạng: 2 người
Nhân viên quản lí tổng hợp: 2 người
Nhân viên pha chế: 4 người (có 1 trưởng)
Nhân viên phục vụ bàn: 15 người (có 1 trưởng, 1 phó)
Đầu bếp: 2 người
Nhân viên thu ngân: 2 người
Bảo vệ: 4 người
Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự:
a) Yêu cầu và nguồn tuyển dụng:
Nhân viên kế toán, Marketing, quản lí tổng hợp: tốt nghiệp đại học chính quy các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
Nhân viên quản trị và kĩ thuật mạng: tốt nghiệp đại học chính quy ngành công nghệ thông tin.
Nhân viên phục vụ: khoa khách sạn – du lịch của các trường trung cấp, cao đẳng du lịch, những nhân viên đã từng làm việc tại các quán cafe.
Nhân viên pha chế, đầu bếp: những người đã có kinh nghiệm làm việc.
Bảo vệ: Công ty vệ sĩ Ngày và Đêm, chi nhánh Hà Nội.
b) Hình thức tuyển dụng:
Đăng thông tin tuyển dụng trên các báo, website của công ty và một số website việc làm khác như vietnamwork, 24h, mangtuyendung, jobsvietnam…
Liên hệ với các nguồn tuyển dụng đã nói ở trên.
Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, công ty sẽ thuê chuyên gia tuyển dụng lựa chọn ứng viên xuất sắc nhất theo phương thức phỏng vấn trực tiếp và thử việc.
c) Huấn luyện nhân sự:
Những nhân viên được tuyển dụng sẽ được huấn luyện về tinh thần làm việc, thái độ, cử chỉ và phong cách làm việc hiện đại. Công ty sẽ tổ chức đào tạo chéo để nâng cao trình độ chuyên nghiệp của nhân viên.
Kế hoạch quản lí nhân sự:
a) Thời gian làm việc:
Quản lí và nhân viên văn phòng: làm 26 ngày/tháng theo giờ hành chính
Nhân viên quán: làm 28 ngày/ tháng theo 2 ca
+ Ca 1: từ 6h đến 14h
+ Ca 2: từ 14h đến 22h
Trong đó có 2 nhân viên của ca 1 đến muộn 2 tiếng, làm muộn sang ca sau 2 tiếng trước khi nhân viên ca sau đến đủ. Ngoài ra khi đông khách, họ có thể làm thêm ca theo yêu cầu và được hưởng chế độ.
b) Chế độ thưởng phạt:
Thưởng theo doanh thu hàng năm và cho các cá nhân xuất sắc. Nhận tiền bồi dưỡng làm thêm ngoài giờ. Tặng quà trong ngày lễ, tết, sinh nhật…và hỗ trợ, tạo điều kiện thời gian và vật chất khi cần thiết.
Phạt đối với những nhân viên đi làm muộn, không hoàn thành công việc, gây thiệt hại vật chất. Việc xử lý tuỳ theo mức thiệt hại.
c) Chế độ lương: cạnh tranh
Bảng lương nhân viên:
Chức vụ
Số lượng (người)
Lương khởi điểm
(1000 đồng)
Tiền ăn
(1000 đồng)
Tổng lương
1. Giám đốc
1
8000
500
8500
2. Nhân viên kế toán
1
2500
500
3000
3. Nhân viên Marketing
2
4000
500
9000
4. Nhân viên quản trị và kĩ thuật mạng
2
3000
500
7000
5. Nhân viên quản lí tổng hợp
2
3000
500
7000
6. Nhân viên pha chế
4
2500
500
12000
7. Nhân viên phục vụ bàn
15
2000
500
37500
8. Đầu bếp
2
3000
500
7000
9. Nhân viên thu ngân
2
2000
500
5000
10. Bảo vệ
4
2000
1000
12000
Tổng
108000
Chương 5: Phân tích khía cạnh tài chính
Phân tích tài chính:
Môi trường chính trị ít biến động, kinh tế tăng trưởng khá cao, tuy nhiên yếu tố lạm phát lại có xu hướng gia tăng, cũng gây khó khăn không nhỏ về mặt tài chính cho dự án.
Các hoạt động và chi phí phát sinh đều bằng tiền mặt.
Trong 2 năm đầu vận hành tiền lương của nhân viên cố định như trong hợp đồng (chưa tính tiền thưởng).
Báo cáo tài chính được tính từ thời điểm khai trương quán. Dòng tiền của dự án được tính từ khi khởi sự.
a) Dự tính mức vốn đầu tư:
Vốn đầu tư của dự án là 2 tỷ VNĐ, trong đó vốn tự có là 1.2 tỷ VNĐ, dự án vay thêm ngân hàng 800 triệu VNĐ với lãi suất 16%/năm. Khoản vay này được đảm bảo bằng vốn cố định và vốn lưu động của công ty có giá trị là 1.2 tỷ VNĐ. Khoản vay sẽ được thanh toán sau 2 năm (trả nợ gốc đều cho từng năm) vào tháng 2/2010.
Tháng 1/2010 huy động 1.2 tỷ VNĐ vốn góp, tháng 2/2010 huy động được nguồn vốn vay 800 triệu VNĐ.
Kế hoạch trả nợ của dự án:
(đơn vị tính là triệu đồng)
Năm
2010
2011
2012
Vay
800
Gốc
400
400
Lãi
128
64
b) Dự tính doanh thu:
Dự báo lượng khách hàng thường xuyên của dự án trung bình vào khoảng 12000 lượt/tháng (khoảng 300 – 400 lượt/ngày).
Doanh thu tăng bình quân hàng tháng từ 1.5% đến 2%/tháng. Vào tháng 1 và tháng 2, doanh thu có thể giảm nhẹ do vào dịp Tết Nguyên Đán. Trong trường hợp tốt nhất, doanh thu tăng 6%, chi phí giá vốn giảm 3%, các chi phí khác không thay đổi. Trong trường hợp xấu nhất, doanh thu giảm 5%, chi phí giá vốn tăng 4%, các chi phí khác tăng 2%.
Dự tính doanh thu trong 5 năm đầu vận hành:
(đơn vị tính là 1000 đồng)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Lượt khách TB/ngày
360
400
420
430
445
Mức thu TB/lượt khách
25
25
25
25
25
Doanh thu bình quân năm
2925000
3650000
3832500
3923750
4060625
c) Dự tính chi phí của dự án:
Chi phí của dự án bao gồm chi phí tài sản cố định (mua máy móc thiết bị), chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên, chi phí khác (điện, nước…).
Chi phí thiết kế cửa hàng là 60 triệu VNĐ.
Chi phí trang trí lắp đặt và sửa sang cửa hàng là 120 triệu VNĐ.
Chi phí khác được dự tính bằng 3% doanh thu
Chi phí vận hành năm dự tính bằng 60% doanh thu
Chi phí TSCĐ của dự án:
Hạng mục chi phí
Đơn vị
Số lượng
Giá(1000 đồng)
Tổng(1000 đồng)
I. Bàn ghế
1. Bàn ghế giám đốc
Bộ
1
3000
3000
2. Bàn ghế nhân viên
Bộ
6
1000
6000
3. Bàn ghế phòng họp
Bộ
2
20000
40000
4. Bàn ghế ngoài trời
Bộ
10
2000
20000
5. Bàn ghế trong nhà
Bộ
25
2500
62500
II. Thiết bị văn phòng
1. Tủ văn phòng
Chiếc
1
1000
1000
2. Máy vi tính
Bộ
10
8000
80000
3. Máy in
Chiếc
2
4000
8000
4. Máy photocopy
Chiếc
1
15000
15000
5. Máy scan
Chiếc
4
2000
8000
6. Máy huỷ tài liệu
Chiếc
4
1500
6000
7. Máy fax
Chiếc
2
2000
4000
8. Điện thoại
Chiếc
5
200
1000
9. Máy đếm tiền
Chiếc
1
2000
2000
10. Máy quét thẻ
Chiếc
1
17000
17000
11. Máy in hoá đơn
Chiếc
1
2000
2000
12. Két sắt
Chiếc
1
1500
1500
III. Máy móc thiết bị
1. Máy chiếu
Chiếc
2
25000
50000
2. Bảng phòng họp
Cái
2
500
1000
3. Tivi
Chiếc
3
35000
105000
4. Bục phát biểu
Cái
2
2000
4000
5. Âm thanh
Bộ
3
15000
45000
6. Quầy Bar
Cái
1
12000
12000
7. Điều hoà
Chiếc
8
6000
48000
8. Giá để tài liệu
Cái
6
150
900
9. Quạt
Cái
8
250
2000
IV. Đồ dùng bếp và cửa hàng
1. Tủ lạnh
Chiếc
2
10000
20000
2. Bếp
Chiếc
2
3000
6000
3. Xoong nồi
7000
4. Bát, đĩa
10000
5. Ly, tách
12000
6. Lò vi sóng
Chiếc
2
2500
5000
Tổng
604900
Chi phí giá vốn:
Khoản mục 1
CP nguyên vật liệu trực tiếp
CP nhân công trực tiếp
CP khác
Giá vốn/đvị sản phẩm
Sản lượng bán/tháng
Tổng
Tỉ lệ % giá vốn
0.57
0.4
0.03
1
Cafe
5.586
3.92
0.294
9.8
4000
39200
Trà
4.4688
3.136
0.235
7.84
1200
9408
Sinh tố
4.788
3.36
0.252
8.4
900
7560
Nước ép hoa quả
6.384
4.48
0.336
11.2
900
10080
Cocktail
9.12
6.4
0.48
16
900
14400
Cacao, sữa…
4.1496
2.912
0.218
7.28
3000
21840
Đồ uống khác
4.617
3.24
0.243
8.1
600
4860
Mỳ B2B
3.99
2.8
0.21
7
550
3850
Mỳ ý
7.98
5.6
0.42
14
500
7000
Bánh ngọt
3.8304
2.688
0.202
6.72
500
3360
Hoa quả
6.498
4.56
0.342
11.4
360
4104
Tổng
125662
Khoản mục 2
CP nguyên vật liệu trực tiếp
CP nhân công trực tiếp
CP khác
Giá vốn/đvị sản phẩm
Sản lượng bán/tháng
Tổng
Tỉ lệ % giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26624.doc